Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Truyện ngắn Việt Dương: Ngược Phá Tam Giang

Sống là giấc mộng đêm qua

Chết là theo ánh trăng tà mà đi.

Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng


1


Ngồi trên sân thượng nhà hàng phi trường Liên Khương, trước tách cà phê bốc hơi, Tâm nói:

- Trước đây, mỗi khi có dịp xuống Tùng Nghĩa anh thường ghé phi trường uống cà phê trước khi về Đà Lạt. Buổi chiều ở đây vắng ngắt, chỉ có rừng thông và sương. Ngày trời sương mỏng thì hiu hắt như chợ chiều ở thôn làng miền núi, còn ngày mù sương thì ngồi đây như ngồi trên boong tàu giữa biển trắng đục.

Nghe thế, Yến hỏi:

- Vậy anh thường xuống đây ư?

- Không, mỗi năm chỉ vài lần, nhưng nhớ cảnh chiều ở phi trường này. Từ nay đi xa, chắc ít có dịp trở lại đây, nên tiện đường anh ghé để em thấy cảnh phi trường Liên Khương về chiều.


Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Việt Dương: Màu thời gian

Gửi tác giả Tấc Lòng Non Nước

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc biển dâu này.

Tô Thùy Yên


1


Cả hội trường im lặng nhìn lên khi nữ y tá trưởng bệnh xá bước vào với hai y tá và hai bác sĩ cải tạo. Năm người đặt lên bàn mấy bình thủy tinh, bông và một nắm ống nhỏ thuốc. Sau khi mấy người ngồi vào vị trí ở mấy cái bàn kê dài trước hội trường, bệnh xá trưởng tên là Ngân, đứng lên nói:

- Năm nay dịch cúm nặng và lây lan nhanh, làm ảnh hưởng nhiều đến mọi ngành sinh hoạt. Trong những nỗ lực khắc phục sự thiếu thuốc chủng ngừa cúm, Viện Y Học Dân Tộc Thành Phố Hồ Chí Minh đã tìm ra một loại thuốc nhỏ ngừa cúm, đó là thuốc tỏi. Theo kết quả thử nghiệm thì thuốc tỏi đã đạt hiệu quả cao. Vì thế, do quan tâm của trên đối với việc học tập và lao động của các anh, để ngừa cúm trại sẽ thực hiện nhỏ thuốc tỏi mỗi tuần một lần trong tháng này – Bệnh xá trưởng ngừng lại nhìn khắp hội trường, rồi tiếp: Cô Lan và anh Sinh sẽ gọi tên theo hai danh sách. Ai ở danh sách của cô Lan sẽ lên nhỏ thuốc ở bàn bên phải, còn ai ở danh sách của anh Sinh sẽ lên bàn bên trái.


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Việt Dương: Họa sĩ Vị Ý với giấc mộng không thành?

Họa sĩ Vị Ý (1924-1988).
 Hình Nguyễn Tiến Thịnh, báo Người Việt.

Trên đảo Galang

Tàu Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đón những những người tị nạn cộng sản ở đảo Subi về Galang và cập bến đảo Galang khoảng 9, 10 giờ đêm. Khi điểm danh xong, chúng tôi được xe chở về barracks cách bến chừng 3 cây số.

Sáng hôm sau, tôi đang nằm nghĩ đến sự nhẹ nhàng thoát nạn với niềm vui cập bến Galang thì có một ông từ ngoài đi vào nhìn quanh, rồi đứng lại trước sạp tôi nằm. Tôi sửng sốt ngồi bật dậy:

- Vị Ý, gặp ông ở góc biển này ư?

Với nụ cười tươi và cái pipe quen thuộc, Vị Ý đưa tay kéo tôi xuống sạp:

- Chuyến tàu nào của Cao Ủy chở người tị nạn tới Galang, tôi đều đến nhìn mặt một lượt xem có ai quen biết. Cả chục chuyến chẳng gặp ai. Đến hôm nay thì trời không phụ lòng người.

Vị Ý quàng vai tôi:

- Ra quán.


