Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022
Trần Đông A (VOA Blog): ‘Tuyên bố về vụ Đại án Việt Á’ - Những đòi hỏi thôi thúc từ xã hội dân sự
Bộ xét nghiệm COVID-19 của công ty Việt Á. |
Tuyên bố trả lời một cách không úp mở, chính cái “thể chế độc tài toàn trị tạo thế độc quyền cho các cơ quan, tổ chức nhà nước trong mọi hoạt động liên quan đến đời sống dân sự, trong khi đó lại trấn áp mọi tiếng nói phản biện của nhân dân và các giới nhân sĩ trí thức, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…”
Chiều 28/01, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin thêm về kết quả điều tra mở rộng vụ kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Trước đó, ngày 27/1/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra tích cực hơn nữa vụ Việt Á để sớm đưa ra xét xử công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đã chỉ thị như thế khi chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về công tác phòng chống dịch trong dịp Tết. Tuy nhiên, cái cách Trung tướng Tô Ân Xô trả lời báo chí chiều 28/01 dường như chỉ nhấn mạnh đến việc thu giữ và phong tỏa các tài sản do buôn lậu và tham nhũng mang lại. Điều này khiến dư luận có phần hoang mang.
Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021
Phạm Phú Khải: Nguyên nhân và bối cảnh hình thành AUKUS
Vào ngày thứ Năm 16 tháng 9 (múi giờ Úc), ba lãnh đạo của Úc – Anh – Mỹ, gồm Thủ tướng Scott Morrison và Boris Johnson, và Tổng thống Joseph Biden, đã họp báo trực tuyến để công bố sự hình thành quan hệ đối tác an ninh chung giữa ba nước AUKUS.
Một ngày trước đó, thứ Tư 15 tháng 9, Morrison đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp liên quan đến an ninh quốc phòng với một số thành viên nội các của mình, và bốn nhân vật hàng đầu phe đối lập cũng được mời. Có lẽ Morrison muốn bảo đảm rằng phía cầm quyền hay đối lập đều hỗ trợ quyết định này, và dù ai lên nắm quyền sau này cũng có đầy đủ thông tin từ quyết định hệ trọng này. Vì gần như toàn nước Úc đang bị phong tỏa, những thành viên thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia đã được chính quyền tiểu bang cấp giấy thông hành đặc biệt để có thể bay đến thủ đô Canberra tham dự. Tình trạng khẩn cấp như thế này không phải là điều xảy ra thường xuyên.
Rõ ràng quyết định hợp tác chung với Mỹ và Anh để xây tàu ngầm xử dụng nhiên liệu hạt nhân là một quyết định vô cùng quan trọng và sẽ ảnh hưởng lâu dài. Nó sẽ thay đổi sâu sắc chính sách ngoại giao và quốc phòng Úc, không chỉ với Trung Quốc mà còn trong vùng và quốc tế. Với quyết định này, Úc chỉ còn con đường tiến, không phải lùi, trong việc đối đầu với Trung Quốc. Trong ba nước, Úc nằm ở trong vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gần Trung Quốc hơn Anh và Mỹ. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên nước Úc trong nhiều thập niên qua là rất lớn, nhất là về mặt kinh tế. Vì thế, quan hệ giữa hai nước kể từ 16 tháng 9 sẽ đi qua một bước ngoặc lớn mới. Như Thủ tướng Morrison xác định, Úc đang bước vào một thời kỳ mới, mà tương lai của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ ảnh hưởng đến tất cả tương lai của Úc.
Tuy nhiên, những gì chính quyền Morrison hay giới truyền thông cho biết và đưa tin trong những ngày qua, vẫn chưa trả lời thỏa đáng vì sao quyết định xây tàu ngầm dùng hạt nhân cũng như quan hệ đối tác AUKUS được hình thành một cách khẩn cấp, và được công bố đột ngột như thế?
Thái độ của lãnh đạo Bắc Kinh
Chính trị, hay mọi điều khác, đều có nguyên lý nhân (và) quả. Sự kiện 16 tháng 9 chỉ là hệ quả của chuỗi sự kiện kéo dài bao năm qua.
Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021
Phạm Phú Khải (VOA Blog): Xung đột Mỹ – Trung là về giá trị hay quyền lực?
Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021
Phạm Phú Khải (VOA Blog): Nhân quyền theo định nghĩa Bắc Kinh
Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021
Trân Văn (VOA Blog): Tướng Công An Tô Ân Xô nói thế này về vụ Trịnh Xuân Thanh
Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021
Nguyễn Hùng (VOA Blog): Tư nhân phân phối vắc xin theo định hướng xã hội chủ nghĩa?
Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021
Trân Văn (VOA Blog): Phi cảng - cơ hội mới để chia chác nội lực quốc gia
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021
TS. Phạm Quý Thọ: Đại hội 13 - Sẽ không có “bất ngờ”, nhưng tập trung quyền lực càng cao, chuyển giao càng thách thức
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021
Nguyễn Hùng: Đại hội 13 - Năm năm chưa tới đã qua
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp những những người bất đồng chính kiến trước thềm đại hội Đảng 13. Photo HRW |
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020
Nguyễn Hùng (VOA Blog): Đội bóng 5,4 triệu cầu thủ nhưng chỉ một mình một sân
Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020
Trân Văn (VOA Blog): Chuyện thuế - Tại sao luôn là dân, không phải đảng?
Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020
Thiên Hạ Luận (VOA Blog): Bất bình, phẫn nộ cũng… tăng!
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020
Trân Văn (VOA Blog): Thảm nạn? Sống, chết mặc… bay!
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020
Nguyễn Hùng: Tưởng niệm một năm 39 người chết thảm trong thùng công-ten-nơ
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020
Nguyễn Hùng (VOA Blog): Sách giáo khoa - Tôi có ba cháu học ở Anh mà chưa bao giờ thấy sách giáo khoa
Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020
Trân Văn (VOA Blog): Quy hoạch nhân sự: 'Bỏ thì thương...'
Ông Lê Quang Thưởng, cựu Phó Ban Tổ chức của BCH TƯ đảng CSVN và ông Thang Văn Phúc, cựu Thứ trưởng Nội vụ của chính phủ Việt Nam vừa thay mặt đảng, chính phủ giải thích tại sao, đảng và chính phủ điều động hàng loạt Bí thư các tỉnh về nắm giữ những vị trí chủ chốt trong chính phủ - chuẩn bị cho nội các mới.
***
Tính đến giờ này, có năm bí thư của năm tỉnh: Kiên Giang, Điện Biên, Đồng Tháp, Quảng Trị, Yên Bái được chính phủ rút về lãnh đạo một số bộ trước khi các tỉnh này tổ chức đại hội đảng. Gần nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị (Bí thư Kiên Giang) được điều động về làm Thứ trưởng Xây dựng. Ông Trần Văn Sơn (Bí thư Điện Biên) được điều động về làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (chức vụ tương đương Thứ trưởng).
Trước nữa, ông Lê Minh Hoan (Bí thư Đồng Tháp) được lệnh thôi làm Bí thư tỉnh và được điều động về làm Thứ trưởng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN PTNT). Ông Nguyễn Văn Hùng (Bí thư Quảng Trị) cũng được lệnh thôi làm Bí thư tỉnh và được điều động về làm Thứ trưởng Văn hóa – Thể thao – Du lịch (VHTTDL). Tương tự, bà Phạm Thị Thanh Trà (Bí thư Yên Bái) được điều động về làm Thứ trưởng Nội vụ.
Trả lời báo giới, ông Thưởng khẳng định: Đó là chuyện bình thường trong công tác cán bộ. Có ba phương án dành cho một Bí thư tỉnh hết nhiệm kỳ: Hoặc sẽ làm tiếp, hoặc điều động đảm nhiệm vai trò khác, hoặc nghỉ hưu. Gần đây, những người không đủ tuổi tái cử thường được điều động đảm nhiệm công việc khác vì cho họ nghỉ hưu ngay sẽ lãng phí nguồn nhân lực tốt.
