Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023
Đặng Xuân Xuyến: Tản mạn mấy chuyện về tín ngưỡng
![]() |
Một cảnh “lên đồng”. Ảnh: Báo Người Lao Động. |
Liễu Trương: Người đọc tác phẩm
Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu văn học ở Tây phương bắt đầu quan tâm đến vấn đề đọc. Trước thời điểm đó, người ta tìm hiểu tác phẩm văn chương bằng cách nối kết tác phẩm với một thời kỳ, một cuộc đời, một vô thức hay một lối viết. Rồi bỗng nhiên tác phẩm văn chương được xem xét trong quan hệ với người sau cùng đã cho tác phẩm một sự tồn tại, đó là người đọc. Các nhà lý luận văn học nhận thấy hai câu hỏi hệ trọng được đặt ra từ trước : Văn chương là gì? Nghiên cứu văn bản như thế nào? Tựu trung là tự hỏi tại sao người ta đọc một cuốn sách. Phải chăng phương tiện tốt nhất để hiểu cái « sức mạnh » và tính trường cửu của một số tác phẩm là tự hỏi về những gì người đọc tìm thấy trong những tác phẩm đó?
Người ta bắt đầu quan tâm nhiều đến việc đọc khi những tiếp cận về thuyết cấu trúc bắt đầu có những giới hạn. Người ta nhận thấy không ích lợi gì khi muốn quy văn bản vào một loạt hình thức. Thi pháp học đã đi vào ngõ cụt : khi một công trình nghiên cứu bị giới hạn vào những cấu trúc thì đi đến những cái mẫu quá khái quát hoặc quá phiến diện. Quả thật, một mặt, những phương pháp mà các nhà thi pháp học đưa ra như những phương pháp tạo nên văn chương lại ở ngoài văn chương : Roland Barthes áp dụng phương pháp cấu trúc cho những cuốn phim James Bond. Mặt khác, thi pháp học là khoa học của cái khái quát, đã thất bại khi trình bày tính độc đáo của mỗi văn bản : nếu việc dùng đến phương pháp đa âm (nhiều phương diện) là một trong những ưu điểm của việc nghiên cứu tác phẩm của Dostoïevski, thì phải nhìn nhận rằng phương pháp đó không thành công với những tác giả tầm thường hơn Dostoïevski. Giá trị của một tác phẩm văn chương không thể bị quy vào việc dùng kỹ thuật này hay kỹ thuật nọ.
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023
Nguyễn Hoàng Văn: Đi tìm người Việt “bình thường” đã mất
Vậy là, sau mấy năm trời quan sát, trầm tư, tôi đành lui về thế thủ, xốc lại kiến thức, rà soát lại phương pháp nghiên cứu bởi đã bó tay, không thể phác thảo bức chân dung chung cho những “người Việt bình thường”.
Đây là do tôi kém cỏi, bất tài? Hay do mẫu người ấy đã tuyệt chủng, như là hệ lụy từ cái lịch sử bất bình thường của chúng ta? Và tôi thấy tôi như con xạ hươu của Rabindranath Tagore, cái con thú hoang thỉnh thoảng vẫn bắt gặp trên phím đàn của nhạc sĩ Hoàng Ngọc- Tuấn, ngơ ngác, lạc lõng, lanh quanh đi tìm cái mùi hương không biết là của chính mình: “Tôi đi tìm điều tôi không thể có, và tôi có điều tôi không thể tìm”. [1] Thâm tâm, lúc nào tôi cũng nghĩ về mình như một “người Việt bình thường” vậy mà tôi lại bất lực, không thể xác định nổi hình ảnh chung của cái cộng đồng mà mình thuộc về ấy.
Hoàng Quân : Ông Anh
![]() |
Song Thao & Hoàng Quân Montreal, tháng Mười 2022 |
Truyện ngắn Trần Yên Hòa: Căn Nhà Mơ Ước
Thật ra, cho đến ngày "tan hàng" khăn gói đi tù, Nhạc chưa có một căn nhà cho vợ con chui ra, chui vào. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, anh chẳng có phương tiện gì để làm ra tiền, ngoài một đám lính chỉ biết bóp cò, gài mìn và hô xung phong, khi đụng trận. Với số lương trung úy, cộng thêm một vợ, ba con, được khoảng bốn chục ngàn đồng một tháng, mà tiền để xây hay mua một căn nhà nho nhỏ cũng gần hơn triệu bạc, nên Nhạc cứ khất đi, khất lại hoài, với Hậu:
- Mình tạm ở nhà thuê một thời gian đi em, khi nào anh về làm tiểu đoàn trưởng, anh sẽ lo cho em và con hết mình.
