Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Hoàng Chương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Hoàng Chương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

Vũ Hoàng Chương – Người đã mất không thể lên tiếng, nhưng…

Lời giới thiệu: Dưới đây là hai bài viết, của Nhà văn Mặc Lý (Canada) và của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc) đính chính thay cho cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương, về một vài thông tin không chính xác và một vài câu thơ “sắt máu” được cho là của ông…

***

A picture containing text, posing, old

Description automatically generated

Mặc Lý: Một Vài Thông Tin Sai Lạc về Vũ Hoàng Chương

Nhân dịp Uỷ Ban Giải Thưởng Nobel công bố hồ sơ cũ quá thời hạn bảo mật 50 năm, nhiều người mới biết là một người Việt Nam, thi sĩ Vũ Hoàng Chương từng được đề cử cho giải thưởng về văn chương nổi tiếng này, năm 1972.

Mạng xã hội lẫn báo chí trong nước đều đăng tin này, nhưng có vài điểm sai lạc.

Điểm sai lạc thứ nhất về người đề cử Vũ Hoàng Chương. 

Nhiều nguồn tin trong nước lẫn mạng xã hội đều viết đúng người giới thiệu là linh mục Thanh Lãng, nhưng lại cho là linh mục Thanh Lãng là người giới thiệu Vũ Hoàng Chương, Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút (P.E.N. hay PEN) Việt Nam lúc đó.

Điều này không đúng.


Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Thanh Tâm Tuyền: Đêm Thơ Vũ Hoàng Chương

Đoạn văn dưới đây là phần chính bài nói chuyện của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Đêm Thơ Vũ Hoàng Chương ngày 16-1-1975 tại phòng trà Khánh Ly, đường Tự Do, Sàigòn.

Sự hiện diện của các bạn cùng chúng tôi hôm nay là một cuộc tôn vinh cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Chẳng những cho riêng thi sĩ, người suốt đời chỉ biết làm thơ – không biết, không thể làm gì khác – mà còn cho tất cả mọi thi sĩ và qua các thi sĩ là một cuộc tôn vinh cho Thơ.

Tôn vinh Thơ? Tại sao tôn vinh Thơ? Thơ quan hệ chi đến đời sống chúng ta? Sướng ích chi mà có những người để một đời như Vũ Hoàng Chương để theo đuổi thơ?

Thi sĩ có thể không biết – thật chăng? Có lẽ cũng chỉ là một cách nói riêng của thi sĩ. Riêng chúng ta có biết, chúng ta biết tận trong thâm tâm chúng ta, biết qua động cơ thúc đẩy cuộc hội họp tối nay được chính chúng ta dấu diếm bằng những lý lẽ rất tầm thường hằng ngày. Chúng ta biết rằng chúng ta muốn gặp mặt nhau, nhìn mặt nhau đêm nay: “Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa – Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh.” Chúng ta biết rằng khi mọi giá trị thiêng liêng đều chẳng còn đáng gì, đều bị liệng bỏ dần dọc theo đời người thì thơ vẫn còn lại. Phải thế chăng? Dù cho thơ có thể chẳng thay thế được các giá trị thiêng liêng. Không là giá trị thiêng liêng – có bao giờ thơ như thế? – thì nó vẫn ở cùng trong đời sống chúng ta – như lúc này, giây phút này đây – và nó đủ năng lực để cuốn đời sống chúng ta đến chân trời viễn vọng. Thơ nhắc rằng chúng ta đang sống, sống lạ lùng, sống với ta và sống với người.

Chúng ta còn có thể nói đến những điều ghê gớm hơn nữa về thơ nhưng rồi thơ lại còn có thể vượt ra ngoài mọi điều ghê gớm ấy. Tuy nhiên nói cho đến cùng (biết đâu là cùng?) Thơ vẫn chỉ là lẽ thường của đời người, là sự thường của kiếp sống – ngắn ngủi và vô hạn như một tiếng hát.

Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi.

