Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

Song Thao: Mạt chược

Chơi mạt chược.

Đêm 17 tháng 8 vừa qua, tại Bảo Tàng Do Thái ở Montreal (Museum of Jewish Montreal) có đêm dạy và thi đấu mạt chược. Thấy báo đăng tin tức về sự kiện này, tôi chộp liền. Kể cũng vô duyên, mạt chược đâu có phải thứ quốc hồn quốc túy của ta đâu mà vội vơ vào. Đây là sản phẩm của Trung Hoa nhưng dân ta lậm vào khá nhiều. Dân ta ở sát cạnh anh Đại Hán, bị anh ta đô hộ cả ngàn năm, chịu ảnh hưởng văn hóa của Tàu nặng nề, có gánh thêm mạt chược trên vai cũng đúng thôi. Nhưng Do Thái, nghìn trùng xa cách với Trung Hoa, sao cũng học đòi. Thực ra tại Montreal chúng tôi, Trung Hoa và Do Thái không xa cách như chúng ta nghĩ. 


Truyện ngắn Jostein Haraldsen: Đám bạn nhỏ (Mange Små Venner), Dương Kim chuyển ngữ

Jostein Haraldsen sanh năm 1955. Năm 1983 cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, Himmelen Tar Alle, ra đời gây cho người đọc hồi hộp, từng chữ một. Cuốn tiểu thuyết thật sự nói lên một chân lý về cuộc sống sinh tồn: năng xuất chỉ tăng khi con người được no đủ.

Jostein Haraldsen cũng gây chấn động cho người thưởng ngoạn văn học, qua cuốn Fødselsflammen, với những hình ảnh sinh nở của người phụ nữ, qua từng giai đoạn một. Chuyện kể một cặp vợ chồng, từ việc kín đáo ở phòng the, đến các vấn đề mà con người băn khoăn hàng ngày. Jostein Haraldsen diễn tả cuộc chiến đấu sống còn, con người đã vui sống và làm cho cuộc sống được vươn lên từ nỗi tuyệt vọng, bất lực.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Truyện ngắn Võ Thị Hảo: Chuỗi người đi trong đầm lầy

Nhà văn Võ Thị Hảo
Cứ chạng vạng, khi bóng tối đổ sẫm màu một góc rừng U Minh, những tia nắng rụng góc trời cháy rực. Khi đàn muỗi bắt đầu cất mình lên như đám mây nặng trĩu những giọt sương máu từ đầm lầy. Khi đàn quạ khạc ra tiếng khàn đặc rên rẩm trên những chạc cây bị sét đánh cụt ngọn. Đó là lúc người đi rừng chậm chân bắt đầu nghe từng tràng tiếng hú ghê rợn.

Không rõ cất lên từ đâu. Loạt tiếng hú làm nổi gai lưng này. Chúng rên từng hồi đứt đoạn. Luồn như rắn dưới những tàn lá rậm rịt. Dán mình trườn trên mặt bùn nhão sệt nham hiểm của đầm lầy rồi trôi dạt trong bầu không khí u uẩn bốc lên từ những xác cây mục, đe nẹt ngay cả những kẻ làm nghề sơn tràng táo gan nhất.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

Ngự Thuyết: Mùa Thu.

Hình minh họa: Abhu Patel

Muà Thu đang về.

Đêm hôm qua một cơn mưa nhỏ. Buổi sáng sớm, vừa mở cửa bước ra là gặp ngay một ngọn gió nhẹ se se lạnh lướt tới. Rồi những ngày rét mướt sẽ đến, tôi thầm nghĩ. Tuổi đã lớn, tôi “hạp” với mùa hè hơn. Bầu trời bàng bạc một màu mây trắng đục. Như những hình chữ V, mấy cánh chim chấp chới xa xa, khi ẩn khi hiện. Vài vũng nước loang loáng trên lối đi trước nhà. Những chậu cây ngoài hiên, khác với mọi ngày, xanh hẳn lên. Long lanh trên kẽ lá, trên cánh hoa, những giọt sương nhỏ li ti. 


Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Song Thao: Hồ Đình Nghiêm, tập 2

Đừng bao giờ chờ phôn của Hồ Đình Nghiêm, anh em Montreal ai cũng biết như vậy. Nghiêm không bao giờ phôn ai, chỉ nhận phôn. Phôn nhà, phôn tay có đủ, lại là thứ phôn xịn, iPhone đời gần mới nhất. Nói đời gần mới nhất là vì chàng ta chuyên ăn theo phôn của con. Thực ra chúng tôi ai cũng vậy. Con cái mua phôn mới, thải phôn cũ là chúng tôi thầu. Nghiêm may mắn có hai anh con trai là fan cứng của Apple. Apple ra phôn mới là chúng móc túi chi tiền không nghĩ ngợi. Nếu muốn Nghiêm có thể tay mặt một phôn tay trái một phôn, a-lô mệt nghỉ. Nhưng không phải vậy. Đi đâu cũng kè kè iPhone bên người nhưng phôn của Nghiêm không có sim. Chỉ dùng để chụp hình. Và khi tối trời làm đèn pin. Đây có lẽ là cái đèn pin xịn nhất.


Pháp Hoan: Truyện cực ngắn

Nhà thơ, nhà văn, dịch giả Pháp Hoan

CHẠY


Hắn chạy lên ngọn đồi, băng qua cánh đồng, chạy về hướng mặt trăng mới mọc. Hắn chạy qua xóm làng, chạy trên đường vắng; có tiếng chó và tiếng người phía sau rượt đuổi. Hắn chạy về đến nhà, lao thẳng vào phòng, vừa kịp lúc hắn nhìn thấy chính hắn trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh.

*

KẺ THỨ HAI


Hắn mang trong đầu một khối u. Thoạt tiên nó chỉ nhỏ bằng hạt đậu, nằm đâu đó trong não. Rồi nó lớn dần lên, trở thành bộ não thứ hai trong đầu hắn.

Truyện ngắn Knut Hamsun: Kẻ Lụy Tình (Kjærlighetens Slave), Dương Kim chuyển ngữ

Nhà văn Knut Hamsun
(1859-1952),
hình chụp năm 1944.
Lời giới thiệu: Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952. Tên thật là Knud Pedersen. Năm 1889 ông lấy vợ, tên Bergljot Bech. 1906 đời sống hôn nhân tan vỡ. 1909, ông lại lập gia đình với Marie Andersen.

Năm lên ba, gia đình ông dọn tới Hamarøy tại Nordland. Nơi ấy tạo cho ông nhiều ấn tượng về thiên nhiên, đã phản ảnh trong văn thơ của ông sau này. Trong đời sống ông làm rất nhiều việc, từ phu khuân vác, thợ sửa giầy, phụ tá ủy viên an ninh, giám thị trường học và nhân viên phục vụ thương mại, v.v...

Năm 1877, ông ra tập truyện đầu tay. Năm sau, ông xuất bản tập thơ «Et Gjensyn» và tập truyện ngắn «Bjøger». Ông trở thành nhà thơ xuất sắc, hai cuốn sách trên được đánh dấu là kiệt tác.


Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

Đỗ Trường: Hồ Đình Nghiêm cùng sự phát triển văn học Việt hải ngoại

Nhà văn Hồ Đình Nghiêm.
Khi đọc, nghiền ngẫm Văn học Việt Nam ở hải ngoại từ sau1975 đến nay, tôi thường (tạm) chia ra thành ba giai đoạn để tiện theo dõi, đánh giá. Có thể nói, giai đoạn đầu từ năm 1975 đến cuối 1979 như một sự chuyển tiếp của Văn học miền Nam ra vùng đất mới, với những nhà văn, nhà thơ tên tuổi: Võ Phiến, Mặc Đỗ, Du Tử Lê, Viên Linh, Thanh Nam, Túy Hồng…

