Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn học Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn học Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Lam Nguyên: Đọc bài Từ 詞 “Thủy điệu ca đầu 水 調 歌 頭 của thi hào Tô Đông Pha 蘇 東 坡

Người  xưa thường ca ngợi về Thơ và Từ của Tàu rằng : “Thịnh Đường, Long Tống” Đây là cột mối đánh dấu một thời vàng son của hai triều đại nhà Đường và nhà Tống.

Tiểu sử Thi sĩ Tô Đông Pha 蘇東坡 tức Tô Thức  蘇 軾 (1037-1101) là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của thời Bắc Tống nước Tàu. Tự là Tử Chiêm, người ở My Sơn, Tứ Xuyên. Cùng Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt được mệnh danh là (Tam Tô ) được liệt vào trong “Đường Tống Bát Đại Gia  唐  宋  八大家=Tám nhà văn lớn thời nhà Đường, nhà Tống”.


Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Truyện ngắn Phùng Ký Tài: Mắt Xanh, Châu Hải Đường dịch và giới thiệu

Nhà văn Phùng Ký Tài [Feng Jicai]
Bên cạnh chùm 4 tiểu thuyết “Quái Thế Kỳ Đàm” gồm: Gót Sen Ba Tấc, Roi Thần, Âm Dương Bát Quái, và Ống Nhòm Một Mắt, Phùng Ký Tài [Feng Jicai] còn có một tập truyện ngắn trong mạch "quái kỳ" ấy, mà từng truyện trong đó từng được nhiều lần tuyển chọn vào tuyển tập “Vi hình tiểu thuyết” (truyện cực ngắn) của Trung Quốc, cũng như được dịch và giới thiệu ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, đó là tập truyện “Tục Thế Kỳ Nhân” – Kỳ nhân giữa đời thường.

Tập truyện gồm 54 câu chuyện về những nhân vật ở Vệ Thiên Tân xưa, tất cả đều có nguyên mẫu từ người thực việc thực, nhưng mỗi câu chuyện của họ đều có những điểm ly kỳ lưu lại nhiều dư vị cho người đọc. Phùng Ký Tài từng viết trong lời tựa tập sách rằng: “Vệ Thiên Tân vốn là một bến cảng, cư dân khắp bốn phương đến tụ cư, tính cách hoàn toàn khác nhau. Nhưng nơi đất cũ Yên, Triệu, huyết khí cương liệt, nước mặn đất phèn, thói tục mạnh tợn. Hơn trăm năm nay, phàm những đại tai đại nạn của Trung Hoa, chẳng khi nào không khởi phát từ nơi này trước nhất, vì vậy mà sinh ra vô vàn nhân vật khác lạ, chẳng những ở thượng tầng lớp trên, mà ngay cả ở nơi dân gian thôn quê phố thị” Và những “kỳ nhân diệu sự ấy, nghe mà tưởng chưa nghe, nếu như vứt bỏ qua đi, há chẳng đáng tiếc lắm sao?” Vì vậy mà ông đã viết nên tập truyện này.

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Truyện ngắn Dư Hoa: Tuổi 18 rời nhà đi xa, Châu Hải Đường giới thiệu và chuyển ngữ

Leaving Home at Eighteen” or “On the Road at Eighteen” (十八岁出门远行, or 十八歲出 門遠行 ) truyện ngắn của Yu Hua (Dư Hoa). Bản tiếng Trung năm 1987. 

Dư Hoa, sinh ngày 03 tháng Tư năm 1960, tại Hàng Châu, Triết Giang. Sau truyện ngắn đầu tay “Ký túc xá đầu tiên” được in năm 1983, năm 1987 Dư Hoa tiếp tục cho ra đời các truyện ngắn khác như: “Tuổi 18 rời nhà đi xa”, “Sự kiện mồng 3 tháng Tư”, “Năm 1986” và đã xác lập địa vị là một nhà văn Tiên phong. Cùng năm, ông đến học tại Viện văn học Lỗ Tấn – Bắc Kinh. Năm 1990, Dư Hoa xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên “Gào thét trong mưa bụi”. Năm 1992, xuất bản tiểu thuyết “Phải sống”, năm 1995 sáng tác tiểu thuyết “Hứa Tam Quan bán máu” và đăng trên tạp chí “Thu hoạch”. Với tiểu thuyết “Phải sống” Dư Hoa đã giành giải thưởng cao nhất về văn học của Italia: Giải Grinzane Cavour, năm 1988.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Truyện ngắn Tất Phi Vũ: Vương Gia Trang trên mặt địa cầu, Châu Hải Đường chuyển ngữ

