Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023
Trần Trung Đạo: Ôn ra đi để lại nụ cười
Trái: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đọc "Kỷ yếu tri ân", phải: Cuốn Kỷ yếu được đặt trên bàn thờ Hòa thượng |
Nguyên Siêu: Hiu hắt bụi đường đôi chân không mỏi
Hai người bạn chân tình đã có nhau từ thuở nhỏ. Một người theo thiên bẩm thi phú tài hoa, văn chương lỗi lạc, tư tưởng như sâu thẳm đại dương… Một người thì lục lạo, sưu tra lịch sử meo mốc, bị bỏ quên trên những bảng gỗ, chùa hoang, dân dã… Thời bình thì cũng sống chung với nhau trong từng bữa ăn, trong từng thời giờ làm việc. Trong từng buổi giảng nơi các Tự viện, Phật học viện, Tòng Lâm, Đại Tòng Lâm… Tư tưởng vị nào cũng dồi dào, hùng mạnh như thác đổ giữa rừng khuya. Rồi cho đến thời gian bị tù đày biệt xứ thì hai người bạn chân tình cũng đồng cảnh ngộ ở tù Xà Lim, hay nơi miền rừng sâu nước độc để lãnh lấy bản án tử hình, hay hai mươi năm tù ở nhưng cả hai đều chẳng sợ, vẫn ngẩng cao đầu và đối mặt với hiểm nguy.
Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023
Quảng Pháp Trần Minh Triết: Ôn Tuệ Sỹ, Nhân cách lý tưởng và Tư tưởng chủ đạo
Tôi đọc hoặc nghe đâu đó, một vài lần vị thị giả kề cận nhất của Ôn kể lại, “Thầy là một vị Tỳ Kheo không có chùa và đệ tử”. Có nghĩa là Ôn không quan tâm việc xây chùa, dựng tháp; Ôn không tự nhận mình là Sư phụ, hoặc Thầy của bất kỳ ai, cho dù học trò của mình thì rất đông và hiện cư ngụ ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đinh Quang Anh Thái: Tiếc thương cựu Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Carter, một tấm lòng tận tụy vì con người
![]() |
Cựu Tổng thống Jimmy Carter và cố Đệ nhất phu nhân Rosalynn tại lễ nhậm chức Tổng thống, năm 1977. |
Cụ bà Rosalynn Carter, cựu đệ nhất phu nhân và là người hoạt động nhân đạo không mệt mỏi, vừa qua đời, thượng thọ 96 tuổi.
Cụ bà Rosalynn Carter đã cống hiến cả đời mình cho các hoạt động phục vụ xã hội, bao gồm các chương trình hỗ trợ nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân tâm thần, nhân quyền, công bằng xã hội và nhu cầu của người già.
Doãn Kim Khánh: Thầm lặng
![]() |
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ và vợ |
Bà Doãn Quốc Sỹ, nhũ danh Hồ Thị Thảo, là con gái của nhà văn trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu). Bà sinh ngày 05/5/1925 tại Hà Nội. Thất lộc ngày 08/9/2011 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 86 tuổi.
Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023
Phạm Đình Trọng: Văn Cao – Buổi sáng có trong Sự thật
100 NĂM VĂN CAO 15.11.1923 – 2023
![]() |
Văn Cao (1923-1995). Ảnh: Phạm Đình Trọng. |
Mẩu chuyện nhà thơ Phác Văn (1932 – 1996), cán bộ phòng Văn hoá Văn nghệ quân đội, Tổng cục Chính trị kể về Văn Cao từ thời tôi còn làm báo binh chủng Thông Tin ở Hà Nội trước khi khoác ba lô vào mặt trận phía Nam đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Chuyện rằng:
Chân Dung –Thơ Lê Chiều Giang, nhạc Trần Duy Đức
Tưởng Niệm 25 năm ngày Họa sĩ Nghiêu Đề ra đi (9/11/1998-9/11/2023), DĐTK nhận được video này do nhà thơ Lê Chiều Giang, người bạn đời của cố họa sĩ Nghiêu Đề gửi đến.
