Hiển thị các bài đăng có nhãn Trọng Thành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trọng Thành. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017
Trọng Thành/RFI: Trung Quốc: Cuộc chiến quyền lực chưa ngã ngũ
Chủ tịch - tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung
Quốc Tập Cận Bình (phải)
tại hội nghị Chính Hiệp, Bắc Kinh, 03/03/2017.
Người
bên trái là thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.REUTERS/Jason Lee
Hôm qua, Chủ nhật
05/03/2017, Quốc Hội Trung Quốc khai mạc phiên họp thường niên. Nhân dịp này
báo Le Monde có bài phân tích về các đấu đá – dàn xếp tại Bắc Kinh, với tựa đề
« Tập Cận Bình củng cố quyền lực ». Một thông điệp chính của bài viết là
sau khi khẳng định vị trí lãnh đạo « hạt nhân », ông Tập Cận Bình đang
trên đường thâu tóm toàn bộ quyền lực, ít tháng trước kỳ đại hội thứ 19, dự kiến
sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Tuy nhiên, cuộc chiến quyền lực chưa hẳn đã ngã
ngũ.
Theo Le Monde, kỳ họp Quốc Hội
Trung Quốc lần này, kéo dài hai tuần, với 2.900 đại biểu « sẽ là một phong
vũ biểu chính trị » về những gì đang diễn ra trong hậu trường quyền lực. Với
đại hội chuyển giao quyền lực cuối năm, ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ ở lại
thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng vấn đề là thành phần của Bộ Chính Trị tương lai,
và đặc biệt là nhân sự của Thường Vụ Bộ Chính Trị.
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017
Trọng Thành/RFI: Chiến tranh kinh tế : Bắc Kinh sửa soạn vũ khí đối phó với Trump
Ảnh ông Donald Trump trên một sạp báo tại
Bắc Kinh,
ngày 12/12/2016. Trang bìa tạp chí mang hàng tựa "Doanh nhân
Trump
sẽ thay đổi thế giới như thế nào?"Ảnh: GREG BAKER / AFP
Báo Pháp Les Echos hôm nay
dành tựa trang nhất cho hồ sơ quan hệ kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ : « Bắc
Kinh sửa soạn vũ khí đối phó với Trump ». Nửa năm trước kỳ Đại hội chuyển
giao quyền lực, trong bối cảnh « tăng trưởng chựng lại, nợ công tăng vọt,
căng thẳng với tân chính quyền Trump », chủ tịch Trung Quốc quyết định « bổ
nhiệm người thân cận vào nhiều vị trí chủ chốt » của nền kinh tế.
Việc bổ nhiệm nói trên vừa
nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến kinh tế với Mỹ trong những tháng trước mắt, vừa là
một bước trung gian cho cuộc chiến quyền lực trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung
Quốc, có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận
Bình, trước thềm Đại hội 19.
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017
Trọng Thành: Tuần cầm quyền thứ ba: Trump liên tiếp nhân nhượng về ngoại giao
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) tiếp thủ
tướng Nhật Shinzo Abe
tại Nhà Trắng, 10/02/2017.REUTERS/Joshua Roberts
Những quyết định đầu tiên của
tân tổng thống Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại được báo chí Pháp theo dõi sát. «
Ủng hộ 100% » Nhật Bản, tái khẳng định chính sách « một nước Trung Hoa », không
xét lại thỏa thuận hạt nhân với Iran, hay phê phán chính sách lấn đất của
Israel… Bài « Trump liên tiếp nhân nhượng về ngoại giao » của Le Monde hôm nay,
14/02/2017, chỉ ra những hành xử trong tuần lễ cầm quyền thứ ba của Donald
Trump, được coi là ngược lại hoàn toàn với các tuyên bố trước khi nhậm chức.
