Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện Kiều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện Kiều. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Mặc Lý: Thâm nghiêm kín … cao tường

Minh họa Thúy Kiều gặp Kim Trọng 
- Hôm nay ta nói chuyện gì đây?


- Khoan đã. Anh uống thử thứ trà dân dã này xem. Gọi là chè thì đúng hơn. Gia đình bên vợ tôi thích thứ này. Tinh thần địa phương cao đấy. Anh thấy lá chè chứ?  Còn nguyên lá, chỉ phơi khô rồi người nhà đóng gói kỹ, gửi sang đây. 


- À, tôi biết thứ chè này rồi. Thứ chè Huế của ông Võ Phiến đây mà. Vậy ra chị nhà cũng gốc Bình Định?

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Giáo Sư Đàm Trung Pháp: “Gìn Vàng Giữ Ngọc” Cho Các “Hàng Hàng Gấm Thêu” (Phiên Bản Hoàn Chỉnh 2021)

Thi hào Nguyễn Du ra đời trong hậu bán thế kỷ 18. Tôi thường tự hỏi có phải trong thời điểm ấy Thượng Đế đã nổi hứng rộng lượng và công bình mà ban cho nhân loại những thiên tài văn chương xuất chúng chăng? Như Johann Wolfgang von Goethe sinh năm 1749 tại Đức Quốc, Nguyễn Du sinh năm 1765 tại đất nước chúng ta, Francois-René Chateaubriand sinh năm 1768 tại Pháp Quốc, và William Wordsworth sinh năm 1770 tại Anh Quốc. 

Goethe, đệ nhất văn hào dân tộc Đức, năm mới 25 tuổi đã viết cuốn truyện tình bi đát mang tên Die Leiden des jungen Werthers (Nỗi ưu sầu chàng trai trẻ Werther) để nói về mối ưu sầu thực sự của chính ông: Goethe đã gặp và yêu say đắm trong tuyệt vọng một phụ nữ đã đính hôn với người khác. Câu chuyện lãng mạn và bi thảm ấy khiến ông lẫy lừng danh tiếng khắp Âu Châu và cũng làm cho một số thanh niên đa sầu đa cảm đang thất tình giống người trong truyện tự kết liễu cuộc đời mà trong túi quần vẫn còn cuốn tiểu thuyết kia! Chateaubriand có thể được coi là nhà văn tiên khởi của trào lưu văn chương lãng mạn nước Pháp qua cuốn tiểu thuyết Atala, một câu chuyện vừa buồn vừa mãnh liệt đam mê trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ của rừng núi Bắc Mỹ, một nơi mà Chateaubriand chưa từng thăm viếng và chỉ được làm quen với các sắc dân da đỏ qua sách vở. Và Wordsworth, đệ nhất thi nhân bên trời Anh Quốc, năm chưa đến 30 tuổi đã cùng Samuel Taylor Coleridge xuất bản tập thơ Lyrical Ballads, mở đầu cho thời đại thi ca lãng mạn trong nền văn học quốc gia ấy. 

     

Thế còn Nguyễn Du của chúng ta thì sao? Hãy nghe lời người ngoại quốc ca ngợi thi hào họ Nguyễn trước đã. Thi sĩ lẫy lừng người Ấn Độ chuyên làm thơ bằng tiếng Anh mang tên Rabindranath Tagore (1861-1941, giải Nobel văn chương 1913) khi viếng thăm Việt Nam năm 1929 đã coi Nguyễn Du là vị thi sĩ đứng thứ 3 trong hàng ngũ những thi sĩ muôn thuở, chỉ sau Lý Bạch và Victor Hugo (theo học giả Thái Văn Kiểm). Văn sĩ Pháp René Crayssac (1883-1940) đã dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp và cho rằng áng văn kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh mà không sợ kém các văn chương kiệt tác, vô luận ở thời nào và ở xứ nào (theo học giả Đào Duy Anh).  Như vậy thì thiên tài thi ca họ Nguyễn của chúng ta khi đứng cạnh những đại danh văn chương của nhân loại cũng ngang ngửa với họ, cũng đều “mười phân vẹn mười” cả, nhưng riêng đối với tôi thì đọc thơ Nguyễn Du thích thú gấp bội phần đọc các tác phẩm của các vị ngoại quốc kia, vì tôi là người cùng một ngôn ngữ và văn hóa với Nguyễn Du.                         

