Hiển thị các bài đăng có nhãn Viết Từ Sài Gòn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viết Từ Sài Gòn. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019
Viết từ Sài Gòn: Cướp ấn đền Trần và cẩu lư hương Thánh Trần
Những năm 2000, đền Trần ở Lào Cai, ngay thị xã Lào Cai, bên bờ sông Nậm Thi có bức tượng Đức Thánh Trần oai nghi đứng chống gươm nhìn sang phía Trung Quốc, đền thờ của Ngài ngự trên ngọn đồi cao, tượng của Ngài đứng trước đền. Sau 20 năm, quay trở lại Lào Cai, điều làm tôi hãi hùng nhất là đền Mẫu và Đền Trần - hai ngôi đền lớn nhất Lào Cai đã hoàn toàn thay đổi, tượng Đức Thánh Trần bị bứng đi mất, thay vào đó là một tiểu viên với 12 con giáp Tí Sửu Dần Mão Thìn…, nền chân tượng đã bị ủi thấp xuống chừng 20 mét so với nền cũ. Tiểu viên 12 con giáp cũng là nơi các đôi nam nữ du khách Trung Quốc cõng nhau, ôm nhau chụp hình nhiều nhất…
Trong lúc du lịch khai thác triệt để vào các ngôi đền liên quan đến Trần Hưng Đạo, như lễ khai ấn đền Trần ở Nam Định, lễ phát lộc đền Trần ở Lào Cai và Hưng Yên, lễ khai lộc đền Trần ở các quận trong thành phố Sài Gòn và hầu hết các đền Trần ở các tỉnh trên cả nước. Đùng một cái, câu chuyện cẩu bát nhang trước tượng Trần Hưng Đạo ở quận 1, Sài Gòn khiến tôi nghĩ đến ngay hai vấn đề: Trung Quốc đã thao túng Sài Gòn và; Kĩ nghệ du lịch bẩn đã vào tận đền thờ.
Ở vấn đề thứ nhất, Trung Quốc đã thao túng Sài Gòn. Sở dĩ tôi đặt câu hỏi như vậy bởi tôi liên tưởng đến đền Trần Lào Cai. Thời bức tượng Thánh Trần bị bứng đi ở đến Trần Lào Cai là thời ông Giàng Seo Phử làm Bí thư tỉnh ủy Lào Cai. Thời đó, ông Phử còn hơn cả một ông vua xứ Lào Cai. Ông xây biệt thự trong khu phố khá yên tĩnh nhưng phồn thịnh của Lào Cai. Nhà ông Phử xây trong khuôn viên một khu vườn cổ, bên hông trường trung học Lào Cai, diện tích chừng 1500 mét vuông, được “dồn điền đổi thửa” từ rất nhiều ngôi nhà trên phố. Cái giếng cổ đóng ngay vị trí phòng khách của ông Phử, ông cho lấp và mời một thầy địa lý bên Tàu sang bấm độn, giếng phải lấp 2 lần, lấp xong, lại đào lên và trục sạch đất đen sau đó yểm châu sa thần sa lại lấp thêm lần nữa. (Tôi biết chuyện này vì lúc đó tôi lang thang ra Lào Cai, làm thợ hồ ngay trong công trình này).
Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017
Viết từ Sài Gòn: Hai chữ “bí mật” trên xứ Việt
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại một tòa án
ở thành phố Nha Trang vào ngày 29 tháng 6 năm 2017. - AFP
Hiếm có nơi nào mà hai chữ “bí mật” được sử dụng tùy tiện như Việt Nam hiện nay. Đụng thứ gì cũng nghe bí mật!
Tàu ngư dân Việt bị tàu hải giám Trung Quốc đâm chìm, bắt bớ, cướp bóc, thậm chí nổ súng giết người, bí mật!
Người Việt Nam lang thang, chui nhủi ở xứ người làm thuê, bữa no bữa đói, chị giới chủ ép đủ điều vì không được bảo vệ quyền lợi theo hợp tác quốc tế, bí mật!
