Hiển thị các bài đăng có nhãn Viễn Ðông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viễn Ðông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Viễn Đông: Vụ người Mỹ gốc Việt bị bắt ở Sài Gòn ‘tới’ Tổng thống Trump

Anh Will Nguyễn và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã được dân biểu nước này chính thức yêu cầu “can thiệp” vụ anh Will Nguyễn bị bắt trong khi tham gia biểu tình chống Dự luật Đặc khu và An ninh Mạng ở Việt Nam, một ngày sau khi thanh niên Mỹ gốc Việt này nói trên truyền hình rằng hành động của mình “sai trái với pháp luật Việt Nam”.

Trong bức thư đề ngày 19/6, ba dân biểu Jimmy Gomez, Alan Lowenthal và Luis Correa, đại diện cho các địa hạt ở California, tiểu bang nơi nhiều gốc Việt sinh sống, “thông báo” cho ông Trump viết về việc anh William Anh Nguyễn (thường gọi là Will Nguyễn) “đang bị giữ một cách bất công ở Việt Nam”.

Chúng tôi kêu gọi ngài nhanh chóng can thiệp vào vụ bắt giữ ông William Nguyễn và kêu gọi hủy bỏ mọi cáo trạng đối với ông ấy.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Viễn Đông: Mỹ ‘loại’ Trung Quốc, ‘mời’ Việt Nam dự diễn tập hải quân

Hình ảnh cuộc diễn tập hải quân RIMPAC năm 2016.

Hải quân Mỹ hôm 30/5 thông báo, Việt Nam là một trong 26 quốc gia sẽ tham gia cuộc thao dượt hải quân “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC), ít ngày sau khi rút lại lời mời Trung Quốc vì Bắc Kinh “quân sự hóa” Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự cuộc diễn tập đa quốc gia, dự kiến diễn ra ở Hawaii và miền nam California từ ngày 27/6 tới 2/8.

Theo thông cáo của Hải quân Mỹ, 47 tàu chiến, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25 nghìn quân nhân sẽ xuất hiện tại sự kiện quy mô lớn, được tổ chức hai năm một lần.

Tuần trước, Hải quân Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc thao dượt mà nước này từng dự năm 2014 và 2016 vì các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Viễn Đông: Tổng bí thư Trọng ‘củng cố di sản’ tại Hội nghị 7?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
và các quan chức Việt Nam năm 2016.

Sức nóng từ Hội nghị Trung ương 7 tiếp tục lan tỏa với việc bầu và khai trừ nhân sự, giữa lúc có ý kiến nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang “muốn củng cố di sản” bằng “những người trung thành”.

Tin tức từ trong nước cho hay, sáng 9/5, dưới sự “chủ trì” của ông Trọng, Hội nghị Trung ương 7 đã “nhất trí” bầu bổ sung hai thành viên vào Ban Bí thư, cơ quan giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày của Đảng Cộng sản.

Tổng bí thư Trọng muốn củng cố di sản của mình bằng cách đưa vào trong đảng những người trung thành, không phe nhóm, tham nhũng, hay tham quyền cố vị. - Chuyên gia David Brown nhận định.

Đó là hai ông Trần Cẩm Tú và Trần Thanh Mẫn. Ông Tú, hiện là Phó chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, còn được giao giữ chức chủ nhiệm Ủy ban này, thay ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Viễn Đông: Bài học từ Việt Nam cho lãnh tụ Kim Jong Un?

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un bắt tay 
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in 
qua lằn ranh quân sự trên biên giới, trước khi lần đầu đặt chân 
tới miền nam hôm 27/4.

Trong khi lãnh tụ Bắc Hàn sắp bước qua ranh giới quân sự, lần đầu tới Hàn Quốc tham gia cuộc họp thượng đỉnh liên Triều, dần bước ra khỏi sự cô lập suốt thời gian dài, các nhà quan sát cho rằng Việt Nam có thể là hình mẫu phát triển cho chính quyền của ông Kim Jong Un.

Bước đi mang tính lịch sử với trọng tâm là “phi hạt nhân hóa và hòa bình vĩnh viễn” trên bán đảo Triều Tiên, theo lời quan chức Hàn Quốc, diễn ra ít ngày sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ tuyên bố sẽ ngưng các vụ thử hạt nhân và tên lửa nhằm dốc sức phát triển kinh tế.

Thứ hai, đó là hội nhập quốc tế và mở rộng tối đa quan hệ hợp tác tin cậy với tất cả các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ và các nước phát triển cùng các nước trong cùng khu vực. Đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, và ký kết các hiệp định từ do cần là ưu tiên hàng đầu. -- Tiến sĩ Vũ Minh Khương nhận định.

Trả lời VOA Việt Ngữ, Tiến sĩ Vũ Minh Khương từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng Bắc Hàn “có thể học từ Việt Nam ba bài học lớn”.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Viễn Đông: Thăm Việt Nam, tàu sân bay Mỹ ‘duy trì hòa bình khu vực’

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và đội tàu chiến Mỹ.

