Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022
Song Chi: Trên Vùng Đất Lạ
+ Đây hoàn toàn là một câu chuyện hư cấu, không phải người thật việc thật. Mọi sự tương đồng nếu có, đều chỉ là do trí tưởng tượng của tác giả dựa trên một vài sự kiện trong cuộc sống…
Mặt đất khô cứng dưới lưng cô. Trong bóng tối, cô không nhìn rõ khuôn mặt của gã. Nhưng cái mùi của gã thì nồng nặc bao trùm lấy cô- một cái mùi tổng hợp của mồ hôi, thuốc lá, gia vị món ăn…khiến cô muốn lộn mửa. Và thân hình to béo của gã đè nặng lên người cô. Cuộc tra tấn thể xác bắt đầu. Cô nhắm mắt lại, nghiến chặt hai hàm răng, thậm chí nín thở. Như thể đang tự đóng mọi giác quan lại. Và cố gắng không suy nghĩ gì hết. Như một cái xác. Cô ước gì mình là một cái xác thật sự, ước gì mình có thể chết đi ngay tức khắc. Nhưng tận sâu thẳm bên trong, cô biết mình không thể chết, không có quyền chết. Một phút, hai phút, năm phút… hay hàng thế kỷ đã trôi qua cho đến khi gã dừng lại, nằm vật qua một bên…
Cho đến tận bây giờ, dù đã kỳ cọ tắm rửa hàng bao nhiêu lần, cái mùi của gã vẫn bám chặt lấy ký ức cô, cũng như cái cảm giác cơ thể bị vấy bẩn, mãi mãi không bao giờ có thể gột sạch…
xxxx
Alo.
…
Alo. Có chuyện gì vậy? Sao em không trả lời, sao lại khóc? Em làm anh lo quá.
Không, không có gì. Bao giờ anh qua đây?
Anh nói rồi, mẹ anh đã khỏe lại, anh có thể yên tâm mà đi, tiền mọi thứ anh cũng đã gom đủ. Sang tuần tới là anh bắt đầu lên đường. Chỉ vài tháng nữa là chúng mình sẽ gặp lại nhau thôi. Hai đứa chịu khó làm ăn, chỉ vài năm là trả hết nợ cho chuyến đi, thêm vài năm nữa là có ít vốn quay trở về VN lại…Cố gắng lên em.
xxxx
Người chủ tiệm nails, Hà, phân trần:
Em thấy đấy, làm ăn đâu có ai muốn phá sản hay đóng cửa. Nhưng thật sự là giữa mùa dịch này, đối với những người có nhiều vốn thì người ta gồng được, chờ qua dịch mở lại, còn chị thì không nhiều vốn mà lại vừa một cái tiệm Nails, một cái nhà hàng, chịu hết nổi, phải đóng một cái thôi.
Hoàng Quân:
Yêu trong những cung nhạc trầm - Tranh Đặng Mậu Tựu |
Cô bé lờ mờ hiểu “thư thì mỏng” nghĩa là gì. Mà, “suốt đời mộng ảo”, cô bé đành chịu thua. Nhưng cô bé thấy những vần thơ hay quá chừng (có lẽ vì do cậu bé chép cho cô). Hình như thi sĩ viết “Giấy phong kỹ mang thầm trong túi áo”. Mặc kệ thi sĩ, cô bé thích vần thơ nhớ nhầm của cậu bé hơn. Cô bé tìm trong tự điển Việt Nam không có chữ “khuông”. Không sao, cô bé vẫn giấu tờ thơ trong tập vở, lâu lâu mở ra đọc, dù cô đã thuộc lòng rồi.
Cô bé kể cho cậu nghe, rằng, cô thích bài hát Kiếp Nào Có Yêu Nhau, dù cô chẳng hiểu gì cả. Cậu muốn “nghiên cứu” lời của bài hát để cắt nghĩa cho cô bé nghe. Cậu do dự, cô bé còn nhỏ xíu, bài hát lại quá buồn. Thôi, cậu chỉ thích nghe tiếng cô bé cười trong trẻo, như khi cậu hái hoa ngọc lan, hoa phượng tặng cô. Cô bé mân mê vuông giấy trắng, có cánh phượng ép hình con bươm bướm. Đôi mắt cô bé sáng rỡ, vui sướng.