Video: Chân dung – Thơ Lê Chiều Giang trên nền tranh Nghiêu Đề, Trần Duy Đức soạn thành ca khúc và thực hiện với tiếng hát của Thảo Quyên, Phan Duy đọc lời giới thiệu.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.
DĐTK
Lê Chiều Giang: Tranh, tiếng nói cuối cùng
Tranh Nghiêu Đề |
Làm thế nào để giải nghĩa về cái chết? Những điều nằm bên ngoài tất cả mọi sự hiểu biết của nhân gian, nhưng lại nằm bên trong những bí ẩn muôn đời của vị Thượng Đế ở mãi trên trời cao kia.
Lại càng không thể bàn tán gì, khi cơn đau ốm, bịnh hoạn đó đang không phải là của chính mình.
Tôi, một kẻ đứng bên ngoài sự lâm chung.
Thứ Năm, 2 tháng 11, 2023
Nguyễn Gia Việt: Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển
![]() |
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (3/1/1901–2/11/1963) |
+ 60 năm sau cái chết của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, rất nhiều người Việt trong nước thuộc thế hệ sinh ra từ thập niên 50, 60, 70…, vốn chịu một nền giáo dục tuyên tuyền, “tẩy não” dưới mái trường XHCN trong bao nhiều năm, nghĩ gì về Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, nền Đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, vụ đảo chính ngày 1/11/1963 và cái chết thảm khốc của ông cũng bào đệ Ngô Đình Nhu?
Hóa ra nền giáo dục đó đã không thành công như đảng và nhà
nước cộng sản Việt Nam tưởng! Nhờ internet, người Việt sau này đã có cơ hội
tiếp xúc với những thông tin đa chiều để có thể nhìn lại những sự kiện, những
nhân vật lịch sử với cái nhìn khách quan, công bằng hơn.
Sau đây là vài bài viết trong số đó.
DĐTK.
Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 xảy ra vào giữa trưa
Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023
Nguyễn Hưng Quốc: Đường Bùi Giáng
Bùi Giáng mất ngày 7 tháng 10 năm 1998. Cách đây mấy ngày, nhân ngày giỗ của ông, tôi muốn viết cái gì đó nhưng cuối cùng, viết không được. Hôm nay facebook nhắc một bài viết ngắn về một sự kiện tôi nghĩ khá quan trọng: đường Bùi Giáng. Tôi nhìn thấy tên đường này khá lâu rồi. Tôi không nhớ trong lịch sử có ai trùng tên với nhà thơ ở Sài Gòn hay không. Nếu không, tôi nghĩ đó là một trong những bảng đường đẹp nhất ở Việt Nam. Rất hoan nghênh người nào đó có sáng kiến dùng tên Bùi Giáng (1926-98), một nhà thơ điên nhưng rất mực tài hoa, để đặt thành tên đường. Tìm trên Google, thấy đường ấy nằm ở phường Hoà An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Tôi không biết ở Sài Gòn có tên đường ấy không. Nếu chưa, nên bổ sung: Dù sinh ra ở Quảng Nam, Bùi Giáng sống và sáng tác chủ yếu ở Sài Gòn. Suốt cả hơn nửa thế kỷ. Cho đến lúc mất. Hơn nữa, ông hoàn toàn xứng đáng: Đó là một tài năng mang tầm vóc quốc gia, một trong những cây bút đa dạng và xuất sắc nhất trong cả nước, chứ không phải chỉ là một nhà thơ ở một địa phương.
Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023
Đỗ Trường: Cung Trầm Tưởng – Từ chuyện tình lãng mạn đến hồn thơ (thế sự) lưu đày
(Một năm ngày mất của nhà thơ Cung Trầm Tưởng 9-10)
![]() |
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng (28/2/1932–9/10/2022). |
Tháng Tư, tiết lập xuân dường như mới bắt đầu ở châu Âu. Mặt trời le lói ở đâu đó, làm cho thời tiết ấm dần lên. Sau nhà, mận và anh đào trong vườn đã bắt đầu trổ bông. Trước khung cảnh, và cái không khí nhẹ nhàng như vậy, không hiểu sao bất chợt, tôi nhớ đến trời Paris với nỗi buồn mùa đông, cùng thu vàng lá đổ của Cung Trầm Tưởng. Cái rung cảm ấy, buộc tôi ngồi vào bàn viết, và đi tìm cái hồn vía của thi sĩ này. Vâng, cái trữ tình mang mang hồn Tây Phương đó đã trộn vào thơ ca Cung Trầm Tưởng. Và ngay từ năm 1957, Cung Trầm Tưởng bỏ Paris trở về Saigon, (như một cơn gió) ông đã thổi hồn vào thơ ca miền Nam lúc đó vậy. Và cái luồng gió ấy mang theo những khát khao mới lạ, Cung Trầm Tưởng đánh đúng vào tâm lý người đọc, người nghe. Nhất là khi những trang thơ đó được Phạm Duy phổ nhạc, có nhiều ca sĩ trình diễn. Và dường như, Cung Trầm Tưởng là thi sĩ đầu tiên (?) đã đưa cảm xúc từ người tình Tây Phương của mình vào thơ một cách chân thực, và lãng mạn: “Mùa thu nơi đâu?/ Người em mắt nâu/ Tóc vàng sợi nhỏ/ Mong em chín đỏ trái sầu” (Mùa thu Paris). Và cũng chẳng ngoa tẹo nào, nếu nói, Cung Trầm Tưởng là một trong những chiếc cầu nối, hay Âu hóa những nét đặc trưng vào thi ca Việt.
Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023
Trần Mộng Tú: CÕI ĐÁ VÀNG đã về nhà Chúa
Nhà Văn Nguyễn Thị Thanh Sâm, tác giả “Cõi Đá Vàng” đã từ trần ngày 27 tháng 9 năm 2023, tại Hoa Kỳ, sau một thời gian dài sống trong thế giới mù sương.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm. |
Nguyễn Viện: Du Tử Lê – Chút ân tình muộn
![]() |
Nhà thơ Du Tử Lê (1942–7/10/2019) |
Thơ tình Việt Nam, khởi đi từ phong trào thơ mới thời tiền chiến với những tên tuổi lẫy lừng như Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận… tiếp đến Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Trúc Ly… và sau nữa là Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên… của miền Nam trong chia cắt, thì Du Tử Lê có lẽ là người có tuổi thọ làm thơ tình bền bỉ nhất. Ông làm thơ tình đến hơi thở cuối cùng.
Cũng bởi thơ tình là hơi thở của Du Tử Lê, từng phút giây của cuộc sống.
Có lẽ không một thi sĩ nào như Du Tử Lê lại đắm đuối với tình yêu như thế.
Thơ tình của Du Tử Lê đẹp với một nghệ thuật ngôn từ vô cùng tinh tế, không phải từng câu mà từng chữ, chau chuốt và tài hoa. Tôi không hiểu điều gì đã giúp ông trọn vẹn và ngọt dịu đến thế với thơ tình giữa cuộc đời nhiều gian truân, bất trắc này, kể cả trong mấy chục năm cuối đời sống lưu vong xứ người.
Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023
Đọc lại truyện ngắn Nguyễn Chí Thiện: Những bài ca Cách mạng
![]() |
Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Chí Thiện (27/2/1939-2/10/2012) |
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là một trong những người đã nhận ra từ rất sớm, thảm họa của chủ nghĩa Cộng sản Marx-Lenin, bản chất của chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam và con người thật của Hồ Chí Minh; là một trong những tù nhân chính trị bị giam cầm nhiều lần và lâu nhất dưới chế độ cộng sản – tổng cộng 27 năm và cũng là một trong những nhà thơ bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Việt Nam. Con người trung thực, kiên cường, dũng cảm phi thường đó đã rời cõi tạm 11 năm (2/10/2012–2/10/2023).