Giai đoạn hai, từ đầu năm 1980 đến 1990 sự khởi sắc Văn học hải ngoại. Bởi, có thêm sự góp mặt của các nhà văn, nhà thơ thuyền nhân, hay đoàn tụ như: Mai Thảo, Duyên Anh, Trần Hoài Thư, Luân Hoán, Nguyễn Mộng Giác…Và đặc biệt sự xuất hiện của các nhà văn trẻ: Lê Thị Huệ, Hoàng Mai Đạt, Đỗ K (Khiêm) hay Trần Vũ, Hồ Đình Nghiêm với giọng văn mới lạ, đưa sinh khí mới đến văn thơ Việt hải ngoại. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Văn học hải ngoại vẫn mờ nhạt dấu ấn của phê bình, hoặc chưa xuất hiện những cây viết phê bình thực sự, đưa các tác giả, tác phẩm đến gần hơn với người đọc, cùng khơi nguồn chảy cho Văn học hải ngoại.

Bút ký Đào Như: Đêm Thu–bình trà ngủ quên

Hình mình họa: Nataliya Vaitkevich

Trong ba lô trên đường tỵ nạn, chúng ta không quên mang theo những di sản văn hóa Việt Nam. Tết Trung Thu là một góc nhỏ của di sản văn hóa ấy. Bài bút ký sau đây một hoài niệm về dáng hình quê hương Việt Nam trong màu khói lửa chiến chinh. Bốn mươi năm sau những năm sống lưu vong cũng là cơ hội để chúng ta rà soát lại những va siết văn hóa, những khó khăn trong quá trình hội nhập với vùng đất dung thân là những gì không thể tránh khỏi được, nhiều lúc nó cũng tạo ra những nỗi niềm trắc ẩn trong lòng người Việt xa xứ...

Đào Như.

*    *    *


Truyện ngắn Laila Stien: Cậu Học Trò (Skolegutt), Dương Kim chuyển ngữ

Nhà văn Laila Stien.

Lời giới thiệu: Nhà văn nữ Laila Stien, sinh ngày 16 tháng 5 năm 1946 ở Hemnes. Lớn lên tại Rana. Từ thập niên 19(70) sống tại Finmark, Masi và Alta. Bà là gạch nối giữa hai nền văn hóa Na Uy (dân đa số) và Sam (thiểu số); bà viết nhiều về phụ nữ, nhất là đời sống hàng ngày của họ. Thêm vào đó, bà coi đấy là một công việc quan trọng cho người Same, nhờ văn học mà văn hóa của họ trở nên quen thuộc đối với người Na Uy. Người Same là dân thiểu số ở Na Uy (khoảng 35000 người), và nhiều người Na Uy hiểu biết ít về văn học Same. Laila Stien đã dịch truyện của nhiều tác giả Same ra tiếng Na Uy. Trong nhiều truyện ngắn của bà, bà viết từ môi trường Same. Truyện  «Cậu Học Trò» dưới đây, bạn có thể đọc về một cậu bé học trò người Same phải đi học ở trường Na Uy, trải qua sự xung đột giữa văn hóa Same và văn hóa Na Uy. Năm 1979, Laila Stien cho xuất bản tập truyện ngắn  đầu tay «Nyveien» (1). Thời gian sau, bà lại in tập thơ «Fabler, Frost» (2) năm 1981, và tập truyện ngắn «Fuglan veit» (3) năm 1984, và «Sạnt som skjer» (4) năm 1988. Năm 1986, Laila Stien nhận Giải thưởng Văn hóa của Tildelt Rana kommune. Năm 1994, Giải Phê Bình; và năm 2000, bà được Giải Văn học của nhà xuất bản Aschehoug ở Oslo.

Dương Kim

***


Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Nguyễn Hoàng Văn: Mặt xanh, mặt đỏ

Đâu cuối thập niên 1990 ở Melbourne, đến dự buổi thuyết trình của hai diễn giả Vũ Thư Hiên và Nguyễn Gia Kiểng, tôi chứng kiến mấy khuôn mặt đang đỏ gay, đằng đằng sát khí bỗng nghệch ra, xanh mét!

