Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn học dịch miền Nam 1964-1975. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn học dịch miền Nam 1964-1975. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Liễu Trương: Hiện tượng sách dịch ở miền Nam thời 54-75

Một trong những đặc điểm của đời sống văn hóa ở miền Nam thời 54-75 là sự mở rộng tầm nhìn ra thế giới, với ý muốn khám phá, thấm nhuần những tư tưởng triết học mới, những hiện tượng văn học mới, muốn biết thân phận con người được cảm nhận như thế nào qua nghệ thuật viết của các nhà văn trên thế giới. Thế cho nên trong những năm 60-70, có cả một phong trào dịch sách nở rộ.

Thật ra, vấn đề dịch sách Tây phương ở nước ta đã có từ lâu. Người đi tiên phong vào nửa đầu thế kỷ 20 là nhà văn, nhà báo, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), người có công phổ biến chữ quốc ngữ và đồng thời cũng phổ biến tư tưởng Tây phương. Nhờ những dịch phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh mà các thế hệ đến sau được biết đến văn chương Pháp, giúp họ đi vào con đường Tây học.

Đến nửa sau thế kỷ 20, vào thời miền Nam, có thể nói vấn đề dịch sách nước ngoài đã tiến một bước rất dài. Số dịch giả ngày càng đông đảo. Các dịch giả không chỉ nhắm vào văn chương Pháp mà cả văn chương thế giới : từ Âu châu đến Hoa Kỳ, Mỹ châu La tinh đến các nước Ả Rập và đương nhiên vẫn có cái nhìn gần gũi với Á châu.

Ngành dịch thuật phát triển chủ yếu trong hai lĩnh vực : triết học và văn học.