Rừng Việt Nam bị chặt sạch cây cổ thụ, trở thành đất trống đồi trọc, bí mật!
Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017
Viết từ Sài Gòn: 43 năm và bao nhiêu năm nữa?
Hàng loạt cây xanh trên phố Hà Nội bị đốn hạ. - Photo of vietnamnet
Hà Nội chặt cây xanh, Sài Gòn cũng trơ trụi cây xanh vì bị chặt, đất nước này có thành phố nào, tỉnh nào không bị chặt cây xanh? Chắc chắn là không có, ngay cả thành phố Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, thời ‘vàng son’ của Đà Nẵng, vẫn có hàng xà cừ trăm tuổi (từ thời Đà Nẵng còn mang tên Tourance) trên đường Quang Trung cũng bị chặt không thương tiếc. Đó là chưa muốn nói đến những cây xanh trên dãy Trường Sơn!
Nếu như cây xanh được ví là lá phổi của thành phố thì cây xanh ở Trường Sơn được xem là lá phổi của quốc gia, cây xanh ở U Minh Thượng, U Minh Hạ hay Đất Mũi cũng được xem là lá phổi của quốc gia. Nhưng hiện tại, U Minh Thượng hay U Minh Hạ, rồi Đất Mũi, tất cả rừng đước, sú, vẹt cả mấy trăm năm tuổi, thậm chí ngàn năm tuổi đang bị khai thác một cách vô tội vạ. Mà đáng sợ nhất vẫn là sự tàn lụi của Trường Sơn.
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017
Viết Từ Sài Gòn: Lại nói về “giải cứu”
Heo con được bày bán ở một chợ miến Bắc. - AFP photo
Luôn mong được anh hùng giải cứu?
Ở Việt Nam, giải cứu là một khái niệm nghe ra rất quen thuộc, nghe riết thành chán cả tai, từ giải cứu heo, giải cứu sầu riêng. Giải cứu vú sữa, giải cứu chuối ba hương, giải cứu dưa hấu, giải cứu bưởi, giải cứu lúa… rồi đến giải cứu muối, giải cứu chanh dây… Dường như sự giải cứu là một chuẩn mực anh hùng, chuẩn mực quân tử xã hội chủ nghĩa trong lúc này. Và nghe ra chính phủ, đảng và nhà nước rất chi là anh hùng trong chuyện giải cứu heo, giải cứu gà, giải cứu dưa hấu, giải cứu chanh dây, giải cứu bưởi, giải cứu sầu riêng… Có lẽ sống với anh hùng quá lâu, người dân trở nên yếu đuối và luôn mong được anh hùng giải cứu chăng?
Nhưng có rất nhiều dân oan mất đất, cũng là chuối nhưng chuối ở Hải Phòng bị chặt hạ hàng ngàn cây trong đêm, ngay vào vụ thu hoạch, sau đó giang hồ tiếp tục đe dọa người trồng chuối nhưng chẳng thấy ai giải cứu cả! Rồi hàng ngàn dân oan bị mất đất, kêu gào khản cổ giữa thủ đô Hà Nội, bị giang hồ (lại giang hồ, không hiểu giang hồ ở đâu ra mà lộng hành ngay giữa thủ đô, chẳng ma nào dám đụng vậy chứ?!) chèn ép, đánh đuổi, cũng chẳng có ma nào giúp họ một tay chứ đừng nói đến giải cứu! Đó là chưa nói đến hàng ngàn người dân bị bắt bớ, đánh đập trên biển bởi Trung Quốc, họ bị bắn giết, đánh đập, bắt bớ, cướp hết tài sản, cũng chẳng có ai giải cứu cho họ!
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017
Viết từ Sài Gòn: Nếu tượng Phật mà biết nói?
Tượng Phật trong khuôn viên
chùa Giác Lâm, ngôi chùa Phật Giáo
được xây dựng từ năm 1744, một trong những
ngôi chùa
cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh.