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

Vũ Hoàng Chương: Phương xa

Hình minh hoạ, FreePik

Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng
Xô về Đông hay giạt tới phương Đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi

Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy lênh đênh

Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ

Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt
Treo buồm cao cùng cao tiếng hồ khoan
Gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan

Trích THƠ SAY 1940


Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Vũ Hoàng Chương: Trích đoạn Hồi thứ I kịch Vân Muội

Sao lòng ta đêm nay buồn không thể nguôi ?
Niềm u uất dâng cao mà tháng ngày trôi xuôi...
Há vì cơm áo chẳng no lành ?
Há vì đời không ai mắt xanh ?
Nhớ thuở xưa chưa có ta thì đường đi thênh thênh.

Kịp tới khi có ta là chông gai mông mênh.
Cuồng vọng cả mà thôi, bốn phương đều vướng mắc.
Ba mươi năm trên vai mà trống không bình sinh...
Gối vải mộng phong hầu
Vinh quang đường lối khép
Thẹn trước thương về sau
Đời tàn trong ngõ hẹp...
Mưa lùa phên nứa khép
Ngày trắng theo nhau qua
Lá rơi đầy ngõ hẹp
Đời hiu hiu xế tà.

Ôi ! ta đã làm chi đời ta ?
Ai đã làm chi lòng ta ?
Cho đời tàn tạ lòng băng giá,
Sương mong manh quạnh chớm thu già.

Mải mê theo sự nghiệp
Quá trớn lỡ giàu sang
Mưa rơi lầy ngõ hẹp
Lá vàng bay ngổn ngang
Dìu vương nhau mươi chiếc lá khô vàng,
Xuân đời chưa hưởng kịp
Mây mùa thu đã sang !

Giấc hồ nghe phấp phới
Cờ biển nhịp mơ màng
Đường hoa son phấn đợi
Áo gấm về sênh sang...

Đường hoa về áo gấm ?
Chao ôi! Ta nhớ kiếp nào xưa !
Tiền thân còn thoáng hương mơ
Lều tranh gối vải phai mờ vàng son...


Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Vũ Hoàng Chương: Đăng Trình


Bao nhiêu hạt cát bến sông này
Đã bấy nhiêu ngàn thế kỷ nay
Ta vượt ngàn năm đường ánh sáng
Tự ngoài Vô Tận đến nơi đây

Trái Đất mừng ta nhạc vút cao
Băng sơn gầm thét hỏa sơn gào
Bóng ta in xuống chân trời mới
Nhật Nguyệt hai phương ngửa mặt chào

Muôn màu chen dự lễ đăng quang
Biển nước xanh lơ biển cát vàng
Hoa tím buông lơi sườn cỏ biếc
Ôi rừng trinh bạch đảo hồng hoang !

Nhưng vẻ thiên nhiên tự buổi đầu
Với thời gian đã mất về đâu ?
Núi sông mòn mỏi bao hưng phế
Hiện nét già nua mặt địa cầu

Đại lục buồn soi bóng đại dương
Cỏ hoa rừng đảo úa dần hương
Cũng như Trái Đất khô dần nhựa
Còn, chỉ còn dư vị chán chường

Đêm đêm ta giõi mấy tầng cao
Tìm một không gian mới lạ nào
Lấp lánh Quê Trời thơ hẹn bến
Giam mình Quê Đất mãi hay sao !

Nhân loại ra đi chẳng một lần
Hợp tan nào khác mảnh phù vân
Trên đà tốc độ siêu quang ấy
Một chuyến đăng trình một hóa thân

Này lúc vèo qua hệ Thái Dương
Ném sau ngàn đốm lửa kim cương
Mạn phi thuyền cháy lên rừng rực
Ta gõ mà ca : Thiên nhất phương !

(Hoa Đăng)

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Vũ Hoàng Chương: Đăng Trình

Bao nhiêu hạt cát bến sông này
Đã bấy nhiêu ngàn thế kỷ nay
Ta vượt ngàn năm đường ánh sáng
Tự ngoài Vô Tận đến nơi đây

Trái Đất mừng ta nhạc vút cao
Băng sơn gầm thét hỏa sơn gào
Bóng ta in xuống chân trời mới
Nhật Nguyệt hai phương ngửa mặt chào

Muôn màu chen dự lễ đăng quang
Biển nước xanh lơ biển cát vàng
Hoa tím buông lơi sườn cỏ biếc
Ôi rừng trinh bạch đảo hồng hoang !