Ông Phúc cũng nhận định y hệt như thế và nhấn mạnh: Đó là cách để sử dụng hiệu quả những cán bộ trong quy hoạch, đã trưởng thành, có kinh nghiệm thực tiễn. Nếu không tận dụng sẽ là sự lãng phí rất lớn, thậm chí có thể là thiệt thòi cho đảng và nhà
Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020
Phạm Phú Khải (VOA BLOG): Tâm lý bất lực trước bất công
Trong 10 bộ phim được xem nhiều nhất từ xưa đến năm 2019, đo lường qua số tiền thu hoạch được, có đến 6 phim về siêu anh hùng, trong đó ba tập Avengers của Marvel chiếm áp đảo [1]. Các phim còn lại, gồm Avatar, Titanic, Jurassic World và Furious 7, đều đề cao tính gan dạ, anh hùng của các nhân vật chính trong các phim này.
Đến năm 2020 thì có chút thay đổi thứ tự, với phim The Lion King, phim làm lại năm 2019, chiếm thứ 6 về tổng thu hoạch; Frozen II, chiếm thứ 10; Harry Potter and the Deathly Hallows Part 2, chiếm thứ 12 [2].
Ngay cả với phim The Lion King, Frozen I và II, Harry Potter v.v… thì cũng đều đề cao cái thiện, gan dạ và chính nghĩa chống lại cái ác, hèn nhát và vô luân.
Câu hỏi là, “Tại sao thế giới phim ảnh cũng như các sản phẩm liên quan đến (siêu) anh hùng lại có sức thu hút người ta mãnh liệt đến thế?”.
Phải chăng nó liên quan mật thiết đến sự bất lực và công lý?
Có phải vì phần lớn con người khắp nơi chỉ biết lo cho bản thân và thiếu tinh thần gan dạ để bảo vệ công lý cho chính mình và người khác?
Đã là con người, tất cả chúng ta, đều ít hay nhiều đã từng trải qua những kinh nghiệm đau thương về sự bất công. Mức độ có thể khác nhau, tùy theo hoàn cảnh, môi trường, xã hội/đất nước đang sống, mà sự cảm nhận của mỗi người về công lý cũng khác.
Nhưng hầu như ai cũng trải nghiệm về bất công, ngay cả khi còn rất nhỏ. Nó có thể đeo đuổi cả đời người. Giáo sư Morton Deutsch, thuộc đại học Columbia, một trong những người sáng lập về lĩnh vực giải quyết xung đột, đã đóng góp đáng kể trong ngành tâm lý để góp phần làm cho thế giới công bằng và bình an hơn [3]. Deutsch, từ lúc 5 tuổi, đã bắt đầu trải nghiệm bất công, và khi lớn lên cũng có trải nghiệm về loại trừ, phân biệt và định kiến. Những kinh nghiệm này đã thôi thúc ông một nhu cầu lớn. Đó là để tìm hiểu và giải quyết sự bất công.
Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020
Trân Văn (VOA Blog): Hà Nội chính là một ví dụ
Những thông tin mà Thành ủy Hà Nội vừa công bố về việc chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng của thành phố này chỉ ra, chuyện lựa chọn nhân sự cho Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 không màng đến thanh bạch (sống giản dị, trong sạch, giữ gìn phẩm giá của mình). Nói cách khác, thanh bạch không có chỗ trong quy hoạch nhân sự, lựa chọn – sắp đặt cán bộ lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam.
***
Ở cuộc họp báo tổ chức vào chiều 6 tháng 10, ông Phạm Thanh Học – Phó Ban Tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội cho biết, việc lựa chọn nhân sự đã được làm rất kỹ, cho nên số ứng viên lần đầu tiên được giới thiệu để các đại biểu bỏ phiếu lựa chọn vào BCH đảng bộ Hà Nội nhiệm kỳ tới đã giảm từ 151 xuống còn 75, rồi tiếp tục được lọc lần nữa để chỉ lấy 34. Nếu cộng 47 Ủy viên BCH đảng bộ đương nhiệm được giới thiệu tái cử thì tổng số ứng viên chính thức sẽ là 81 để bầu lấy 71…
Ông Học không quên nhấn mạnh, vì Thành ủy Hà Nội kiên quyết không để những người không đủ tiêu chuẩn lọt vào cấp ủy nên đã rà soát kỹ việc kê khai tài sản, cho con du học của từng ứng viên. Cứ như lời ông Học thì rà soát chỉ là xem xét, xác định đúng – sai, chứ giàu - nghèo, có con du học ngoại quốc hay không, không phải là lý do để quyết định chọn hay bỏ ứng viên. 81 ứng viên chính thức đã được chọn trước và sắp được các đại biểu tham dự Đại hội đảng của Hà Nội chọn lại đều… sạch.
