Hiển thị các bài đăng có nhãn Vấn đề hôm nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vấn đề hôm nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Trần Thanh Cảnh: Hủy diệt ký ức Việt!

Một quốc gia muốn tồn tại trong thế giới đầy cạnh tranh bạo lực, cá lớn nuốt cá bé này ngoài những yếu tố địa lý, vật chất thì ký ức văn hóa của họ là cực kỳ quan trọng.

Ký ức văn hóa làm nên "căn cước văn hóa" của quốc gia đó. Ký ức văn hóa được truyền từ đời nọ sang đời kia bằng hai hình thức: các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Di sản phi vật thể như ca dao, truyền thuyết, chuyện kể thần thoại... được truyền miệng từ đời nọ sang đời kia, ta hãy khoan đề cập ở đây. Ta hãy đề cập đến di sản văn hóa vật thể của một quốc gia, mà một phần cực kỳ lớn nó được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết...

Nước Việt ta từ khi hình thành một quốc gia tự chủ sử dụng chữ viết gì? Chính là chữ Hán Nôm- chữ quốc ngữ mới chỉ được sử dụng chưa đầy hai trăm năm nay. Bởi thế hầu như di sản ký ức của ông cha ta truyền lại cho đời sau được lưu giữ trong những cuốn sách cổ Hán Nôm! Có lẽ vì hiểu tầm quan trọng của di sản Hán Nôm như vậy nên nhà nước ta mới cho thành lập cả một VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM: nơi sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và bảo quản những cuốn sách Hán Nôm của cha ông ta, ký ức của cả một quốc gia Việt tự chủ từ ngàn năm gửi lại cho chúng ta ngày nay! Mà không phải chỉ nhà nước ta thấy tầm quan trọng của lưu giữ các di sản Hán Nôm đâu. Ngay thời thuộc Pháp, người ta cũng đã lập ra VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ để làm việc này...

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Nguyễn Lương Hải Khôi: Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hơn 1000 cuốn sách cổ bị mất, bị mục nát ?!

1) Nếu (nếu...) Viện Hán Nôm bị mất sách đến mức này, bao gồm cả việc mất sách vì để sách nát, mục, thì đây là một sự kiện lịch sử.

2) Việt Nam trong lịch sử có 3 lần quy tập sách cổ.

Lần 1 là thời vua Lê Thánh Tông (quy tập sau khi bị giặc Minh đốt hết), lần 2 là vua Minh Mạng (quy tập để xây dựng nhận thức chung về một nước Việt Nam thống nhất, mở rộng cả sang Lào và Campuchia, sau khoảng 200 năm chia cắt), lần 3 là Viện Viễn Đông Bác Cổ của thực dân Pháp.

3) Việt Nam cũng có 3 lần mất sách cổ ở quy mô lớn.

Lần 1 là nhà Minh cướp phá, thế kỉ 15. Chủ nhiệm đề tài này là Trương Phụ. Không rõ chi phí cho khâu “chạy đề tài”.

Lần hai là năm 1946, dịp "Toàn quốc Kháng chiến", tháng 12. Lúc đó ông Ngô Đình Nhu, Giám đốc Nha lưu trữ Quốc gia của VNDCCH, đã kịp chuyển tư liệu cổ về kho Đà Lạt trước khi chiến sự nổ ra ở Hà Nội 19/12. Ngày nay, kho sách này nằm trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt (Trước 1975 tòa nhà được dân gian gọi là biệt điện Trần Lệ Xuân).

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2023

Ngô Thế Vinh: Giấc mơ châu Thổ: Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023—Ngày Nước Thế Giới 22/3/2023

Gửi những trẻ em ĐBSCL không biết bơi,
và cả không có ngụm nước sạch để uống
Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không 
được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Chẳng thể cứ tự hào Việt Nam nay là đất nước phát triển nếu như dân cư của cả nước vẫn phải sống với nguồn nước bẩn và một môi trường đầy ô nhiễm. 


“Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước.” Oded Distel [chuyên gia về nước của Do Thái]


Đề nghị chọn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là Ngày Nước Việt Nam / Vietnam Water Day. [Nhóm Bạn Cửu Long]


*


Hình 1: Logo Ngày Nước Thế Giới 22/3/2023, với chủ đề: “Bạn cần thay đổi nếu như bạn muốn thấy thế giới đổi thay”. (1) Và đề nghị một châm ngôn cho Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023: “Bạn cần can đảm và có tiếng nói nếu như bạn muốn thấy một Việt Nam đổi thay.”


Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Phạm Phan Long: Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long: Có khả thi và tin cậy được không?

Dẫn Nhập 


Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mênh mông vẫn có rất nhiều nước với rất nhiều công trình thủy lợi, nhưng dân vẫn khao khát nước sạch, chìm ngập trong nước bẩn, đói phù sa, dư phèn, thừa muối và khổ sở với ô nhiễm. Các chất thải lỏng, rắn và rác rưới sinh hoạt cứ thế cho xả hết vào nguồn nước không thể kiểm soát và xử lý. Không có một xã hội văn minh nào có thể để tệ trạng (iả đái vào miệng giếng) này kéo dài mãi như thế được. Do đó một quy hoạch với tầm chiến lược quốc gia như thế vô cùng khẩn thiết, không ai không ước mong quy hoạch (QH) này đạt mục đích đến thành công. Những phân tích khả thi và khả tín nêu ra trong bài này không có gì vui, người viết ước mong những lo ngại ấy không xảy ra, hay giảm bớt để mang thêm một bát nước trong lành giải khát cho con cháu và thế hệ tương lai. 


Giới thiệu: Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long [1]


Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long (QH) hay Mekong Delta Master Plan vừa được ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tương phê duyệt vào ngày 6 tháng 3 2023, qua Quyết định 174/QĐ-TTg mang tên Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Hình 1: Báo cáo và Quyết định phê duyệt QH-Nguồn tham khảo [1,2]


Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Võ Thị Hảo: Nghĩa là người ta có thể bất chấp đạo lý?

Hèn hạ nhất là trả thù người chết:

Đã hơn nửa tháng trôi qua sau đám tang nhà thơ dịch giả Dương Tường.

Cuộc đời dài và nhân cách của Dương Tường đã được nhà văn Phạm Xuân Nguyên “điêu khắc“ bằng những câu thơ xót xa cho thân phận những nhân tài chính trực tại Việt Nam. Chua xót đấy nhưng cũng đầy kiêu hãnh:

“...bán máu một thời sống gay go.

gay go vẫn sống đầy mộng mơ

mộng mơ cái đẹp cõi văn thơ

văn thơ viết nên bằng máu đỏ

máu đỏ của người của tự do…

…con người zương tường “phe nước mắt”

nước mắt “buông những tiếng thở dài”

thở dài “trả lãi bằng án sống”

sống để yêu người giữa trần ai...“.


Tương Lai: "Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông" (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 137)

Trong cơn lốc của những sự biến và hội họp biểu quyết liên miên với nhữn lời hùng biện đao to búa lớn, rồi thề thốt mùi mẫn, rồi tràng giang đại hải của những ngợi ca, bốc thơm bình luận của những “cây cao bóng cả”, rồi những “lũ ngẩn ngơ “Ong non ngứa nọc châm hoa rữa , Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa” của một “lũ ngẩn ngơ”* bỗng nhớ đến câu thơ của “thiên tài kỳ nữ” Hồ Xuân Hương “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông…”* nhằm nhẹ nhàng mượn hình tượng thơ để chuyển tải đôi điều suy ngẫm. Thế thôi.

 Đứng xem chuông thì có gì phải nói? Tịnh không có gì phải bàn bạc, xem xét chỉnh sửa quan điểm lập trường, hoặc soi xem liệu trong đó có cài cắm ý tưởng chống đối hay xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách gì không, hoặc có luận điệu phản động nào trong đó không? Câu tiếp theo là câu tường thuật nôm na, hiền hoà pha chút tinh quái của nụ cười nghịch ngợm của bà chị xoa đầu lũ trẻ ranh :“chúng bảo nhau rằng ấy ái uông”* ,không có chút gì nguy hiểm cho chế độ cả.  