Nhưng vẻ thiên nhiên tự buổi đầu
Với thời gian đã mất về đâu ?
Núi sông mòn mỏi bao hưng phế
Hiện nét già nua mặt địa cầu

Đại lục buồn soi bóng đại dương
Cỏ hoa rừng đảo úa dần hương
Cũng như Trái Đất khô dần nhựa
Còn, chỉ còn dư vị chán chường

Đêm đêm ta giõi mấy tầng cao
Tìm một không gian mới lạ nào
Lấp lánh Quê Trời thơ hẹn bến
Giam mình Quê Đất mãi hay sao !

Nhân loại ra đi chẳng một lần
Hợp tan nào khác mảnh phù vân
Trên đà tốc độ siêu quang ấy
Một chuyến đăng trình một hóa thân

Này lúc vèo qua hệ Thái Dương
Ném sau ngàn đốm lửa kim cương
Mạn phi thuyền cháy lên rừng rực
Ta gõ mà ca : Thiên nhất phương !

(Hoa Đăng)


Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

Bốn Bản Dịch- Thơ Thôi Hiệu: Hoàng Hạc lâu

Hoàng Hạc lâu


Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch nghĩa

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!

Bản dịch của Tản Đà 


Hạc vàng ai cưỡi đi đâu? 
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ 
Hạc vàng đi mất từ xưa 
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay 
Hán Dương sông tạnh cây bày 
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non 
Quê hương khuất bóng hoàng hôn 
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

Đàm Trung Pháp: Uy Vũ Bất Năng Khuất



Theo Mạnh Tử, chỉ dấu quan trọng nhất của một người quân tử là lòng can đảm vẫn duy trì được nguyên tắc sống cao cả của mình bất chấp những đe dọa của vũ lực bạo tàn. Chỉ dấu bất khả tư nghị của khí tiết ấy được từ vựng Hán-Việt mệnh danh là “uy vũ bất năng khuất” (威武不能屈).Thi nhân lỗi lạc Vũ Hoàng Chương (1915-1976) đã lộ rõ khí tiết này khi ông dám làm bài thơ “Vịnh Tranh Gà Lợn” để châm biếm “bên thắng cuộc” nhân dịp ông nghinh xuân Bính Thìn 1976 tại quê nhà. Và như đã tiên đoán, bài thơ miệt thị chế độ mới một cách công khai ấy đã khiến Vũ Hoàng Chương bị chúng bỏ tù cho đến lúc kiệt lực, cận kề cái chết. Năm ngày sau khi được thả, ông qua đời tại nhà vào ngày 6 tháng 9 năm 1976.

Mời quý độc giả thưởng lãm bài thơ đường luật viết về tết cuối đời mang tên “Vịnh Tranh Gà Lợn” của Vũ Hoàng Chương – cùng với sự hiểu biết và suy luận hạn hẹp của tôi – dưới đây:

VỊNH TRANH GÀ LỢN

1. Sáng chưa sáng hẳn tối không đành

2. Gà lợn om xòm rối bức tranh

3.  Rằng vách có tai thơ có họa

4. Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh

5. Mắt gà huynh đệ bao lần quáng

6. Lòng lợn âm dương một tấc thành

7. Cục tác nữa chi ngừng ủn ỉn

8. Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

KHAI BÚT ĐẦU NĂM

Khai bút đầu năm gần như là một tục lệ của các văn nhân thời xưa. Những cảm hứng trong giờ phút đầu của một năm mới đã được viết xuống một cách mỹ thuật như một thú chơi văn chương tao nhã, mà ngày nay ít người còn nhớ tới.

Kính mời quý độc giả thưởng thức một bài khai bút của thi sĩ Vũ Hoàng Chương Tết năm Nhâm Tý 1972 cách đây đã 47 năm...


Đàm Trung Pháp: Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương



Theo Mạnh Tử, một chỉ dấu quan trọng của một người quân tử là lòng can đảm vẫn duy trì được nguyên tắc sống cao cả của mình bất chấp những đe dọa của vũ lực bạo tàn. Chỉ dấu bất khả tư nghị của khí tiết ấy được từ vựng Hán-Việt mệnh danh là “uy vũ bất năng khuất” (威武不能屈).