Ở một đất nước mà hoạt động tâm
linh bị biến tướng thành một thứ hoạt động mê tín, dị đoan và trên một nghĩa
nào đó, các biểu tượng thần linh được kết nạp đảng, được xếp vào diện “đồng
chí”. Người dân chuyển từ sùng bái các đồng chí thần linh, trưởng giáo sang
sùng bái các đồng chí đảng và đến một lúc nào đó, nhân danh “uống nước nhớ nguồn”,
các đồng chí mẹ đảng, cha đảng cũng được sùng bái như một thần linh… Có lẽ, dân
trí của quốc gia đó, người dân trong quốc gia đó chẳng còn gì để bàn. Bởi các đồng
chí thần linh ngoài vai trò để người ta sùng bái một cách u muội, sau khi được
kết nạp đảng, các đồng chí lại có thêm chức năng mới, đó là bảo vệ đảng.
Tôi còn nhớ một câu chuyện những
năm sau 1975, khi mà hai miền đất nước không còn tiếng súng và cũng không còn
tiếng nói tự do, câu chuyện này được truyền miệng lén lút với nhau (bởi thời
đó, công an mà biết được ai đã truyền câu chuyện này ra ngoài thì chắc chắn sẽ
mời lên đồn, đánh cho đến không còn răng ăn cơm mới cho về, không ngoại trừ bị
đánh chết) về ‘đồng chí Phật’.
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017
Viết từ Sài Gòn: Nhà thờ Thủ Thiêm, sợ hãi và đập bỏ
Nhà thờ Thủ Thiêm. - Photo courtesy of panoramio.com
Người Do Thái có câu “Một bông lúa trĩu hạt là một bông lúa biết cúi đầu”, người Nhật Bản có câu “Người ta sẽ đập bỏ mọi thứ khi nỗi sợ hãi không được giải quyết”. Sở dĩ tôi phải nhắc đến hai câu này trong lúc nói về quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam: Đập bỏ nhà thờ có tuổi thọ 177 năm, lớn hơn quốc gia Canada 27 tuổi trong khi tình trạng bảo dưỡng của nhà thờ rất tốt, kết cấu nhà thờ hoàn toàn vững chắc và các hoạt động tôn giáo nơi đây vẫn diễn ra bình thường… Là vì, có hai điều mà nhà cầm quyền Việt Nam và bất kỳ nhà cầm quyền độc tài nào cũng phạm phải, đó là: Tính tự mãn, ngông cuồng và; Sự sợ hãi có căn nguyên.
Lý do kinh tế
Ở khía cạnh tính tự mãn, ngông cuồng, sự rỗng tuếch về văn hóa, hơn ai hết, lịch sử hơn 40 năm chiếm miền Nam và rải đều chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cõi Việt Nam đã cho thấy người Cộng sản đã chọn từ việc đập phá toàn bộ các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể nhằm biến văn hóa Việt Nam thành một vùng đất trắng… Đến sau giai đoạn đập phá này là giai đoạn “trùng tu”, người ta trùng tu một cách vô tội vạ và chẳng có bất kỳ chút tư duy nào về văn hóa khi đụng đến vấn đề trùng tu. Mọi thứ, khi được trùng tu xong, nó sẽ biến dạng thành một quái thai văn hóa. Và bên cạnh đó, vẫn tiếp tục đập phá những công trình tôn giáo để xóa trắng các giáo hạt, biến nó thành một loại “vùng kinh tế mới” giữa thành phố.
Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016
Viết Từ Sài Gòn: Từ Formosa Hà Tĩnh đến HSG Cà Ná
Câu chuyện biển
nhiễm độc, hải sản chết hàng loạt ở biển Bắc miền Trung bởi một cú xả nước rửa ống
của Formosa Hà Tĩnh dường như chưa hề nguội trong nhân dân thì liền sau đó, biển
Nam miền Trung cũng chuẩn bị đón thêm một mối họa bởi tập đoàn Hoa Sen Group
chính thức đầu tư xây dựng nhà máy luyện cán thép với công suất 16 triệu tấn mỗi
năm.