Nhà văn Tất Phi Vũ,(chữ Hán: 毕飞宇,
tiếng Anh: Bi Feiyu, sinh 1964). Wikiwand

Về tác giả:

Tất Phi Vũ, sinh năm 1964 tại Hưng Hóa, Giang Tô, tốt nghiệp Học viện Sư phạm Dương Châu, là giáo sư Đại học Nam Kinh, nhà văn đương đại Trung Quốc, chủ tịch Hội nhà văn tỉnh Giang Tô. Ông bắt đầu sáng tác từ giữa thập niên 80 thế kỷ 20, lần lượt cho ra mắt các truyện ngắn “Phụ nữ thời cho con bú”, “Vương Gia Trang trên mặt địa cầu”… Tháng Hai, năm 1998 Tất Phi Vũ giành giải thưởng Văn học Lỗ Tấn lần thứ nhất cho thể loại truyện ngắn. Tháng Ba năm 2010, ông giành giải thưởng văn học Châu Á Man (Man Asian Literary Prize) với tiểu thuyết “Ngọc Mễ” (Ba chị em); Tháng Tám năm 2011 ông giành giải thưởng Văn học Mao Thuẫn lần thứ 8 với tiểu thuyết “Tẩm Quất”. Tháng Mười hai năm 2013 Tất Phi Vũ giành giải thưởng văn học Nhân Dân cho thể loại truyện ngắn. Ông là chủ tịch hội nhà văn tỉnh Giang Tô từ tháng 12/2020 đến nay.

Ở Việt Nam hiện đã có hai tiểu thuyết của Tất Phi Vũ là “Bình Nguyên” và “Tẩm Quất” được dịch và giới thiệu tới bạn đọc.

Châu Hải Đường giới thiệu.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Truyện ngắn Phàm Nhất Bình: Tiền thưởng, Châu Hải Đường chuyển ngữ

Về tác giả:

Phàm Nhất Bình, tên thật Phàn Nhất Bình, sinh năm 1964, tại Đô An, Quảng Tây, là nhà văn, nhà biên kịch Trung Quốc. Ông từng tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Hà Trì (Quảng Tây), và khoa Ngữ văn Đại học Phúc Đán. Năm 1982, Phàm Nhất Bình đăng bài thơ đầu tay “Cái chết của một giáo viên tiểu học” trên tuần san “Thi san”. Năm 1995, xuất bản tiểu thuyết “Quỳ xuống”, tiểu thuyết này đã giành giải thưởng văn học dân tộc Choang lần thứ 3, giải thưởng Trống Đồng lần thứ 3. Từ đó đến nay ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học từ tiểu thuyết, truyện ngắn, đến tản văn, đồng thời tham gia biên kịch cho nhiều bộ phim.

Năm 1999 ông cho ra mắt tiểu thuyết “Tầm thương ký”. Năm 2001, Phàm Nhất Bình giành giải thưởng văn học thanh niên Độc Tú lần thứ 5 của tỉnh Quảng Tây. Năm 2006, ông đảm nhiệm vai trò biên kịch cho bộ phim tình cảm “Thợ làm tóc”. Năm 2008, ra mắt truyện vừa “Poker”, và giành được giải thưởng Trống Đồng lần thứ 6. Năm 2014 ra mắt tiểu thuyết “Thẩm vấn bất thường” giành được nhiều giải thưởng. Năm 2017, ông được bầu làm phó chủ tịch Hội nhà văn tỉnh Quảng Tây. Ở Việt Nam hiện đã có tác phẩm “Thượng Lĩnh án” của Phàm Nhất Bình được xuất bản.

Châu Hải Đường giới thiệu.


Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

Truyện ngắn Mạc Ngôn (Giải Nobel Văn học 2012): Chợ Cá, Châu Hải Đường chuyển ngữ

Nhà văn Mạc Ngôn, hình chụp năm 2010.
Tinh mơ, Phượng Châu - bà chủ quán rượu Ngư Hương đẩy cánh cửa sổ mở ra mặt phố, nhìn xem phong cảnh bên ngoài. Đêm qua trời đổ một trận mưa không to cũng chẳng nhỏ, trên con đường lát bằng những phiến đá xanh vẫn còn đọng những vũng nước mưa cùng vẩy cá phát ánh bạc lấp lánh. Những chỗ không có nước đọng cũng sạch bong sáng loáng. Hơi nước trên mặt đường chầm chậm bốc cuộn lên, đợt đậm đợt nhạt, đợt sáng đợt tối. Đoạn phố lát đá xanh ấy là phố Chợ Cá nổi tiếng ở hương Đông Bắc của huyện Cao Mật, mùi cá tanh nồng nặc nhờ hơi nước triều càng bốc lên mạnh hơn. Gió từ bể nam và gió từ bể bắc, cứ kẻ thổi qua người thổi lại, khiến cá từ bể nam và cá từ bể bắc cùng tụ tập cả ở đây. Những phiến đá xanh trên phố đã nhuộm đầy nhớt cá, dịch tôm, và dãi cua.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Truyện Ngắn Mạc Ngôn: Con Bò (Bull), Ngu Yên chuyển ngữ

Mạc Ngôn (Giải Nobel Văn học 2012). Ngu Yên dịch từ bản Anh ngữ của Howard Goldblatt và giới thiệu.

Mạc Ngôn, (Mo Yan 㥿㿔), tên khai sinh Guan Moye ᄣ䇳Ϯ năm 1955, được trao giải Nobel Văn học năm 2012, sản phẩm phong phú phong cách sáng tạo đã mang lại cho ông gần như mọi giải thưởng quốc gia tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) kể từ khi bắt đầu xuất bản năm 1981. Ông cũng đã giành được danh tiếng quốc tế với kịch bản phim “Cao Lương Đỏ” (Red Sorghum) (㑶指㊅, 1987). Mạc Ngôn đã góp phần định hình dòng tiểu thuyết Trung Quốc bằng cách giới thiệu một phong cách văn học pha trộn giữa hiện thực siêu nhiên, giống như hiện thực hóa ảo của Gabriel García Márquez. Ông công nhận điều này” (Mạc Ngôn 1991: ix), mặc dù đã không đọc cuốn tiểu thuyết này cho đến sau khi viết tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Cao lương đỏ (㑶指㊅ᆊᮣ฀, 1986).


Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 7)

Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (tiếp theo)


Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小)

3. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại và tính chất hiện đại

Diêm Liên Khoa nhận thấy văn chương Trung Quốc từ đầu những năm 80 có hai truyện ngắn  hiện   đáng chú ý là truyện Ít nhất mười năm của Shen Rong và truyện Người Hút Thuốc Lá Bằng Tẩu Ngọc quí. Ít nhất mười năm kể lại mười năm đã mất trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa khi một công chức loan báo rằng đã sống qua mười năm cuộc cách mạng này theo lệnh Trung Ương Đảng có quyền được miễn đưa vào danh sách, vì tổ chưc phân vân trong việc thăng cấp nên người cao tuổi trở thành thuộc vào giới trẻ. Người Hút Thuốc Lá Bằng Tẩu Ngọc Quí nói về một nông dân già nua sở hữu một cái tẩu ngọc và toàn thể làng ông lấy làm kiêu hãnh về việc này. Thế rồi sau đó có một chuyên gia cổ vật đến tỉnh. Ông ta chỉ thoáng nhìn cái tẩu và cho rằng cái tẩu này là đồ giả. Thế nhưng ông ta lại không hài lòng việc dấu nhẹm sự thật với dân làng nên nói thêm rằng cái tẩu này là một vật vô giá, là một gia tài không nên để cho mọi người thấy.


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 6)

Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (tiếp theo)

Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小)

  1. Tổng quan

Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (mythoréalisme) là một khuynh hướng đã nảy mầm và chín mùi trong văn chương Trung Quốc đương đại. Diêm Liên Khoa than phiền những nhà phê bình đã lười biếng không phân tích chủ nghĩa này nên nó rơi vào quên lãng, không được biết tới. Định nghĩa một cách ngắn gọn “chủ nghĩa hiện thực huyền thoại là một tiến trình sáng tạo vứt bỏ mọi tương quan luận lý giản đơn cố hữu, gắn liền với thực tại sống trải để vượt qua, truy tìm một hình thức của cái thực “không hiện hữu”, ta không thấy hay nằm ẩn dưới thực tại. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại dứt khoát tránh xa chủ nghĩa hiện thực như thường được hiểu ở Trung Quốc” (1) Nó thông giao với những liên hệ nội tại bằng những cây cầu do trí tưởng tượng tạo ra dưới những hình thức khác nhau: những ẩn dụ, những huyền thoại, những giấc mơ, những dung tưởng (fantasmes) và sự trừu tương hóa (abstractions) phát sinh từ thực tại hàng ngày và xã hội. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại không thoái bỏ chủ nghĩa hiện thực nhưng vượt qua chủ nghĩa hiện thực trong khi tái sáng tạo thực tại một cách căn bản.”(2)


Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 5)

 Nhân quả tính nội tại (tiếp theo)

Cuốn “Discovering Fiction”
(bản dịch tiếng Anh từ
'nguyên tác 發現小說)

  1. Cái thực nội tại và cái thực ngoại tại

Diêm Liên Khoa giải thích sự phát sinh của Nhân quả tính nội tại và nhân quả tính ngoại tại: Nhân quả tính bán phần được đặt ra để một mặt kết nối nguyên lý thực sự của nhân quả tính (le principe réel de causalité) trăm phần trăm tuyệt đối, mặt khác dẫn tới ý tưởng về nhân quả tính số không. Chính nhờ nhân quả tính số không nên từ nay tự sự/kể truyện có được một thẩm mỹ học mới và một cái thực mới (un nouveau réel) làm cho tự sự trở lại “bắt chước cái thực”. “Từ thế kỷ XX, thời đại phát sinh và nẩy nở của hai hình thức mới của nhân quả tính mà người đọc, tác giả và lý thuyết gia thành ra cùng đồng ý về một nguyên lý của cái thực hư cấu (principe de réel fictionnel) – cái thực nội tại.”(1) 

Trong khi đó cái thực ngoại tại là cái thực của hành xử (comportement) và của những sự vật chắc chắn là có tương quan với linh hồn, tư tưởng và ý thức nhưng không chỉ phát sinh từ linh hồn, tư tưởng và ý thức. Khá nhiều nhà văn hiện đại đi theo chiều hướng này ngược hẳn với các nhà văn thế kỷ XIX chỉ chuyên chú vào việc tái phục hồi cái thực ngoại tại: Linh hồn, tư tưởng và ý thức của nhân vật “kiểu mẫu” (archetypes) thiết yếu được đúc khuôn liên hệ với ngoại giới, với lịch sử, xã hội, gia đình…Sinh mệnh của Anna Karénine cũng như của Maslova là thời đại. Nếu đặt họ ra ngoài thời đại của họ thì họ không còn hiện hữu nữa. Chính vì họ là nhân vật của lịch sử của họ, thực tại sâu xa của họ nằm giữa cái thực chủ yếu (le réel vital) và cái thực tinh thần (le réel spirituel). “Nhưng những yếu tố kéo họ theo hướng này đa phần là từ những yếu tố ngoại tại và từ một môi trường đang tiến triển. Chính do sự tham gia tích cực của họ mà tiểu thuyết xoay từ cái thực ngoại tại về hướng cái thực nội tại.”(2) Thí dụ Raskolnokoff của tiểu thuyết thế kỷ XIX (Tolstoï) có thực tại nội tâm (linh hồn, ý thức) phong phú nhưng những thất bại, kiêu hãnh, tranh chấp v.v…đã phát sinh từ sự nghèo nàn và bất công của xã hội, nghĩa là từ sự thực ngoại giới.


Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 4)

Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小)

Nhân quả tính bán phần (tiếp theo)