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Việt Dương: Đọc Đứng Vững Ngàn Năm của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng


Từ đầu thập niên 2000, Việt Nam rộn lên về việc Trung Cộng lấn chiếm biên giới, biển đảo và người Tàu tràn vào Việt Nam lập thành làng qua những gói thầu quan trọng thuộc các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế trên khắp nước.

Trong cùng thời gian đó, cùng với những bài viết phê phán, lên án chính quyền nhu nhược, hèn yếu trước sự xâm lấn của Trung Quốc của các ông Hà Sĩ Phu, Hà Văn Thịnh, Bùi Minh Quốc và các ông tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng sĩ Nguyên, năm 2013 chúng ta thấy xuất hiện tác phẩm Đứng Vững Ngàn Năm của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng. Đây là một công trình tập đại thành đầu tiên để trả lời câu hỏi: Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc? Với nội dung đó, sự xuất hiện của Đứng Vững Ngàn Năm có giá trị như một tiếng nói trấn an dân Việt về chuyện mất nước.


Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

Việt Dương: Trên Đường Tự Học Chữ Nho Của Hai Nho Sinh Đào Mộng Nam và Phạm Xuân Hy - Phần 1

Người viết có hai người bạn thân, chơi với nhau từ thời còn học ở mấy lớp trung học đệ nhất cấp là Đào Mộng Nam và Phạm Xuân Hy. Ba chúng tôi đều mê đọc sách. Riêng hai bạn Xuân Hy và Mộng Nam có ước vọng là học chữ Hán để nghiên cứu văn chương, văn hóa Tầu. Tôi không quan tâm về việc học chữ Hán, nên thấy ước vọng của Hy và Nam chỉ là ý thích của tuổi mới lớn, khó giữ được giữa đời sống có quá nhiều việc phải làm để có thể tiếp tục việc học ở trường.

Nhưng chỉ 7 năm sau, chứng kiến sự thành tựu với 3 tập sách Chữ Nho Tự Học của Đào Mộng Nam (57-64) và sự thành tựu của Phạm Xuân Hy với những sách dịch truyện Liêu Trai, những bài nghiên cứu về văn chương, lịch sử Trung Hoa vào thập niên 1990, tôi thấy mình đã nhận định nông nổi về ước vọng của hai người bạn. Từ hai sự thành tựu lớn này, tôi nghĩ việc tự học chữ Nho của Mộng Nam và Xuân Hy đã trở thành những tấm gương đẹp. Vì thế tôi muốn ghi lại ít điều về hai tấm gương ấy.

I. Phạm Xuân Hy


Phạm Xuân Hy sinh năm 1939, di cư vào Nam với mẹ, nhưng sống ở Trại Học Sinh Di Cư Phú Thọ, cạnh Trường Đua Phú Thọ, Sài Gòn. Khi biết trại có quyết định đóng cửa vào năm 1958, Hy đã tình nguyện đi sớm theo sự khuyến khích của trại để được trại phát cho 700 đồng. Xuân Hy đã dùng số tiền này để mua chiếc xe đạp, làm phương tiện đi học và đi bán báo. Hy đến ở nhờ nhà Phạm Quang Chiểu bạn học của tôi, ở Cống Bà Xếp, gần chợ Hòa Hưng đường Lê Văn Duyệt. Gặp Xuân Hy ở nhà Chiểu, thấy nhà chật chội, nên tôi bảo Hy về ở nhà tôi ở ấp Cả Trắc, gần ngã ba Ông Tạ. Năm 1957, khu này là miền quê, dân cư thưa thớt, sống với nghề trồng mấy loại hoa cúc, huệ, mào gà... và trồng mấy loại rau như cải, sà lách, hành tỏi... Xuân Hy về ở nhà tôi có thể gọi là an cư, ngày đi học, đêm đi bán báo Tự Do, Ngôn Luận tới 10 giờ.