Hậu chỉ biết cười buồn. Nàng không nói gì, vì biết chồng mình đi tác chiến cũng khổ quá, mà lại nguy hiểm vô cùng. Mong giữ cho mạng sống được an toàn đã là điều may mắn lắm rồi, còn đòi hỏi gì đến chuyện nhà cửa. Nhưng Hậu cũng quá khổ với chuyện thuê nhà. Ở chung đụng với chủ nhà cũng bực bội vô cùng.
Truyện ngắn Nguyễn Thị Như Hiền: Những cơn gió băng đồng
- Hai ơi… lên bờ về đi, sắp tối rồi. - Út gọi.
Hai giật mình, thẳng người lên, nheo nheo mắt nhìn. Thấy Út, Hai mừng rỡ, lội nhanh vô bờ. Mớ mạ trên tay Hai thả xuống nước, khoác vội nước dưới ruộng rửa bùn đất dính đầy trên tay.
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023
Phùng Gia Thế: Nhìn lại văn xuôi Việt 2022
![]() |
Bìa một số cuốn sách văn học xuất bản năm 2022. |
Văn xuôi 2022 có một năm không quá sôi động song khá nhiều sắc thái. Về sự kiện, có hai cuộc tọa đàm đáng chú ý: “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của văn học Việt Nam đương đại” (Viện Văn học Việt Nam ngày 18/7) và “Nhà văn Sương Nguyệt Minh và nhà văn Trần Chiến - hai hiện tượng của văn xuôi đương đại” (Hội Nhà văn Hà Nội ngày 10/8). Đối tượng tọa đàm đều là các tác giả nổi tiếng, tên tuổi đã được đóng dấu trong cộng đồng văn học. Việc phát động cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022-2024 của Hội Nhà văn Việt Nam là một điểm nhấn nhằm tìm kiếm và tôn vinh các cây bút tài năng. Trên bình diện sáng tác, dấu ấn văn xuôi khá phong phú, và dầu không có những kỳ hoa dị thảo, thì cũng đủ đầy các thanh sắc, nhịp màu.
BAY TRONG GIÓ XANH
Truyện ngắn Mạc Ngôn (Giải Nobel Văn học 2012): Chợ Cá, Châu Hải Đường chuyển ngữ
![]() |
Nhà văn Mạc Ngôn, hình chụp năm 2010. |
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Song Thao: Ly Rượu Mừng
![]() |
Bìa bản nhạc Ly Rượu Mừng. |
Người ta thường nói: “Chán như bánh chưng ngày tết”. Không sai. Bánh chưng có ngon tới đâu đi nữa mà ngày tết ê hề, bánh chưng độc chiếm trên các mặt bàn ăn, chán là phải. Nhưng cũng có thứ mà ngày tết nghe đi nghe lại mà không bao giờ chán, đó là bài “Ly Rượu Mừng” của Phạm Đình Chương. Tết mà không có” Ly Rượu Mừng” chẳng ra tết. Năm này qua năm khác, đã bảy chục năm qua, năm nào cũng “Ly Rượu Mừng”, vậy mà lòng vẫn cứ mở ra với bài nhạc xuân bất hủ, chẳng biết chán là chi. Ngày nước non còn thanh bình của thập niên 1950, đêm giao thừa, tiếng chuông chùa và chuông nhà thờ đổ hồi báo hiệu xuân đã về, tiếng pháo nổ đì đùng bốn phương tám hướng, trên các đài phát thanh, sau lời chúc tết của vị nguyên thủ quốc gia, thế nào cũng “Ly Rượu Mừng” do ban hợp ca Thăng Long trình bày. Vậy là rộn ràng tết đến.
Trần Yên Hòa: Song Thao, vua Phiếm...
![]() |
Nhà văn Song Thao. Photo: Võ Văn Thạnh, Houston 8/2011. Nguồn: Song Thao |
Chủ nhật tuần đó, tôi điện thoại cho nhà thơ Thành Tôn để mời Thành Tôn đi uống cà phê, Thành Tôn cho biết có nhà văn Song Thao từ Canada qua chơi. Tôi nói Thành Tôn mời luôn Song Thao, dù chưa gặp anh lần nào. Đó là lần lần đâu tiên tôi gặp Song Thao tại quán Phở Quang Trung.
Truyện Ngắn Olga Tokarczuk: Yente, Ngu Yên chuyển ngữ
![]() |
Nhà văn Olga Tokarczuk năm 2017. Hình Wikimedia |
“Đây là cách đã xảy ra với Yente. Bà ấy đã thành hình sẵn sàng. Theo một cách nào đó, bà khá tự chủ trong suốt thời gian qua. Thật tuyệt vời khi được làm việc với một nhân vật như vậy, vì bà tự mình nghĩ ra ý tưởng cho các đoạn hội thoại hoặc văn cảnh. Bà làm tôi nhớ một chút về những nhân vật nữ chính khác trong tiểu thuyết của tôi, những người phụ nữ lớn tuổi vẫn còn rất nhiều điều để nói và không quan tâm đến việc tuân theo các quy tắc, nghĩa là họ vi phạm, khi làm việc riêng của họ.” (Olga Tokarczuk.)
Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023
Nguyễn Hoàng Văn: Cường quốc… tặng thơ
Nói Việt Nam là “cường quốc thơ” thì chắc chắn sẽ có nhiều người nghi hoặc nhưng chỉ cần chêm thêm vào chữ “tặng” thì con số phản đối sẽ chẳng là bao bởi bằng sở cứ đã ăm ắp, tràn trề. Như thế, như là công dân của “cường quốc tặng thơ”, chúng ta cũng nên xét lại hành trạng của Kiều Nguyệt Nga để phần nào gột rửa những tiếng oan đã trút lên đầu Lục Vân Tiên.
Hơn một thập niên trước, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – lúc còn là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn – đã khẳng định trên tờ Văn hóa & Thể thao rằng Việt Nam là một cường quốc thơ, không của thế giới thì ít ra cũng là của Châu Á, vấn đề là phải tổ chức dịch thuật để nhân loại biết thế nào là sức sáng tạo Việt Nam. [1] Nghe qua đã thấy mơ hồ về mặt logic bởi nếu Việt Nam đã là cường quốc thơ thì thế giới đã chen chân xin dịch để thưởng thức và học hỏi từ lâu rồi chứ? Mà, chưa kể, hơn mười năm đã trôi qua, nhà thơ đã lên chức chủ tịch, vậy mà cái dự án khẳng định cường quốc thi ca kia vẫn chưa đâu vào đâu khiến giới hoài nghi cứ mang ra chế nhạo, xem cũng từa tựa như cái “cường quốc sắc đẹp” mà những kẻ sống với bề ngoài vẫn thường phởn lên theo các cuộc thi hoa hậu huyên náo, màu mè.
Truyện Ngắn Mạc Ngôn: Con Bò (Bull), Ngu Yên chuyển ngữ
Mạc Ngôn (Giải Nobel Văn học 2012). Ngu Yên dịch từ bản Anh ngữ của Howard Goldblatt và giới thiệu.
Mạc Ngôn, (Mo Yan 㥿㿔), tên khai sinh là Guan Moye ᄣ䇳Ϯ năm 1955, được trao giải Nobel Văn học năm 2012, sản phẩm phong phú và phong cách sáng tạo đã mang lại cho ông gần như mọi giải thưởng quốc gia tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) kể từ khi bắt đầu xuất bản năm 1981. Ông cũng đã giành được danh tiếng quốc tế với kịch bản phim “Cao Lương Đỏ” (Red Sorghum) (㑶指㊅, 1987). Mạc Ngôn đã góp phần định hình dòng tiểu thuyết Trung Quốc bằng cách giới thiệu một phong cách văn học pha trộn giữa hiện thực và siêu nhiên, giống như hiện thực hóa ảo của Gabriel García Márquez. Ông công nhận điều này” (Mạc Ngôn 1991: ix), mặc dù đã không đọc cuốn tiểu thuyết này cho đến sau khi viết tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Cao lương đỏ (㑶指㊅ᆊᮣ, 1986).
Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023
Phạm Tín An Ninh: Từ Sương Biên Thùy đến Lê Mai Lĩnh
![]() |
Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì, nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh cứ như cỏ rác.
Trần Mộng Tú: Đọc “Một Tuần, Một Đời”, viết thay lời tựa
![]() |
Bìa cuốn "Một Tuần, một Đời" |
Đặng Mai Lan Thân Mến
Chị đã đọc truyện Một Tuần, Một Đời em gửi.
Đọc hết cuốn truyện mỏng này, chị thấy nhớ miền Nam Việt Nam quá đỗi, nhớ lại những kỷ niệm mình đã sống, đã trải qua trong 21 năm ở niềm Nam quê nhà. Nhớ đến nghẹn ngào, đến ứa nước mắt.
Tuổi trẻ của chị em mình, của những nhân vật trong Hồi Ký, Truyện Ngắn, Truyện Dài…của người miền Nam di tản, truyện nào cũng bắt đầu bằng chiến tranh và kết thúc bằng…chiến tranh. Để lại cho người đọc với bao nỗi ngậm ngùi.
Gần 50 năm rồi mà em vẫn còn viết lại câu chuyện của một “Mối Tình Thời Chiến”, vẫn nồng nàn cảm xúc, vẫn đau đáu kỷ niệm thời mới lớn. Chị phục em thật đấy.
Những lời tâm sự đặc biệt nhân Ngày của Mẹ (Mother's Day)
![]() |
Hình minh hoạ, Nadezhda Moryak |
Truyện ngắn Trần Yên Hòa: Áo Gấm Về Làng
1.