Ngoài ra, bờ
biển Cà Ná còn gánh thêm 25 cụm cảng và hàng loạt công trình khác. Xem như bờ
biển này chính thức bị công nghiệp hóa.
Và chẳng biết
chuyện gì xảy ra tiếp theo. Người quan tâm chỉ nhớ một điều là trước đây, bài
phát biểu trong buổi khởi công xây dựng Formosa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói
như đinh đóng cột rằng bảo đảm công nghệ xử lý nước thải của Formosa hiện đại
hàng đầu thế giới.
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
Viết Từ Sài Gòn - Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi?
Đội cứu hộ Việt
Nam đã tìm thấy một số mảnh vỡ
thuộc về chiếc máy bay tuần thám CASA 212 dùng để
tìm kiếm
chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6.
chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6.
Chuyện đến
lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn
bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA
212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra
lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc
máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ
nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy
rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh
đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc
chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì
chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm
trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn
là rất cao.
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016
Viết Từ Sài Gòn - Cá chết, biển chết và trách nhiệm công dân
Cảnh mua bán
hải sản trên bãi biển Long Hải, Vũng Tàu
khi chưa có thảm họa cá chết hàng loạt.
Người dân miền
Trung, từ nông dân đến ngư dân, tư thương đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc cá
chết, biển ô nhiễm hay nói cách khác là biển chết. Giới cầm quyền vẫn khăng
khăng xem việc cá chết và kết quả thử nghiệm nước là một thứ bí mật quốc gia, dấm
dúi và che đậy. Và hậu quả của thái độ này sẽ còn dẫn đến những kết cục khác
trong tương lai, khó mà lường được dân tộc này sẽ trụ được bao lâu, tồn tại được
bao lâu nếu như thái độ của nhà cầm quyền vẫn cứ một mực che đậy tội lỗi của họ
và của những đối tác độc ác mà họ đã rước về. Điều này đòi hỏi người dân phải
lên tiếng, phải thực hiện đầy đủ quyền của một công dân nhằm bảo vệ đất nước.
Bởi lẽ, đất
nước này là một cơ thể, mỗi công dân là một tế bào trong cơ thể đó, cơ thể có
lành mạnh hay không là nhờ khả năng đề kháng bệnh tật của từng tế bào. Trong
tình trạng hiện nay, khối u ác tính mang tên Vong Nô tại Việt Nam đã phình to
và bắt đầu phát tác sự chết chóc của nó.
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016
Viết Từ Sài Gòn - Ông nào nói chia tay cũng vậy thôi!
Tổng giám đốc
IMF Christine Lagarde (trái) bắt tay
với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải)
tại phòng họp của Thủ tướng tại Hà Nội
vào ngày 16 tháng 3 năm 2016.
Dường như hầu
hết các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi về hưu hay sắp mất chức cũng có những
hành động phá bĩnh, cũng nói quá một chút những việc mà lúc đương chức dù có biết,
có đủ khả năng làm họ cũng không bao giờ nhắc đến. Cái sự nói quá kiểu như Nguyễn
Sinh Hùng thì chép miệng nói rằng “với hàng trăm khoản thuế như vậy thì dân làm
sao sống nổi!” hoặc “cơ quan hành chính của chúng ta làm việc quá rườm rà, thủ
tục quá phức tạp”. Hay ông Nguyễn Tấn Dũng nói về vấn đề sống tử tế, nói về đặt
để cấp quản lý chưa phù hợp.
Tất cả những
vấn đề trên, khi đương chức các vị này không bao giờ nhắc đến. Bởi vì chính các
vị là những người sai phạm nặng nhất. Ví dụ như đặt để người quản lý, đương
nhiên không ai chấp nhận một anh y tá miệt vườn lên làm Thống đốc ngân hàng để
rồi vừa làm vừa học cử nhân luật, sau đó lên làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng
chính phủ. Nhưng cái qui trình lãnh đạo của ông Dũng là vậy. Nên chi lúc đương
chức, nếu ông lên tiếng về vấn đề chuyên môn và quản lý thì ông sẽ là người mắc
mứu đầu tiên.
Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016
Viết Từ Sài Gòn - Thế nào là phản động? Ai phản động?
Nỗi lo sợ dân chủ
Thời gian bầu
cử quốc hội cũng không còn xa. Đương nhiên, tại Việt Nam, ngoại trừ những ứng
viên tự ứng cử đã có những cuộc vận động tranh cử ở một số nơi và thông qua mạng
internet. Cách vận động này hoàn toàn hợp pháp và có cơ sở, chẳng có gì là sai
luật bầu cử. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã có những động
thái nhằm loại bỏ các ứng viên tự do. Nguyên nhân của các động thái này vẫn
chưa rõ và sẽ không bao giờ được làm rõ trong chế độc độc tài. Nhưng dường như
ai cũng có thể hiểu được nguyên nhân của nó.
Bởi lẽ, nỗi
lo sợ về một chính quyền hay một quốc hội mà trong đó thành phần đại biểu, cán
bộ do dân bầu có mặt dẫn đến hệ quả một bộ máy nhà nước dân chủ manh nha hình
thành và quyền bầu cử cũng như quyền bãi nhiệm của dân được nâng cao. Đây là
chuyện tối kị của nhà cầm quyền độc tài. Bởi họ không bao giờ muốn người dân
can thiệp vào cơ cấu nhà nước, người dân càng không hiểu biết gì, càng thờ ơ với
bộ máy cầm quyền để rồi vâng phục nhà nước bao nhiều thì đảng Cộng sản, nhà cầm
quyền Cộng sản càng thỏa mãn bấy nhiêu!
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
Viết từ Sài Gòn - Một cú áp phe ở đại hội 12 đảng CSVN
TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (thứ 2
bên trái)
và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bước xuống bỏ phiếu
tại đại hội đảng 12 tại Hà Nội vào ngày 26/1/2016
và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bước xuống bỏ phiếu
tại đại hội đảng 12 tại Hà Nội vào ngày 26/1/2016
Cho đến lúc này, mọi chuyện dường
như đã rõ, đại hội 12 đảng CSVN không nằm ngoài một vấn đề căn cốt của CSVN, đó
là giữ đảng và chia chác quyền lực. Và cũng đến thời điểm hiện nay, có thể nói
rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công. Không có ai thất
bại trong cuộc chơi này của họ, chỉ có nhân dân là thất bại và thiệt thòi nhiều
nhất, một kiểu thiệt thòi bị mất gà trong lúc xem tuồng.
Vì sao lại nói rằng cả Nguyễn Phú
Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công? Và nhân dân thiệt thòi như thế nào để
gọi là mất gà trong lúc xem tuồng?
Về vấn đề thành công của Nguyễn Phú
Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với Nguyễn Phú Trọng, có thể mọi chuyện đã lộ rõ, ông
ta nắm gần như ba phần tư cái ghế Tổng Bí Thư trong tay và Nguyễn Tấn Dũng về
vườn.
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016
Viết từ Sài Gòn (RFA) - Cụ rùa chết và đại hội 12 đảng CSVN
Vây bắt rùa hồ Gươm để chữa bệnh vào
năm 2011.
Sự trùng lặp thú vị
Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam bước vào ngày thứ hai với nhiều ẩn số và cũng nhiều dự đoán bên ngoài nhưng chắc chắc những dự đoán chỉ là những dự đoán. Cụ rùa hồ Gươm chết nổi lềnh bềnh khiến cả nước xôn xao. Đó là những câu chuyện có thật!
Và cũng đến lúc giở một quẻ xem cái chết của cụ rùa có liên quan gì tới đất nước, vận mệnh dân tộc. Liệu việc xem qủe này có chính đáng? Và giữa cái chết của cụ rùa, với đại hội 12 tốn kém hàng núi tiền cũng như những em bé miền núi phải ăn cơm với muối rang gừng mỗi ngày để cầm hơi mà học có mối liên hệ gì?
Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam bước vào ngày thứ hai với nhiều ẩn số và cũng nhiều dự đoán bên ngoài nhưng chắc chắc những dự đoán chỉ là những dự đoán. Cụ rùa hồ Gươm chết nổi lềnh bềnh khiến cả nước xôn xao. Đó là những câu chuyện có thật!
Và cũng đến lúc giở một quẻ xem cái chết của cụ rùa có liên quan gì tới đất nước, vận mệnh dân tộc. Liệu việc xem qủe này có chính đáng? Và giữa cái chết của cụ rùa, với đại hội 12 tốn kém hàng núi tiền cũng như những em bé miền núi phải ăn cơm với muối rang gừng mỗi ngày để cầm hơi mà học có mối liên hệ gì?
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
Viết Từ Sài Gòn - Những phiên bản đại hội 12 đảng CSVN
Hiện tại, cuộc chơi của đảng Cộng
sản Việt Nam (CSVN) là một cuộc chơi của những phiện bản và không có bất kỳ một
phiên bản nào là ổn định cho dù nó định vị mọi thứ từ ghế ngồi, chức danh cho
đến quyền lực sau đại hội 12 này. Vì sao nói đại hội 12 là đại hội của nhiều
phiên bản?
Có ba lý do để nói rằng đây là đại
hội của nhiều phiên bản: Không có sự đoàn kết trong bộ sậu trung ương đảng
CSVN; Tình hình chính trị trong nước và khu vực cũng như thế giới bắt buộc các
đảng viên trung ương CSVN phải tự thỏa hiệp với nhau để giữ quyền lực; Nhân dân
đã chính thức thành “thế lực thù địch” của CSVN.
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
Viết Từ Saigon - Một vở kịch thiểu năng
![]() |
Từ cửa sổ một nhà tù ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương hôm 30/8/20123, ảnh minh họa. - AFP photo
|
Kẻ tham nhũng tự nguyện nộp từ 75%
tiền tham nhũng trở lên sẽ được miễn án tử hình và cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn
phải chịu bốn năm rưỡi tù vì đã bức xúc, đã đấu tranh vì quyền lợi gia đình.
Hai câu chuyện này nghe có vẻ không có điểm liên quan nào. Nhưng trên thực tế,
nói gần thì nó cho thấy một điểm chung là pháp luật Việt Nam không những lỏng
lẻo mà còn là trò hề, nói sâu xa một chút, khi mà huy hiệu đảng Cộng sản còn
treo trên tòa án thay thế cho vị trí của nữ thần tự do hay cán cân công lý, mọi
phiên tòa ở Việt Nam chỉ mang tính chất là một sân khấu kịch của chế độ mà ở đó
mọi thể loại kịch đều có thể được trình diễn.
Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
Viết từ Sài Gòn - Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm
Một loa phát thanh treo trên một cột
điện ở Hà Nội vào ngày 19 tháng 5 năm 2011.
Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn
“công dân và tổ quốc”. Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó
là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã
lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho
thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch
sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ
lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
Viết từ Sài Gòn - Nỗi mặc cảm và bạo lực tràn lan
Con người trở nên dữ tợn bởi con người đã quá sợ hãi. Con người trở nên bạo lực và man rợ bởi chưa bao giờ con người trở nên mặc cảm như hiện tại. Chính nỗi mặc cảm và sợ hãi đã làm cho con người không còn nghĩ được gì khác ngoài bạo lực.
Và đáng sợ nhất là chúng ta đang sống trong một đất nước mà nỗi mặc cảm và sự sợ hãi đã chi phối từng tế bào, chi phối từ người dân thấp cổ bé miệng cho đến hệ thống chóp bu chính trị. Và đằng sau sự mặc cảm, nỗi sợ hãi này sẽ là gì?
Để giải quyết câu hỏi trên, thiết nghĩ cũng nên đặt lại câu hỏi: Vì sao người Việt, nhất là giới trẻ trở nên dữ tợn? Vì sao người Việt sống mặc cảm nặng nề? Và vì sao nói rằng hệ thống công quyền Việt Nam là một hệ thống mặc cảm?
