Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014
THẾ KỶ 21 - SỐ 20, THÁNG 11, 1990 (điện tử hóa)
![]() |
Digital |
Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014
Báo THẾ KỶ 21 đã được điện toán hóa
Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010
Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn.
Ông không tìm hiểu, để rồi chiêm nghiệm mà, ông đã sống, đã chảy máu cùng lúc với dân tộc, tổ quốc ông; khi lịch sử và, đất nước ông đang chảy máu…
1.
Theo tiểu sử được ghi nhận bởi Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì, nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh tại Hà Đông, ngày 17 tháng 2 năm 1923, trong một gia đình thấm nhuần tinh thần Nho giáo. Năm 1954, ông cùng gia đình phải di cư vào miền Nam vì hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam.
VĂN KHỐ, một mục mới của Diễn Đàn Thế Kỷ

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
Ba Sinh Hương Lửa: Phần I, Chương II: CÁCH NHAU NGÀN VẠN DẬM
CÁCH NHAU NGÀN VẠN DẬM
I

BA SINH HƯƠNG LỬA - Khai Từ
KHAI TỪ
Bên nhân vật chính – Cô Miên – còn những nhân vật khác chẳng kém phần quan trọng, vì tầm tư tưởng cùng nếp sống của họ góp phần không nhỏ vào câu chuyện. Để các bạn đỡ bỡ ngỡ, ngay từ buổi đầu tác giả xin giới thiệu họ cùng các bạn theo thứ bậc huynh trưởng:
Khiết và Khoá sinh năm 1913
Lãng sinh năm 1918
Hãng sinh năm 1921
Hiển sinh năm 1922
Tân sinh năm 1923
Kha sinh năm 1924
Miên sinh năm 1926
Căn cứ vào thứ bậc tuổi tác trên chúng ta thấy Khiết, Khoá và Lãng ở vào cùng thế hệ, tạm mệnh danh là thế hệ Nguyễn Thái Học vì họ có trực tiếp tham gia hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng phong trào phục quốc của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Còn năm người kia: Hãng, Hiển, Tân, Kha, Miên thuộc thế hệ sau, trưởng thành trong cuộc khói lửa toàn dân kháng Pháp 1946-1954.
Kể ra theo lề lối nghiêm chỉnh xưa của các cụ, quan niệm khắt khe về hai chữ hiếu đễ, trên kính dưới nhường, thì hai thế hệ trên khó mà có sự gần gũi thân mật như vậy. Bậc đàn anh xét nét, nghiêm cẩn; lũ đàn em khép nép, ngưỡng mộ, vâng lời. Ở đây tuy đôi bên chênh lệch tới mười ba tuổi (người cao niên nhất là Khiết sinh năm 1913, người trẻ nhất là Miên, 1926), nhưng nhờ cả hai thế hệ đã thấm nhuần văn hoá Tây phương nên sự gặp gỡ và thông cảm của họ có phần dễ dàng.
Chao ôi, họ thân quý nhau như Lưu Bình, Dương Lễ, đùa cợt nhau như lũ hề yêu đòi – ngay cả những khi thất bại đau đớn nhất.
Theo thứ tự tuổi tác thì Khiết (1913) đứng đầu, theo quyền ưu tiên của nhân vật thì Miên (1926) đứng đầu, nhưng câu chuyện không khởi đầu bằng Khiết, chẳng bằng Miên mà bằng Tân (1923).
Nào xin mời các bạn bắt đầu vào thế giới của tác giả. Nói là thế giới của tác giả, kỳ thực là thế giới của chúng ta, nóng hổi thực tại đất nước.
BA SINH HƯƠNG LỬA - Thay lời tựa
BA SINH HƯƠNG LỬA
Năm 1954, thời gian còn ngụ tại sinh quán – láng Hạ Yên Quyết (tục danh là làng Cót), cách trung tâm Hà Nội khoảng 6 cây số - tôi đã hoàn tất truyện ngắn đầu tiên viết theo thể cổ tích – truyện SỢ LỬA – mà tôi mang theo vô Nam khi di cư cùng gia đình vào năm đó.