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022
Ngự Thuyết: Thử Nhìn Lại Cung Oán Ngâm Khúc Của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều
Cung Oán Ngâm khúc là một hiện tượng lạ trong văn học cổ điển Việt Nam.
Trong một thời gian trên dưới nửa thế kỷ, từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, ba tác phẩm dài bằng thơ rất giá trị đã ra đời: Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) [1], Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), và Đoạn Trường Tân Thanh, tức Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820). Kiệt tác Truyện Kiều là một lâu đài đồ sộ, rực rỡ nhất trong văn học Việt Nam, điều đó ai cũng đồng ý, do đó nó được đề cập đến nhiều nhất, và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài. Cũng có nhiều tác phẩm nghiên cứu, phê bình Chinh Phụ Ngâm. Cuốn này cũng được dịch ra tiếng Pháp, Anh, Nhật.
Nhưng với Cung Oán Ngâm Khúc, tình hình khác hẳn. Nó chịu số phận khá hẩm hiu, gần như bị quên lãng. Nó không được quảng đại quần chúng đón nhận vồn vã đã đành, trong giới nghiên cứu hàn lâm, cũng có người không mấy quan tâm đến Cung Oán Ngâm Khúc, hoặc chỉ đề cập một cách sơ lược.
Chẳng hạn Giáo Sư Phạm Văn Diêu (GS Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm Sài Gòn) với tác phẩm Việt Nam Văn Học Giảng Bình [2]. Tác phẩm này dày trên 670 trang gồm có hai phần: Phần Thứ Nhất bình giảng Các Tác Giả, Tác Phẩm Quốc Âm Tiêu Biểu từ thời Lê Trịnh đến Nửa Đầu Thế Kỷ XX, và Phần Thứ Nhì nói về Văn Xuôi Hiện Đại, trong đó có Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, vân vân ...
Trong Phần Thứ Nhất, một số thơ của những thi gia như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương v.v. đều được nói đến, kể cả mấy bài thơ nôm của Dương Khuê. Một tác giả ít người biết là Dương Lâm, em ruột của Dương Khuê, cũng có bài được bình giảng. Nhưng tuyệt nhiên không có một dòng nào về Nguyễn Gia Thiều và Cung Oán Ngâm Khúc.
Hòa Đa: Sanh Rớt
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022
Kinh Dương Vương: Đường Kiến
1.
Phạm Tín An Ninh: Không chỉ là một giấc chiêm bao
Người đã bất chợt bước vào giấc mơ và mang theo cho tôi cả một thời quá khứ ấy là Đặng Trung Đức. Anh đã tử trận tại khu vực Ngô Trang, phía Bắc thành phố Kontum trong trận chiến mùa Hè 1972.
Cả một đời binh nghiệp của tôi gần như gắn liền với anh Đức, luôn theo phía sau anh để thay thế các chức vụ của anh giao lại. Khi mãn khóa 18 Thủ Đức, tôi được bổ nhậm về trình diện đơn vị thì gặp anh, và hai anh em ở cùng đại đội. Đức tốt nghiệp Khóa 19 Võ Bị Đà Lạt, ra trường về đơn vị trước tôi khoảng 5 tháng. Anh làm Trung đội trưởng Trung đội 1 còn tôi, Trung đội trưởng Trung đội 3. Đại đội trưởng lúc ấy là một anh trung úy, niên trưởng Khóa 16 Võ Bị của Đức, rất đa tài và yêu thương em út. Sau đó, Đức lên làm đại đội trưởng, tôi làm đại đội phó cho anh. Một thời gian sau, anh được điều động về làm Trưởng ban 3 tiểu đoàn, tôi lên thay anh, rồi sau đó lại thay anh một lần nữa, trong chức vụ Ban 3 tiểu đoàn để anh về làm Trưởng ban 3 trung đoàn. Và có một thời gian khá dài hai anh em cùng làm việc tại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, khi tôi về đảm trách một ban khác. Đầu năm 1971, khi anh ra nắm tiểu đoàn, tôi lại có thời gian thay anh ở chức vụ Ban 3 Trung Đoàn. Chúng tôi cùng một đơn vị từ lúc mới ra trường, luôn sống gần nhau cho tới khi anh hy sinh. Rất thân tình, xem nhau như anh em, mặc dù anh cũng trạc tuổi tôi.