Thi nhân lỗi lạc Vũ Hoàng Chương (1915-1976) đã lộ rõ khí tiết này khi ông dám làm bài thơ “Vịnh Tranh Gà Lợn” để châm biếm “bên thắng cuộc” nhân dịp ông nghinh xuân Bính thìn 1976 tại quê nhà. Và như đã tiên đoán, bài thơ miệt thị chế độ mới một cách công khai ấy đã khiến Vũ Hoàng Chương bị chúng bỏ tù cho đến lúc kiệt lực, cận kề cái chết. Năm ngày sau khi được thả, ông qua đời tại nhà vào ngày 6 tháng 9 năm 1976.

Mời quý độc giả thưởng lãm bài thơ đường luật viết về tết cuối đời mang tên “Vịnh Tranh Gà Lợn” của Vũ Hoàng Chương – cùng với sự hiểu biết và suy luận hạn hẹp của tôi – dưới đây:

VỊNH TRANH GÀ LỢN

1. Sáng chưa sáng hẳn tối không đành
2. Gà lợn om xòm rối bức tranh
3. Rằng vách có tai thơ có họa
4. Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh
5. Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
6. Lòng lợn âm dương một tấc thành
7. Cục tác nữa chi ngừng ủn ỉn
8. Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Trần Từ Mai: Tình tri âm giữa thi sĩ Vũ Hoàng Chương và nữ sĩ Ngân Giang

Tháng 7 năm 1954, nước Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17, nửa phía Bắc dưới sự cai trị của những người Cộng sản. Cuối tháng 8 năm ấy, cùng với gia đình (gồm mẹ, vợ) và gia đình thi sĩ Đinh Hùng (em vợ, đồng thời cũng là bạn thân), nhà thơ Vũ Hoàng Chương lánh vào miền Nam. Ông giải thích lý do ra đi trong bài “Gấm hoa” làm ở Sài gòn năm 1967, được in ra trong tập Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai (Sàigòn : Lửa Thiêng, 1970): 

Anh ra đi, cánh phiêu-hồng trốn tuyết 
Hay cánh thiên-nga trốn vạc dầu sôi? 

Khi phải đi xa như thế, ông nghĩ rất nhiều đến người yêu đầu tiên trong đời nhưng đã “mười năm thôi thế mộng tan tành” từ một ngày 12 tháng 6 hơn 13 năm trước (1941): 

Sông núi đã chia rồi 
Em ở lại sầu gương tủi lược 
Bồ-hòn kết đắng hoa môi. 

Những năm sau, từ miền Nam ông nhớ người ở lại một cách thiết tha, vô vọng: 

Tiếng kêu ném ngược đường kinh tuyến 
Chỉ thấy vòng quanh trở lại thôi. 

Nhân vật thứ hai ông nghĩ đến là một người bạn thơ. Cuối năm Giáp Ngọ tức đầu năm 1955, nhân các chuyến qua lại giữa hai miền Nam Bắc còn thực hiện được, ông gửi một người quen có việc ra Bắc một bài thơ, nhờ đưa đến một thi sĩ ở lại Hà Nội. Bài thơ này sau được ông cho in vào thi tập Trời Một Phương (Sàigòn, 1962) với nhan đề “Nổi trôi” và có lời như sau: 

Đặt bút cùng ngâm khúc bể dâu 
Nổi trôi từ đấy xót cho nhau. 
Một phen nhật nguyệt tranh ngôi Sáng 
Hai ngả lòng thu dựng tháp Sầu. 
Tỉnh cũng hoài thôi, say chẳng nỡ 
Xuân sang đó nhỉ, mộng về đâu? 
Rằng hư, rằng thực lời tâm huyết 
Non vẫn cao hề, nước vẫn sâu!