   


Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

Ngự Thuyết: Bi Kịch Thúy Kiều (Tỉnh Thức Và Cô Đơn)

Khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có người nêu lên thắc mắc rằng phải chăng thi phẩm đó chỉ là một bản dịch trung thực từ cuốn truyện chữ Hán Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân? Và nếu thế, những lời ca tụng tác phẩm trước tiên phải được dành cho nguyên tác Kim Vân Kiều truyện. Hơn nữa khi viết rằng Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài, một đại thi hào dân tộc, vân vân, đấy là nhờ bản dịch trung thực Kim Vân Kiều truyện, người đọc những nhận xét ấy cũng cảm thấy bỡ ngỡ.

Nhiều học giả đã có ý kiến về vấn đề nói trên ngay sau khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời cách đây trên 200 năm. Nay ta thử xem lại nhận định của một nhà văn người Pháp viết cách đây gần 100 năm, và của nhà nghiên cứu người Việt viết cách đây gần 20 năm.

Gần 100 năm về trước, nhà thơ người Pháp René Crayssac đã dịch Truyện Kiều ra thơ Pháp nhan đề KIM – VAN – KIÉOU in năm 1926 tại Hà Nội. Trong phần Gởi Bạn Đọc (Au Lecteur) dài đến 86 trang, tác giả hết sức ca ngợi Truyện Kiều. René Crayssac đã cập đến nhiều khía cạnh trong Truyện Kiều, và có nêu lên vấn đề Truyện Kiều không phải là bản dịch từ truyện Trung Quốc.

Gần đây, cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, dày trên 400 trang, Nhà Xuất Bản Thanh Niên in năm 2001, của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, càng công phu hơn, giá trị hơn, với rất nhiều khám phá mới. Phan Ngọc đã nêu lên nhiều luận điểm rất xác đáng để chứng minh thiên tài của Nguyễn Du về nhiều phương diện, và một lần nữa khẳng định rằng Nguyễn Du chỉ lấy cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện để xây dựng lại và sáng tạo ra kiệt tác Truyện Kiều.

Ngoài ra, một vài chi tiết sau đây cũng thường được người ta nhắc đến.

Trước hết, Truyện Kiều là một bản trường ca viết theo thể thơ lục bát hoàn toàn Việt Nam, trong khi cuốn Kim Vân Kiều truyện viết bằng văn xuôi theo lối chương hồi truyền thống của Tàu. Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi khác nhau vô cùng.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Đàm Duy Tạo: Chương 34 Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 34
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính và phổ biến năm 2020
* * * * *

PHỤ LỤC I
NỘI DUNG “TRUYỆN THIỆU NỮ”
SO VỚI NỘI DUNG “TRUYỆN KIỀU”


Tôi thấy truyện ba cô gái Tiểu Thanh, Vương Thúy KiềuThiệu Nữ đều là bậc sắc tài song tuyệt và đều biết trước là số bạc mệnh. Tiểu Thanh tài hoa, xinh đẹp và ngây thơ, theo ngay chàng Công tử con nhà quý phái, để thỏa mãn ái tình, rồi bị Trời ghen, kết cục phải chết vì thất tình ở một biệt thự trong vườn mai đẹp trên bờ Tây Hồ.

Vương Thúy Kiều (như ta đã biết trong truyện) thì khôn ngoan, muốn lấy Kim Trọng để nhờ phúc tướng chồng cho khỏi số bạc mệnh, kết cục cũng bị Trời ghen ghét, bắt phải bỏ Kim Trọng mà sống cuộc đời cực nhục, thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, rồi cũng phải chết ở sông Tiền Đường.