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022
Võ Phiến: Quanh Mình
Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch 5
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022
Hoàng Quân: Cẩm Thành
Thương tặng chị tôi
Cẩm Thành- Tranh Hoàng Thanh Tâm |
Cẩm Thành là mỹ từ của thành cổ Quảng Ngãi, được xây dựng năm 1807, hoàn thành năm 1815... Người xưa cho rằng địa cuộc nơi đây tụ hội khí thiêng, văn mạch của miền đất núi Ấn, sông Trà, nên Cẩm Thành trở thành địa danh văn hoá của Quảng Ngãi. (Lê Hồng Khánh). Đây là những điều tôi đọc được trên trang báo Quảng Ngãi. Với tôi, Cẩm Thành không chỉ là mỹ từ cho một nơi chốn, mà hơn thế nữa, là tên gọi thân thiết của người chị thương yêu của tôi. Ba Mạ tôi sinh anh cả, chị cả ở Huế. Ba tôi là công chức hành chánh. Ba thuyên chuyển nhiệm sở vào Quảng Ngãi. Đúng nghĩa xuất giá tòng phu, Mạ dắt hai đứa con thơ, theo chồng, xa rời cha mẹ, giã từ Huế. Khi đứa con đầu tiên ra đời ở đất mới, Ba đặt tên con là Cẩm Thành, như một kỷ niệm đánh dấu nơi chốn Ba Mạ dừng chân trên đường đời.
Học trò
Thuở nhỏ, chị Cẩm Thành là một em bé bụ bẫm, hai mắt tròn xoe, má phinh phính rất dễ thương. Theo thời gian, con bé kháu khỉnh ngày nào trở thành cô thiếu nữ môi tươi, mắt sáng, ngời ngời sức sống. Dưới mái trường Nữ Trung Học, chị Cẩm Thành có những năm tháng hoa mộng của tuổi học trò rộn ràng muôn màu, muôn vẻ. Với lòng nhiệt thành của tuổi trẻ, chị hăng hái tham gia những sinh hoạt của học đường. Chị cùng các bạn ca múa, đóng kịch vào những đêm văn nghệ của trường vào dịp tết Nguyên Đán hoặc cuối niên khóa vào lễ phát thưởng. Chị tham gia viết thư, thêu khăn tặng chiến sĩ. Chị bưng thùng đến các cửa tiệm trong phố xin tiền lạc quyên cho đồng bào bị bão lụt. Chị trở thành phó Ban Xã Hội của toàn trường, đại diện trường đến thăm ủng hộ/ủy lạo tại nhà một số thương phế binh trong tỉnh. Từ năm lớp Đệ Thất (lớp Sáu), chị luôn nhanh chân trong giờ toán chạy, được làm học trò cưng của giáo sư toán.
Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành - Mùa Đại Dịch 4
Tàu rời bến Rotterdam từ trưa hôm kia, sáng nay đã tới vàm sông Elbe. Gần hai tháng qua tàu đậu bến chờ hàng, tuy thủy thủ đoàn sống không giống như cảnh tù tội, nhưng ở một nơi làm việc tà tà, ăn và nhậu riết rồi tinh thần mệt mỏi, nhàm chán nên sanh ra bốc đồng và thường hay cãi vã nhau. Khi tàu hải hành lại thì mọi người phấn khởi, vui mừng vì được thoát cái cảnh lẩn quẩn trên một con tàu.
