Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023
Nguyễn Phú Yên: Văn Cao, giấc mơ một đời người
![]() |
Nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Lê Quang Châu. |
Nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ Văn Cao (15/11/1923-15/11/2023), một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật mà cuộc đời phản ảnh bi kịch chung của rất nhiều trí thức, văn nghệ sĩ thời ấy đi theo Việt Minh vì lòng yêu nước, chống Pháp, nhưng rồi tài năng hoặc bị vùi dập hoàn toàn hoặc bị kìm hãm, không thể cất cánh trong một chế độ độc tài toàn trị. So với nhiều người trong vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm bị bắt, bị tù đày nhiều năm, Văn Cao có lẽ một phần nhờ vào việc là tác giả của bài Tiến Quân Ca (được chọn làm quốc ca của nước VNDCCH và bây giờ, nước CHXHCNVN) nên chỉ phải đi học tập chính trị và bị đảng cho ra ngoài lề một thời gian. (Trừ Tiến quân ca, tất cả những ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở miền Bắc. Giai đoạn này, Văn Cao sống bằng những công việc khác và hầu như không còn sáng tác. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được lưu hành trở lại). Tuy nhiên biến cố đó cũng khiến ông thu mình lại, sống khép kín, lặng lẽ cho đến cuối đời.
Một trăm năm ngày sinh của Văn Cao, DĐTK xin giới thiệu một vài bài viết với quan điểm khác nhau của hậu sinh về ông.
Hoàng Hưng: Kỷ niệm lần đầu gặp Văn Cao.
![]() |
Nhạc sĩ Văn Cao (trái) và nhà thơ Hoàng Hưng |
SÁNG NAY, VOV KỶ NIỆM 100 NĂM VĂN
CAO, RA MẮT SÁCH “VĂN CAO – MÙA CHỮ, MÙA NGƯỜI” CÓ BÀI THƠ TẶNG VĂN CAO CỦA
HOÀNG HƯNG
Nhân đây, xin kể lại buổi đầu tiên gặp anh và bài thơ tặng anh.
Phạm Xuân Nguyên: Văn Cao trong “Ghi” của Trần Dần
![]() |
“GHI” là những tập sổ tay ghi chép của nhà thơ Trần Dần trong vòng bảy năm (1954 – 1960). Bảy năm đó đã xảy ra hai sự biến động dữ dội trong lịch sử nửa nước miền Bắc: Cải Cách Ruộng Đất và Nhân Văn – Giai Phẩm. Những ghi chép của Trần Dần kể về hai sự kiện đó, nhưng chủ yếu là về tai nạn Nhân Văn – Giai Phẩm. Đó là ghi chép của một người, cho một người, song nói như nhà văn Phạm Thị Hoài người được gia đình Trần Dần cho phép đọc, biên tập và xuất bản “GHI” (in ở nước ngoài, 2001), thì “Với chúng ta, đó là những văn liệu và sử liệu vô giá về một giai đoạn văn chương và lịch sử cho đến nay vẫn xếp sổ, nếu quả còn có sổ.” Bởi vì trong “GHI” Trần Dần viết theo lối nhật ký ghi lại rất thực các sự kiện, suy nghĩ, hành động của các văn nghệ sĩ tìm cách chống đỡ tai nạn ập xuống đầu mình và cả thái độ ứng xử của họ với nhau trong cơn bĩ cực đó. Đọc “GHI” thấy được sự khốn khổ, khốn nạn của một thời.
Thận Nhiên: Về bài thơ “Đồng chí” của Văn Cao.
ĐỒNG CHÍ
Thơ: Văn Cao
Người ta các đồng
chí của tôi
Treo tôi lên một
cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một
con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ
đồng chí
Một anh hùng của Hà
Tĩnh
Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023
Phạm Đình Trọng: Văn Cao – Buổi sáng có trong Sự thật
100 NĂM VĂN CAO 15.11.1923 – 2023
![]() |
Văn Cao (1923-1995). Ảnh: Phạm Đình Trọng. |
Mẩu chuyện nhà thơ Phác Văn (1932 – 1996), cán bộ phòng Văn hoá Văn nghệ quân đội, Tổng cục Chính trị kể về Văn Cao từ thời tôi còn làm báo binh chủng Thông Tin ở Hà Nội trước khi khoác ba lô vào mặt trận phía Nam đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Chuyện rằng:
Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023
Đọc lại một bài viết của Xuân Diệu phê phán, đấu tố Văn Cao

Nhà thơ Hoàng Hưng bình: Nhân 100 năm Văn Cao, đọc lại bài Xuân Diệu phê phán quan điểm Thơ của Văn Cao qua những trích đoạn thú vị mà Văn Cao viết gần 70 năm trước! Chắc không ít người giật mình!
