Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

T.K./Người Việt: Luật Sư Nguyễn Văn Đài và 5 nhà hoạt động bị 66 năm tù

CSVN: Cái ÁC trấn áp người THIỆN. Ngày 5 Tháng Tư, CS Hà Nội 
tuyên án sáu người hoạt động dân chủ tổng cộng 66 năm tù. 
(Từ trái, trên xuống) Luật Sư Nguyễn Văn Đài, bà Lê Thu Hà, 
ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Trung Tôn 
và ông Nguyễn Bắc Truyển. (Hình: Internet)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lúc 7 giờ tối Thứ Năm, 5 Tháng Tư, Tòa Án Nhân Dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Luật Sư Nguyễn Văn Đài và năm nhà hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ tổng cộng lên tới 66 năm tù về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự CSVN.

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam xác nhận phiên tòa đã kết thúc trước thời hạn dự trù hai ngày xử.

Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị tuyên 15 năm tù và 5 năm quản chế. Các nhà hoạt động còn lại gồm ông Phạm Văn Trội bị phạt 7 năm tù, ông Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức cùng bị phạt 12 năm tù, ông Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù và bà Lê Thu Hà (cộng sự của Luật Sư Đài) bị phạt 9 năm tù.

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Văn Lang/Người Việt: Sài Gòn, chuyện ba ngày Tết

Chiều 30 Tết ghe thương lái rời bến Bình Đông "nhẹ tênh" 
vì hàng đã bán hết. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Chuyện Tết Sài Gòn không biết kể từ đâu? Có lẽ nên bắt đầu từ chiều 30 Tết, trên Bến Bình Đông, Quận 8, nơi bắt đầu và kết thúc những vui, buồn, hỉ, nộ, ái, ố của một ngày cuối năm.

Nắng chiều nhẹ, dòng nước không mấy đen như mọi năm. Con nước lên, mới chỉ khoảng hơn 5 giờ chiều, nhiều ghe bán bông đã quay đầu để rời bến. Nhiều chiếc ghe nhẹ tênh, lướt trên dòng nước, phơi phới vì hàng bông, trái cây đã bán hết.

Năm nay, chợ hoa bến Bình Đông tan sớm, không kéo dài như những năm rồi, nhiều khi tới tận 9-10 giờ đêm.

Hàng bông năm nay về ít, chủ yếu là mai miền Tây nên bán hết sớm. Trừ một số ghe tắc kiểng bị ế phải chở về. Còn mai bán gần hết, số còn lại nhà vườn quyết định đem về, sang năm bán tiếp chứ không bán “đại hạ giá” như mọi năm.

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Anh Vũ: Việt Nam : Chiến tranh chưa lùi xa Quảng Trị

Bờ biển Quảng Trị - vùng đất bom mìn chiến tranh vẫn gây thương vong 
cho người dân. Ảnh chụp ngày 30/03/2017. - Reuters


Nhân ngày 30/04, đánh dấu 42 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, báo Libération có bài phóng sự mang tiêu đề : « Việt Nam, « cuộc chiến sau cuộc chiến » của những người gỡ mìn » ở tỉnh Quảng Trị, nơi được coi là chảo lửa của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Đặc phái viên của Libération Xavier Bourgois đã tới Quảng Trị, vùng đất khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam, ghi nhận : « Hơn bốn mươi năm sau khi cuộc chiến kết thúc, dưới lòng đất Việt Nam vẫn còn chất chứa đầy bom, mìn của Mỹ, tiếp tục gây thương vong cho người dân, làm ô nhiễm đất đai. Trong tỉnh Quảng Trị, nhiều tổ chức phi chính phủ vẫn đang ra sức rà phá » những di sản chết người đó của chiến tranh.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

BẢN YÊU SÁCH CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI

HàNội, ngày 26 tháng 4 năm 2017

Kính gửi:
- Toàn thể Nhân dân Việt Nam
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
- Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
- Bộ Chính trị Đảng CSVN
- Các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế
- Các cơ quan truyền thông

Thực tế nhiều thập kỷ qua, chính sách đất đai của Nhà nước CHXHCNVN đã bộc lộ sự lạc hậu, bất cập, xa lạ với hầu hết các quốc gia văn minh, tiên tiến và hùng cường trên thế giới, là lực cản lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc lớn trong Nhân dân, tạo ra tầng lớp “dân oan” ngày càng đông đảo ở mọi miền đất nước, gây bất ổn an sinh xã hội, gia tăng bất công, chênh lệch giàu – nghèo quá phi lý, xuất hiện nguy cơ bùng nổ xung đột, bạo lực xã hội không thể kiểm soát.

Chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53 – Hiến pháp 2013), Luật Đất đai và các quy định liên quan không những không tạo điều kiện sử dụng hiệu quả đất đai, phát triển kinh tế bền vững, mà lại là tấm bình phong, là cơ hội vàng cho giới chức quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, vô cảm đi đêm với chủ dự án tước đoạt tàn bạo nhà ở, trang trại, ruộng đất – tư liệu sản xuất và là nguồn sống duy nhất của hàng chục triệu hộ nông dân trong một quốc gia đất hẹp, dân đông, nông nghiệp chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế. 

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

G.Ð/Người Việt: Vốn đầu tư của Trung Quốc là vấn nạn lớn cho Việt Nam

Dự án Quý Xa-Lào Cai, liên danh giữa Tổng Công Ty Thép Việt Nam 
với một doanh nghiệp Trung Quốc, thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng 
vì đối tác Trung Quốc hành xử không giống ai. (Hình: Báo điện tử VietNamNet)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Vốn đầu tư của Trung Quốc là vấn nạn lớn cho Việt Nam, là cảnh báo của ông Trương Ðình Tuyển, cựu bộ trưởng Thương Mại, tại buổi thảo luận về những vấn đề liên quan tới kinh tế vĩ mô trong quý 1 năm nay vừa tổ chức tại Hà Nội chiều 10 Tháng Tư.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, một thống kê về vốn đầu tư trực tiếp của ngoại quốc (FDI) vào Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2014 mà Cục Ðầu Tư Nước Ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư công bố khi đó xác định, Trung Quốc đứng thứ chín trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 1,029 dự án, tổng vốn dự trù khoảng hơn $7.8 tỷ.

Phạm Chí Dũng: Thông điệp gửi ông Quang và ông Phúc

Dân Biểu Ed Royce gặp đại sứ Ted Osius
tại văn phòng Quốc Hội ở Washington (04/04/2016).

Một khác biệt cơ bản giữa thời Trump với thời Obama là nội dung “báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho Quốc hội nước này đang được phản ứng công khai hóa.

Phản ứng công khai hóa

Ngày 4/4/2017, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Ted Osius “bất ngờ” có hai cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce và Dân biểu Alan Lowenthal thuộc đảng Dân Chủ tại Washington. Những cuộc gặp này mang tính chất “báo cáo nhân quyền” do Ted là người thông tin. Chi tiết đáng chú ý là sau cuộc gặp này, phản ứng của hai vị dân biểu Ed Royce và Alan Lowenthal đã được thông tin công khai trên mạng xã hội.

Vào thời Obama, hiếm khi diễn ra động thái công khai về phản ứng của giới dân biểu quốc hội Mỹ sau khi nghe báo cáo nhân quyền từ đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ. Cũng vào thời Obama, thường là người phụ trách chương trình “đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ”, chẳng hạn như Dan Baer vào các năm 2013, 2014 và Tom Malinowski từ đó đến nay - đều là trợ lý ngoại trưởng về dân chủ, lao động và nhân quyền - mới có báo cáo cho giới dân biểu quốc hội Mỹ và cộng đồng người Việt hải ngoại về kết quả đối thoại nhân quyền với phía Việt Nam.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

VOA: (Việt Nam): USCIRF: ‘Tự do tôn giáo phải được tôn trọng trên khắp Việt Nam’

Linh mục Thomas Reese, Chủ tịch Uỷ ban 
Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) phát biểu
tại buổi họp báo ngày 6/4/2017.

Linh mục Thomas Reese, Chủ tịch Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) nói rằng chính quyền Việt Nam phải tôn trọng tự do tôn giáo.

Tại buổi giới thiệu Đề án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo tại điện Capitol, trụ sở quốc hội Hoa Kỳ, do Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) tổ chức hôm 6/4, linh mục Thomas Reese nói chính quyền Hà Nội phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo trên khắp nước Việt Nam:

“Chúng tôi muốn chính quyền trung ương phải đảm bảo tự do tôn giáo được tôn trọng ở mọi nơi trên cả nước, đặc biệt ở vùng Tây Nguyên, khu vực người thiểu số, vùng nông thôn, nơi một số giới chức đã ngăn cản tu sĩ, hành hung các mục sư, linh mục, và can thiệp vào sinh hoạt tôn giáo.”

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Mạnh Kim: Bóng Ma Nào Ðằng Sau Lưng "Kong"?