Ấy thế mà, đọc mấy cuốn sách do Nhà xuất bản Văn học trình làng từ cuối những năm 1982 cho đến 2002 [đấy là tạm dẫn trong 20 năm] trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương được dẫn ra đều không có câu thơ trên. Thậm chí, trong “Tác phẩm và Dư luận”  kể cả những “dư luận” được dẫn ra từ những bài viết của những cây bút có uy tín, có trách nhiệm và phóng khoáng trong tư duy nghệ thuật cũng không có câu thơ nói trên. 


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Trần Trung Đạo: Việt Nam buồn lắm em ơi

Nhạc phẩm Tình Bơ Vơ của Lam Phương được sáng tác trước năm 1975. (Hình Tài liệu)

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.

Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.

Nguyễn Văn Tuấn: Tị nạn là kỵ húy?

Diễn viên Hồng Châu (Wikipedia), Diễn viên Quan Kế Huy (Wikipedia). 

Chẳng rõ tại sao báo chí Việt Nam khi viết về hai diễn viên Quan Kế Huy và Hồng Châu đều không hề đề cập đến nguồn gốc 'tị nạn' của họ. Có báo sửa tài tử Quan Kế Huy từ 'gốc Việt' thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'.

Ít ai chú ý rằng trong danh sách được đề cử giải Oscar năm nay còn có tên của một minh tinh khác cũng gốc Việt: Hồng Châu. Cô ấy cũng là một người tị nạn. Hồng Châu (hình), theo các trang điện ảnh Mĩ, sanh ra ở trại tị nạn Thái Lan vào năm 1979. Trang wiki mô tả chuyến vượt biên đầy nguy hiểm: "Năm 1979, gia đình cô là một trong số những thuyền nhân rời bỏ đất nước, xuyên suốt chặng đường vượt biên, bố cô bị bắn đến suýt chết trong khi mẹ đã mang thai cô được sáu tháng."

Lê Học Lãnh Vân: Lục tỉnh đang tha hương

Nghệ sĩ Diệp Lang (4/3/1941—11/3/2023) Ảnh Phong Lang, Nguồn: Báo VNExpress

Đi rồi, nghệ sĩ Diệp Lang

Nhớ anh sân khấu sáo đàn chen nhau

Diễn như không diễn mà sao

Chật phòng khán giả nghe sầu mênh mông

Chiếc xuồng vọng cổ bên sông

Ông già Lục Tỉnh nát lòng tha hương… 

Lê HL Vân, 23/03/13


Từng coi gần như hết các vở cải lương nghệ sĩ Diệp Lang đóng, giờ nghe tin anh mất, không buồn sao được? Nhưng, sáu câu thơ kia không để khóc anh, mà khóc cho buổi chiều Cải Lương!

Không biết về kịch nghệ, đâu dám nói gì về tài nghệ của nghệ sĩ Diệp Lang dù được nghe bao người tấm tắc. Chỉ biết, dù rất hâm mộ Thành Được, Thanh Nga, Hùng Cường, Bạch Tuyết, tôi chỉ sống trọn vẹn hơn với sân khấu, trong vở tuồng mỗi khi xem Diệp Lang, Hồng Nga diễn. Ấy là bởi hai nghệ sĩ này nếu chưa là ngôi sao sáng nhất thời của họ thì đã rất xứng đáng với lời khen diễn mà không diễn. Qua các vai diễn, hình ảnh ông, bà, cha, mẹ, cậu, dì, chàng trai, cô gái được họ vẽ lên rất chân thực trên quê hương nơi họ sinh ra, sống, làm nghề, nơi sản sinh ra làn điệu cải lương, chính là đất Nam Kỳ Lục Tỉnh trời rộng sông dài!