Theo Le Monde, sau những
ngày cầm quyền đầu tiên ồn ã, bị rất nhiều chỉ trích (đặc biệt với sắc lệnh cấm
công dân bảy nước Hồi Giáo), « tân tổng thống Mỹ dường như từng bước một trở
lại với một số nền tảng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, mà trong suốt quá
trình tranh cử thường bị chính ứng cử viên Donald Trump phê phán ». Ngày
11/02, bên cạnh thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Florida, ông Donald Trump đã có một
phản ứng « hoàn toàn thể theo quy ước » sau khi biết tin Bắc Triều Tiên
bắn thử tên lửa.
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017
Trọng Thành/RFI: Kỷ nguyên ‘‘Trump’’ : Truyền thông tăng tốc chống tin giả
Tin giả : Mối đe dọa lớn đối với truyền
thông lương thiện - Ảnh: Pixabay
Chính quyền Trump chính thức
điều hành nước Mỹ. Phong cách truyền thông không ngần ngại tung tin thất thiệt
của tân tổng thống Hoa Kỳ trong suốt thời gian tranh cử khiến công luận, mà trước
hết là báo giới chuyên nghiệp hết sức lo ngại. Đối mặt với làn sóng vu khống, dối
trá, bóp méo thông tin lan tràn trên internet, bùng phát đặc biệt trong những
chiến dịch tranh cử của các lãnh đạo dân túy, các tập đoàn truyền thông
internet lớn buộc phải chấp nhận vào cuộc. « Internet tung vũ khí chống tin
tức bịa đặt (intox) » là tựa đề bài tổng thuật của Libération hôm nay
25/01/2017.
Kỷ nguyên « hậu sự thật
» là cụm từ được từ điển Oxford bầu chọn làm « từ của năm 2016 » trong bối
cảnh nước Anh trước cuộc trưng cầu dân ý về Brexit. Vào lúc đó, tổng biên tập tờ
The Guardian nêu nhận xét : « … Khi cử tri không còn tin tưởng vào truyền
thông, tất cả mọi người rốt cục tin vào ‘‘sự thật’’ của riêng mình. Mà kết quả
của điều này, như chúng ta thấy, có thể là hết sức tồi tệ ».
Không khí « hậu sự thật
», thời kỳ ngự trị của niềm tin vào tin tức giả mạo, tuyên truyền bịa đặt, còn
trở nên hiển hiện hơn với cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Các nhà khổng lồ của
thế giới mạng như Facebook và Google đã bị chỉ trích kịch liệt, ngay sau khi
ông Donald Trump đắc cử tổng thống ngày 08/11/2016.
Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017
Trọng Thành/RFI: Châu Âu tứ bề thọ địch
Brexit, một vết thương trong lòng châu Âu.Ảnh
: Wikimedia
Tuyên bố ủng hộ Brexit, chống
NATO của Donald Trump và thông báo chọn phương án ly dị « cứng rắn » với Liên
Hiệp Châu Âu (LHCA) của thủ tướng Anh gây chấn động mạnh đối với giới ủng hộ
châu Âu. Trước cảnh lãnh đạo nước Mỹ tương lai tỏ rõ thái độ bài Âu, điều chưa
từng thấy ở đồng minh Hoa Kỳ từ hơn nửa thế kỷ nay, trong lúc lãnh đạo Trung Quốc
cao giọng cổ vũ cho một tiến trình toàn cầu hóa tự do tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế
Giới, La Croix hôm nay 18/01/2017, cảm thán với tựa lớn trang nhất « Thế giới
lộn phèo ». Le Monde : « Trump chống lại châu Âu », còn Les Echos đặt
câu hỏi : « Tại sao Anh lại chọn phương án Brexit cứng rắn ? ». Về chủ đề
này, Libération có hồ sơ « Châu Âu : Vượt lên hay rơi vào hỗn loạn ».