***
Xuân Diệu: Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao
Mặt trận tư tưởng, tinh thần, mặt trận văn hoá văn nghệ quả thật là xung yếu, tinh tế! Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. Cũng là một thứ văn thơ “giật gân”, giật gân đến một độ rất nguy hiểm; thà cứ như cái thùng sắt tây Lê Đạt, thà cứ ngổ ngáo cao bồi như Trần Dần: dễ thấy; đằng này cứ như triết gia ban phát đạo lý nghìn đời; người nào đã biết thế nào là chân lý chân chính, đọc một số thơ và những bài văn, tựa của Văn Cao, có thể tức tối đến đau óc, bởi cái giả dối ở đây nó chằng chịt thật là khó gỡ, nó đã thành máu thịt của Văn Cao, nó nói cứ như thánh, và còn biết nhoẻn miệng cười duyên nữa!
Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022
Trần Mạnh Hảo: Tác phẩm “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao từng bị “giết” như thế nào?
Nhạc sĩ Văn Cao (file photo) - SGN |
Không đợi khi Xuân đến, Tết về như dịp này, chúng tôi mới nghe lại bản nhạc bất hủ “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao khởi viết cuối Tháng Mười Hai 1975, hoàn thành trong dịp Tết Bính Thìn năm 1976. Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít, bơ vơ nhiều…
Hầu như tất cả trạng thái tình cảm trái ngược nhau của con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này: ai vui hát lên thì nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình… Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện trong tâm trí mình rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt. Nếu bạn đã hoặc đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc “Mùa xuân đầu tiên” bạn sẽ cảm thương, nhờ nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.
Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay:
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng cho bao tâm hồn
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022
Phan Lạc Phúc: Văn Cao. Giấc Mơ Một Đời Người
Tranh Đinh Cường, minh họa nhạc phẩm Thiên Thai của Văn Cao |
Đầu năm 1995, có người trao cho tôi một cuốn video mà tôi mong đợi đã từ lâu. Cuốn băng về Văn Cao: “Giấc Mơ Của Một Đời Người”. Từ bữa ấy tới nay, đã hai, ba lần xem đi xem lại cuốn băng này mà lần nào xem xong tôi cũng không tránh khỏi thở dài. Một con người tài hoa như vậy, tâm hồn lớn lao như vậy, có đóng góp như vậy mà cuối đời, sao mà tẻ lạnh, buồn tênh. Một ông già lụm cụm, râu tóc bạc phơ, một mình trong gian phòng vắng, ngoài trời mưa bay, cây bàng khẳng khiu, những chiếc lá cuối cùng đã rụng. Văn Cao nhìn “cây bàng mồ côi mùa đông” trong khi chiếc đồng hồ trên tường không ngừng nghỉ, điểm những giọt thời gian tích tắc, tích tắc. Những tiếng tích tắc ấy vang lên mênh mông trong gian phòng vắng như một câu hỏi mơ hồ nhưng khắc nghiệt: đến bao giờ.
Đến bao giờ xuất hiện dấu chấm hết cho một đời người, bởi vì không ai tránh khỏi: con người sinh ra là để chết (l’homme, un être mortel). Những tiếng tích tắc ấy như những giọt cường toan nhỏ xuống lòng người.
Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020
Phạm Duy: Nói về ca từ trong những bài đầu tiên của Văn Cao
![]() |
Thiên Thai – họa phẩm của Đinh Cường |
Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014
Ðặng Huy Văn - "Đồng Chí Của Tôi"
![]() |
Nhạc sĩ Văn Cao (hình: internet) |
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012
Phạm Duy - VĂN CAO TRONG TÔI
Nói về ca từ trong những bài đầu tiên
Cứ mỗi độ thu sang
Giặc tràn lên thôn xóm…
Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân
Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha
Lưu luyến tình vừa qua...
Sang đoạn 2 ông chuyển cung, chuyển nhịp để kể cho ta nghe chuyện một đoàn người reo mừng trên sóng nước biếc, trở về và thấy trên sông bao nhiêu là đám xác thù. Đó là người dân hân hoan trở về con sông hiền hòa, bát ngát. Dân hân hoan chiến sĩ pháo binh Việt Nam với tiếng trái phá làm quân thù ngập chìm dòng Lô…