Mạc Việt Hồng: Ba Lan: Biểu tình chống lạm thu và đòi đại sứ từ chức

Hình: Mạc Việt Hồng

Một cuộc biểu tình khá hy hữu vừa diễn ra ngày 12/03/2023 trước Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Warsaw. Sở dĩ nó hy hữu vì biểu tình vẫn là khái niệm xa vời ngay cả với những người Việt sinh sống trong các quốc gia dân chủ. Hơn 300 người đã vượt qua sự hy hữu đó để kéo tới cơ quan ngoại giao này để phản đối lạm thu và đòi đại sứ Nguyễn Hùng từ chức.

Giọt nước tràn ly

Việc lạm thu lãnh sự đã có từ lâu, ai ai cũng biết nhưng nhắm mắt làm ngơ, đâu đó thỉnh thoảng có người lên tiếng, nhưng rồi mọi sự lại nhanh chóng chìm vào quên lãng như đá ném xuống ao bèo.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Nguyễn Đức Tiến: Sự Sống, Con Người và Thiên Nhiên

Sự sống của con người nằm bên trong sự sống của thiên nhiên. Con người là thành phần của thiên nhiên, thiên nhiên là thành phần của con người. Thiên nhiên chuyển động qua từng hơi thở của con người, luân lưu trong từng mạch máu của con người. Thiên nhiên tạo ra sức sống cho con người, hiện ra qua từng tư duy của con người, tạo ra tri thức và xúc cảm cho con người. Ngược đãi thiên nhiên là ngược đãi chính mình, tàn phá thiên nhiên là tàn phá con người của chính mình qua từng mạch máu, từng hơi thở, từng tư duy và từng xúc cảm của chính mình. Con người không phải là một cái gì đó khác hơn với thiên nhiên, và ngược lại. Nhìn thiên nhiên qua một sự hiểu biết nhị nguyên là một góc nhìn phiến diện, là nguyên nhân đưa đến mọi hình thức xung đột và khổ đau.  HP Nguyễn Đức Tiến.

Tình cờ tôi được đọc bài viết Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên, một đồng bằng sông Cửu Long đang chết dần” của ông Ngô Thế Vinh và cũng chẳng biết nói gì hơn. Thực sự tôi đã trông thấy các hậu quả này từ nhiều chục năm về trước. 


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Nguyễn Xuân Thọ: Cảm nhận quê nhà (6) "Những kẻ lội ngược dòng”

Tôi từng gọi những người tìm cách lội ngược dòng ở Việt Nam là những con dã tràng. Khi đó phong trào biểu tình chống các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông còn hừng hực, có những cuộc biểu tình lên đến vài ngàn người ở Hà Nội và Sài Gòn. Con sóng quét sạch những viên cát dã tràng không phải từ phía Trung Quốc bị phản đối, mà lại từ phía chính quyền Việt Nam đang được ủng hộ. Khi đó mặc áo có in chữ Hoàng Sa-Trường Sa là có tội.

Nhiều biểu tình viên nay nhìn lại cũng thấy đúng là công dã tràng. Họ nói: “Không hơi đâu làm như vậy nữa“. Không phải họ sợ, mà vì cảm thấy cô đơn trong đám đông thờ ơ quanh mình. Vài ngàn người biểu tình ở Hà Nội hay Sài Gòn tưởng là đông. Nhưng họ luôn chìm nghỉm giữa hàng trăm ngàn người cưỡi ô-tô, xe máy bình thản, vô cảm lướt qua. Nhiều người lắc đầu khó chịu vì giao thông gián đoạn, coi “bọn biểu tình“ là đám rỗi hơi. Còn người biểu tình thì gặp rắc rối với công an, với địa phương, hàng xóm.