Như vậy, Tiểu Thanh và Thúy Kiều đều vì cưỡng lại mệnh Trời mà không tránh khỏi số bạc mệnh. Còn Thiệu Nữ thì khác: Cô biết số bạc mệnh không thể tránh được, đành chịu bạc mệnh ngay, chịu khổ nhục cho Trời hả cơn ghen với sắc tài của mình, để mong Trời thương tình mà giải phóng cho.

Ta đọc truyện Thiệu Nữ sau đây thì biết nàng tránh bạc mệnh bằng cách vâng phục ý Trời mà chịu đầy đọa, còn hơn là cố đem tài sắc mình ra mà mong biến đổi số bạc mệnh. Thật đúng với hai câu trong đoạn kết Truyện Kiều:

“Trời kia đã bắt làm người có thân / Bắt phong trần phải phong trần” và “Có tài mà cậy chi tài / Chữ ‘tài’ liền với chữ ‘tai’ một vần.”

TRUYỆN THIỆU NỮ (卲 女)


Sài Đình Tân là người phủ Thái Bình, nhà rất giầu, có vợ là Kim Thị không sinh con được, nhưng ghen quái ác. Sài đem trăm lạng vàng ra mua được người vợ lẽ; người phụ nữ này bị Kim Thị đối đãi tàn bạo được một năm thì chết. Sài giận quá, tuyệt tình với Kim Thị, suốt m

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Đàm Duy Tạo: Chương 33 Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 33
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính và phổ biến năm 2020
* * * * *
CÂU 3241 ĐẾN CÂU 3254
“Chớ cậy chi tài, nên tu lấy thiện”


3241. Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
3243. Bắt phong trần, phải phong trần, [1]
Cho thanh cao mới được phần thanh cao. [2]
3245. Có đâu thiên vị người nào, [3]
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai, [4]
3247. Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần. [5]
3249. Đã mang lấy nghiệp vào thân, [6]
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. [7]
3251. Thiện căn ở tại lòng ta, [8]
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. [9]
3253. Lời quê chắp nhặt dông dài, [10]
Mua vui cũng được một vài trống canh.

Chú giải và dẫn điển

[1] Phong trần (風 塵) – Nghĩa đen là nơi có gió bụi bốc lên làm bẩn. Nghĩa bóng ở đây là bước đời lầm than khổ sở, con trai thì phải làm ăn vất vả nay đây mai đó, con gái thì phải long đong sa đọa vào những nơi thanh lâu ô nhục. Tác giả dùng câu này để vừa than thở cho số phận của mình long đong trong cuộc bể dâu, vừa than thở cho số phận Kiều gặp cơn gia biến phải sa ngã vào cuộc đời khổ nhục.

[2] Thanh cao (聲 高) = (Cuộc sống) trong sạch, đáng quý, không ai chê cười được.

[3] Thiên vị (偏 為) = Vị nể, lệch lạc, không công bằng.

[4] Dồi dào = Đầy đủ.

[5] Tai (災) = Tàn hại tự nhiên xẩy ra cho ta phải chịu.

[6] Nghiệp (業) = Việc mình đã làm. Theo lẽ nhân quả báo ứng, sách Phật nói: Những việc ác mình đã làm trong kiếp trước là cái “nhân” (mầm) nó kết thành quả của sự khổ sở kiếp này mình phải chịu để đền tội cho kiếp trước. Những việc mình làm kiếp này lại là cái nhân sinh ra “quả” số phận kiếp tiếp sau. Cái sự khổ sở mình phải chịu lần hồi kiếp kiếp như thế gọi là “nghiệp” dùng trong câu Truyện Kiều này.

[7] Trách (咋) lẫn = Trách một cách lầm lẫn, không đúng lẽ phải.

[8] Thiện căn (善 根) = Cội gốc lòng thiện, nghĩa là cái gốc nhân từ ở lòng mình ra.