Chuyến thăm lịch sử sắp tới của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson không những củng cố quan hệ song phương mà còn đóng góp vào ổn định khu vực, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố như vậy hôm 1/3, bốn ngày trước khi tàu sân bay của Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ tới quốc gia cựu thù kể từ những năm 60.

Tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam, báo Trung Quốc lên tiếng

‘Hoàng đế Tập Cận Bình’: Việt Nam mừng hay lo?

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Viễn Đông: Ân xá Quốc tế: Nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi

Vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng xuất hiện trong phúc trình 
của Ân xá Quốc tế.


Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 22/2 công bố phúc trình mới về nhân quyền trên thế giới, trong đó nói tới việc các nhà hoạt động người Việt “phải bỏ nước ra đi” do “tình trạng đàn áp người bất đồng”.

“Các nhà hoạt động nổi bật bị hạn chế đi lại và chịu cảnh giám sát, sách nhiễu cũng như tấn công bạo lực”, báo cáo được cho là toàn diện nhất về nhân quyền thế giới dài, hơn 400 trang, có đoạn.

“Ít nhất 29 nhà hoạt động bị bắt [ở Việt Nam] trong năm ngoái, và những người khác phải đi trốn sau khi bị ra trát bắt”.

VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập con số vụ bắt giữ nêu trên.

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Viễn Đông?VOA: Vụ ông Đinh La Thăng: TBT Trọng tung ‘cú đấm thép’


Giới quan sát cho rằng phe bảo thủ ở Việt Nam, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đang tìm cách “thanh trừng các đồng minh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Giới quan sát nhận định, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tung “cú đấm thép chưa từng có” trong vụ bắt giữ và truy tố ông Đinh La Thăng, và đây là “đòn cảnh cáo” những ai muốn thách thức mình.

Cựu quan chức từng nằm trong nhóm hơn chục người “chóp bu” đầy quyền lực ở Việt Nam “ngã ngựa” hôm 8/12 với tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thời còn nắm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gây rúng động người dân trong nước như thể hiện trên mạng xã hội.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Viễn Đông: Người Việt kêu gọi tẩy chay ông Tập Cận Bình

Người biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình 
tới Việt Nam cuối năm 2015.


Một nhà hoạt động trẻ ở trong nước hôm 9/11 lên tiếng kêu gọi phản đối chuyến thăm Việt Nam, nhất là chặng dừng ở Đà Nẵng, của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vì những hành động anh gọi là “phi pháp” của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Còn tôi, trong tư cách một công dân Việt Nam, tôi dứt khoát không hoan nghênh sự hiện diện của ông ấy ở Đà Nẵng, cũng như bất kỳ phần lãnh thổ nào của Việt Nam, chừng nào mà Hoàng Sa và Trường Sa còn bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép. -- Anh Nguyễn Anh Tuấn nói.

Anh Nguyễn Anh Tuấn viết trên Facebook: “Chỉ còn vài ngày nữa (11/11), ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Quốc, sẽ đặt chân đến Đà Nẵng, nơi mà một phần lãnh thổ thiêng liêng - Hoàng Sa - đã từng bị cướp bằng vũ lực và giờ đây vẫn còn bị chiếm đóng phi pháp bởi quân đội Trung Quốc”.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Viễn Đông: Vụ Nguyễn Xuân Anh: Thêm ‘dấu vết’ quan chức khác

Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.

Người sáng lập một trường đại học ở Mỹ, hiện là tâm điểm trong “cơn bão chính trị” của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, đã lên tiếng “bảo vệ danh dự” và cho biết “từng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp bằng ở Việt Nam”.

Tiến sĩ Donald Hecht, hiện còn là chủ tịch của California Southern University (CSU), nói với VOA Việt Ngữ rằng “chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên chúng tôi”, “nhất là hàng trăm cựu sinh viên đang sống ở Việt Nam”.

Chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên chúng tôi. -- Tiến sĩ Donald Hecht nói.

Trong thông báo gây “chấn động” dư luận hôm 18/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói rằng một trong các vi phạm của ông Anh là “kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định; thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều đảng viên không được làm”.

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Viễn Đông: Quan hệ Việt - Trung ‘sóng gió’ tới mức nào?

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 
khi nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm Việt Nam cuối năm 2015.

Giới quan sát cho rằng mối quan hệ từng được coi là “môi hở, răng lạnh” giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang ở trong “giai đoạn sóng gió nhất” trong nhiều năm.

Mối bang giao Việt – Trung, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, “đang ở mức thấp nhất kể từ giai đoạn tháng Năm tới tháng Bảy năm 2014”, khi hai quốc gia ở thế đối đầu quanh giàn khoan dầu HD 981 mà Hà Nội nói là Bắc Kinh đưa vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.