Hôm 17.2.2023 vừa qua anh Hoàng Hưng vẫn bị ngăn không cho ra khỏi nhà.[1]

Nguyễn Văn Tuấn: Lầm lẫn giữa Tổ Quốc và thể chế

Đó là một trong những lầm lẫn rất tai hại và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Người Việt chúng ta có khái niệm ‘Tổ quốc’ rất đáng học. Nó không hẳn có nghĩa đơn giản như ‘motherland’ hay ‘fatherland’ trong tiếng Anh. Tổ quốc, theo cách chúng ta hiểu, là đất nước do tổ tiên để lại. Nhưng không đơn giản là ‘đất nước’ mà còn là sự gắn bó tình cảm, một loại tình cảm thiêng liêng khó mô tả bằng lời (giống như cảm giác bước chân tới Phú Thọ, Đền Vua Hùng vậy). Tôi có thể nói quê hương thứ hai là Úc, nhưng tổ quốc là Việt Nam. Tôi có sự gắn bó tình cảm thiêng liêng với Việt Nam, nhưng loại tình cảm đó không có đối với Úc. Do đó, tổ quốc không chỉ là địa lí (physical) mà còn bao hàm ý nghĩa tinh thần (spiritual).

Chế độ chánh trị (political regime) là tập hợp những triết lí, qui tắc, chuẩn mực chánh trị đằng sau sự hoạt động của một chánh phủ. Ở Úc tôi, hai đảng Liberal và Lao động có những suy nghĩ khác nhau và theo đuổi những lí tưởng khác nhau. Một đảng là bảo thủ (không hẳn là xấu), một đảng là cấp tiến (không hẳn là tốt). Họ luân phiên lập chánh phủ điều hành đất nước Úc.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

Nguyễn Xuân Thọ: Cảm nhận quê nhà (5) – Từ cần câu đến củi gộc

Khi Chủ nghĩa Xã hội sụp đổ ở Đông Âu cuối 1989 thì Trung Quốc đã có kinh tế tư nhân “Mèo trắng-Mèo đen“ từ lâu rồi. Ba nước Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn loay hoay tìm lối thoát. Đảng Cộng sản Việt nam đã chọn “Đổi mới“, chấp nhận kinh tế tư nhân. Điều này đã khiến xã hội Việt Nam thay đổi, giúp cho chế độ tồn tại. Giả sử Việt Nam chọn con đường Xã hội Chủ nghĩa kiên định của Cuba hay chủ nghĩa Cộng sản đồ đá của Bắc Hàn thì nhà nước này đã sụp đổ từ lâu, vì không có đủ tiềm lực kinh tế, xã hội như hai nước bạn.

Ngược lại, nếu Cuba mở cửa như Việt Nam thì có thể La Habana nay đã như Miami. Người Cuba văn hóa Tây Ban Nha vốn không ưa sự “nhờ nhờ”, sẽ mở toang cửa để đâu vào đó! Có người từng khuyên Cuba học tập Việt Nam. Nhưng bạn không theo và nay mừng húm vì vẫn giữ nguyên chế độ. Dân khổ là tội của bọn cấm vận!

Cha con nhà Kim thì biết chắc kinh tế nhà nước sẽ không có cơ sống sót với tư bản. Chỉ cần một khe hở thì làn sóng Tư bản Chủ nghĩa từ Nam Hàn đã phá toang cánh cửa từ lâu. Thế nên họ cự tuyệt mọi cải cách. Nhờ công nghiệp hóa sâu hơn Việt Nam nên cả Cuba và Bắc Hàn dù đóng cửa nhưng vẫn sống sót. Dân Cuba khổ nhưng không chết đói, vẫn tự hào vì xuất khẩu bác sỹ. Trẻ em Bắc Hàn suy dinh dưỡng thì đã có UNICEF lo. Đảng chỉ chuyên tâm làm bom các loại. 


Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023

Lê Nguyễn: Nghĩ lan man về sự phân biệt vùng miền

Loài ngạ quỷ có tàn phá nhân gian cũng chỉ đến một lúc nào đó thì chuyển hướng hành động để còn tu tập và tái sinh qua cõi khác. Riêng có một loại hình ma, bóng quỷ vẫn tồn tại, chập chờn đây đó suốt gần năm chục năm qua trên đất nước này, tàn phá sự thống nhất, đoàn kết dân tộc và đe dọa những tâm hồn thơ trẻ đang cần được nuôi dạy trong tình tự dân tộc, trong nghĩa lớn đồng bào.