Đọc lại truyện ngắn Nguyễn Chí Thiện: Sương buồn ôm kín non sông
Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Hai câu thơ của cụ Tam-Nguyên Yên-Đổ, không hiểu sao tự nhiên nẩy ra trong đầu lão, cái đầu đã ngây ngất, choáng váng vì chiếc xe com-măng-ca, suốt sáu tiếng đồng hồ, cứ hất lên, dằn xuống, trên đoạn đường hơn hai trăm cây số đầy ổ gà, từ trại Z 8 tới Hà-Nội. Lão có bao giờ để ý tới ngày sinh nhật đâu. Từ lâu rồi, lão coi cái ngày đó là ngày đáng nguyền rủa. Phải, hôm nay mùng mười, tháng tám, đúng là ngày cách đây năm mươi ba năm, lão chào đời…
Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023
Thụy Khuê: Võ Phiến
Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hoà. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.
Võ Phiến: Ăn và Đọc
![]() |
Hình mình họa: Annushka Ahuja |
Thỉnh thoảng chúng ta gặp ở tiệm một vài người Mỹ ngồi ăn phở. Có người cầm đũa khá thạo. Trong số một đôi triệu người Mỹ luân phiên đến xứ này rồi ra đi, những kẻ tò mò tiến xa vào nếp sống Việt Nam tới mức ấy chắc không lấy gì làm nhiều. Các kẻ ấy trở về nước, giữa dăm ba câu chuyện ly kỳ về đất Việt xa xôi kể với bạn bè, có thể múa biểu diễn cặp đũa, có thể nói đến cái mùi lạ lùng của rau quế vừa ăn vừa ngắt từng lá bỏ vào tô phở, đến cái vị ngộ nghĩnh của những tép củ hành nhúng trong nước dùng vớt ra với chỏm lá xanh xanh v.v... Như thế là vượt xa quá những khuôn sáo, những chỗ gặp gỡ thông thường của các du khách rồi. Du khách Tây phương nói về món ăn Việt, bất quá gặp nhau ở món nước mắm, rồi thôi.
Võ Phiến: Viết lách
![]() |
Hình minh họa: cottonbro studio |
Thế nhưng theo dõi thêm, thấy ở địa hạt khác, thình lình Trời bắt người chịu cảnh ngộ oái oăm. Tôi đang nghĩ về chuyện tiếng nói. Mỗi giống người nói một thứ tiếng. Người Nhật phát lên một tiếng nói, người Việt chẳng nghe ra nghĩa lý gì; người Việt nói lên một câu, trẻ già khắp xứ Congo ngẩn ngơ. Xem tranh nghe đàn không cần đến sắc điển, thanh điển; mà xem sách thì các giống người khác nhau nhất thiết phải dùng tự điển, từ điển. Đối với vạn vật mọi giống, người tha hồ tiếp xúc; nhưng giữa người với người, mỗi giống bị cầm giữ trong một cái ngục cô liêu của ngôn ngữ.
Võ Phiến: Kẻ viết người đọc
![]() |
Hình minh họa:Gijs Coolen |
Các ca sĩ, các diễn viên kịch tuồng, các đào kép già trẻ xưa nay, nhiều người kể khổ về những đòi hỏi gắt gao của nghề nghiệp (cuộc sống thất thường, cảnh đời lênh đênh, những vất vả khuya sớm...), thường kêu rằng lắm khi họ muốn bỏ nghề; nhưng bỏ rồi vẫn quay lại, năm lần bảy lượt không dứt tình được. Sao vậy? Nghệ sĩ bảo: Vì nhớ ánh đèn, nhớ sân khấu quá, không chịu thấu.
Ánh đèn sân khấu, cái ấy nghe như ma quái. Nhưng nghệ sĩ bảo thế, e là nói chơi; không phải nói thật. Cái nhớ đích thực là có lẽ là nhớ tiếng vỗ tay. Nằm nhà, giữa cha mẹ vợ chồng con cái, tha hồ sum vầy, giữa nhà cửa tươm tất đèn đuốc tha hồ sáng choang, người nghệ sĩ bỏ nghề thỉnh thoảng vẫn có lúc chợt thấy xuất hiện cái thiếu thốn lớn lao: tức tiếng vỗ tay. Những trận vỗ tay vỡ rạp ngày nào, thiếu nó, đời bỗng mênh mông, vô vị thấy mồ.