Thế nhưng những đặc điểm này lại như “không giống thực”. Tuy nhiên chúng lại chẳng phải từ nhân quả tính tuyệt đối hay nhân quả tính số không như nơi Kafka. Chúng ta cười mỉm và tiếp tục đọc và chẳng tìm một giải thích hữu lý cho những cái “dường như là”, “có thể là” mà Garcia-Marquez đã rải suốt quyển truyện. Độc giả cũng như nhà phê bình sẽ không hỏi tại sao người ta sinh ra lại có đuôi. Vậy lý do chính yếu của hiện tượng này là gì? Thứ “bởi vì” nào dẫn tới cái “cho nên” này? Có một điều kiện tiên quyết nào không? Nếu có thì điều kiện này có phù hợp với lương tri không? Và tại sao chúng ta lại không dễ dãi, hiểu biết đối với Garcia-Marquez như với Kafka? Diêm Liên Khoa trích dẫn song song đoạn mở đầu Hóa Thân “Một buồi sáng nọ khi thức giấc…” Trăm Năm Cô ĐơnNăm nào cũng cậy, cứ vào tháng Ba…”: trích dẫn thứ nhất khiến chúng ta nghi ngờ sự hóa thân của Gregor nhưng trích dẫn thứ nhì thì không có sự nghi ngờ vì truyện của Kafka bắt đầu bằng một sự bất khả còn truyện của Garcia-Marquez bắt đầu bằng một luận lý phát xuất từ “có thể” vẫn còn kết nối với sự lý tính. Trong trường hơp thứ nhì thì “bởi vì” ở dưới kè/thấp kém “cho nên” hay ngược lại: đó là một tương quan của sự không tương đồng, là một biến thiên của nhân quả tính tuyệt đối cho nên Diêm Liên Khoa gọi đó là “nhân quả tính bán phần”, nhân quả tính của “có thể”. Và đó là sự đóng góp lớn vào văn chương của Gabriel Garcia-Marquez.


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 3)

Cuốn “Discovering Fiction”
(bản dịch tiếng Anh từ
nguyên tác 發現小說)

Nhân quả tính tuyệt đối

1. Nhân quả tính tuyệt đối

Sau khi diễn giải nhân quả tính số không nơi Kafka Diêm Liên Khoa trở ngược lại xem xét nhân quả tính trong nghĩa hiện thực truyền thống. Chủ nghĩa hiện thực truyền thống đã mất một hay hai thế kỷ để phát triển, đã nở rộ và trở thành một đỉnh cao của văn chương. Nó  giả thiết nhiều qui tắc trong đó mối tương quan từ nguyên nhân sang hậu quả dưới hình thức là một mạng lưới khít khao của nhân quả tính tuyệt đối.

Trong những tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực cổ điển, nhân quả tính luôn tuân theo qui luật nền tảng “những sự biến (événements) có lý do của chúng”. Nhà văn khi xây dựng một câu truyện phải tuân hành luật này và qui luật này đã được tác giả, người đọc, và nhà phê bình cùng chấp thuận và duy trì. Một bản văn hiện thực cổ điển tuân hành nhân quả tính tuyệt đối tức là giữ sự cân bằng tuyệt đối giữa nguyên nhân và hậu quả. Lá trên cây rụng xuống vì có gió. Bản chất của đời sống qui định bản chất của nguyên nhân và hậu quả. Thế nhưng, trong một số tình huống sự việc lại không như vậy: trong cùng một môi trường, cùng một khí hậu, cùng một nỗ lực tưới bón như trước đây nhưng cây lại không cho ra quả như mong đợi! Một kết quả bề ngoài không hợp lý nhưng nếu xét kỹ thì chắc chắn là có những lý do tiềm ẩn. Thế nhưng cũng theo nguyên lý nhân quả tính tuyệt đối thì cái nhà văn chỉ ra và mô tả không giới hạn trong cái người đọc có thể cảm thấy hay quan sát trong đời sống bình thường.Vậy mà người đọc vẫn khám phá ra sự khả hữu của những yếu tố nguyên nhân. “À, thì ra là cái đó!” Hiểu và đưa ra sự hiến nhiên những nguyên nhân và hậu quả chính là đáp ứng sự chờ đợi của người đọc, đó là tiếng vang tác giả gặp gỡ. Trong văn chương nhiệm vụ của chủ nghĩa hiện thực trên căn bản là đem lại cho người đọc chứng cớ của tính chất toàn bộ (intégralité) và sự hoàn hảo (perfection) của nhân quả tính tuyệt đối, chứng minh sự tương đương hoàn toàn giữa “bởi” và “cho nên”, giữa điểu kiện và kết quả.”(1)


Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 2)

 Nhân quả tính số không

Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小)
  1. Vấn đề Gregor (I) – vị thế và quyền lực của nhà văn trong phép tự sự