[9] Chữ “tâm” = Tấm lòng có thiện căn nói trên. Hai câu 3247, 48 khuyên người đời: Muốn được khỏi kiếp khổ cực sau này, thì phải giữ bụng cho tử tế nhân đức, chớ có cậy tài giỏi mà tìm cách để tránh sự khổ sở nghiệp báo của kiếp trước. Hành động như vậy thì không những tránh không được, mà còn nghiệp báo chồng chất kiếp này sang kiếp khác, khổ mãi không thôi, càng thêm nặng nữa.

[10] Những chữ “lời quꔓdông dài” ở câu này là tác giả nói quá khiêm tốn đó thôi. Thật ra lời chẳng “quê” chút nào và những điển tích tác giả chắp nhặt vào suốt quyển truyện này kể có hàng nghìn, mà chẳng có câu nào “dông dài” cả. Ta chỉ thấy đều rất xác đáng, điển nào đúng sự ấy. Ta lại thấy tác giả thu nhặt rất rộng rãi, gần như hầu hết câu nào trong truyện, tác giả đều đặt theo điển cổ hẳn hoi ở trong các sách đứng đắn, hay theo phương ngôn tục ngữ của nền Việt văn. Những câu quan trọng có điển cố đã đành, lắm câu rất tầm thường mà thường cũng có ở trong sách cũ, ở trong ca dao. Thí dụ như nhóm chữ “hai kinh vững vàng” thì ở Tình Sử có “lưỡng kinh vô sự,” nhóm chữ “mụ thì khấn ngay” lấy điển ở câu “lầm rầm như đĩ khấn tiên sư.” Tôi rất tiếc là tôi học đã ít, trí nhớ lại kém, lại gặp lúc không có sách để tra cứu, nên đành chịu bỏ qua hầu hết.

Diễn ra văn xuôi


Câu 3241, 42 = Ta ngẫm nghĩ cho kỹ thì biết rằng mọi việc trên đời của con người đều do Trời quyết định cả. Trời đã cho ta làm người thì phải có thân.

Câu 3243, 44 = Trời bắt thân ta phải chịu kiếp phong trần, thì ta phải đành chịu phong trần. Khi nào Trời cho thân ta được thanh cao, thì ta mới được hưởng phúc phận thanh cao.

Câu 3245, 46 = Trời chẳng thiên vị người nào mà cho cả phần tài và phần mệnh đều được dồi dào đầy đủ cả.

Câu 3247, 48 = Bởi vậy khi Trời cho ta cái tài, thì ta chớ cậy tài ; ta phải biết chữ “tài” nó liền vần với chữ “tai.” Hãy nhớ rằng một khi Trời đã cho tài, thì Trời không cho mệnh nữa. Và nếu mình cậy tài mà cố làm cho vận mệnh tốt để cưỡng lại ý Trời, thì thế nào Trời cũng gieo cái “tai” cho mình để hãm cái “tài” của mình lại).

Câu 3249, 50 = Khi ta đã mang cái nghiệp báo kiếp trước vào thân mà ta phải phong trần khổ sở, thì ta đừng có lầm lẫn mà trách ông Trời ở gần hay ở xa mà không biết ta là kẻ có tài, lại nỡ để ta phải phong trần như thế.

Câu 3251, 52 = Ta muốn khỏi phong trần, thì ta phải vun trồng lấy gốc thiện ở trong lòng ta. Cái “thiện tâm” của ta đó mới quý gấp ba lần cái “tài hoa” của ta.

Câu 3253, 54 = Quyển sách lời lẽ quê mùa này do tôi lượm nhặt dông dài, mỗi chỗ một câu mà chắp nối lại viết ra. Tôi ước ao độc giả tiêu khiển mua vui cũng được vài ba trống canh khi buồn rảnh.

Những câu có ý móc nối hô ứng với nhau


(1) Mấy câu trong đoạn kết này đều ứng tiếp khẩn thiết với mấy đoạn mở đầu nói về “tài” với “mệnh.” (a) Hai câu “Có đâu thiên vị người nào / Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai” nhắc lại ý câu “Lạ gì bỉ sắc tư phong.” (b) Câu “Chữ Tài liền với chữ Tai một vần” nhắc lại ý câu “Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau.” (c) Duy ở đoạn mở đầu thì nói hẳn ngay là “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen,” những câu nhắc ý đó ở đoạn kết này thì lại dùng hai chữ “Ngẫm hay” để mở đường bàn rộng ra ý tại sao mà khách tài sắc lại bị Trời đánh ghen, và để khuyên người đời phải tu tỉnh lấy thiện căn ở trong lòng.

