Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023
Liễu Trương: Thuyết hiện sinh từ triết học đến văn chương
Ở Pháp, sau Đệ nhị Thế chiến, từ năm 1945 đến khoảng năm 1960, học thuyết hiện sinh được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, làm nảy sinh một trào lưu tư duy tràn qua lĩnh vực văn chương, và một lối sống ngoài xã hội.
I. Một hiện tượng xã hội
Về mặt xã hội, thuyết hiện sinh gây nên một lối sống có thể nói là ngông cuồng của một tuổi trẻ hiếu động, tập trung ở Paris, xung quanh khu Saint-Germain-des-Prés. Những hầm rượu của Saint-Germains-des-Prés bỗng dưng nổi tiếng vì giới trẻ tấp nập lui tới. Dư luận thiếu suy xét và được một thứ báo chí ham cái mới thúc đẩy, nên liên kết tên của các nhà hiện sinh : Sartre, Simone de Beauvoir, với những nơi chốn có tính huyền thoại như các tiệm cà phê Flore, Les Deux Magots, Le Tabou, với nhạc jazz, với lối khiêu vũ be bop, với loại ca nhạc của Juliette Gréco. Tuổi trẻ này chống chủ nghĩa theo thời một cách ồn ào, và có một lối cư xử khiêu khích, độc đáo.
Những người theo truyền thống lên tiếng chỉ trích những biểu lộ này, nhưng họ lẫn lộn những ý muốn làm mới tư duy và lối viết với lối sống lập dị ồn ào.
Nhìn chung, lối sống này chỉ là một hiện tượng xã hội có tính nhất thời. Nó biến đi trước lâu đài của học thuyết hiện sinh.
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
Ngu Yên: Chủ Nghĩa và Kịch Phi Lý
Kinh nghiệm sống qua nhiều thế hệ, phi lý đầy dẫy trong lịch sử. Qua một đời người, ai cũng có thể cảm nhận, phi lý diễn ra hàng ngày. Đến mức quá quen thuộc khiến người ta xem phi lý là chuyện đương nhiên, bình thường, tất có. Ngược ngạo thay! phi lý không cần biện minh, trong khi hữu lý lại cần giải thích, thuyết phục, thưa kiện, và bị nghi ngờ.
Đó chẳng phải là lý do con người đi tìm chân lý, công lý vì chúng ta sống với phi lý? Cũng luận điệu này, vì con người sống với khổ đau, buồn bã, nên mới đi tìm hạnh phúc và niềm vui? Vì con người sống với chết nên phải tìm đến Chúa và Phật? Vì con người sống cô đơn, nên mới thèm thuồng tình cảm, mong đợi cảm thông?
Nói một cách khác: phi lý là trạng thái sống căn bản, liên tục, và vĩnh viễn. Nhận thức được điều này, giống như người vừa sinh ra đã bị khuyết tật, không thể làm gì khác hơn là sống với nó suốt đời. Một người ngụp lặn trong phi lý, phải biết cái phi lý, ăn ngủ với nó, như kẻ bị sứt môi vẫn phải nói, phải hôn, phải cười cho đến hơi thở cuối cùng.
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019
Lê Hữu Khóa: Tội Phạm Học Luận Chứng (phần 1) (luận tội ác, xét tội trạng, nêu tội phạm, xử tội nhân)
LTS. Diễn Đàn Thế Kỷ rất hân hạnh nhận được bài Tội Phạm Học Luận Chứng do tác giả, Giáo sư Lê Hữu Khóa gửi đến. Đây là một bài nghiên cứu quy mô về vấn đề tội phạm, nhằm giúp mọi người nhìn ra tính chất tội phạm của đảng cộng sản trên đất nước Việt Nam suốt bảy thập kỷ qua. Vì bài khá dài, chúng tôi sẽ đăng liên tục trong nhiều kỳ.
Vài nét về tác giả Lê Hữu Khóa : Giáo sư Đại họcLille *Giám đốc Anthropol-Asie *Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á *Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc *Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á*Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Các công trình nghiên cứu Việt Nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN - trang thầy Khóa.
Định hướng khoa học luận của tội phạm học
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019
Từ Thức: Michel Serres – Triết Học Cho Mọi Người
![]() |
Giáo sư Michel Serres |
MICHEL SERRES vừa từ trần, đầu tháng Sáu.
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019
Hạ Long Bụt sĩ: Từ Vũ Trụ Nhất Thống Trường của Albert Einstein tới VẠN PHÁP DUNG THÔNG TRƯỜNG của nhà Phật Từ Vật Lý Lượng Tử Quantum tới Lân Không Diệu lý Hoa Nghiêm
Giải thưởng Nobel Vật Lý 2012 trao cho Serge Haroche và David Wineland về công trình nghiên cứu lượng tử Quantums, đo lường mà không làm hư hoại những hạt vi tử nhỏ nhất của vật chất và ánh sáng (smallest particles of matter and light), thấy sự kỳ diệu như trò chơi tinh quái (strange behavior like parlour trick), cùng lúc mà đặt được một vật vào 2 nơi !
Haroche Nobel 2012 dùng phương pháp quan sát lượng tử qua các tấm gương, ném chúng nẩy qua nẩy lại (bouncing) để thấy tính cách kỳ lạ của các hạt.
Wineland dùng tia Laser photons xạc điện lên điện tử (ion) để nghiệm chứng trạng thái kỳ diệu của điện tử. Từ đó có thể chế tạo ra đồng hồ chính xác nhất, và máy điện toán mới, cực mạnh và nhanh với một hệ thống lượng tử rất nhỏ (tiny quantum system).
Cả hai phương pháp đã đo lường và xử nghiệm các hạt lượng tử, mà xưa nay tưởng như không thể làm được.
Quantum biến hoá kỳ diệu, sắc đó mà không đó, sắc bất dị không... chẳng xa với quán chiếu nhà Phật về diệu lý vạn pháp. Trung Quán Luận từng luận về giả không giả hữu, kinh Kim Cương thuyết rằng vạn hữu “như mộng huyễn bào ảnh”. Vật lý tiến gần tới Diệu lý chăng ?