Mà trước đó mấy ngày, trong một tiệm phở tại Footscray, tôi đã mơ hồ hình dung ra thứ “sát khí” màu xanh tai tái ấy rồi. Cạnh bàn tôi là ba ông đứng tuổi, vừa húp phở sồn sột, vừa ầm ĩ hẹn nhau đi “nói chuyện phải quấy với hai thằng nằm vùng” mà, ở đời, từ việc lớn đến việc nhỏ thì, nếu sợ hay nể, chúng ta chỉ nể hay sợ những kẻ thâm trầm và kiệm lời, chẳng ai ngán mấy thứ chính trị gia chuyên phun nước bọt nơi quán sá loại này.


Liễu Trương: Tượng đài Nữ thần Kim Quy của Vũ Khắc Khoan

Vũ Khc Khoan (1917-1986) là mt nhà văn ni tiếng min Nam, thi 54-75. Ông sm b ngành K sư canh nông đ theo đui đam mê ca mình là môn kch ngh. Thi còn Hà Ni, ngoài vic dy môn S các trường Nguyn Trãi và Chu Văn An, Vũ Khc Khoan đã sáng tác ba kch bn : Thng Cui ngi gc cây đa (1948), Hu trường (1949) và Giao Tha (1949). Thng Cui ngi gc cây đa và Giao Tha đã được trình din Nhà Hát Ln Hà Ni, năm 1951 và năm 1952.

Di cư vào Nam năm 1954, Vũ Khc Khoan hot đng trong nhiu lĩnh vc : báo chí, giáo dc, văn hc, kch ngh. Trước hết ông cng tác vi nht báo T Do. Ri cùng vi Nghiêm Xuân Hng, Mc Đ, ông thành lp nhóm Quan Đim, nhóm trí thc tiu tư sn, ph trách t tun báo Quan Đim và nhà xut bn mang cùng tên. Vũ Khc Khoan cũng ch trương nguyt san văn hVn Đ vi Mai Tho. Ni đam mê kch ngh khi đu t thi còn sng Hà Ni, nay được Vũ Khc Khoan trin khai mnh m, vi nhng kch bn : Thành Cát Tư Hãn (1961), Ng Nhn (1969), Nhng người không chu chết (1972), Ga Xép và Lng Ngôn, và nhng công trình kho cu như : Tìm hiu sân khu chèo (1974), V chèo Quan Âm Th Kính (1974). Vũ Khc Khoan gi chc Giám đc Kch ngh Trường Quc Gia Âm nhc và Kch ngh Sài Gòn.


Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Trương Huy San: Những người Việt Nam Quốc Gia

Bìa cuốn “Nguyễn Mạnh Hùng, Khoảnh khắc nhìn lại”. Tác giả: Đinh Quang Anh Thái. Nhà xuất bản& bảo trợ: Culture Art Education Exchange Resource.

Năm 2005, khi đến “vùng D. C.” học về chính sách công, một tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ giới thiệu tôi gặp GS Nguyễn Mạnh Hùng. Nhiều lần, hai cha con tôi được ông lái xe đưa đi ăn ở George Town hoặc đưa về ngôi nhà của ông ở vùng Fairfax, ngôi nhà có phía sau là rừng, thỉnh thoảng có một vài chú nai nhẩn nha gặm lá.


Truyện ngắn Khuất Đẩu: Người chồng một đêm!