Vào Nam, tôi gặp anh Trần Thanh Hiệp và cùng anh hoạt động trong nhóm mệnh danh là Đoàn Sinh Viên Hà Nội Di Cư. Thoạt chúng tôi xoay sở cho in tập Xuân Lửa Việt khổ lớn như một tờ báo Xuân.
SỢ LỬA truyện cổ tích đầu tay của tôi được đặng trong tập Xuân Lửa Việt đó.
Khi thấy tác phẩm của mình – truyện SỢ LỬA – được đăng trên báo tôi thấy lòng hứng khởi tràn trề. Thế là như lửa gặp gió tôi tiếp tục viết, rồi đứng tên chủ nhiệm tờ báo lấy tên là Người Việt. Kế đó gặp Mai Thảo, cả bọn xúm lại chủ trương nguyệt san Sáng Tạo. Tới đây là tôi hoàn toàn đi vào định mệnh của kẻ mang nghiệp cầm bút. Cứ thế là viết… viết… Viết rất đều bên cạnh nghề cầm phấn của nghiệp nhà giáo.
Thấm thoắt hai năm sau tôi đã cho ấn hành tập truyện cổ tích SỢ LỬA – tác phẩm được ấn hành đầu tiên của tôi.
Vẫn là như lửa gặp gió, các tác phẩm sau được kế tiếp ấn hành: U hoài, Gánh Xiếc, Dòng Sông Định Mệnh…
Ngay từ khi tự quyết định là đã đến thời “rửa tay gác kiếm” tôi đã có ý định là sẽ thâu thập toàn bộ tác phẩm, phân loại theo các bộ môn rồi khởi sự cho in Doãn Quốc Sỹ Toàn Tập.
Anh Nguyên Vũ chủ trương nhà Xuất bản VĂN HOÁ đã với tinh thần tri kỷ đứng ra nhận tuần tự ấn hành Doãn Quốc Sỹ Toàn Tập. Chúng tôi dự trù mỗi năm sẽ ấn hành chừng ba bốn tập, mỗi tập chừng 300 hoặc 400 trang.
Như vậy, với tổng số chín tập dự trù, nhà Xuất bản VĂN HOÁ có thể hoàn tất trong vòng ba năm cuối cùng của thiên niên kỷ Hai Mươi này – 1998-2000 – theo trình tự sắp xếp như sau:
- Tập Một: Sợ Lửa – Hồ Thuỳ Dương (Truyện cổ tích)
- Tập Hai: Gánh Xiếc – Gìn Vàng Giữ Ngọc (Truyện ngắn)
- Tập Ba: Dòng Sông Định Mệnh – U Hoài – Cúi Đầu (Truyện dài và truyện vừa)
- Tập Bốn: Trái Cây Đau KHổ - Trái Đắng Tràng Sinh (kịch)
- Tập Năm: Đất Biên Giới – Dấu Chân Cát Xoá – Người Vái Tứ Phương (Truyện vừa)
- Tập Sáu: Mình Lại Soi Mình (Truyện dài)
- Tập Bảy: Sầu Mây – Đi (Truyện dài)
- Tập Tám: Người Việt Đáng Yêu – Vào Thiền (Biên khảo và giai thoại)
- Tập Chín: Khu Rừng Lau (Trường thiên):
Quyển Một: Ba Sinh Hương Lửa
Quyển Hai: Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến
Quyển Ba: Tình Yêu Thánh Hoá
Quyển Bốn: Đàm Thoại Độc Thoại
Mong rằng chương trình của chúng tôi sẽ tuần tự thực hiện trong khoảng thời gian ba năm cuối của thiên niên kỷ này như đã hoạch định.
DOÃN QUỐC SỸ