Đó là bóng ma của sự phân biệt vùng miền.

Còn nhớ cách đây không lâu, có ông tiến sĩ làm cái việc gọi là ”cải cách ngôn ngữ”, lấy sự phát âm của người miền Bắc làm chuẩn mực cho ngôn ngữ thống nhất cả nước, “con trâu” thì phải viết là “con châu”, và nhiều cách thức cải cách đại loại như thế. Ngày nay, chỉ cần chú ý một chút đến sinh hoạt xã hội, ta dễ dàng nhìn thấy sự trái khoáy bàng bạc khắp các ngõ ngách của đời sống. Trong lãnh vực nghệ thuật, giải trí chẳng hạn. Cứ mỗi dịp xét trao danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân là người ta lại công khai hay ngấm ngầm trao đổi với nhau về cái gọi là sự phân biệt vùng miền. Danh sách ứng viên đầy ắp tên tuổi nghệ sĩ sinh trưởng và hoạt động ở miền Bắc, còn với nghệ sĩ miền Nam thì ôi thôi, lơ thơ tơ liễu buông mành....

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Ngô Thế Vinh: Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên, một đồng bằng sông Cửu Long đang chết dần

Bác sĩ Ngô Thế Vinh

Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL

không được quyền có tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long


順天者存,逆天者亡

Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong

Thuận với thiên nhiên thì còn.  

Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] 


“Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khỏe của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.”  Ngô Thế Vinh 


Lời Dẫn Nhập: Trong lịch sử cận đại, kể từ sau 1975, cụm từ “cải tạo” của người Cộng sản Việt Nam, trong mọi lãnh vực, hàm chứa một nội dung tồi tệ nhất, chỉ có ý nghĩa độc ác, tha hóa con người, hủy hoại môi sinh, làm cạn kiệt mọi nguồn tài nguyên, và để lại một đất nước không có tương lai. Đây là bài thứ 2 viết về 48 năm cải tạo Đồng Bằng Sông Cửu Long của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã và đang phá huỷ cả một vùng châu thổ phì nhiêu nhất Châu Á và cũng là của thế giới, và làm nghèo cả một đất nước ra sao. 


BÀI HỌC VỠ LÒNG: DÒNG CHẢY SINH THÁI (1)


Ngô Quốc Phương: Ngọn cờ và quy tắc trách nhiệm ngầm định

Ngày nọ, quý vị có một quyết định để đời, bước một bước sang phía phản biện, đối kháng, giới hoạt động phản bác/đối, bất đồng với một chế độ X, được cho là độc tài, toàn trị, xấu ác...

Quý vị có thể hành động thế nào? Phát ngôn, ra thông điệp, tham gia các hoạt động, đơn phương đưa ra hành động v.v..., hình thức có thể có nhiều, trong đó, chẳng hạn bước đầu ra sách, viết báo, công bố hồi ký, tự truyện, viết blogs, trả lời phỏng vấn v.v...

Sau khi được chú ý và hoan nghênh, tiếp nhận bởi công chúng, nhất là khi quý vị ra hải ngoại hẳn rồi, thì diễn tiến tiếp theo có thể là gì? Quý vị được mời tham gia sự kiện nọ, kia, phát biểu về lựa chọn hành động của mình khi bước sang làn ranh khác, trả lời công chúng, chia sẻ thêm về những thông điệp, tuyên ngôn, phát ngôn của mình, trong đó cũng có thể về các tác phẩm của mình, sách, báo, hồi ký, tự truyện, triết luận ...

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Võ Thị Hảo:Trịnh Xuân Thanh vẫn là "nghi phạm kép“ về rửa tiền tại Đức

  •  Mỹ, Đức...là “thiên đường“ cho quan tham Việt Nam?

Quan tham Việt Nam thời toàn cầu hóa“ đã khác hẳn trước đây.