Sáng nay mấy thủy thủ người In Đô thức sớm hơn mọi hôm, xuống phòng ăn sáng xong ra boong làm việc hết, trông người nào cũng vui tươi và đầy sức sống. Buổi sáng của đầu bếp cũng đã xong, tôi rót ly cà phê định bưng lên phòng vừa nhâm nhi cà phê vừa lên mạng rà đọc một cái gì đó như thường ngày, nhưng hôm nay tàu vô sông Elbe nên tôi bưng tách cà phê ra sau boong đứng. Tôi có thói quen hễ mỗi khi tàu chạy trên một dòng sông, vào những ngày nắng ấm cũng như những ngày đông giá lạnh, tôi hay ra boong đứng nhìn bầy chim nhàn bay trên khoảng không phía sau lái. Bây giờ là mùa xuân nắng hanh, gió nhẹ, khí trời man mác và bầy chim nhàn thảnh thơi bay theo lái tàu, thỉnh thoảng một con nhàn thấy cá ngay lặp tức lao xuống sớt liền. Nước dưới dòng sông còn ròng nên màu vàng lợt và dòng sông không minh mông như những ngày nước lớn. Nhìn nước dưới lái tàu bị chân vịt quậy cuồn cuộn màu phù sa và nhìn hai bờ sông lớn rộng thênh thang làm lòng tôi bồn chồn xôn xao. Từ vàm sông Elbe vô cảng Hamburg khoảng chừng vài chục hải lý, nhưng tôi cũng thấy lòng dạ bồn chồn trông cho mau tới hải cảng. Trong tôi Hamburg còn có những thâm tình và nhiều kỷ niệm ngây ngô của thời trai trẻ. Ngoài ra tôi cũng ngưỡng mộ một hải cảng sống động nhờ những chiếc tàu buôn quốc tế ra vào với những chiếc đò chở đầy du khách bốn phương thưởng ngoạn trên sông và một thành phố đa văn hóa cũng nhờ con sông Elbe hùng vĩ, nhộn nhịp tàu bè ra, vô từ khắp nơi trên thế giới. Nếu không gì trở ngại thì chiều nay tôi sẽ hẹn vài người bạn ra hội quán nhậu lai rai, sau đó lên Reeperbahn xem trong mùa đại dịch này nó có thay đổi gì không.
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
Trần Đĩnh: Chương 5 Đèn Cù
Cải cách ruộng đất chính thức nổ pháo hiệu đầu tiên ở xã Dân Chủ, Đồng Bẩm, Thái Nguyên, trên quốc lộ 1 lên Lạng Sơn. Đối tượng: Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người thường cùng họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt. Nay bà trở thành địa chủ phản động, cường hào gian ác lợi dụng tiếng thân sĩ để phá hoại cách mạng và kháng chiến, có nhiều nợ máu với bần cố nông. Quản lý đồn điền Nguyễn Lân, nguyên vô địch võ sĩ quyền Anh trước kia nổi tiếng khắp Đông Dương cũng là đối tượng đấu tố và xử bắn. Đặc biệt Công, con trai bà Nguyễn Thị Năm, Việt Minh bí mật, nay là chính ủy trung đoàn pháo 105 li đang học ở Côn Minh, Trung Quốc cũng bị gọi về, treo giò.
Một tình tiết thú vị: khi tướng Pháp Cogny lập tập đoàn cứ điểm đầu tiên ở Nà Sản mà ta không công phá được vì thiếu đại pháo bắn cầu vồng, đơn vị pháo 105 ly của Công đã chuẩn bị về nước tham gia chiến dịch thì Cogny rút, pháo ta bèn nán lại học tiếp. Ai ngờ việc đó đã khiến tướng Navarre kết luận Việt Minh không có đại pháo do đó hăng hái nhảy lên Điện Biên Phủ và Piroth đại tá pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ đã giật lựu đạn tự sát ngay khi pháo Việt Minh lên tiếng.
Trần Doãn Nho: “Đoản thi” của sinh viên Trung Quốc: - một hình thức phản kháng
Một cuộc thi thơ dành cho sinh viên đã trở thành một cơ hội để bày tỏ nỗi thất vọng của công chúng về các vấn đề xã hội đang gây xôn xao ở Trung Quốc trong những tháng vừa qua.