Hy đến ở nhà tôi đã đem đến cho tôi mấy nguồn vui:

Việt Dương: Trên Đường Tự Học Chữ Nho Của Hai Nho Sinh Đào Mộng Nam và Phạm Xuân Hy - Phần 2 (Tiếp theo và hết)

Tôi đem 3 tập Chữ Nho Tự Học về Đà Lạt đọc kỹ tập I và nhận ra phương pháp học chữ Hán của Đào Mộng Nam giúp người học dễ nhớ bằng mấy điểm:

- Phân tích cấu tạo của mỗi chữ ra những thành phần đơn giản và nói lên sự tương quan giữa các phần.

- Chữ tượng hình thì tác giả vẽ hình.

- Còn những chữ khác tác giả tìm ra một chuyện liên quan đến nghĩa của chữ.

- Đi từ dễ đến khó với những bài ngắn, gồm cả văn ngôn (cổ văn) và bạch thoại. Có phần văn phạm cho cả 2 loại văn.

- Nói chung, tác giả đã vận dụng 6 phép cấu tạo chữ Hán, gọi là lục thư, với sự sáng tạo riêng để tìm ra cách học cho dễ nhận, dễ nhớ. Còn những bài học ngắn là sử dụng những chữ đã học để học luôn 2 loại văn ngôn và bạch thoại. Như thế tác giả giúp người học, sau khi học xong 3 cuốn Chữ Nho gồm 1882 chữ thông dụng căn bản có thể đọc sách Trung Hoa và hiểu được cả văn ngôn như văn Liêu Trai Chí Dị hay văn bạch thoại như truyện của Quỳnh Dao.

Năm 1964-65 là đỉnh cao của truyện chưởng Kim Dung ở Việt Nam. Hàng ngày tôi cũng chờ báo để đọc tiếp Tiếu Ngạo Giang Hồ, nên truyện Kim Dung đã thúc đẩy tôi học chữ Hán và trong mấy tháng tôi đã học xong tập I. Nhưng giai đoạn này chính trị miền Nam hỗn loạn với chỉnh lý và đảo chánh đi cùng với việc đấu tranh cực đoan đem bàn thờ Phật ra đường của Phật Giáo Ấn Quang. Đà Lạt là thành phố yên tĩnh cũng không thoát được thứ đấu tranh này. Trên đường Đà Lạt –Sài Gòn đã thường xuyên bị du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chặn xe ở khoảng đèo Chuối hay phía dưới Madagoui. Thời cuộc bất an, nên tôi không học tiếp, rồi tới tháng 4 năm 1966 tôi phải trình diện để đi vào trường Bộ Binh Thủ Đức. Suốt thời gian 9 tháng ở Thủ Đức, những ngày thứ Bảy, chủ Nhật đi phép, tôi đã không tìm gặp Đào Mộng Nam, nhưng qua báo chí, tôi biết Nam đã mở rộng được nhiều cơ sở dạy chữ Nho như Viện Đại Học Vạn Hạnh, Phật Học Viện Quảng Đức, Phật Học Đường Huệ Nghiêm và Hội Khổng Học Việt Nam... Trong khi chiến tranh tiếp diễn ngày một dữ dội trên khắp miền Nam, tôi hình dung Nam với bộ bà ba trắng, chân đi guốc mộc, đang nỗ lực thực hiện một cuộc vận động văn hóa về nguồn bằng chữ Nho, xây dựng thế chân vạc Nho-Nôm-quốc ngữ ABC thành một nguồn văn tự dân tộc Việt mà không quốc gia nào có. Nhưng tôi sợ chiến tranh sẽ phá hủy, cắt đứt dòng vận động của họ Đào.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Việt Dương: Những Chuyến Đò (Kỳ 4 -Tiếp theo và hết)