“Trung Quốc không chỉ hủy các hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng trên biên giới mà tin cho hay, còn đe dọa sử dụng vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục khoan thăm dò dầu khí ở Bãi Tư Chính [ở Trường Sa]. Việt Nam đã phải ngưng hoạt động của công ty Repsol của Tây Ban Nha tại đó”, ông Thayer cho biết.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Viễn Đông: ‘Có bàn tay bí mật lèo lái người Việt ở Đức’?

Ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức trước khi bị "bắt cóc".

Có ý kiến cho rằng cáo buộc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh cũng như vụ ông Hồ Ngọc Thắng bị cơ quan tị nạn Đức cho nghỉ việc làm dấy lên sự nghi ngờ về “bàn tay bí mật” trong cộng đồng người Việt ở quốc gia phương Tây.

Trong bối cảnh đó, một tờ nhật báo có tiếng ở Nhật hôm 1/9 đăng bài viết nói về “mặt tối của Đảng [Cộng sản Việt Nam]” liên quan tới vụ việc của cựu quan chức từng bị Hà Nội truy nã gắt gao.

Ông Thắng, một nhân viên của Văn phòng Di trú và Tị nạn Liên bang Đức, mới đây đã bị cho nghỉ việc sau khi lên tiếng trên Facebook về sự việc đã đẩy mối bang giao Việt – Đức xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Viễn Đông/VOA: TT Trump ‘lãnh đạo’ thế giới, hướng về biển Đông?

Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu 
trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ hôm 28/2 kể từ sau khi nhậm chức ngày 20/1.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ “một lần nữa sẵn sàng lãnh đạo [thế giới]", và đề xuất gia tăng ngân sách quốc phòng thêm hàng chục tỉ đôla, mà tin cho hay, một phần trong số đó để “tăng cường sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở các thủy lộ quốc tế trọng yếu, trong đó có Biển Đông".
Trong bài phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ tối 28/2, lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, ông Trump cho biết rằng ông muốn “truyền đi thông điệp đoàn kết và sức mạnh, và đó là một thông điệp phát đi từ sâu trong trái tim của tôi”.
Ông nói tiếp trong sự tán thưởng của các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa: “Một chương mới về Sự Vĩ đại của nước Mỹ giờ đang bắt đầu. Một sự tự hào dân tộc mới đang lan khắp đất nước chúng ta. Đồng minh của chúng ta thấy rằng nước Mỹ một lần nữa đã sẵn sàng lãnh đạo. Tất cả các nước trên thế giới, bạn lẫn thù, sẽ thấy rằng Hoa Kỳ vững mạnh, Hoa Kỳ tự hào, và Hoa Kỳ tự do”.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Viễn Đông/VOA: Ông Trump ‘không muốn lấy lại tàu lặn từ Trung Quốc’

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố "không muốn lấy lại tàu lặn không người lái từ Trung Quốc", sau khi Bắc Kinh tuyên bố trả lại thiết bị này.
Trong một đoạn tweet ngắn trên Twitter hôm 17/12, ông Trump viết: “Chúng ta cần phải nói với phía Trung Quốc rằng chúng ta không muốn lấy lại chiếc tàu lặn mà họ đánh cắp. Hãy để họ giữ nó”.
Sau khi thiết bị này bị giữ hôm 15/12, người sẽ lên thay thế đương kim Tổng thống Obama cũng lên Twitter, cáo buộc Trung Quốc “ăn cắp” tàu lặn.
Ông Trump viết: “Trung Quốc đã ăn cắp thiết bị lặn nghiên cứu của Hải quân Mỹ ở vùng lãnh hải quốc tế, lấy nó mang về Trung Quốc trong một hành động chưa từng có”.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Viễn Đông/VOA: Ông Trump nói gì với Thủ tướng Việt Nam?


Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ mới cho biết đã nhận điện thoại của Thủ tướng Việt Nam, sau khi tin cho hay ông Phúc nói với ông Trump rằng Hà Nội “coi trọng quan hệ với Mỹ”.
Văn phòng của người sẽ nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng Giêng cho hay rằng ông đã “nhận lời chúc mừng của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc” tối hôm 14/12.
Thông cáo viết tiếp: “Tổng thống đắc cử và Thủ tướng [Việt Nam] đã thảo luận nhiều mối quan tâm chung và đồng ý cùng nhau tiếp tục củng cố quan hệ giữa hai quốc gia”.
Tuyên bố của phe ông Trump không nói rõ “mối quan tâm chung” đó là gì, nhưng hai vấn đề được báo chí Việt Nam đề cập nhiều thời gian qua là “số phận” của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP và tranh chấp biển Đông.
Về phía Hà Nội, một bản tin ngắn trên trang web của chính phủ trong nước cho biết rằng ông Phúc đã “khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ”.