Thơ dự thi là những bài thơ ngắn - đoản thi - bằng Hoa ngữ dành cho sinh viên đại học, do trường Đại học Jiaotong [Giao thông = Media and Communication] Thượng Hải tổ chức, năm này là lần thứ năm. Danh sách người thắng giải sẽ được công bố vào tháng 6/2022, tuy nhiên, một số bài thơ gửi đến đã được đưa lên mạng từ tháng 4/2022. Trong số những bài thơ này, ngoài những chủ đề chung chung liên hệ đến giới tính, môi trường, sự nghèo đói, vấn đề tự do ngôn luận, có nhiều tác phẩm đề cập đến cơn đại dịch và các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của nhà cầm quyền Trung Quốc đang được áp dụng trên toàn quốc như khẩu trang, cách ly, phong tỏa; và cả chiến tranh ở Ukraine. Đặc biệt, vào thời điểm mà không gian tranh luận bị nhà cầm quyền Trung Quốc thu hẹp đến tối đa, một số bài thơ hiếm hoi mang ý thức xã hội rõ nét đã thu hút sự chú ý của người dùng Internet và được ca ngợi vì sự táo bạo của chúng.
Ảnh chụp màn hình bài thơ “Sử ký” của Trần Vân Tĩnh (Hình: Nguyễn Ngọc Dung) |
Nhật báo “The Washington Post” số ra ngày 24/4/2022 gọi đó là hiện tượng “bất đồng chính kiến” diễn ra ngay trong lòng chế độ chuyên chế, qua một bài viết của Lily Kou, thông tín viên trưởng thường trú tại Bắc Kinh, tựa đề “Student Poetry Contest in China Becomes Unexpected Outlet for Dissent”[1] (Cuộc thi thơ sinh viên ở Trung Quốc trở thành kẽ hở bất ngờ bày tỏ bất đồng chính kiến). Kou dẫn phát biểu của Chris Song, một trợ lý giáo sư chuyên về dịch tiếng Anh và tiếng Trung tại đại học Toronto Scarborough (Canada), cho biết: “Thực đáng ngạc nhiên! Tôi rất ngạc nhiên khi những bài thơ được ra đời trong một môi trường thắt chặt như vậy, nơi mà nhiều bài thơ miêu tả những mặt tối của xã hội, hoặc thách thức hệ tư tưởng chung của chính quyền thường bị kiểm duyệt.” Họ tìm thấy trong thơ một lối thoát mạnh mẽ để biểu tỏ “cảm xúc của mình trong những lúc khó khăn," cũng theo Song. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi đưa lên, vào đầu tuần lễ từ 18 - 24/4/2022, chúng biến mất khỏi Weibo (微博=Vi Bác), trang mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc: đại học Jiaotong đã rút xuống tất cả các bài thơ “có vấn đề”, trong đó có những bài như "Tha đích nha” (Răng của bà mẹ), "Phi tất yếu ly hiệu” (Rời trường không phải là điều thiết yếu) và "Sử ký”…và đóng hẳn phần bình luận của hầu hết người dùng. Tuy nhiên, những người sử dụng Internet đã lập tức chụp ảnh màn hình (screenshots) các bài thơ, kể cả hình ảnh của các phiên bản viết tay của chúng và tiếp tục phổ biến trên mạng. Khi được những người dùng Internet thắc mắc về sự biến mất của các bài thơ, nhà
Ngự Thuyết: Tại Sao (But why does she not speak? Euripides - Alcestis (Nhưng tại sao nàng không nói?))