Hạ sĩ nhất Khang dẫn một tiểu đội 7 người đi phục kích ở đầu một con ngòi gần bờ đê. Dưới ánh trăng lu mờ nhạt, ông dấu mình bên một mô đất, hy vọng có thể nhìn thấy bóng người cách xa vài chục mét. Gần nửa năm nay, ông đi kích nhiều theo đà tăng cường hoạt động của địch, và lần nào nằm trên đê, ngửi mùi nước mặn, ông cũng nhớ thời Nghiêm ở Vị Dương. Vì trong một năm dưới quyền Nghiêm, ông đã được phân công làm việc ban ngày, còn ban đêm là việc của Nghiêm. Nghiêm thường đi kích với 1 tiểu đội khi có tin tức, hoặc với 2, 3 người, nằm ở ven một làng nào đó, lần theo tiếng chó sủa, và đã đạt được nhiều kết quả theo lối hoạt động đó. Trung sĩ Minh về thay Nghiêm vẫn tiếp tục một số hoạt động của Nghiêm, nhưng có một điểm khác là ông không ra khỏi đồn ban đêm mà đã ủy thác cho Khang, và ông cũng biết tiếng Tây nên vẫn giữ được liên lạc với đồn Gót. Vì thế, Trung bình một tháng, 2 đồn Gót và Vị Dương thường phối hợp phục kích một lần ở 2 địa điểm thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Đêm nay là hoạt động theo sự phối hợp đó. Dưới quyền 4 đời đồn trưởng, ông chưa thấy ai tận tụy với nhiệm vụ và mạo hiểm như Nghiêm. Có lẽ vì lối hoạt động mạo hiểm đó mà Nghiêm đã bị chết chỉ sau một thời gian ngắn đến Hoành Bồ.

Hạ sĩ Nam, tiểu đội trưởng bò đến bên Khang, nói nhỏ:

- Tôi buồn ngủ quá, đêm nay về sớm được không?

- Sớm cũng phải 3 giờ - Khang đưa Nam bi đông nước: Trà đặc, uống cho tỉnh.

Nam vừa cầm bi đông nước thì có tiếng súng nổ ở phía đông bắc, xa chừng 3, 4 cây số. Nam vội đưa trả Khang chiếc bi đông trong tiếng nổ rền với những tia đạn lửa vụt lên không.

Khang nói nhỏ:

- Toán Gót đụng rồi. Tao đinh ninh chúng đi lối này thì chúng lại chọn ngả trên. Đi bảo mấy thằng cẩn thận, coi chừng chúng chạy xuống đây.

Chừng nửa giờ sau tiếng súng thưa dần rồi ngừng. Phỏng chừng khoảng cách, Khang nghĩ là giao liên đã chọn ngả trên, vì coi thường đồn Gót cho là ban đêm đám lính Tây, lính Tàu không dám ra khỏi đồn.

Hạ sĩ Nam bò tới bên Khang lấy bi đông uống một hơi, rồi nói:

- Thế là đám Gót hốt trọn ổ. Chắc là có phản công nên súng mới nổ lâu như thế.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Việt Dương: Những chuyến đò (Phần 3)

Mùng 2 Tết, Nghiêm đi với hai người lính lên Vị Khê. Khi tới bến, Sửu, người đẩy đò, nói với Nghiêm:

- Em với Hoàng tới nhà cô Vân, rồi Hoàng đi với em về nhà ở phía sau đình. Xếp cho biết mấy giờ về để em ra bến chờ.

- Tôi muốn hỏi ông cụ cô Vân ít điều về xã Vị Khê, không biết câu chuyện sẽ bao lâu, nhưng chừng hơn 1 giờ, các cậu cứ tới nhà cô Vân.

Nhà Vân ở trước bến. Đó là một căn nhà gạch cũ, có lẽ đã được truyền lại từ mấy đời, có dậu dâm bụt bao quanh. Ở cổng vào có mấy bụi hồng và một hàng cây lựu.

Vân mặc áo len xanh, tươi cười ra đón khách:

- Năm mới, em xin chúc xếp và hai anh mạnh khỏe, an lành.

- Năm mới, anh em chúng tôi cũng chúc cô và gia đình vạn sự như ý.

Ông giáo đón khách ở cửa. Nghiêm cúi chào ông giáo:

- Năm mới, con xin chúc bác trường thọ, gia đình yên vui. 

Hai người lính cúi đầu:

- Năm mới, chúng con xin chúc thầy và gia đình mọi sự như ý.