Tập thơ với bài “Nổi trôi,” thi sĩ Vũ Hoàng Chương làm để gửi nữ sĩ Ngân Giang đầu năm 1955

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Vũ Hoàng Chương: Chơ Ðợi Hoài Công



Ta đợi em từ ba mươi năm
Uổng hoa phong nhụy hoài trăng rằm
Heo may chớm đã lên mùa gió
Ngan ngát chiêm bao lạnh chiếu nằm

Cúc tả tơi vàng mộng xác xơ
Hiên sương ngõ lá vẫn trông chờ
Đêm dài quạnh hé đôi song lớn
Nguyệt đọng vòng tay úa giấc mơ

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Vũ Hoàng Chương: Làm Thơ và Tuyên dương Văn nghiệp


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương trả lời cuộc phỏng vấn truyền thanh của đài Tiếng nói Tự do (phát thanh đêm Giao thừa năm Quí Sửu - 1973.) Bách Khoa số 389 [ngày kiểm duyệt 2-4-1973] trang 75.

Câu hỏi 1 Xin giáo-sư tự giới thiệu quý danh.
[1]- Tôi mang họ Vũ-Hoàng và được cha mẹ đặt tên là Chương. Như vậy tói là Vũ-Hoàng-Chương. Đó cũng là ba chữ tôi dùng làm bút-danh ngay từ ấn-phm thứ nhất : tập Thơ Say ra đời năm 1940 tại Hà-nội.
Câu hi 2 Ngoài việc dạy học, giáo sư đã “làm thơ” như thế nào ? 
2-  Việc chính-yếu của tôi là  “làm thơ”; còn việc dạy học chỉ là phụ-thuộc. Từ giữa năm 1972 tôi chỉ còn dạy 3 giờ một tuần, lớp 11 trường Trung-học Chu-văn-An, Sài Gòn. Đến như việc “làm thơ” nó như thế nào ư ? Giản dị lắm. Tôi có cảm hứng là bắt đầu kiến trúc bài thơ. Thường khi một tuần là xong nhưng cũng có trường hợp lâu cả tháng như bài Lửa Từ Bi (1963), hay chỉ một ngày đã hoàn tất rồi thí dụ bài Thôi Hết Băn Khoăn (1961). Thơ làm xong thì cho đăng báo. Tôi hợp tác thường xuyên với các tạp chí văn học, như VĂN, BÁCH-KHOA... và các nhà xuất bản lớn như Lửa Thiêng, An-Tiêm, Nam Chi, Khai-Trí, Nguyễn Đình Vượng.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Vũ Hoàng Chương: Đan Thanh bậc chị

Lời Tòa soạn Diễn Đàn Thế Kỷ: Bài thơ “Đan Thanh bậc chị” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương được trích từ tạp chí Bách Khoa số 391 xuất bản tại Sài Gòn năm 1973. Bài thơ cảm tác từ bức họa thi sĩ Vũ Hoàng Chương do họa sĩ Hoàng Oanh vẽ được tạp chí Bách Khoa in lại (đen trắng) cùng với bài thơ. - DĐTK 


(tặng nữ họa sĩ Văn Hoàng Oanh người đã
thực hiện bức truyền thần của chính tác gi)

Ông đứng chờ ai thế hỡi ông
Thơ gieo vàng cỏ áo nâu sng
Khư khư tay chng ô nhìn thẳng
Liệu chng trời xanh có ni không

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Trần Văn Nam - Vũ Hoàng Chương và những ẩn số vũ trụ


Nói về Vũ Hoàng Chương, ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Tháng Sáu Mười Hai”, một trong những bài thơ đại diện cho thời kỳ lãng mạn tiền chiến, hoặc nghĩ ngay đến đoạn thơ:
Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh...

Đây là những ý thơ đại diện cho mặc cảm bị trị và thiếu lý tưởng thời kỳ Pháp thuộc. Sau khi di cư vào Nam năm 1954, Vũ Hoàng Chương lại có bài thơ “Bài Ca Bình Bắc”, đại diện cho luồng gió đòi Bắc tiến dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rồi sau phong trào Phật Giáo tranh đấu đưa tới biến cố 1963, lật đổ Tổng Thống Diệm, ông được truyền tụng với bài thơ “Lửa Từ Bi”. Cuối cùng là sau năm 1975, Vũ Hoàng Chương có các câu thơ dự phòng ngày phải vào tù:
Rằng vách có tai, thơ có họaBiết lòng ai đỏ, mắt ai xanh

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Đặng Tiến - Hoài niệm Vũ Hoàng Chương (1915-1976)


Đặng Tiến

Ngày 6/9 dương lịch là ngày giỗ Vũ Hoàng Chương, mất tại Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1976 ; sau mấy tháng bị chính quyền bắt giam vào khám Chí Hoà anh bị trọng bệnh, đưa về nhà một thời gian ngắn thì qua đời, vì ho suyễn, thọ 62 tuổi.