Trong vấn đề Gregor (I) Diêm Liên Khoa sau khi đưa ra một trích đoạn trong truyện Hóa Thân của Kafka khi Gregor biến thành con sâu “Một buổi sáng nọ khi tỉnh giấc sau những giấc mộng căng thẳng, Gregor…” để giải đáp câu hỏi: Trong việc kể truyện tác giả có tư cách/vị thế (statut) và quyền lực nào? Theo Diêm Liên Khoa những nhà văn lớn thế kỷ XIX đều nói đến kinh nghiệm về những nhân vật và số phận của họ, chắng hạn Tolstoï đã kể lại mình rơi lệ khổ đau khi viết về việc Anne Karénine tự sát. Tệ hại hơn nữa là không phải ông đã giết chết Anna mà đó chính là số phần, tính cách của riêng cô. Nói thế khác, với những nhà văn này những nhân vật là chủ nhân số phận họ, tác giả chỉ là phát ngôn nhân, làm công việc viết xuống: nhân vật lớn lao hơn kẻ sáng tạo ra nhân vật nhiều, kẻ sáng tạo nhân vật không có quyền hay khả năng cai quản hay kiểm soát nhân vật. “Trong văn chương hiện thực, vị thế nhà văn càng thấp kém thì nhà văn càng có ít quyền lực hơn” (1)


Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 1)

Nhà văn Yan Lianke in 2010.
Hình Wikipedia

Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) là nhà văn đương đại Trung Quốc hàng đầu với hàng chục tiểu thuyết đã xuất bản. được ưa thích cả ở trong nức lẫn hải ngoại (1). Quyển Khám Phá Tiểu Thuyết viết xong năm 2010 (nguyên bản Fa Xian Xiao Shuo được xuất bản năm 2011 ở Đài Bắc với bản dịch sang tiếng Pháp in năm 2017, bản tiếng Anh 2022). Diêm Liên Khoa mở đầu quyển sách tự nhận mình là “một đứa con bất kính chủ nghĩa hiện thực (un fils impie du réalisme), “kẻ phản bội văn tự” (traite à l’ecriture) như trong lời bạt quyển tiểu thuyết Tứ Thư. Diêm Liên Khoa nói “từ lâu đã ngần ngại đưa ra lời tuyên bố này vì không biết chắc mình có xứng đáng không. Cuối cùng nếu như tôi từ chối điều này, đó chính bởi nghĩ tới những cái trong quyển tiểu thuyết Tứ Thư cho là những bất trung với “văn chương thông thường”, nếu như những bất trung này không chính xác phát sinh từ một sự “phạm tội” chính đáng, mặc dù vậy chúng cũng vẫn cứ là những khuyến khích và có thể tạo thành một tiên đoán tích cực cho tác phẩm của tôi sau này. Rằng những con súc sắc đã được thảy xuống” (2) Đọc Khám Phá Tiểu thuyết không những chúng ta hiểu rõ hơn những tiếu thuyết đã xuất bản của họ Diêm mà còn được thấy nhà văn này trình bày khái lược một cách có hệ thống tiếu thuyết hiện thực Trung Quốc cũng như tiếu thuyết Phương Tây và đưa ra “chủ nghĩa hiện thực huyền thoại” (mythoréalisme) của mình để phản bác chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa dối trá…


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Đào Trung Đạo: Đọc Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh của Cao Hành Kiện

Hình bìa cuốn sách
"Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh",
tên tiếng Anh: 
One Man's Bible

Cao Hành Kiện cho xuất bản Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh, truyện dài thứ nhì sau Linh Sơn (1989) ở Đài Bắc năm 1999, một năm trước khi được trao tặng giải thưởng Văn Chương Nobel. Bản dịch tiếng Pháp do Noel & Liliane Dutrait được Editions de l’Aube xuất bản năm 2000 và bản tiếng Anh do Mabel Lee dịch và được Harper Collins xuất bản năm 2002. Cả hai bản Pháp ngữ với cái tựa Le Livre d’un home tout seul và bản Anh ngữ tựa đề One Man’s Bible có lẽ vì nhu cầu thị trường cần một cái tựa sách bắt mắt quần chúng độc giả hơn nên đều không dịch sát nghĩa tựa đề nguyên bản Nhất Cá Nhân Đích (cái bản ngã đích thực của một người) bao hàm chủ ý của tác giả khi viết cuốn tiểu thuyết này.  Chuyển tựa sách này sang tiếng Việt nghe sao vừa thuận tai vừa văn vẻ thực là khó: chúng tôi đề nghị hãy tạm đặt tên cho cuốn sách này là Tôi Thực Là Tôi. Tuy nhiên với những độc giả Việt đã làm quen với danh từ Hán Việt thì tựa đề nguyên bản cũng không khó hiểu gì mấy.