Không ai biết tài sản của từng ứng viên chính thức ra sao nhưng với thu nhập chính thức chỉ ở mức hết sức khiêm tốn như đã biết (cỡ Chủ tịch Nhà nước thu nhập chính thức chỉ có 18 triệu/tháng, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng thu nhập chính thức chỉ 17 triệu/tháng) (2) - nên hiểu sạch là… thế nào khi các ứng viên chính thức có thể cho con đi du học ở ngoại quốc? Chẳng lẽ sạch… vẫn chỉ là kê khai đầy đủ số tài sản mà họ có và chỉ cần như thế là… đủ tiêu chuẩnlãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền?
***
Năm 2014, tờ khai tài sản mà ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - bị… lộ. Theo đó, ông Khánh sở hữu: Hai biệt thự tại Hà Nội, 1.800 mét vuông đất ở Dự án Mê Linh, 104.000 cổ phần của Ngân hàng Quân đội, 27.900 cổ phần của Ngân hàng Nam Á, 18.500 cổ phần của Ngân hàng Đông Á, 200.000 cổ phần của Ngân hàng Liên
Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020
Trân Văn: Bòn khố rách sắm dù, sơn kiệu (*)
Cuối cùng, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã quyết định dừng chi 2,5 tỉ để may trang phục cho tất cả các đại biểu tham dự đại hội đảng của tỉnh này vì một số địa phương có lùm xùm về việc mua quà tặng đại biểu (1).
Tin Tuyên Quang – tỉnh mà dự toán tổng thu ngân sách của cả tỉnh trong năm nay chỉ có 2,3 tỉ đồng nhưng yêu cầu công khố chi 2,5 tỉ để tổ chức đấu thầu 428 bộ trang phục, với yêu cầu vải nguyên liệu phải là Cashmere của Ý, vải lót phải của Nhật, phụ liệu (chỉ, cúc áo,…) phải của Đức và nhà thầu phải tổ chức đo – cắt – may cho từng đại biểu, giao hàng tận tư gia của từng đại biểu khiến công chúng tiếp tục sôi lên vì giận…
Tuy nhiên Tuyên Quang không phải là tỉnh đầu tiên và chắc chắn chưa phải tỉnh cuối cùng phung phí công quỹ cho đại hội đảng các cấp ở địa phương của mình. Một ngày trước khi Tuyên Quang tuyên bố hủy kết quả đấu hai gói thầu cung cấp 428 bộ trang phục bằng Cashmere, Quảng Trị tuyên bố hủy kế hoạch gọi thầu cung cấp 500… “bình hút tài lộc cao cấp” và phù hiệu để tặng đại biểu tham dự đại hội đảng của tỉnh!
Trước sự chỉ trích kịch liệt từ công chúng, đại diện Tỉnh ủy Quảng Trị phân bua: Thật ra, “bình hút tài lộc cao cấp” chỉ là… bình gốm có hình ảnh cầu Hiền Lương. Sở dĩ bình gốm trở thành “bình hút tài lộc cao cấp” trên thông báo mời thầu khiến công chúng dị ứng là vì… “sơ suất của anh em Văn phòng Tỉnh ủy” khi tìm - chọn quà tặng theo quảng cáo trên Internet (2)…
Đây có lẽ là lần đầu tiên đảng bộ một số tỉnh phải hủy các gói thầu mua sắm quà tặng các đại biểu tham dự đại hội đảng ở tỉnh của mình. Trước Tuyên Quang, Quảng Trị, Quảng Bình cũng đã hủy kế họach dùng 2,2 tỉ đồng để mua cặp da tặng các đại biểu và khách mời tham dự đại hội đảng của tỉnh Quảng Bình (3) vì không chịu nổi búa, rìu của dư luận. Tuy nhiên đó chỉ là… cá biệt.