Bài phân tích của tờ
Libération « Liên Hiệp Châu Âu giữa các gọng kìm » nhấn mạnh tình thế tứ
bề thọ địch của khối, « giữa một chính quyền Nga hung hãn, một chủ nhân
tương lai của Nhà Trắng chỉ muốn Liên Hiệp tan rã và nước Anh thì chọn cách ra
đi cứng rắn, người châu Âu đang đứng trước một thách thức lịch sử ». Đây là
một thử thách chưa từng có kể từ 70 năm sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016
Trọng Thành/RFI: Ba thế lực trong chính quyền Trump tương lai
Donald Trump phát biểu tại Alabama, ngày
17/12/2016
Hôm nay là ngày 538 « đại cử
tri » Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống, khép lại một giai đoạn bầu cử đầy kịch tính,
từ đầu tháng 11/2016. Khả năng ông Donald Trump chính thức được bầu chọn là điều
gần như chắc chắn. Chính sách đối ngoại của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là chủ
đề chính của La Croix. Bài « Phân hóa thể hiện rõ qua thành phần chính phủ
Trump » chỉ ra ba thế lực chính sẽ định hình chính sách đối ngoại của nước Mỹ.
La Croix dự báo chính sách đối
ngoại của Donald Trump dựa trên việc đối chiếu giữa quan điểm chính trị của ông
Trump với thành phần chủ chốt của chính phủ tương lai, vừa được chỉ định. Tờ
báo Công Giáo khẳng định, cho dù ông Trump đã liên tục thay đổi quan điểm trong
quá trình tranh cử để thu hút cử tri, cần khẳng định rằng có nhiều điều ổn định
trong nhãn quan chính trị của Donald Trump.
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016
Trọng Thành/RFI - Nhật Bản: Tân bộ trưởng Quốc Phòng chối bỏ quá khứ quân phiệt
Tân bộ trưởng Quốc Phòng Tomomi Inada trong một cuộc
họp báo, Tokyo, 3/8/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Chiến sự tại Trung Cận Đông
và Bắc Phi là các chủ đề trang nhất Libération và Le Figaro hôm nay, tiếp theo
thỏa thuận Nga – Mỹ tại Syria và quyết định can thiệp của Hoa Kỳ chống Daech tại
Libya. Le Monde đặc biệt quan tâm đến môi trường Trái đất xấu đi trầm trọng. Cải
cách thuế đánh tận gốc gây nhiều tranh cãi của chính phủ Pháp là tựa trang đầu
của báo Les Echos. Nhưng trước hết, về thời sự châu Á, xin giới thiệu bài « Tân
lãnh đạo quốc phòng Nhật, diều hâu dân tộc chủ nghĩa và theo thuyết phủ định (négationnisme)
».
Trong số các bộ trưởng mới của
chính phủ Shinzo Abe, nhân vật được công luận đặc biệt chú ý là Tomomi Inada, một
chính trị gia đang lên như diều. Theo Libération, lý do chủ yếu nữ dân biểu 57
tuổi được bổ nhiệm vào chức vụ then chốt này là bà có cùng lập trường « siêu
bảo thủ » với thủ tướng Abe. Nhiệm vụ của tân lãnh đạo quân đội Nhật là thực
thi các chính sách « mở rộng sự hiện diện quân sự của Nhật trên trường quốc
tế ». Hồi năm ngoái, bà Tomomi Inada đã công khai phủ nhận điều 9 của Hiến
pháp, « hòn đá tảng của lập trường hòa bình » của Nhật Bản, theo đó « nhân
dân Nhật vĩnh viễn từ bỏ quyền tiến hành chiến tranh ».
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016
Trọng Thành/RFI - Nhiễm độc biển Việt Nam : Im lặng ‘‘khó hiểu’’ của ngành y
Nạn cá chết miền Trung để lại nhiều chấn
thương tâm lý.
Trong ảnh, một cuộc biểu tình tại Hà Nội tháng 5/2016 phản đối
tình trạng
biển miền Trung nhiễm độc.Reuters.