Phải trở về quê một chuyến xem thử chỗ ngồi bên gốc cây bàng trong khuôn viên chợ Quán Rườn nay có còn không? Chắc còn, và chẳng có gì thay đổi. Bởi vì Hạo đã ngồi ở đó suốt mười hai năm, ngày ngày ngắm ông đi qua bà đi lại, mỗi khi có ai xe đạp bị hư, bể ruột, cong niềng, trật ốc, dắt lại sửa thì anh mừng húm lên, bởi vì anh sẽ có được chút tiền công mang về cho ba đứa con đang đợi ở nhà.
Từ ngày ra khỏi trại tập trung, Hạo trở về đây, ngồi dưới gốc cây bàng này, sửa xe đạp. Dù ai có nói ra nói vào, "cha Hạo đã một thời là thiếu tá, từng làm tiểu đoàn trưởng chỉ huy lính đánh địch kinh hoàng, từng một thời có xe díp cần câu, có cận vệ chạy rần trời, thế mà nay thất thế, mười năm ở tù về, chả lại dám ngồi dưới gốc cây bàng sửa xe, thằng cha khùng, làm mất mặt bầu cua sĩ quan", Hạo nghĩ, "có gì mà mất mặt, đi ở tù, hốt phân tươi tưới rau, dòi bọ bò lổn ngổn, đi đốn gỗ, cuốc đất, tăng gia rau xanh, làm 'tà lọt' cho vệ binh, cho quản giáo, suốt mười năm, mà chả có lấy một xu tiền công, còn ăn đói nhịn khát, mặc rách. Bây giờ về, làm việc để kiếm miếng cơm chứ có gì mà mắc cỡ". Có người cho Hạo đã bị khùng nặng, ngơ ngơ ngác ngác. Họ cho rằng, sau khi đi tù về, vợ đã đi theo người khác, Hạo phải nuôi ba đứa con, nên Hạo bị "mát dây" là chuyện bình thường. Hạo lại nghĩ khác. Mình làm ăn lương thiện thôi, đem mồ hôi đổi lấy bát cơm, có gì mà mặc cảm.
Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023
Trần Hữu Thục: Đi trong rừng chữ Nguyễn Viện
![]() |
Nhà văn Nguyễn Viện. Photo: Nhạc sĩ Tuấn Khanh. |
…truyện của Nguyễn Viện là những tiểu luận thế sự đa-đề- tài được tiểu thuyết hóa, qua đó, hiện thực đời sống như là chất liệu cho những suy gẫm mọi mặt được nhìn từ nhiều điểm đứng khác nhau của anh.
Nguyễn Viện miệt mài, bền bỉ với văn chương hơn hai thập niên.
Truyện nối truyện, thơ tiếp thơ, chữ nghĩa anh đã thành rừng. Rừng chữ.
Sau khi lần lượt phân tích các yếu tố khoảng trống, ngôn ngữ, ẩn dụ, lập ngôn trong văn chương Nguyễn Viện, tôi sẽ tìm cách đọc/hiểu một truyện ngắn của anh, “Mưa nước bọt”, ở phần cuối.
Truyện ngắn Từ Thức: VVH
Tôi gặp lại V. trên phi trường trong khi chờ đổi máy bay. Tôi chờ đi Gibralta cho sở làm. V. đi Rio de Janeiro, dự một cái hội nghị gì đó.
V. nói gặp ông ở đây, may quá. Mấy lần tới Paris, gọi điện thoại cho ông, không thấy trả lời.
V. bô bô, những người chung quanh quay lại nhìn, làm tôi ngượng.
Cái ngượng ấy tôi cảm thấy mỗi lần gặp một đám du khách Tầu ở khách sạn hay tiệm ăn, gào thét như vỡ chợ. Ngượng lây vì da vàng, tôi không phải là người Tầu, chưa phải là người Tầu.
Truyện ngắn Nguyễn Viện: Đợi thêm chút nữa
Ở bên rìa vực thẳm giữa sống và chết như cảm thức của một người đã sống thừa, nhạt nhẽo, tôi sẵn sàng nhảy qua lan can trên ban công tầng 17.
Chồm người nhìn xuống dưới, tôi mất cảm giác về sự quen thuộc. Cảnh tượng hỗn độn. Điều tôi muốn duy nhất là chết đi. Nhanh nhất. Giờ đây, tôi chỉ còn mỗi việc bước lên cái ghế mà tôi vẫn ngồi hằng ngày đốt thuốc với ly cà phê không đường. Cái laptop vẫn luôn luôn mở nắp. Tôi vẫn ở trạng thái bình tĩnh nhưng trống rỗng. Và kế tiếp là bước thứ hai lên thành lan can rồi lao xuống.