Dựng “Kong” tại Việt Nam là một cách mua chuộc thị trường tiềm năng Việt Nam? (ảnh: Variety)

“Kong” không chỉ là câu chuyện về một bộ phim giải trí nhảm nhí nhưng được tâng bốc hết lời, không chỉ về một phim bom tấn trước nguy cơ lỗ, không chỉ về “bộ phim Mỹ” kinh phí cao lần đầu tiên được quay ở Việt Nam. Đằng sau “Kong” là một “con khỉ đột” khổng lồ đang phủ bóng đe dọa không chỉ nền điện ảnh nội địa mà có thể cả nền văn hóa Việt Nam.
Dư luận Việt Nam rất hứng chí trước những phát biểu đãi bôi của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts, chẳng hạn “sứ mệnh của tôi là đưa Việt Nam lên màn ảnh và cho thế giới biết đất nước này ngoạn mục như thế nào”. Jordan Vogt-Roberts - một đạo diễn gần như vô danh, nếu không nói là hạng bét thế giới (chỉ mới làm được… một “phim lớn” trước “Kong”, với doanh thu vỏn vẹn hơn 1,3 triệu USD) - không đủ tài cán để thực hiện một “sứ mạng” như vậy. Jordan Vogt-Roberts thuần túy là người làm thuê. Trong trường hợp “Kong”, Warner Bros là nhà phát hành. Nơi bỏ vốn sản xuất và có vai trò quyết định gần như tất cả, từ đạo diễn, casting, đến chọn cảnh… là Legendary và Tencent Pictures (Đằng Tấn ảnh nghiệp) của Trung Quốc.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Việt Hà/RFA: Cam kết Việt-Trung về tranh chấp trên biển có đáng tin?

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc xịt vòi rồng vào một tàu cá Việt Nam 
trên biển Đông hôm 2/6/2014. 

Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc với một thông cáo chung nhấn mạnh cam kết giữa hai nước trong việc kiểm soát bất đồng trên biển và giữ gìn hòa bình ổn định ở khu vực biển Đông.
Kết thúc chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc kéo dài từ ngày 12 đến 15 tháng 1 vừa qua, Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra một thông cáo chung giữa hai nước nhấn mạnh việc kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, cam kết không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở biển Đông. Hai bên cũng tuyên bố sẽ tôn trọng tuyên bố về ứng của các bên trên biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông COC.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Lê Anh Hùng/VOA: Kinh tế Việt Nam ‘hậu Nguyễn Tấn Dũng’: Le lói hy vọng ‘thoát Trung’

Thực trạng kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc là hiểm họa mà công luận đã lên tiếng từ nhiều năm nay. Mức độ lệ thuộc diễn ra ngày càng nặng nề dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là điều mà nhiều người cảm thấy khó lý giải, bởi họ tin ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là nhân vật “chống Tàu” quyết liệt nhất trong ban lãnh đạo Việt Nam, qua những phát ngôn mạnh mẽ nhằm vào gã láng giềng khổng lồ “to xác, xấu bụng”, mà còn là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam suốt một thời gian dài.

Vì thế, không ít người đã vội hình dung ra viễn cảnh kinh tế nước nhà sẽ còn tồi tệ hơn khi đứng đầu chính phủ khoá XIV là một Nguyễn Xuân Phúc vốn bị coi là “phản bội” người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, sau 9 tháng lèo lái nền kinh tế, xem ra chính phủ của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhen nhóm hy vọng “thoát Trung” về mặt kinh tế, ít nhất là trên phương diện số liệu thống kê.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

VOA: Tổng Bí thư Trọng đi TQ thăm dò cách đối phó với ông Trump


Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái)
và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 05/11/2015.

Việt Nam loan tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bắt đầu chuyến thăm 4 ngày đến Trung Quốc vào thứ Năm tuần này. Ông Trọng dự kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Tập Cận Bình.

Hôm Chủ nhật, Tân Hoa xã cũng xác nhận chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 01, theo lời mời của ông Tập.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế của Đại học George Mason, đồng thời là một học giả của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (CSIS) nhận định rằng chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng lần này chỉ mang tính xã giao, “không có thông điệp gì quan trọng.” Việt Nam sẽ phải tiếp tục giữ thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.

NV: Việt Nam đứng đầu ASEAN về bỏ tù người cầm bút

Nhà báo tự do Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (trái) và người cộng sự 
Nguyễn Thị Minh Thúy ra tòa ở Hà Nội hồi năm ngoái. (Hình: AFP/Getty Images)


NEW YORK (NV) – Việt Nam là nước bỏ tù nhiều người nhất ở Ðông Nam Á chỉ vì họ dùng mạng thông tin toàn cầu phát biểu ý kiến hoặc đưa thông tin ngược với chủ trương tuyên truyền của nhà cầm quyền.