Vũ Hoàng Chương năm 24 tuổi.
Vũ Hoàng Chương sinh tại thành phố Nam Định năm 1915 (giấy tờ ghi 1916) trong một gia đình khoa bảng giàu có ; tác giả của khoảng hai mươi tác phẩm, chủ yếu là thơ, rồi đến kịch thơ, hồi ký, bài nói chuyện. Vũ Hoàng Chương là nhà thơ lớn của đất nước, bắt đầu từ phong trào Thơ Mới, với các tập Thơ Say (1940), Mây (1943), qua những truân chuyên của dân tộc với Thơ Lửa (1948), Hoa Đăng (1959), Lửa Từ Bi (1963), và những biến chuyển trong thi ca hiện đại. Vũ Hoàng Chương là một tác gia lớn lao và quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà, chiếm một địa vị riêng biệt trong các trào lưu thi ca. Giữa những trầm luân của đất nước, tác phẩm của anh chưa được tìm hiểu toàn bộ và đánh giá đúng mức, ở miền Bắc cũng như miền Nam, trước 1975, và trong nước cũng như ngoài nước những năm gần đây.

Trong nước, từ chính sách đổi mới, 1986, đã có lối nhìn thoáng rộng hơn đối với phong trào Thơ Mới 1932-1945 và Vũ Hoàng Chương, ở một chừng mực giới hạn, cũng được đọc lại một cách công bình hơn. Mới đây (1996) một sinh viên đại học TPHCM đã trình tiểu luận tốt nghiệp về Vũ Hoàng Chương và giáo sư phản biện Hoàng Như Mai, nhà phê bình văn học (sinh năm 1917) đã phê  “ viết về nhà thơ Vũ Hoàng Chương không phải dễ, người viết vừa phải có trình độ uyên bác nào đó, vừa phải có năng khiếu nghệ thuật. Trên thực tế, khen thơ Vũ Hoàng Chương thì có đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình, nhưng trực tiếp viết ra những lời đánh giá thì lại rất ít ai dám viết. Trên văn đàn, những bài, sách nghiên cứu, phê bình thơ Vũ Hoàng Chương có bao nhiêu đâu. Sinh viên viết được bài tiểu luận tốt nghiệp như thế này là đáng biểu dương. Tôi đánh giá như vậy là với tư cách một người yêu quý thơ Vũ Hoàng Chương, và là người bạn thân của nhà thơ “ (25/6/1996) .
Chúng tôi ghi nhận lời phê, viết tay trên luận án, vì nhiều lý do :
  • Dù bị vùi dập, Vũ Hoàng Chương vẫn có người yêu quí và ngay thẳng nói lên niềm yêu quý ấy.
  • Ngưòi ấy có thể là một trí thức cao tuổi, là Hoàng Như Mai, nhưng còn là những sinh viên trẻ tuổi.
  • Đoạn văn phản ánh đúng tình hình nghiên cứu về Vũ Hoàng Chương, với những khó khăn khách quan về nhiều mặt.
Nhưng cũng có người tâm huyết vượt qua những định kiến như Hoàng Thiệu Khang đã viết : “ cuộc nội sinh hoá văn học phương Tây, để có thể sản xuất ra một chất phương đông đậm đà, phải qua tay Vũ Hoàng Chưong, Huy Cận, Đoàn Phú Tứ, Thâm Tâm .. . và cả Xuân Thu Nhã Tập “1. Và Đỗ Đức Hiểu (tú tài 1944 tại Hà Nội) trong sách Đổi Mới Phê Bình Văn Học đã phân tích ảnh hưởng Baudelaire trong thơ Vũ Hoàng Chương ; hoặc Đỗ Lai Thuý (sinh 1948) đã có những trang về Vũ Hoàng Chương đào nguyên lạc lối 2 thật hay, chủ yếu giải thích chất say như một chìa khoá giải mã đi vào thi giới Vũ Hoàng Chương, như một yếu tố của mỹ học và thi pháp ; và tính cách suy đồi trong nghĩa văn học có mầm mống cách mạng và hiện đại. Dĩ nhiên cái nhìn theo phương pháp luận luôn luôn mang tính cách cục bộ, và tiếc rằng Đỗ lai Thuý chưa đọc nhiều thơ Vũ Hoàng Chương. Tuy vậy, những bài viết mới mẻ như thế còn hiếm và đáng biểu dương.

