Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023
Truyện ngắn Hồ Đình Nghiêm: Phố xưa nằm bệnh
![]() |
Nhà văn Hồ Đình Nghiêm |
Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023
Truyện ngắn Phạm Lưu Vũ: Chiếc khoen đồng
![]() |
Nhà văn Phạm Lưu Vũ. |
“Tôi đã bỏ công tìm tòi, nghiên cứu khá nhiều về lai lịch nhân sự ở vùng này, phát hiện có một dòng họ Phan ở đây, vốn có gốc từ họ Mạc, lưu lạc từ miền Trung ra. Chẳng hay anh đã biết đến điều đó chưa?”.
Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023
Truyện ngắn Jostein Haraldsen: Đám bạn nhỏ (Mange Små Venner), Dương Kim chuyển ngữ
Jostein Haraldsen cũng gây chấn động cho người thưởng ngoạn văn học, qua cuốn Fødselsflammen, với những hình ảnh sinh nở của người phụ nữ, qua từng giai đoạn một. Chuyện kể một cặp vợ chồng, từ việc kín đáo ở phòng the, đến các vấn đề mà con người băn khoăn hàng ngày. Jostein Haraldsen diễn tả cuộc chiến đấu sống còn, con người đã vui sống và làm cho cuộc sống được vươn lên từ nỗi tuyệt vọng, bất lực.
Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023
Truyện ngắn Võ Thị Hảo: Chuỗi người đi trong đầm lầy
![]() |
Nhà văn Võ Thị Hảo |
Không rõ cất lên từ đâu. Loạt tiếng hú làm nổi gai lưng này. Chúng rên từng hồi đứt đoạn. Luồn như rắn dưới những tàn lá rậm rịt. Dán mình trườn trên mặt bùn nhão sệt nham hiểm của đầm lầy rồi trôi dạt trong bầu không khí u uẩn bốc lên từ những xác cây mục, đe nẹt ngay cả những kẻ làm nghề sơn tràng táo gan nhất.
Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023
Nguyễn Xuân Hoàng: Tự truyện của một người vô tích sự
Tôi là đứa con thứ mười hai trong một gia đình mười ba anh chị em. Mười ba người con trong một gia đình, con số ấy đâu có nhỏ, phải không? Nhưng biết làm sao! Có ai trên đời này được quyền chọn nơi chốn, gia đình hay dân tộc để chào đời đâu. Tóm lại, tôi là một người Việt Nam ra đời ở miền Trung, trong thời chiến, dưới một mái nhà “đông dân” và “kinh tế gia cảnh” đang hồi sa sút.
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023
Truyện ngắn Khuất Đẩu: Người chồng một đêm!
Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023
Truyện ngắn Khuất Đẩu: “Bộ tam”
![]() |
Hình mình họa: Hoạn quan triều Nguyễn |
Khi vua Bảo Đại tuyên bố “thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ” và trao ấn kiếm cho hai vị đại diện cách mạng, trong đó có một nhà thơ với những câu thơ buồn hơn cả những cơn mưa sụt sùi của xứ Huế, ngài cũng đã làm cho các ông hoàng bà chúa sụt sùi không kém. Bọn họ khóc kể, vật mình vật mẩy trong những lâu đài còn rực rỡ ánh vàng son vì số phận đã không còn nuông chiều họ nữa. Họ sẽ bị ném ra khỏi kinh thành, bất ngờ và tàn nhẫn như bị lôi ra khỏi những giấc mơ rất đẹp.
Cũng buồn không kém, cũng thất vọng, lo sợ, nhưng chỉ
dám khóc thầm, đó là những hoạn quan. Như những con gián, sợ mọi người nhìn mặt
như sợ nhìn thấy ánh sáng ngày, ngay buổi tối hôm ấy họ đã lặng lẽ trèo thành
trốn về quê cũ.
Bác cả tôi là một trong số những hoạn quan cuối cùng của
triều Nguyễn.
*
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023
Truyện ngắn Bảo Ninh: Bội phản
![]() |
Nhà văn Bảo Ninh. Ảnh: Báo Phụ Nữ |
Thị hiếu như thế thật là không công bằng. Phố này, là giai nhân, thiết tưởng trước nhất người ta phải chấm chị Diễm hoa khôi trường Ngoại ngữ, kế nữa thì như là chị Bích bác sĩ, chị Hoa diễn viên múa, hay là chị Thuý bán bách hoá, rồi chị Lan, chị Đào, chị Hậu, nhiều. Tại sao lại là Thảo?
Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023
Truyện ngắn Nguyễn Thị Như Hiền: Để lại những dấu chân
Nhà thằng Nghi hồi đó giàu nhứt xóm và hiển nhiên ăn đứt nhà tôi. Có lần tôi sửng sốt khi phát hiện ra ông Bao Công, Triển Chiêu nhà thằng Nghi bận áo có màu chứ không phải bận áo đen trắng như ông Bao Công nhà thằng Mẫn. Nhà tôi hồi đó làm gì có ti vi, chiều chiều tới giờ chiếu phim là ba chân bốn cẳng chạy đi coi ké. Thằng Mẫn cười sặc sụa khi nghe tôi nói Bao Công nhà giàu cũng khác Bao Công nhà nghèo. Nó nói tôi ngu, tại cái ti vi màu chứ ông nào cũng mặc áo giống nhau.
Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023
Truyện ngắn Từ Thức: Trời mùa Xuân Paris
![]() |
Nhà văn, nhà báo Từ Thức. |
-Anh coi, cái áo em đan cho hai con nhỏ. Dễ thương quá, anh há?
Mỵ Châu nói huyên thiên, líu lo như một điệu nhạc xuân. Nàng vuốt ve hai chiếc áo len con nít xanh da trời, thêu hoa bướm đủ mầu do chính tay nàng đan, với một trời âu yếm. Những lúc bình thường, cô em họ làm được những chuyện tuyệt vời. Bàn tay thanh, những đường gân xanh thi nhau chạy trên cổ tay gầy.-Mới năm tuổi mà cứ mặc quần áo sáu, bẩy tuổi. Con cái ăn gì mà lớn như thổi. Cô Vân cô ấy trách: con nít sanh đôi mà chị cứ cho mặc quần áo giống nhau, ai biết đứa nào là đứa nào. Em nói mặc cô chứ, con chị, chị biết đứa nào là đứa nào. Chỉ cần nhìn bàn tay cũng nhận ra. Bàn tay con Tũn thì mập, như bố. Tay con Nhóc thì gầy như mẹ. Tính nết cũng khác nhau. Con chị đỏm dáng. Lát nữa anh coi. Diện áo mới, cô nào đứng trước gương, nhún nhẩy ve vuốt, ngắm nghía cả giờ là con Tũn. Con em thì chỉ nghĩ đến ăn, chỉ vòi mẹ có kẹo không.
Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023
Truyện ngắn Phùng Ký Tài: Mắt Xanh, Châu Hải Đường dịch và giới thiệu
![]() |
Nhà văn Phùng Ký Tài [Feng Jicai] |
Tập truyện gồm 54 câu chuyện về những nhân vật ở Vệ Thiên Tân xưa, tất cả đều có nguyên mẫu từ người thực việc thực, nhưng mỗi câu chuyện của họ đều có những điểm ly kỳ lưu lại nhiều dư vị cho người đọc. Phùng Ký Tài từng viết trong lời tựa tập sách rằng: “Vệ Thiên Tân vốn là một bến cảng, cư dân khắp bốn phương đến tụ cư, tính cách hoàn toàn khác nhau. Nhưng nơi đất cũ Yên, Triệu, huyết khí cương liệt, nước mặn đất phèn, thói tục mạnh tợn. Hơn trăm năm nay, phàm những đại tai đại nạn của Trung Hoa, chẳng khi nào không khởi phát từ nơi này trước nhất, vì vậy mà sinh ra vô vàn nhân vật khác lạ, chẳng những ở thượng tầng lớp trên, mà ngay cả ở nơi dân gian thôn quê phố thị” Và những “kỳ nhân diệu sự ấy, nghe mà tưởng chưa nghe, nếu như vứt bỏ qua đi, há chẳng đáng tiếc lắm sao?” Vì vậy mà ông đã viết nên tập truyện này.
Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023
Đọc lại truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu: Kinh Kha, con chủy thủ và đất Tần bất trắc
(Văn số 58 ngày 15/5/1966)
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu (19/11/1936-02/08/2016)
TIỂU SỬ
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại làng Mậu Hòa, huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. 1954 di cư vào Nam với gia đình, lúc đầu ở Huế, Nha Trang, từ năm 1957 sống hẳn ở Sài Gòn và bắt đầu viết nhiều: tạp văn, tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Tiểu thuyết đầu tay Đầy tuổi tôi đăng trên tạp chí Văn Nghệ từ số 2, tháng 3/1961 (sau in thành sách đổi tên là Tuổi nước độc, Văn, 1966).