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022
Võ Phiến: Quanh Mình
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022
Nguyễn Lệ Uyên: Gia tài của Võ Hồng
Theo Nguyễn Lệ Uyên, bài tham luận của anh, “Gia tài của Võ Hồng”, bị Công an và ban Tuyên giáo tỉnh Phú Yên yêu cầu Ban tổ chức hội thảo loại bỏ vì đã sử dụng tài liệu của các nhà văn lấy từ các trang mạng ở nước ngoài, trong đó đáng chú ý là đoạn trích dẫn cho biết nhà văn Nguyễn Mộng Giác mượn 150 trang viết về chiến tranh của hai sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa là Hoàng Khởi Phong với “Ngày N+” và Cao Xuân Huy với “Tháng Ba gãy súng” để đưa vào bộ trường thiên tiểu thuyết “Mùa biển động” của ông.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài tham luận không-được-thừa-nhận này của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên. (Thế Quân)
Võ Hồng: Xuất Hành Năm Mới
Lời giới thiệu.- Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.Từ năm 1956 ông sống tại Nha Trang cho đến lúc qua đời vào ngày 31 tháng 3 năm 2013.Là nhà văn, đồng thời ông cũng là nhà giáo. Tác phẩm của ông ghi lại khá chân thực và tinh tế cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng Nam Trung Bộ. Nhiều tác phẩm của Võ Hồng đã được trích giảng trong sách giáo khoa văn cho chương trình trung học trước năm 1975. Sau năm 1975, văn nghiệp của ông là đề tài cho nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ văn chương.Võ Hồng lập gia đình, đến năm 1957 thì vợ ông qua đời, để lại ba con nhỏ: lớn nhất 9 tuổi và nhỏ nhất 3 tuổi. Từ ngày vợ mất, ông không lấy người khác, vì ông sợ lấy vợ lần nữa sẽ làm khổ các con.Truyện ngắn Xuất Hành Năm Mới dưới đây gần như là một tự truyện về cảnh gia đình ông đi thăm mộ vợ ông.
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022
Nguyễn Lê Hồng Hưng: Chuyện Tháng Tư
Cái ấn tượng cuối cùng trước ngày tôi rời khỏi quê hương là vào tháng Ba âm lịch, nhằm tháng Tư dương lịch, năm một ngàn chín trăm bảy mươi sáu. Tháng Ba ở quê hương tôi là mùa gió chướng, cũng là mùa tôm, cá, nhưng nổi tiếng nhứt là mùa tôm bạc rại và mùa cá đường hội. Sau một năm sống dưới chánh quyền mới, dân chúng quê tôi khổ cực vô cùng, một phần vì thiếu dầu máy, một phần vì thanh niên ngư phủ trong xóm bị bắt đi làm thủy lợi hết, cho nên ghe cào, ghe te và các loại ghe lưới ở Sông Đốc Vàm cũng hạn chế ra bãi và ra khơi đánh bắt.
Tôi cũng như bao thanh niên trong xóm đi đào đất đắp nghĩa trang ở Bạc Liêu. Khi tôi về tới Sông Đốc thì mùa tôm, cá đã qua rồi, theo ghe ra biển chỉ vớt vát được tôm, cá lặt vặt cuối mùa. Những năm đầu miền Nam rơi vào tay cộng sản, sông Đốc vàm bị thất mùa thê thảm, nhiều gia đình thiếu gạo ăn, phải vô rừng bắt vọp, bắt cua, chặt cây làm củi bán mua gạo sống cầm chừng. Đã vậy mà báo chí của nhà nước lại viết, tôi chỉ nhớ đại khái rằng, là nhờ cách mạng giải phóng, dân ngư được yên ổn mần ăn, cho nên ngày mùa ở Sông Đốc vàm xôn xao mùa cá đường hội và được trúng mùa tôm bạc rại. Dân chúng vùng ven hồ hởi, phấn khởi lắm. Trong những năm