- Thật quí hóa, năm mới, xin chúc ông đồn và hai anh mạnh khỏe, may mắn – Ông giáo bắt tay Nghiêm và hai người lính, rồi ông nói:

- Mời ông đồn và hai anh ngồi.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Việt Dương: Những chuyến đò (Kỳ 2)

Hạ sĩ nhất Khang dừng lại chỉ tay về phía những hàng cây lớn bên hồ sen: Anh nhìn ngôi đình kia. Bây giờ thì vắng như thế, nhưng tới hội đình thì từ sân ra đến ngoài đồng ruộng người đông như kiến - Rồi chỉ dòng ngòi lớn ở bên kia đồng ruộng: Bây giờ thì chỉ có ngòi và ruộng, nhưng tới lễ thi bơi trải thì bên bờ ngòi đầy dân các thôn hò reo để tăng sức cho đội của thôn.

Nghiêm nói:

- Như thế thì ở đây, các cụ và Ban Lý Dịch còn duy trì được lễ nghi hội đình. Quê tôi do ở gần chiến tranh quá thành ra các cụ bỏ gần hết. Hôm nọ đi với chú Hà ra thăm cụ Đô, tôi đã vào đình, nhưng trong đình học sinh còn đang học nên tôi chỉ đi quanh bên ngoài. Vậy là Vị Dương không có trường nên phải lấy đình làm trường.

- Trước năm 45 chỉ có Phong Cốc mới có trường sơ học. Muốn học cao hơn thì phải lên Quảng Yên. Năm 49 có chương trình thiết lập trường sơ học ở các xã, nhưng không có tiền xây trường nên xã nào cũng dùng đình làm trường. 

Nghiêm nói:

- Đình Vị Dương nhỏ hơn đình quê tôi, nhưng cảnh trí đặc biệt vì ở giữa những thôn làng. Đằng trước có hồ sen, với con ngòi lớn như giòng sông. Còn cái hồ lớn phía sau đã làm mát cánh đồng ruộng khô sau đình.

- Anh chỉ nói đến cảnh sắc của hồ sen phía trước, hồ nước phía sau, nhưng anh không biết nguồn tiền bạc của hai cái hồ ấy.

Nghiêm hỏi:

- Hồ sen cho hạt sen, ngó sen, còn cái hồ kia cho cái gì?

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

Việt Dương: Những chuyến đò

1


Nghiêm đã về Vị Dương được 2 ngày. Thời gian ở Trung Tâm Bính Động, ngày dài lê thê, nhưng sau khi mãn khóa học, ra khỏi cổng Trung Tâm, anh thấy 6 tháng học làm quen với súng đạn qua nhanh. Vị Dương là một xã thuộc Bang Hà Nam, tỉnh Quảng Yên, kế cận Hải Phòng, nhưng sau một ngày đi đò từQuảng Yên tới đây, anh thấy như mình đã đi xa lắm. Khi nghe trung úy Nhân, Tỉnh Đoàn Trưởng, Tỉnh Đoàn Bảo Chính Đoàn Quảng Yên nói với ngón tay chỉ vào vị trí của Vị Dương trên bản đồ quân sự, Nghiêm hình dung đồn Vị Dương sẽ ở sát biển, nhưng tới Vị Dương mới thấy là đồn ở giữa những xóm làng với lũy tre, sông rạch bao quanh. Nhìn cánh đồng mênh mông qua cửa sổ, anh biết ở tận cùng của cánh đồng này là những bãi lau sậy, đầm lầy với con đê ngăn biển. Rút điếu thuốc Cotab, bật diêm, hút vài hơi nhả khói ra phía cửa sổ, Nghiêm lẩm bẩm thành lời: Mấy chục con người phải giữ yên thôn làng giữa những cánh đồng sông rạch…

Nghe tiếng chân bước, Nghiêm nhìn ra:

- Chào xếp – Hạ sĩ nhất Khang,đồn phó, vừa nói vừa bước qua ngưỡng cửa.

Nghiêm đứng dậy, cầm tay Khang:

- Mình là anh em, đừng gọi vậy. Cứ anh và tôi là tốt nhất, anh Khang ạ.

- Dạ, nếu anh cho phép.