Mức độ táo tợn, tàn bạo và năng lực hủy diệt đất nước của chúng tăng lên đến hàng triệu lần.

Nguyên do là vì khả năng thoát thân của chúng rất lớn. Khi các cơ quan hữu trách phòng chống tội phạm cố tình bỏ qua hoặc do thiếu năng lực, đám quan tham thừa khả năng để liên kết thành các nhóm lợi ích, các tổ chức tội phạm rửa tiền trong nước và quốc tế.

Chúng biến những nước như Mỹ, Đức, Canada...trở thành “thiên đường“ cho riêng chúng và gia đình an vui tận hưởng thậm chí đến nhiều đời chưa hết số tiền chúng trộm cướp được của người dân VN.
Trang báo VOV online đưa tin tổng kết từ chuyên gia Interpol cho biết: một số tội phạm – đặc biệt tội phạm liên quan về chức vụ, tham nhũng, kinh tế…, trước khi bỏ trốn ra nước ngoài đã mang theo khối tài sản rất lớn. Những đối tượng này tẩu tán tài sản dưới danh nghĩa lập các công ty, ký các hợp đồng làm ăn với nước ngoài (rửa tiền).

Hoàng Quốc Hải: Tất cả các lễ hội khai ấn đều bịa đặt

TỪ TRONG QUÁ KHỨ ĐÃ KHÔNG CÓ “LỄ HỘI KHAI ẤN”

Lễ khai ấn đền Trần đêm 14 tháng Giêng. Nguồn: Báo Tiền Phong

Ai cũng biết lễ hội có hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Lễ là phần tâm linh, phần này nhằm mục đích cố kết cộng đồng bằng tâm thức, hội tụ quanh một hoặc nhiều vị thần nào đó mà cộng đồng tôn thờ làm phúc thần, để che chở cho cả cộng đồng. Thần linh có thể là một vị nhân thần có công lớn với đất nước, cũng có thể là một người dẫn dân đi khai hoang lập ấp, sau thành xóm thành làng, dân cư đông đúc, đời sống khấm khá, cộng đồng đó tôn thờ người ấy làm thành hoàng làng để tỏ lòng biết ơn. Cũng có thể là người đã đem một nghề nào đó về cho cả làng sinh sống rồi trở thành làng nghề, chính người đó được tôn vinh làm tổ nghề và đưa vào điện thần thờ làm Thành hoàng. Lại có vùng thời tiết dữ dội, gió mưa bão lụt khôn lường, dân rước thiên thần vào thờ làm Thành hoàng làng, như Long Hải đại vương. Hoặc cầu mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi, dân thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp điện tức là các thần Mây – Mưa – Sấm – Sét.


Hoàng Anh Sướng : Vì sao dân mình cứ mãi u mê dâng sao, giải hạn, xì xụp khấn vái cầu xin đủ thứ?

Nguồn Báo Lao Động

Theo tôi, một trong những lý do căn bản nhất là đạo Phật Việt Nam đương đại đã biến Phật thành vị thần linh và biến chùa thành nơi buôn thần, bán thánh. Để rồi, ngày ngày, biết bao nhiêu con người hễ đến chùa là dâng lên Phật chút lễ bạc, dúi vào tay Phật chút tiền mọn rồi quỳ rạp dưới mấy cây hương mà cầu nguyện đức Phật ban cho đủ thứ: nào danh, lợi, tiền, tình…, những thứ mà đức Phật đã buông bỏ từ lâu, những thứ mà theo Đức Phật, đó là nguồn gốc của khổ đau, bất hạnh. 

Ai học đạo Phật đều biết: Đức Phật vốn là một thái tử, đã từng có vợ đẹp, con khôn, cung vàng, điện ngọc. Tương lai, sẽ là một vị vua thống trị cả một đất nước. Nhưng vì thấy cuộc đời vốn dĩ có nhiều khổ đau nên Ngài đã rũ bỏ tất cả danh, lợi tột đỉnh ấy để đi tìm con đường thoát khổ. Và Ngài đã thành công.