Tranh Đinh Trường Chinh

Năm ấy, tôi mười bảy tuổi. Ở đất Bình Định, tuổi đó đã có người đi lấy chồng. Như mẹ tôi, như cô tôi. Tệ lắm cũng đã có người đi dạm. Nhưng tôi thì chưa. Tôi đang học lớp bảy nên có nhiều mộng ước hơn mẹ và cô. Tôi chưa nghĩ ra người chồng tương lai của mình sẽ như thế nào, nhưng ít ra cũng hơn cha tôi và dượng tôi. Đó là những người đen đúa, tuy không đến nỗi xấu xí, nhưng ai cũng già trước tuổi. Quanh năm gần như chỉ mặc quần đùi để lộ đôi chân khẳng khiu mốc thếch. Đó là chưa nói tới cái bệnh sốt rét họ mang về từ rừng núi xa xôi sau khi đi làm nghĩa vụ dân công, tức là đem gạo muối tiếp tế cho bộ đội, hay đi tải đạn. Người nào mặt cũng tái mét, da dẻ vàng vọt như không còn một hột máu.

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

Nguyễn Hoàng Văn: Bệnh nhược tiểu, thói hủ nho và thủ dâm chính trị

Lời lẽ gây hấn trên, tôi xin nói ngay, là của Nguyễn Huy Thiệp, người từng làm sôi động đời sống văn học tẻ nhạt của Việt Nam một thời. Trong truyện ngắn “Vàng Lửa”, tung ra vào giữa thập niên 1980, nhà văn này viết:

“Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình.”

Rồi, sau đó:

“Vấn đề ở chỗ phải đứng lên vươn mình thành một cường quốc. Làm điều đó, phải có gan chịu đụng sự va xiết trong quan hệ với cộng đông nhân loại. Thói hủ nho và thủ dâm chính trị sẽ không bao giờ tạo được những quan hệ trong sáng, lành mạnh. Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa.”


Đọc lại một bài viết của Xuân Diệu phê phán, đấu tố Văn Cao


Nhà thơ Hoàng Hưng bình: Nhân 100 năm Văn Cao, đọc lại bài Xuân Diệu phê phán quan điểm Thơ của Văn Cao qua những trích đoạn thú vị mà Văn Cao viết gần 70 năm trước! Chắc không ít người giật mình!

***

Xuân Diệu: Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao


Mặt trận tư tưởng, tinh thần, mặt trận văn hoá văn nghệ quả thật là xung yếu, tinh tế! Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. Cũng là một thứ văn thơ “giật gân”, giật gân đến một độ rất nguy hiểm; thà cứ như cái thùng sắt tây Lê Đạt, thà cứ ngổ ngáo cao bồi như Trần Dần: dễ thấy; đằng này cứ như triết gia ban phát đạo lý nghìn đời; người nào đã biết thế nào là chân lý chân chính, đọc một số thơ và những bài văn, tựa của Văn Cao, có thể tức tối đến đau óc, bởi cái giả dối ở đây nó chằng chịt thật là khó gỡ, nó đã thành máu thịt của Văn Cao, nó nói cứ như thánh, và còn biết nhoẻn miệng cười duyên nữa!


Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Từ Thức: Tạp ghi tháng Tám

 VÔ TỘI

Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan. Các quan lớn làm ngơ, báo Đảng làm ngơ. Giết oan một người, hay vài ngàn người có gì đáng nói, tại một xứ mạng người rẻ hơn bèo. Bèo còn bán được làm thức ăn cho heo.


Josehp K., trong ‘’Le Procès’’ (Der Prozess) của Franz Kafka, một buổi sáng bị bắt, bị tống giam, không ai biết về tội gì. K. nói tôi vô tội, bọn tra tấn hỏi lại : ‘’Vô tội về chuyện gì ?’’ (Non coupable de quoi ?). Ai cũng có một cái tội gì đó.


Sau những cuộc điều tra cẩu thả, tra tấn dã man, những phiên toà lố bịch, luật sư bất lực, quan toà phường chèo, K. bị lôi ra một bãi vắng, bị xử tử bằng một con dao thái thịt‘’ như một con chó, làm như cái nhục sẽ đeo đuổi anh ta mãi mãi’’. 