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của nhiều tỉnh khác vẫn thản nhiên dùng cả tỉ của công quỹ chi cho việc sắm cặp làm quà tặng các đại biểu dự đại hội đảng bộ của họ, chẳng hạn: Vĩnh Phúc chi 1,8 tỉ. Lâm Đồng chi 1,2 tỉ, Nam Định chi 980 triệu, Bắc Giang chi 925 triệu,… Đó là chưa kể nhiều huyện cũng đã chi từ 200 triệu đồng đến 700 triệu đồng mua cặp tặng các đại biểu tham dự đại hội đảng cấp huyện (4).
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020
Trân Văn (VOA BLOG): Cường và Nhớ, chỉ cần đảng thấy ổn là… ổn!
Ông Lương Công Nhớ, cựu Bí thư Đảng ủy kiêm cựu Hiệu trưởng Đại học Hàng hải (tọa lạc ở thành phố Hải Phòng), vừa bảo với công chúng rằng, khoản tiền tiết kiệm, khoảng 80 tỉ đồng Việt Nam và 1.720.000 Mỹ kim mà vợ chồng ông và hai đứa con gửi ngân hàng là tiền do… họ hàng bên vợ nhờ gửi giúp, đứng tên giùm (1)!
Thiên hạ có bao nhiêu người tin ông Nhớ… thành thật? Chắc là chẳng có bao nhiêu, tuy nhiên điều đó không quan trọng! Điều quan trọng là đảng tin ông Nhớ nên ông Nhớ không hề hấn gì. Thậm chí ông Nhớ còn tuyên bố, khối tài sản này của gia đình ông đã được… Bộ Công an làm kỹ!
Tuy ông Nhớ thuộc diện phải kê khai tài sản nhưng chẳng ai rõ Bộ Công an… làm kỹ về nguồn gốc tài sản của ông Nhớ và gia đình hay Bộ Công an… làm kỹ về chuyện vợ chồng ông và hai con nằm trong số 27 nạn nhân của vụ án “tham ô tài sản” xảy ra tại Chi nhánh Hải phòng của Ocean Bank (Ngân hàng Đại Dương)?
Hồi đầu tháng trước, Tòa án Hải Phòng vừa đưa bốn viên chức từng là trụ cột ở Chi nhánh Hải Phòng của Ocean Bank ra xét xử sơ thẩm, sau đó, phạt một tử hình, phạt hai tù chung thân, người còn lại bị phạt 20 năm tù vì từ 2012 đến 2017, cả bốn đã chia nhau 414 tỉ do 27 khách hàng gửi vào nơi này (2).
Dường như Bộ Công an chỉ làm kỹ chuyện ông Nhớ và vợ con bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã gửi vào Chi nhánh Hải Phòng của Ocean (hơn 80 tỉ đồng và hơn 1,7 triệu Mỹ kim) chứ không điều tra về nguồn gốc khối tài sản này, đảng cũng không thèm bận tâm nên chẳng mấy người để ý. Lẽ ra ông Nhớ đã có thể thảnh thơi “làm người tử tế”, nếu như…
… Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN, cựu Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN), hiện là Bí thư Đắk Lắk, không bị xem như một trong những kẻ chủ mưu ép Đại học Tôn Đức Thắng phải nộp cho Tổng LĐLĐ VN 30% lợi nhuận, đồng thời hạn chế sự tự chủ của đại học này…
… Ông Phạm Đình Quý, một trong những Giảng viên của Đại học Tôn Đức Thắng và ông Hoàng Mạnh Tuấn (những người từng tố cáo ông Cường đạo văn, gian dối học thuật) không bị Công an Đắk Lắk… mời làm việc (3) bằng cách tổ chức vây bắt, áp giải về Buôn Ma Thuột… Sau đó bị khởi tố với cáo buộc… vu khống (4)…