Đã hai tháng kể từ khi cá chết hàng loạt
được phát hiện tại Hà Tĩnh, đầu tháng 4/2016, hơn một tháng sau khi chính quyền
hứa hẹn sẽ công bố nguyên nhân gây ra một thảm họa sinh thái, được coi là chưa
từng có tại 4 tỉnh miền Trung, và có thể đối với toàn Việt Nam. Trong lúc chính
quyền kêu gọi dân chúng trở lại du lịch vui chơi, tắm biển Quảng Bình và nhiều
nơi khác, thì tại tỉnh láng giềng Hà Tĩnh – trung tâm của thảm họa cá chết -, nỗi
lo nhiễm độc tiếp tục ám ảnh người dân. Ngành y tế Việt Nam có trách nhiệm gì
trong việc tình trạng lo sợ nhiễm độc kéo dài tại khu vực biển miền Trung ?
Một thực tế rất tương phản đang diễn ra.
Trong lúc trên các phương tiện truyền thông chính thống, vắng vẻ tin bài về nhiễm
độc biển miền Trung (1), thì trên các mạng xã hội, thỉnh thoảng lại xuất hiện
các tin, và cả clip về nhiễm độc hải sản gây tử vong tại khu vực này. Cùng lúc
với việc tại một số tỉnh miền Trung, cụ thể là Hà Tĩnh, chính quyền cho mở rộng
mạng lưới bán hải sản « an toàn », thì cũng có nhiều trường hợp hải sản
người dân đánh bắt về không bán được. Nỗi lo nhiễm độc bao trùm đời sống cư dân
nhiều vùng quê biển, càng làm tăng thêm tình cảm bế tắc hiện nay, khi rất nhiều
ngư dân phải chấp nhận cảnh gác lưới, buông chèo. Trong tình trạng chính quyền
không đưa ra thời hạn công bố thông tin chính thức về nguyên nhân cá chết, và
nhiều nhân chứng tại chỗ ghi nhận việc dân cư mắc các chứng bệnh giống như ngộ
độc do tiếp xúc với hải sản, thì câu hỏi về độ an toàn của nước biển và hải sản
tại khu vực ven bờ tiếp tục ám ảnh không chỉ người dân tại khu vực này.
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Trọng Thành/RFI - Nửa thế kỷ phủ nhận hiện tượng trái đất bị hâm nóng
![]() |
Hiệu ứng nhà kính là một thực tế liên tục bị phủ nhận trong nhiều thập niênGETTYIMAGE |
Thượng đỉnh khí hậu sẽ khai mạc ngày thứ Hai tới tại
Paris. Đe dọa khủng bố đè nặng lên sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với tương
lai của nhân loại là quan tâm xuyên suốt các báo ra cuối tuần, 28/11/2015. «
Paris được bảo vệ cao độ vì COP 21 » là tựa lớn trang nhất Le Figaro.
Libération chạy tựa chính : « Thượng đỉnh bị siêu bao bọc ». Chủ đề chính của
Phụ trương Văn hóa & Tư tưởng của Le Monde : « An ninh và các quyền tự do :
thế nào là cân bằng ? ». Hiểm họa khủng bố cao độ không ngăn cản báo chí dành
chú ý đặc biệt cho khí hậu. « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » là tựa đề hồ sơ
chính của phụ trương Le Monde.
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
Trọng Thành/RFI - Giàn khoan xâm nhập Biển Đông, Việt Nam phải ''dứt khoát'' với Trung Quốc
![]() |
TS Nguyễn Quang A |
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan nổi vào vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, ngày 02/05/2014, gây nhiều phẫn nộ. Phản ứng của chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thường bị dư luận chỉ trích là không tương xứng trước các hành động xâm lấn và đe dọa từ phía Trung Quốc.
Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014
Trọng Thành/RFI - Việt Nam : Một hội bảo vệ dân oan tuyên bố ra mắt
![]() |
Hình: internet |
Hôm qua, 30/12/2013, tại Việt Nam, một nhóm bảo vệ người dân khiếu kiện đã truyền đi bản Tuyên bố thành lập ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam. Bản Tuyên bố được gửi đến Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Nội vụ. Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam đề cử bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, làm Chủ tịch danh dự của hiệp hội.
Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014
Trọng Thành (RFI) - Bảo tàng Guimet hướng về Châu Á của tương lai
Trọng Thành (RFI) -
Bảo tàng Guimet tại
Paris là một địa chỉ hàng đầu không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu các nền nghệ thuật Châu Á. Bảo tàng Guimet gìn giữ các sưu tập độc nhất vô nhị về hơn 5000 năm sáng tạo nghệ thuật Châu Á, giúp du khách cơ hội được trải nghiệm những cuộc du hành thẩm mỹ, tâm linh hay tìm tòi khám phá nơi sâu thẳm của tâm hồn Châu Á. Với vị tân giám đốc, Musée Guimet hy vọng sẽ thay đổi diện mạo để giúp công chúng cảm thụ và dễ dàng thâu nhận
hơn các tinh hoa của kho tàng nghệ thuật Châu Á.
Đối với nhiều người, Bảo tàng Guimet là « con đường ngắn nhất để đến với Châu Á ». Sở hữu từ các tượng Phật
Afghanistan đến tượng các nhà
sư Nhật Bản, từ những tấm vải mang đặc trưng Ấn Độ đến vũ khí của các võ
sĩ đạo, từ các kho
báu kiến trúc
Angkor của người Khmer đến những nghệ thuật tạo hình
tinh xảo Trung
Hoa…, Musée Guimet được coi là bảo tàng lớn nhất về nghệ thuật Châu Á
bên ngoài Châu Á.
Hơn một thế kỷ trôi qua, kể từ khi được nhà sưu tầm Emile
Guimet thành lập năm 1889
cho đến nay, bảo tàng này
không ngừng bổ sung,
giúp các bộ sưu tập thêm
phong phú, đa dạng. Được bổ nhiệm phụ trách viện bảo tàng quốc gia về nghệ thuật Châu Á
Guimet hồi mùa hè
năm ngoái 2013, tân giám đốc Sophie Makariou cho RFI biết những định hướng mới của bảo tàng
trong năm nay 2014. Tân giám đốc Musée Guimet cũng chính là người đã thành
công trong việc tạo lập không
gian nghệ thuật Hồi giáo tại viện bảo tàng
Louvre.
Bảo tàng Guimet ra đời năm 1889
cùng năm với công
trình lịch sử tháp
Eiffel. Bảo tàng quốc gia về các nghệ thuật Châu Á
năm 2014 tiêu biểu cho điều gì ?
- "Bảo tàng Guimet – một trong các sưu tập nghệ thuật Châu Á đẹp nhất thế giới –, như ông nói, là một bảo tàng về nghệ thuật Châu Á thời cổ đại, thành lập năm 1889, thoạt tiên có mục tiêu chủ yếu hơi khác so với
hiện nay : Đó là dựng lại một lịch sử đối chiếu giữa các tôn giáo. Mục tiêu này đã biến đổi theo dòng thời
gian.
Tại bảo tàng Guimet, có trưng bày cả những hiện vật từ Ai Cập. Bảo tàng đã được
tái lập vào năm 1945. Nhiều bộ sưu tập nghệ thuật Châu Á, trong đó có những sưu tập từ bảo tàng Louvre đã được đưa về đây. Sự phối hợp giữa bộ sưu tập của Guimet với các sưu tập của bảo tàng Louvre đã làm nên bảo tàng Guimet hiện nay.