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015
Viết Từ Sài Gòn - Cái giá của bán nước
![]() |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) duyệt hàng quân danh dự trong buổi lễ chào đón tại Hà Nội vào ngày 05 tháng 11 năm 2015. |
Đổi
cả chủ quyền của một quốc gia
Chế Mân mang hai châu Ô và Lý dâng
cho nhà Trần để được lấy Huyền Trân Công chúa, ông được gì? Cái mà ông được là
gái đẹp (nhưng chưa chắc gái đẹp đã xem ông là trai khôn!) và đất nước còn lại
nhỏ hẹp, cuối cùng là một quốc gia bị diệt vong. Chuyện lịch sử, dài dòng, xin
miễn bàn đúng sai. Nhưng ở đây, vấn đề cái giá phải trả là vấn đề cần bàn. Việt
Nam hiện tại, nói theo cách gì thì đảng cầm quyền cũng đã dâng cho Trung Cộng
cả Hoàng Sa và Trường Sa. Cái giá của việc này sẽ đến đâu?
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015
Viết Từ Sài Gòn - Vì sao chúng ta bị đối xử tệ?
Trong một lần cà phê và trò chuyện ở
Sài Gòn, nhà thơ Khúc Duy có kể cho tôi nghe một câu chuyện mà anh đọc được: Có
một anh chàng vốn rất lương thiện, chỉ biết lo làm ăn và tìm cách hoàn thiện
bản thân với cái nhìn cuộc đời rất xanh và lạc quan. Đùng một cái, anh ta bị vu
khống, rồi bị ghép án oan, bị kết tội mười năm tù. Anh bắt đầu ngày tháng hoang
mang và bi kịch của mình. Anh bắt đầu nguyền rủa cuộc sống trong những ngày
ngồi tù.
Và rồi đùng một cái, mới ba năm, anh
được thả ra, được minh oan, được đền bù danh dự và thiệt hại với một số tiền
tương đối lớn. Anh bắt đầu thực hiện việc trả thù cuộc đời, anh đặt câu hỏi:
“Kẻ nào đã đẩy ta vào tù?”. Và anh bỏ suốt quãng đời còn lại, gần bốn mươi năm
cùng với số tiền có được nhờ đền bù danh dự để tìm kẻ đã hại anh. Nhưng anh vẫn
không tìm ra được kẻ thù.
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015
Viết từ Sài Gòn - Lời hứa nhân quyền của ông Trọng và người đàn bà bị đè dưới xích xe
![]() |
Dân oan bị thu hồi đất biểu tình chống thi công ở Cẩm Điền Hải Dương đã bị xe ủi đất cán trọng thương sáng ngày 10/7. - Hình chụp từ YouTube |
Trong chuyến thăm Mỹ, Tổng Bí thư
đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã ký được một số điều khoản với Mỹ,
trong đó, vấn đề nhân quyền được cả phía Việt Nam và Mỹ nhấn mạnh, bên phía Mỹ
đưa ra lời khuyên và yêu cầu Việt Nam phải nới rộng, đảm bảo nhân quyền cho
người dân và hứa nếu Việt Nam đảm bảo vấn đề nhân quyền thì phía Mỹ sẽ giúp
Việt Nam tham gia TPP.
Ngược lại, phía Việt Nam cũng nói
rằng chính phủ rất đảm bảo về nhân quyền… Nói chung là mọi thứ đều ngon lành!
Thế nhưng, cũng ngay trong thời gian
ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, hứa nhăng hứa cuội thì tại Việt Nam, ở thôn Châu
Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, một chiếc xe ủi đất đã ngang
nhiên đè xích sắt lên một người phụ nữ, đúng hơn là một bà cụ vì bà cụ này đã
cùng những người khác chặn xe, không cho ủi đất, bởi công trình này vẫn chưa
ngả ngũ, đền bù chưa thỏa đáng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)