Truyện ngắn Bảo Ninh: Bội phản

Nhà văn Bảo Ninh. Ảnh: Báo Phụ Nữ
Thảo đẹp hay không đẹp, đàn ông dọc phố không ra miệng bình phẩm, ít nhất là riêng tôi chưa từng nghe thấy lời nào như vậy từ họ. Tôi chỉ thấy họ nhìn chị. Những tay sĩ diện cao, thiên về đứng đắn, tất nhiên không nhìn, tránh nhìn, nhưng chỉ cần kém mực thước đi một tí thì không làm sao cưỡng mắt được, không tài gì thấy Thảo lại có thể nhịn nhìn.

Thị hiếu như thế thật là không công bằng. Phố này, là giai nhân, thiết tưởng trước nhất người ta phải chấm chị Diễm hoa khôi trường Ngoại ngữ, kế nữa thì như là chị Bích bác sĩ, chị Hoa diễn viên múa, hay là chị Thuý bán bách hoá, rồi chị Lan, chị Đào, chị Hậu, nhiều. Tại sao lại là Thảo?

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023

Song Thao: Lại chuyện nước mắm

Chén nước mắm ớt trong bữa ăn của người Việt

Nước mắm tôi muốn nói tới là…nước mắm. Phải minh xác ngay vì ngày nay nước mắm trên thị trường hải ngoại phần lớn, nếu không nói là hầu hết, đều là nước chấm. Nước chấm thường được gọi là “nước mắm công nghệ” không làm bằng cá như nước mắm truyền thống mà là pha các hóa chất làm thành thứ nước mắm mà nhiều người gọi là “nước mắm giả”. Tôi không chơi với thứ giả.


Đào Như: Quê hương dấu binh lửa

Nhìn sông Hậu, con sông lớn nhất của tổ quốc, mênh mông miệt mài trôi, cuồn cuộn phù sa và ánh sáng, không một ai có thể nghĩ rằng vùng đất quê hương kỳ diệu này cũng là vùng đất chiến tranh trong gần 30 năm qua. Thị trấn Cần Thơ, nằm trên hữu ngạn sông Hậu vẫn sinh hoạt bình thường. Bây giờ là tháng hai, năm 1972. Dân chúng trong thị trấn Miền Tây này đâu có ngờ chỉ trong một vài tháng nữa là cả nước đi vào Mùa Hè Đỏ Lửa với những trận đánh ở ngọn đồi Tân Cảnh, Căn Cứ Lữ Đòan 2/Dù. Sau đó là Trận đánh An Lộc, Trị Thiên, Đại Lộ Tử Thần, những trận địa chiến hai bên bờ sông Thạch Hãn...


Những trận đánh lớn cứ theo chân nhau, vượt Trường Sơn, từ ngoài Trung vào Nam, từ Cao nguyên đổ xuống đồng bằng duyên hải như thác ngàn. Hai phe, bốn bên dốc toàn lực đổ quân vào những trận đánh điên cuồng, đẫm máu làm áp lực hòa đàm Paris ở giai đoạn chót. Những trận đánh tân tình hủy diệt nhau làm rực lửa những trang báo cùng khắp thế giới, thắp sáng lương tri nhân loại. Hầu hết các gia đình người Mỹ, mỗi chiều tối đều ngóng nhìn lên màn ảnh truyền hình, theo dỏi chương trình CBS Evening News Reports tại New York, hớp từng lời tường thuật về Chiến tranh Việt Nam của Walter Cronkite. Những trận đánh đẫm máu xé nát trái tim những bà mẹ nước Mỹ. Phong trào phản chiến trên tòan khắp thế giới lên đến cực điểm. Các sinh viên trong các trường đại học nhất là tại Mỹ, tại Anh và các quốc gia Bắc Âu và Tây Âu, bãi khóa, tổ chức “truồng chạy” phản đối chiến tranh diệt chủng tại Việt Nam. Trong khi đó tại Sàigòn, giọng hát Thái Thanh thảm thiết trong bài “Kỷ Vật Cho Em”, một kiệt tác phản chiến thời danh của Phạm Duy, viết sau chiến dịch Lam Sơn 719.