Nghiêm đưa bao thuốc mời Khang, rồi nói:

- Cảnh đồn bốt ở đâu cũng thế. Nhưng khi tới sống với nó, tôi thấy lạ. Anh ở đây đã lâu và kinh nghiệm hoạt động cũng nhiều, còn tôi là một tên lính mới, chỉ được tập luyện trong 6 tháng. Tôi biết việc học ở trường với việc thực ở ngoài đời có nhiều sự khác biệt. Mong rằng anh sẽ giúp tôi để trước hết là giữ yên cho đồn, cho mình và sau đó là để chu toàn được nhiệm vụ.

Hạ sĩ nhất Khang nói:

- Anh yên tâm. Tôi là người địa phương ở đây và cũng là người về đồn đầu tiên khi đồn mới được thành lập, nói có nhiều kinh nghiệm thì không phải, nhưng quen thuộc địa thế, biết được ít điều về địch và dân tình.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Việt Dương: Từ Cách Mạng Vô Sản Trở Về Tư Sản

Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới. -- Đỗ Mười 
Cho tới nay cách mạng xã hội chủ nghĩa của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đi qua hai giai đoạn: Giai đoạn phá hủy xã hội tư sản để làm cách mạng vô sản và giai đoạn từ bỏ cách mạng vô sản trở lại xã hội tư sản. Trong giai đoạn đầu, dân Việt đã bị làm tình làm tội để được giải phóng thành người vô sản. Còn giai đoạn thứ nhì cho chúng ta thấy đảng Cộng Sản đã sử dụng cơ chế chính trị vô sản (độc tài toàn trị) để tư sản hóa đảng viên. Dưới đây chúng tôi xin ghi lại những sự việc đảng viên Cộng Sản đã và đang tung hoành để biến giai cấp đảng thành giai cấp tư sản đỏ.
 Những đường vòng oan nghiệt
Trong những năm 1978, 79, trước sự thất bại của chương trình kinh tế xã hội chủ nghĩa, với kinh tế tập sản và quốc doanh, hai ông Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh ở miền Nam đã liều đột phá hàng rào kinh tế giáo điều Mac-xit – Lênin-nit bằng cách lùi ở cả nông, công, thương nghiệp:
- Lùi ở nông nghiệp là cho nông dân thuê đất khoán, làm ăn cá thể.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Việt Dương/BVN: Về những tù nhân lương tâm Việt Nam


Bọn thẻ đỏ tim đen tiếm quyền hóa giặc
Bịt miệng người kêu nỗi đau Ải Bắc
Bóp cổ người thét nỗi nhục Hoàng Sa
Sông có nghe nỗi nhục chuyển sơn hà
Bùi Minh Quốc

Trên dòng đổ vỡ về tư tưởng, lãnh đạo và chính nghĩa của Đảng Cộng sản, dân Việt đã và đang chứng kiến ngày càng nhiều những phiên tòa của Đảng Cộng sản xử người yêu nước chống Tàu và đòi dân quyền. Theo dõi những người bị kết tội từ những phiên tòa ấy, chúng tôi có mấy nhận định, xin ghi lại như sau:

NỘI DUNG CỦA NHỮNG PHIÊN TOÀ

Những phiên tòa kết án những người yêu nước, yêu dân chủ cho thấy 3 điều:

1. Kết tinh và phát triển chủ lưu chống Tàu và đòi dân quyền

Cuối thập niên 1980, khởi đầu với nhóm Hiền sĩ cao nguyên gồm Tiến sĩ Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ), nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh và các ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Trần Minh Thảo..., lên tiếng chống lại chế độ độc tài toàn trị và đòi dân chủ. Với những tác phẩm: Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của Trí Tuệ (1988), Đôi điều suy nghĩ của một công dân (1993) và Chia tay Ý thức hệ (1995), ông Hà Sĩ Phu đã chỉ ra sự sai lầm từ căn bản của chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trả giá cho sự phê phán này, ông đã bị bắt giam 1 năm không xét xử (95-96). Sau đó ông cùng với cả nhóm bị cô lập, quản thúc, quản chế, bao vây kinh tế.