Đề hoa quỳnh, thủ bút VHC
Đồng thời, một số tác phẩm của Vũ Hoàng Chương trước 1945 đã được in laị 3. Những tác phẩm về sau, dường như chỉ in lại hồi ký Ta đã làm chi đời Ta (nxb Hội nhà Văn 1993 TPHCM).

Nhưng nói chung những thành kiến còn đè nặng trên sự nghiệp văn học của Vũ Hoàng Chương, có thể từ bài viết của Chế Lan Viên (tháng 4/1960) phê phán tập thơ Hoa Đăng, bất công và độc ác 4. Có thể nói, bài này, ở chừng mực nào đó – tôi cân nhắc – ở chừng mực nào đó, đã đưa đến thảm kịch Vũ Hoàng Chương năm 1976. Bài của Xuân Diệu ân cần với Vũ Hoàng Chương, trong mục Tiếng Thơ trên báo Văn Nghệ số 6/1948 không thấy in lại trong sách (NXB Văn Nghệ, 1954). Thỉnh thoảng lắm mới có người nhắc đến tình cũ nghĩa xưa như Tô Hoài trong Tự Truyện, hay mới đây trong Chiều Chiều 5. Còn lại là những phê phán gay gắt kể cả Lê Đình Kỵ, là người tương đối cởi mở với thơ tiền chiến, cũng đánh giá Vũ Hoàng Chương là “ bi quan , bế tắc, buông thả, tự huỷ, truỵ lạc “.... 6. Ở đây chúng tôi không nhắc tới Phan Cự Đệ vì sách Phong trào Thơ Mới viết đã lâu (1966), và từ ấy đến nay ông ta cũng có tiến bộ. Chỉ ghi nhận những lời mới đây (2/1989) của Hà Minh Đức, đương kim viện trưởng viện Văn Học, xem Vũ Hoàng Chương là «  cây bút có tài năng nhưng nằm trong dòng nước đục ( .. .) chẳng có gì để nói thêm về những câu thơ như một con thuyền bập bầnh trôi trên dòng nước đục “ 7. Hà Minh Đức chỉ muốn so sánh thơ Vũ Hoàng Chương những năm 1940, 1943 với những nguồn thơ khác, nhưng câu chữ vẫn không hợp với một đất nước đang hô hào đổi mới, mở cửa, giao lưu. Dù sao, «  đục trong thân cũng là thân « , cụ Nguyễn Du bảo vậy, và Tết Mậu Thân, 1968, Vũ Hoàng Chương cũng có bài thơ nhan đề như vậy.

Và dù sao, thời gian cũng sẽ gạn đục khơi trong.

Biết ai là đục biết ai trong . . .

Năm 1969, Vũ Hoàng Chương lên 55 tuổi, tự hào mình thọ hơn Khổng Minh . . . 1 tuổi, có bài thơ :
Chữ thọ vừa ăn đứt Ngoạ Long
Bến nằm dư biết đục hay trong . . .
(. . . ) Chỉ thương kiếp đá ai bày trận
Để ngấn vàng gieo chợt rối vòng . . .
Một ánh trăng giữa bát Trận Đồ. Trong cảnh đá chạy cát bay, đôi tiếng thị phi, hoặc lời ca tụng, có nghĩa lý gì?

Thủ bút chữ hán của VHC
Trước đây, nhà xuất bản An Tiêm, Paris, trong dự án dài hạn, muốn ấn hành một Tuyển Tập Vũ Hoàng Chương, có thể nhích lên Toàn Tập, yêu cầu tôi sưu tầm, biên tập và giới thiệu, với sự thoả thuận của chị Vũ Hoàng Chương. Nay anh Thanh Tuệ chủ trương An Tiêm đã qua đời. Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, thời giám đốc Nguyễn Văn Lưu có lúc cũng đánh tiếng, Nhưng việc không đến đâu, lý do, khách quan và chủ quan, thì nhiều.