thiếu thời, tôi hay tò mò nhiều chuyện, cho nên mỗi khi đọc những bài báo như vậy, trong lòng tôi ray rứt và canh cánh buồn cho cái thời đại, mới bắt đầu mà đã dối trá rồi. Nên tôi hay chú ý tới thế sự đổi thay qua những chiếc loa công cộng với những câu, những chữ mới lạ tôi còn nhớ những khẩu hiệu, những từ như: “hồ hởi, phấn khởi, khắp nơi reo mừng, nhờ ơn bác đảng, áo ấm cơm no... Nhứt là một đoạn văn mở đầu của ban thông tin mỗi khi đọc: “Nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân thị tứ, lúc đó Sông Đốc còn là thị tứ, nói riêng đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vâng lời bác Hồ dạy không có gì quý hơn độc lập tự do. Hình như ban thông tin văn hoá thấy lời bác dạy còn thiếu nên họ thêm hai câu nữa cho nó hợp với thời đại: “Quê hương nay giải phóng rồi, người dân làm chủ cuộc đời từ đây.”. Chắc họ đắc ý với đoạn văn mở đầu này lắm, cho nên ngày nào cũng nghe mấy cái loa bự tổ chảng, treo theo mấy cái cột cắm từ khu một tới khu ba, sáng nào cũng cứ ra rả đọc đi đọc lại cho tới ngày tôi vượt biển vẫn còn đọc. Có lẽ cũng vì sáng bảnh mắt đã nghe cho tới tối, trước khi ngủ vẫn còn nghe nên nó ăn sâu vào lòng tôi cái đoạn mở đầu “hay quá xá” ấy cho tới ngày hôm nay tôi vẫn nhớ.
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022
Hoàng Quân: Một Trăm Chỗ Lệch
Đôi Bóng- Tranh Hoàng Thanh Tâm |
Thỉnh thoảng nổi hứng, ông bảo, để ông nấu nướng, bà dọn dẹp rửa chén. Ông nấu nhanh, mắm muối mạnh tay. Khi nghe ông thông báo trổ tài món thịt heo kho trứng, bà tưởng như lượng Cholesterol phóng vút lên trần nhà. Ông khuân về tảng thịt hai rọi, chứ không phải ba rọi. Rọi mỡ lấn lướt rọi thịt một cách sỗ sàng. Ông luộc trọn chục trứng gà. Ông theo nguyên tắc “cho gọn”, mua bao nhiêu, nấu bấy nhiêu. Cũng may, chợ gần nhà ông bà không bán vĩ trứng 24 cái. Nhìn nồi thịt kho, ông tấm tắc: “Ngon bá cháy”. Bà nhăn nhó, với đà dinh dưỡng như vầy, chẳng chóng thì chầy ông bà trở thành võ sĩ Sumo.
Đến phiên bà lo việc bếp núc, ông rối cả mắt. Vài rẻo thịt mỏng dính nằm khép nép trên thớt. Mấy rổ rau dàn hàng nghênh ngang, nào cần tây, cà rốt, bắp cải. Bà giảng giải, ăn uống phải đầy đủ sinh tố từ A đến Z. Nồi canh mồng tơi (Spinach) to tướng được bà ban cho vài con tép riu. Ông chẳng biết mấy con, vì bà đã băm nhuyễn rồi. Đã vậy, sợ lên đường, lên muối, bà nêm lạt lạt. Bà nhắc chừng ông, cao máu, cao mỡ, thì phải để ý thế này, thế nọ. Thằng em rể mắng vốn với ông: “Anh ơi, em gái anh coi chồng như thỏ, như bò. Vợ em cho em ăn toàn là rau với cỏ”. Ông thở dài sườn sượt: “Chú mầy vậy là còn hên! Anh đây, không chỉ ăn, mà còn phải uống rau cỏ nữa. Chú mầy thấy mắt anh lúc nào cũng trố trố không? Bả ép su hào, ớt chuông, dưa leo, rồi bả ép anh uống, mà phải uống trước mặt bả, chứ đâu lén đổ đi đâu được. Uống riết, trợn trắng”.
Bà dọn mì xào, ông trút cả tô nước mắm vào dĩa mì, hỏi giỡn:
-Bữa nay em quên nêm hay sao mà lạt nhách, lạt nhơ. Ăn hổng biết là món gì.
Bà nghiêm giọng:
-Lạt thì anh cứ việc thêm chút nước mắm. Chỉ sợ quá mặn mới hết thuốc chữa.