Đọc lại truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu: Niềm đau nhức của khoảng trống
Truyện ngắn Maurice Blanchot: Khoảnh khắc cái chết của tôi, Đào Trung Đạo dịch và giới thiệu
![]() |
Nhà văn, triết gia và nhà phê bình văn học người Pháp Maurice Blanchot (1907-2003). Wikipedia |
Maurice Blanchot (1907-2003) nhà văn và nhà phê bình quan trọng Pháp, tác giả hàng chục truyện hư cấu và sách phê bình, có ảnh hưởng sâu đậm trên những triết gia và nhà phê bình văn chương nổi tiếng thế hệ sau như Michel Foucault, Jacques Derrida, Roland Barthes…Là người hết sức kín đáo, kẻ chung phần bất kiến (partenaire invisible) như cách gọi của Christophe Biden người viết tiểu sử Blanchot. Giai đoạn thế chiến thứ hai khi Pháp bị Đức chiếm đóng, Blanchot 36 tuổi bí mật tham dự kháng chiến. L’Instant de ma mort/Khoảnh khắc cái chết của tôi được phác thảo trong thời gian này nhưng Blanchot không phổ biến. Cho mãi tới 1994, 50 năm sau, để đánh tan những đồn đoán không rõ ràng về hoạt động kháng chiến của mình L’Instant de ma mort truyện kể (récit) này mới được Blanchot cho đăng tải và cho nhà Gallimard xuất bản thành sách. Jacques Derrida đã dành hẳn quyển Demeure (1998, nxb Galilée) trên 144 trang chỉ để diễn giải L’Instant de ma mort. Tác phẩm của Blanchot đã được dịch sang tiếng Anh, Đức, Tây Ban Nha… và được phổ biến rộng rãi trên thế giới từ hơn nửa thế kỷ. Tuy sách của Blanchot quả thực khó đọc nhưng vẫn là một thiếu sót đáng tiếc khi người đọc Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại ít đọc Blanchot.
***
Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023
Truyện ngắn của Tàn Tuyết: Kẻ đòi nợ, Châu Hải Đường chuyển ngữ
Cuối cùng tôi cũng tống được con mèo của mình ra khỏi nhà. Tôi nghĩ từ nay có thể bắt đầu cuộc sống mới rồi. Tôi ngồi trước bàn nhắm mắt suy tư, muốn sắp xếp lại một chút những suy nghĩ đang rối như tơ vò trong đầu mình. Nhưng tôi đã tính toán nhầm, nó đã quay về rồi và đang không ngừng cất lên những tiếng kêu gào đáng sợ. Tiếng kêu ấy chẳng những không có một chút ý vị cầu xin gì, mà ngược lại đầy oán hờn, thù hận đến mức uy hiếp. Nó còn lấy móng cào, dùng răng gặm vào cánh cửa nhà của tôi. Hết cắn một hồi, nó lại kêu gào một hồi, khiến tôi chợt không lạnh mà run, nghĩ bụng: nếu như tôi để cho nó vào nhà, không chừng nó sẽ thừa lúc tôi không đề phòng mà cắn chết tôi mất.
Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023
Truyện ngắn Nguyễn Trung Tuyến: Kẹo bột
![]() |
Kẹo bột/kẹo ú ngày xưa. Ảnh:Báo Tây Ninh. |
Hôm nay, cô vợ lại ngạc nhiên vì không biết hắn kiếm đâu ra và đang ngồi nhâm nhi với gói kẹo bột.
Thấy thế, cô vợ phàn nàn:
- Thỉnh thoảng em lại thấy anh ăn uống giống như ma trên đất ấy! Mình thiếu cái gì ăn mà ăn mấy thứ vớ vẩn. Đau bụng thì khổ em chứ khổ ai đâu!
Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023
Truyện ngắn Túy Hồng: Lòng thành
![]() |
Nhà văn Túy Hồng (12/10/1938 –19/7/2020) |
Nhà văn Tuý Hồng tên thật Nguyễn Thị Tuý Hồng, sinh ngày 12/10/1938 tại Chí Long, Phong Điền, Thừa Thiên. Tốt nghiệp đại học sư phạm 1 năm tại Huế. Nghề chính: dạy học trường Hàm Nghi (Huế), trường Mạc Đĩnh Chi (Saigon). Bắt đầu viết truyện ngắn “Bát Nước Đầy” năm 1961 rồi nghỉ hai năm liền, sau đó mới viết lại. Từ 1969 đến 1973: viết tiểu thuyết hàng ngày cho các nhật báo. Được giải nhất Văn học Nghệ thuật Sài gòn 1970 với tác phẩm "Những Sợi Sắc Không".
Sang Mỹ năm 1975 và định cư tại Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ từ năm 1976.
Đã cộng tác với: Văn Hữu, Bách Khoa, Lập Trường, Văn, Văn Học, Tin Sách, Nghệ Thuật, Kịch Ảnh, Con Ong, Diều Hâu, Tia Sáng, Độc Lập, Tin Sáng, Thần Phong, Thời Nay, Đời Nay, Khởi Hành, Tiền Tuyến, Vấn Đề…
Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023
Truyện ngắn Đỗ Quang Vinh: Con voi nuốt cái vòi tự tử
Thật ngu ngốc!
Tôi lại nghĩ về chuyện con voi, hẳn cũng phải nửa năm rồi kể từ lúc ấy nhưng ký ức vẫn còn tươi mới tựa ngày hôm qua. Đó là một buổi sáng cuối tuần, như thường lệ tôi lại hẹn hò với nàng. Hôm ấy chúng tôi cứ lòng vòng ngoài đường hao phí xăng mà chẳng dừng ở đâu. Nếu chỉ có một mình thì tôi đã lang thang như vậy mãi, đi hết con đường này đến con đường khác. Nhưng vì có nàng phía sau nên tôi phải rẽ vào đâu đó, trên hành trình này sự vô định không được chấp nhận. Nó chỉ đem tới mệt mỏi và chán nản. Vừa chạy tôi vừa ngó quanh tìm một nơi dừng chân vào. Công viên thì đông nghịt người qua kẻ lại, những quán cà phê đều giông giống nhau và chúng tôi cũng đã ngán đến tận cổ. Thành phố bỗng nhiên thu nhỏ lại và ánh nắng trên đầu trở nên gay gắt. Một buổi sáng ồn ào vầ đầy khó chịu, xe buýt bấm còi inh ỏi xả khói đen mù che phủ tầm nhìn và xộc vào sống mũi. Ai cũng có vẻ nóng vội bực mình. Mắt tôi cay xè, nheo lại. Nàng ngồi im lặng phía sau xe đôi tay nhỏ nhắn ấp hờ vào eo tôi.
Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2023
Truyện ngắn Bùi Bích Hà: Lẻ bóng
Nhà văn Bùi Bích Hà (11-1-1938 – 14-7-2021) |
Nhà văn Bùi Bích Hà qua đời sáng Thứ Tư, 14 Tháng Bảy năm 2021, tại bệnh viện St. Joseph, Orange, hưởng thọ 83 tuổi.
Trước năm 1975, bà dạy học tại các trường Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), và Nguyễn Trãi (Sài Gòn).
Năm 1986, bà định cư tại Hoa Kỳ, viết sách và làm việc trong lĩnh vực truyền thông với nhiều cơ sở khác nhau.
Truyện ngắn Bùi Bích Hà: Anh em như tay chân
Hai mẹ già tôi là vợ cả, vợ hai của bố tôi, giòng giõi trâm anh thế phiệt nhưng không biết tại sao không sinh được con cho nhà họ Bùi. Khi bà hai chính thức bước chân vào nhà bố tôi, bà nhất mà sau này chúng tôi gọi là Me già, cư xử rất phong cách và chững chạc, phù hợp với tư thế bề trên của mình. Bà dọn ra một cơ ngơi riêng và ngày càng ít can thiệp vào công việc của bố tôi. Tôi nghe nói rằng thời gian đầu, bố tôi dùng bữa trưa ở nhà me già và bữa tối ở ngôi nhà ông sống với me trẻ. Tuy vậy, khi sự nghiệp của bố tôi phát triển lớn với nhiều cơ sở từ Bắc vào Trung, bố tôi thường phải di chuyển, không còn giờ giấc cố định nên khi ông về nhà thì đây là ngôi nhà ông sống với bà hai.