(2) Muốn khuyên giải cho khách phong trần khỏi “đau đớn lòng” vì bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” như câu nói ở đoạn mở đầu, thì ở đoạn kết này tác giả nói : (a) Nghĩ cho kỹ thì ta biết bọn tài, sắc phải phong trần ; đó không phải là tại Trời ghen, mà chỉ là vì Trời giữ quyền cân nhắc nghiệp duyên mà định số mệnh cho chúng ta đó thôi. (b) Trời đã bắt ta làm người thì phải có thân, mà cái thân ta đó thường lại xui giục ta làm sự ác để thân ta được sung sướng vật chất. Ai mà không biết tu tỉnh giữ gìn thiện căn như thế, thì kiếp sau sẽ bị Trời bắt thân phải phong trần. Ai mà biết giữ cho thân hiền hậu kiếp này, thì Trời sẽ cho kiếp sau thân được thanh cao. (c) Bởi vì Trời giữ quyền cân nhắc thưởng phạt như thế là công bằng, nên Trời bắt ta thế nào thì ta đành chịu như thế, và chớ cậy tài mà cưỡng lại, cho thêm nặng nghiệp báo kiếp sau.

(3) Có lẽ tác giả đặt câu “Mua vui cũng được một vài trống canh” làm câu cuối cùng đoạn kết để nối nghĩa với câu đầu đoạn mở “Trăm năm trong cõi người ta” để tỏ lòng than thở: Suốt cuộc đời đằng đẵng một trăm năm ở cõi người ta mà chỉ được có vài trống canh là vui!

[ĐÀM DUY TẠO]

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Đàm Duy Tạo: Chương 32 Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 32
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp 
hiệu đính và phổ biến năm 2020
* * * * *
CÂU 3187 ĐẾN CÂU 3240
“Tình xưa điệu mới, khổ tận cam lai”


3187. Thoắt thôi tay lại cầm tay,
Càng yêu vì nết càng say vì tình.
3189. Thêm nến giá nối hương bình, [1]
Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan. [2]
3191. Tình xưa lai láng khôn hàn,
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa.
3193. Nàng rằng: Vì mấy đường tơ, [3]
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi! [4]
3195. Ăn năn thì sự đã rồi!
Nể lòng người cũ vâng lời một phen.
3197. Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa. [5]
3199. Khúc đâu đầm ấm dương hòa, [6]
Ấy là Hồ điệp hay là Trang sinh. [7]
3201. Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ quyên? [8]
3203. Trong sao châu nhỏ duềnh quyên, [9]
Ấm sao hạt ngọc Lam điền mới đông ! [10, 11] 
3205. Lọt tai nghe suốt năm cung, [12]
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao. [13] 
3207. Chàng rằng: Phổ ấy tay nào,
Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy?
3209. Tẻ vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai? [14]

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Đàm Duy Tạo: Chương 31 Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 31
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp 
hiệu đính và phổ biến năm 2020
* * * * *
CÂU 3131 ĐẾN CÂU 3186
“Chút trinh cầm vững, muôn phần kính thêm”


3131. Nhà vừa mở tiệc đoàn loan, [1]
Hoa soi ngọn đuốc hồng chen bức là. [2]
3133. Cùng nhau giao bái một nhà, [3]
Lễ đà đủ lễ đôi đà xứng đôi.
3135. Động phòng dìu dặt chén mồi, [4]
Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xư .
3137. Những từ sen ngó đào tơ, [5]
Mười lăm năm mới bây giờ là đây !
3139. Tình duyên ấy hợp tan này,
Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao.[6]
3141. Canh khuya bức gấm rủ thao, [7]
Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân.
3143. Tình nhân lại gặp tình nhân,
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình.
3145. Nàng rằng: Phận thiếp đã đành,
Có làm chi nữa cái mình bỏ đi !
3147. Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi,
Chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may.[8]
3149. Riêng lòng đã thẹn lắm thay,
Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi !
3151. Những như âu yếm vành ngoài,
Còn toan mở mặt với người cho qua.
3153. Lại như những thói người ta,
Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Đàm Duy Tạo: Chương 30 Kim Vân Kiều Đính Giải

KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) ĐàmTrungPháp
hiệu đính và phổ biến năm 2020

* * * * *
CÂU 3059 ĐẾN CÂU 3130
“Kẻ thẹn hoa tàn, người khen dăng tơ”


3059. Một nhà về đến quan nha, [1]
Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy. [2]
3061. Tàng tàng chén cúc dở say, [3, 4]
Đứng lên Vân mới giãi bày một hai.
3063. Rằng: Trong tác hợp cơ trời . [5]
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao .
3065. Gặp cơn bình địa ba đào, [6]
Vậy đem duyên chị buộc vào cho em . 
3067. Cũng là phận cải duyên kim, [7]
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ? [8]
3069. Những là rày ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình !
3071. Bây giờ gương vỡ lại lành, [9]
Khuôn thiêng lựa lọc đã rành có nơi . [10]
3073. Còn duyên may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa .
3075. Quả mai ba bảy đương vừa, [11]
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì. [12]

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Đàm Duy Tạo: Chương 28 Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 28
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp 
hiệu đính và phổ biến năm 2020


* * * * *

CÂU 2973 ĐẾN CÂU 3058
“Mừng cảnh đoàn viên, tủi tình lưu lạc”


2973. Cơ duyên đâu bỗng lạ sao, [1]
Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi.
2975. Trông lên linh vị chữ bài, [2]
Thất kinh mới hỏi: “Những người đâu ta?
2877. Với nàng thân thích gần xa, [3]
Người còn sao bỗng làm ma khóc người?” [4]
2979. Nghe tin ngơ ngác, rụng rời,
Xúm quanh kể họ, rộn lời hỏi tra:
2981. “Này chồng này mẹ này cha,
Này là em ruột, này là em dâu.
2983. Thật tin nghe đã bấy lâu,
Pháp sư dạy thế sự đâu lạ dường!” [5]
2985. Sư rằng: “Nhân quả với nàng, [6]
Lâm Tri buổi trước, Tiền Đường buổi sau.
2987. Khi nàng gieo ngọc chìm châu,
Đón nhau tôi đã gặp nhau rước về,
2989. Cùng nhau nương cửa bồ đề, [7]
Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa. [8]

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Đàm Duy Tạo: Chương 26 Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 26
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019

* * * * *

CÂU 2565 ĐẾN CÂU 2736
“Sông Tiền sạch nợ, am cỏ chay lòng”


2565. Trong quân mở tiệc hạ công, [1]
Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan. [2]
2567. Bắt nàng thị yến dưới màn, [3]
Dở say lại ép cung đàn nhật tâu. [4]
2569. Một cung gió tủi mưa sầu,
Bốn dây giỏ máu năm đầu ngón tay!
2571. Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
2573. Hỏi rằng: “Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!”
2575. Thưa rằng: “Bạc mệnh khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
2577. Khúc cầm lựa những ngày xưa,
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!”
2579. Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình!

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Đàm Duy Tạo: Chương 25 Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 25
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019

* * * * *

CÂU 2439 ĐẾN CÂU 2564
“Triều đình riêng cõi / Thiền thổ một đôi”


2439. Thừa cơ trúc chẻ ngói tan, [1]
Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài. [2]
2441. Triều đình riêng một góc giời,
Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà. [3]
2443. Đòi phen gió quét mưa sa, [4]
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam. [5]
2445. Phong trần mài một lưỡi gươm, [6]
Những loài giá áo túi cơm sá gì! (7)
2447. Nghênh ngang một cõi biên thùy, [8]
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương! [9]
2449. Trước cờ ai dám tranh cường, [10]
Năm năm hùng cứ một phương hải tần. [11]
2451. Có quan tổng đốc trọng thần, [12]
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài. [13]
2453. Đẩy xe vâng chỉ đặc sai, [14]
Tiện nghi phủ tiểu, việc ngoài đổng nhung. [15]