Trong bản thông kê đầu năm của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả quốc tế CPJ (Committee to Protect Journalists) có trụ sở ở New York, tổ chức này nêu ra con số thống kê ít nhất có 259 người cầm bút trên thế giới đã bị nhà cầm quyền các nơi bỏ tù khi người ta sử dụng quyền tự do phát biểu, tự do thông tin, tính đến ngày 1 tháng 12 năm 2016.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Bùi Tín - Thể chế và Nhân quyền

Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng 

gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, 
Washington, ngày 7 tháng 7 năm 2015. 

Cuộc đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Barack Obama đã đến gần. Đang có nhiều ước vọng và phán đoán khác nhau ở cả hai bên về kết quả của chuyến công du quan trọng này.
Về phía Hoa Kỳ đã có một số chỉ dấu tích cực đáng khích lệ. Đó là ý kiến của Ngũ Giác Đài cho thấy việc hạn chế bán vũ khí sát thương cho VN có thể được sớm gỡ bỏ. Mặt khác việc Hoa Kỳ ủng hộ VN gia nhập khối Kinh tế Thái Bình Dương TPP có vẻ thuận lợi. Việc buôn bán hai chiều có thể tăng lên đáng kể. Các vấn đề đang thực hiện như tìm quân nhân mất tích, tháo gỡ bom mìn, giải quyết hậu quả chất độc màu da cam, mở rộng học bổng Fulbright cũng đang được thực hiện. Hoa Kỳ sẽ giúp cung cấp thêm tàu thuyền vũ trang bảo vệ bờ biển, huấn luyện sỹ quan và quân nhân cũng như tổ chức diễn tập chung về mặt này sẽ được tăng thêm. Tất cả sẽ đưa mối quan hệ toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới, có lợi cho mỗi nước cũng như cho mối quan hệ chung tại khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Hòa Ái/RFA - Viễn ảnh đời sống của nông dân miền Tây

Nạn hạn hán và xâm nhập mặn được cho là nặng nhất trong vòng 100 năm qua,
ảnh chụp ngày 8 tháng 3 năm 2016.
Nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trước nạn hạn hán và xâm nhập mặn được cho là nặng nhất trong vòng 100 năm qua. Viễn ảnh đời sống của bà con miền Tây, những người chuyên trồng trọt, chăn nuôi sẽ ra sao trong thời gian tới? Hòa Ái tìm hiểu và được nghe chia sẻ, tâm tình của những người nông dân ở nơi đây.
Lớp mặn, lớp thời tiết lạnh thành ra hột lúa không có hột gạo. Lúa sắp sửa trổ, xanh mướt hết trơn. Năm nay trúng mà không được ăn.
Có lẽ chưa bao giờ những người con dân đất Việt từng mảy may nghĩ đến có một ngày vùng đồng bằng trù phú ở miền Tây Nam Bộ đối diện thảm cảnh đến mức Chính phủ Việt Nam phải kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ, cứu trợ nhân đạo khẩn cấp để đối phó với nạn hạn hán và xâm nhập mặn như hiện nay. Mặc dù những tổn thất của vùng đất được thiên nhiên ưu đãi này bị tác động không ít bởi tình trạng ấm lên toàn cầu, do các nước láng giềng trên dòng thượng nguồn sông Mekong xây đập thủy điện hay tình trạng khai thác rừng đầu nguồn tràn lan, thậm chí gia tăng vụ mùa trồng lúa sử dụng nhiều nước ngọt trong mùa nắng khô nhưng dư luận thật bàng hoàng xót xa trước các thông tin và hình ảnh những con mương cạn nước, nền ruộng nứt nẻ, cây lúa chết khô, nhiều diện tích vụ lúa Xuân – Hè bị bỏ không, cá chết phơi bụng trong ao hồ… thuộc phạm vi 8 trên 13 tỉnh thành tại khu vực vựa lúa quốc gia phải công bố tình hình thiên tai mức độ nguy hiểm cấp 1. Đặc biệt đối với những người được sinh ra và lớn lên ở ĐBSCL lòng đau quặn thắt khi nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ông Cao Đức Phát nhận định đây là thiên tai lịch sử trong vòng một thế kỷ và những lời trần tình của nông dân dù lúa trúng mùa nhưng toàn lúa lép.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Cao Huy Huân - Chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà

Du khách chụp ảnh tại Hội An, Việt Nam. 
Trong năm 2015, Thái Lan đón gần 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong khi Việt Nam với rừng vàng biển bạc, phong cảnh hữu tình, đường bờ biển tuyệt đẹp chạy dài từ Bắc chí Nam, lại là điểm đến của không hơn 8 triệu lượt khách. Sự chênh lệch này đã trở thành đề tài bàn tán dai dẳng từ quán cà phê vỉa hè đến mạng xã hội Facebook. Nhiều ý kiến cho rằng đó là do cơ chế quản lý phát triển du lịch yếu kém, những người lãnh đạo không đủ tầm và không có tâm. Đồng ý. Nhưng phần lớn vẫn là do ý thức dân tộc kém. Theo tôi, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, khi chính bản thân bạn chưa làm đúng. Và những điều sau đây sẽ chỉ ra vì sao chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Kính Hòa/RFA - Phe nào sẽ thắng sau hội nghị trung ương 12?


Hôm nay ngày 5/10/2015, đảng cộng sản Việt Nam nhóm họp Hội nghị Trung ương lần thứ 12, bàn về nhân sự lãnh đạo cho nhiệm kỳ tới. Sau đây là nhận định của một số nhà quan sát trong và ngoài nước về sự cạnh tranh quyền lực trong nội bộ đảng.

Thay đổi quan điểm?

Ông Nguyễn Vũ Bình, một người bất đồng chính kiến ở Hà nội, từng làm biên tập cho tạp chí Cộng sản nói rằng kỳ họp trung ương đảng lần này và đại hội đảng sắp tới đây rất là quan trọng vì ngoài chuyện nhân sự phe phái, còn có chuyện quan điểm, vì đảng cộng sản đang đối mặt với nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, đối ngoại cùng một lúc. Ông giải thích chữ quan điểm ở đây có nghĩa là có cải cách hay không.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Luật sư Lê Công Định/BBC - Ngày độc lập nào cho Việt Nam?

"Hoàng đế Bảo Đại vào 11/3/1945 đã ký đạo dụ 'Tuyên cáo Việt Nam độc lập', khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ"

Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam.
Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Phạm Chí Dũng - Nợ xấu ngân hàng 15%: Căn bệnh ung thư nửa mùa


Chng cn phi là mt bác sĩ chuyên khoa, bn vn có th nhn ra n xu ngân hàng Vit Nam là mt th dch hn tương ca căn bnh ung thư na mùa. Mt t chc tín dng độc lp là FT Confidential Research va công b: T l n xu ngân hàng Vit Nam vào khong 15% trong năm 2014, thc tế cao hơn nhiu so vi con s chính thc.
Sau thi k “ngi mát ăn bát vàng” nhng năm 2007-2011 mà đã b gii doanh nghip t cáo là “lãi sut cho vay ct c là cách nhanh nht để t sát,” gii ch ngân hàng tr v thi k phôi thai khó sinh, ngy ngt trong cơn đau đẻ li nhun ln th ung thư n xu rt có trin vng thuc v giai đon cui.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Phạm Lê Vương Các - “Em hãy rút hồ sơ và nghỉ học ở trường này đi”


Các bạn có tin đó là câu nói của một thầy Chủ nhiệm Khoa “khuyên” sinh viên của mình sau khi nhập học được 1 tuần không?

Còn đối với tôi câu nói này đã trở nên rất đỗi quen thuộc vì tôi đã được nghe nó nhiều lần khi học ở Đại học Luật TP.HCM. Và lần này tôi lại được nghe ở Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội – nơi tôi đang theo học chuyên ngành Luật kinh tế.

Lê Diễn Đức - Khu đèn đỏ thành Hồ


Dư luận vừa qua lại dấy lên chủ đề về mại dâm khi ông Lê Minh Quý, phó Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội thành phố Sài Gòn, nói rằng, nên thí điểm gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” vào một khu vực để dễ quản lý hơn.  

Những cô gái bán dâm đón khách trên vỉa hè Sài Gòn. (Hình: Zingnews)
Việc thí điểm sẽ tổ chức ở một số địa phương trọng điểm như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng...

 “Thành phố sẽ lập khu vực quy hoạch, sau đó có cơ chế khuyến khích như giảm thuế, tạo điều kiện kinh doanh hợp pháp để mời gọi các cơ sở dịch vụ nhạy cảm vào. Tất nhiên, lực lượng chức năng vẫn sẽ giám sát và xử lý mạnh tay nếu xảy ra sai phạm,” ông Quý nói.