Chút nghĩa cũ càng, nhân ngày giỗ anh Chương, mới có bài này để cập nhật hoá hoàn cảnh văn học của Vũ Hoàng Chương trong hiện tình đất nước.

Nén hương lòng. Xa xôi và cách trở. Không phải để nghị luận hay tranh luận với ai.

Đặng Tiến
Paris, nhân ngày giỗ Vũ Hoàng Chương
6/9/1999, cập nhật 2012

1 Hoàng Thiệu Khang, Cảm nhận và suy tưởng, nxb Văn Học, Hà Nội, 1994, trang 20.
2 Đỗ Lai Thuý, Con mắt thơ, nxb Lao Động, Hà Nội, 1992, tái bản nhiều lần
3 Lại Nguyên Ân, trên Tạp Chí Văn Học, số 2.1998, cho biết nxb Văn Học Hà Nội, 1991, có ra bộ sách 12 tập Thơ Mới đầu tiên trong đó có Mây của VHC. 1995 ra bộ sách Thơ Mới Tác Gia và Tác Phẩm gồm có 15 tập với 15 tác giả, có VHC.
Nxb Hội Nhà Văn, TPHCM 1992, có tái bản Mây của VHC trong 1 bộ gồm nhiều thi tập.
4 Chế Lan Viên, Phê Bình Văn Học, nxb Văn Học Hà Nội, 1962, trang 86-98.
5 Tô Hoài, Tự Truyện, 1985, trang 263. Cát Bụi Chân Ai, 1992, trang 153 . Chiều Chiều, 1999, trang 21 và 25
6 Lê Đình Kỵ, Thơ Mới những bước thăng trằm, nxb TPHCM, 1989, trang 83 và 122.
7 Hà Minh Đức, Khảo Luận Văn Chương, nxb KHXH, Hà Nội, 1997, trang 14 và 40

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

In Memory of NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM: An inspired cry of sorrow for “THE RIVER OF CLEAR WATER”

By Vũ Hoàng Chương
Translated by Chu Việt


The Earth’s coming near a full circle in its orbit
Since his passing, twelve lunar cycles exactly have gone by
Half of Vietnam, but a whole half it has remained
Has it really been ten full years this July?

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Vũ Hoàng Chương (1915 - 1976)

Đặng Tiến sưu tầm và cập nhật

Chính quán: xã Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hưng Yên

Sinh quán: thành phố Nam Định

Năm sinh: Ất Mão (1915), tháng Tư, ngày mồng Một, trên giấy khai sinh đã ghi 5.5.1916.

Gia đình khoa bảng giàu có. Bố tên Vũ Thiện Thuật, làm tri huyện, nho học uyên thâm, sành văn học, mất 1941; mẹ họ Hoàng, hay chữ và chơi đàn nguyệt, buôn gạo tại Bến Thóc, Nam Định, mất tại Sài Gòn, 1961,(?).


TƯỞNG NIỆM VŨ HOÀNG CHƯƠNG

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương qua đời ngày 6 tháng 9 năm 1976 (ngày âm lịch là 13 tháng Tám).

Hôm nay Diễn Đàn Thế Kỷ tưởng niệm ông, một nhà thơ hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20, bằng một bảng tiểu sử chi tiết do nhà nghiên cứu văn học Đặng Tiến sưu tầm; hai bài viết về ông, một của Mai Thảo, một của Thanh Tâm Tuyền đăng trên báo Văn – Sài Gòn, ngày 14 tháng 2 năm 1975; một bức thư đề ngày 15-9-1999 của bà Vũ Hoàng Chương nhũ danh Đinh Thị Thục Oanh gửi cho nhà nghiên cứu Đặng Tiến ở Pháp; và sau cùng là một số bài thơ của nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm sau tháng Tư 1975 vốn ít được phổ biến bằng các tác phẩm đã in của ông trong thời gian trước.