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Đàm Trung Pháp: Lời Lời Châu Ngọc Hàng Hàng Gấm Thêu (2016, bổ sung 2019)

Nguồn minh họa: The Internet
Thi hào Nguyễn Du ra đời trong hậu bán thế kỷ 18. Tôi thường tự hỏi có phải trong thời điểm ấy Thượng Đế đã nổi hứng rộng lượng và công bình mà ban cho nhân loại những thiên tài văn chương xuất chúng chăng? Như Johann Wolfgang von Goethe sinh năm 1749 tại Đức Quốc, Nguyễn Du sinh năm 1765 tại đất nước chúng ta, Francois-René Chateaubriand sinh năm 1768 tại Pháp Quốc, và William Wordsworth sinh năm 1770 tại Anh Quốc. 

Goethe, đệ nhất văn hào dân tộc Đức, năm mới 25 tuổi đã viết cuốn truyện tình bi đát mang tên Die Leiden des jungen Werthers (Nỗi ưu sầu chàng trai trẻ Werther) để nói về mối ưu sầu thực sự của chính ông: Goethe đã gặp và yêu say đắm trong tuyệt vọng một phụ nữ đã đính hôn với người khác. Câu chuyện lãng mạn và bi thảm ấy khiến ông lẫy lừng danh tiếng khắp Âu Châu và cũng làm cho một số thanh niên đa sầu đa cảm đang thất tình giống người trong truyện tự kết liễu cuộc đời mà trong túi quần vẫn còn cuốn tiểu thuyết kia! Chateaubriand có thể được coi là nhà văn tiên khởi của trào lưu văn chương lãng mạn nước Pháp qua cuốn tiểu thuyết Atala, một câu chuyện vừa buồn vừa mãnh liệt đam mê trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ của rừng núi Bắc Mỹ, một nơi mà Chateaubriand chưa từng thăm viếng và chỉ được làm quen với các sắc dân da đỏ qua sách vở. Và Wordsworth, đệ nhất thi nhân bên trời Anh Quốc, năm chưa đến 30 tuổi đã cùng Samuel Taylor Coleridge xuất bản tập thơ Lyrical Ballads, mở đầu cho thời đại thi ca lãng mạn trong nền văn học quốc gia ấy. 

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Đàm Duy Tạo: Chương 24 Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 24
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019

* * * * *

CÂU 2289 ĐẾN CÂU 2438
“Tha người tri quá / Cứ phép gia hình”


2289. Trong quân có lúc vui vầy,
Thong dong mới kể sự ngày hàn vi: [1]
2291. Khi Vô Tích, khi Lâm Truy,
Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương. 
2293. Tấm thân rày đã nhẹ nhàng,
Chút còn ân oán đôi đàng chưa xong.
2295. Từ Công nghe nói thủy chung,
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.
2297. Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng,
Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao. [2]
2299. Ba quân chỉ ngọn cờ đào, [3]
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy,
2301. Mấy người phụ bạc xưa kia,
Chiếu danh tầm nã bắt về hỏi tra. [4]
2303. Lại sai lệnh tiễn truyền qua, [5]
Giữ gìn họ Thúc một nhà cho yên.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Đàm Duy Tạo: Chương 23 - Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 23
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019


* * * * *

CÂU 2165 ĐẾN CÂU 2288
“Gặp người tâm phúc / Hả chí anh hùng”


2165. Lần thâu gió mát trăng thanh, [1]
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi, [2]
2167. Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
2169. Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. [3]
2171. Đội trời đạp đất ở đời, [4]
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông.
2173. Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. [5]
2175. Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cùng xiêu anh hùng.
2177. Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa. [6]
2179. Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ [7]
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
2181. Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không? [8]
2183. Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi!” [9]

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Đàm Duy Tạo: Chương 22 - Kim Vân Kiều Đính giải

CHƯƠNG 22
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019


= = = = =

CÂU 2061 ĐẾN CÂU 2164
“Trú chân nhà Bạc / nối tiếp lầu xanh”

2061. Cửa thiền vừa cữ cuối xuân, [1]
Bóng hoa đầy đất, vẻ ngân ngang trời. [2]
2063. Gió quang mây tạnh thảnh thơi,
Có người đàn việt lên chơi cửa già. [3]
2065. Giở đồ chuông khánh xem qua,
Khen rằng: “Khéo giống của nhà Hoạn nương!”
2067. Giác Duyên thực ý lo lường,
Đêm thanh mới hỏi lại nàng trước sau.
2069. Nghĩ rằng khôn nỗi giấu mầu,
Sự mình nàng mới gót đầu bày ngay:
2071. “Bây giờ sự đã dường này,
Phận hèn dù rủi, dù may, tại người.” [4]
2073. Giác Duyên nghe nói rụng rời,
Nửa thương, nửa sợ, bồi hồi chẳng xong.
2075. Rỉ tai mới kể sự lòng: [5]
“Ở đây cửa Phật là không hẹp gì;
2077. E chăng những sự bất kỳ,
Để nàng cho đến thế thì cũng thương!
2079. Lánh xa, trước liệu tìm đường,
Ngồi chờ nước đến, nên đường còn quê! [6]
2081. Có nhà họ Bạc bên kia,
Am mây quen lối đi về dầu hương. [7]
2083. Nhắn sang, dặn hết mọi đường,
Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân.” [8]
2085. Những mừng được chốn an thân,
Vội vàng nào kịp tính gần tính xa.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Đàm Duy Tạo: Chương 16 - Kim Vân Kiều Đính Giải

Kim Vân Kiều Đính Giải
Hương Ngạn Đào Tử Đàm Duy Tạo
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2018
o o o O o o o 
CÂU 1371 ĐẾN CÂU 1472
“Nghiêm phụ phân ly, Phủ quan tác hợp”


1371. Mượn điều trúc viện thừa lương, [1]
Rước về hãy tạm giấu nàng một nơi.
1373. Chiến hòa sắp sẵn hai bài,
Cậy tay thầy thợ mượn người dò la.
1375. Bắn tin đến mặt Tú bà, [2]
Thua cơ, mụ cũng cầu hòa, dám sao.
1377. Rõ ràng của dẫn tay trao, [3]
Hoàn lương một thiếp thân vào cửa công. [4, 5]
1379. Công tư đôi lẽ đều xong, [6]
Gót tiên phút đã thoát vòng trần ai.
1381. Một nhà sum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông.
1383. Hương càng đượm lửa càng nồng, [7]
Càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen. [8, 9]
1385. Nửa năm hơi tiếng vừa quen, [10]
Sân ngô cành biếc đã chen lá vàng. [11]
1387. Giậu thu vừa nảy chồi sương, [12]
Xe bồ đã thấy xuân đường đến nơi.
1389. Phong lôi nổi trận bời bời, [13]
Nén lòng e ấp tính bài phân ly.
1391. Quyết ngay biện bạch một bề, [14]
Dạy cho má phấn lại về lầu xanh.
1393. Thấy lời nghiêm huấn rành rành, [15]
Đánh liều sinh mới lấy tình nài kêu.
1395. Rằng: “Con biết tội đã nhiều,
Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam. [16]
1397. Trót vì tay đã nhúng chàm, [17]
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây.
1399. Cùng nhau vả tiếng một ngày, [18]
Ôm cầm ai nỡ dứt dây cho đành.
1401. Lượng trên quyết chẳng thương tình,
Bạc điên thôi có tiếc mình làm chi.” [19]
1403. Thấy lời sắt đá tri tri, [20]
Sốt gan ông mới đơn quì cửa công.
1405. Đất bằng nổi sóng đùng đùng, [21]
Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra. [22]
1407. Cùng nhau theo gót sai nha,
Song song vào trước sân hoa lạy quì. [23]
1409. Trông lên mặt sắt đen sì, [24]
Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời: [25]