Bảo tàng có sứ
mạng vạch lại toàn bộ lịch sử của nghệ thuật Châu Á và các nền văn minh khác nhau tại châu lục này, và hiển
nhiên là nơi để học hỏi về các tôn giáo Châu Á. Đồng thời, bảo tàng cũng muốn hướng về Châu Á của tương lai, chứ không phải chỉ là một bảo tàng của các nghệ thuật Châu Á cổ
xưa."
Hiện tại, bảo tàng
đang có một triển lãm « Angkor,
sự khai sinh của một huyền thoại », được triển hạn cho đến ngày
27/01, triển lãm có
tiếng vang lớn. Liệu chúng ta có thể nói được rằng sưu tập nghệ thuật Khmer tương đương với kiệt tác «
Mona Lisa » của bảo tàng Louvre ?
- "Bộ sưu tập Khmer có vai trò hết sức cơ bản. Bộ sưu tập được bài trí tại
một trong những không gian trang trọng nhất của bảo tàng. Sưu tập này đón khách thăm quan với bức phù điêu nặng
11 tấn mang tên « Con đường của những người khổng lồ » của đền Preah Khan, thuộc quần thể Angkor, với
hình tượng « naga », rắn thần khổng lồ nhiều đầu. Đúng là có thể gọi sưu tập Khmer là « nàng Mona Lisa »
của Guimet. Đây là sưu
tập đẹp nhất về nghệ thuật Khmer ngoài xứ
Cam Bốt.
Sưu tập này đi vào lòng người ; nét trang nhã hết mực và sự linh động tuyệt vời khiến cho sưu tập này là một cánh cửa xứng đáng đưa chúng ta đến
với vùng Đông Nam Á. Vùng này rất gần với Ấn Độ. Có thể coi Ấn Độ là "mẹ"
của các nghệ thuật của khu vực này. Như vậy gần như cần phải bắt đầu với Ấn Độ để đi đến với phần còn lại."
Bà được bổ nhiệm năm
2013. Những thay đổi lớn nào bà dự định sẽ tiến hành
trong năm 2014 đối với bảo tàng
Musée Guimet ?
- "Theo
tôi, vấn đề là phải liên kết các không gian khác nhau trong bảo tàng. Bảo tàng Guimet là cơ sở độc nhất vô nhị trong số các bảo tàng quốc gia. Tôi muốn
nói đến những mối liên hệ giữa Ấn Độ với nghệ thuật Khmer. Điều
tôi quan tâm ở đây là làm sao để cho thấy được những mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của
khu vực Châu Á xa xôi này. Chúng ta
cần đến Ấn Độ và Trung Quốc
để hiểu được khu vực rất lớn này của thế giới. Cần phải thừa nhận là có một thế giới « Ấn Độ hóa » và một
thế giới « Hán hóa ». Điều rất quan trọng là không nên xem các bộ sưu tập như là các mảng tách rời. Để có thể giúp các khách xem nhìn ra được các liên hệ
giữa các bộ sưu tập, cần phải thăm bảo tàng theo một cách khác.
Bảo tàng hiện nay còn thiếu nghiêm trọng các công cụ nhận thức, như các ghi chú được
soạn thảo mạch lạc, các bản đồ dễ xem, các văn bản giới thiệu cô đúc về lịch sử. Cho đến nay, người thăm bảo tàng có rất
ít nhiều phương tiện. Và họ cũng không có đủ trang bị để có thể hiểu được thế giới hình ảnh nghệ thuật vốn rất phức tạp, ví dụ như của Phật giáo. Cần phải trở về những nền tảng cơ bản của chúng ta. Sinh thời, ông Emile Guimet muốn rằng bảo tàng này là một cơ sở giảng dạy, nhưng cuối cùng thì bảo tàng hiện nay lại thiên về nghệ thuật. Điều này cũng là căn bản, nhưng hiện tại thì tôi không tin rằng người xem sau khi rời
khỏi bảo tàng đã hiểu
rõ về những gì được trưng bày."
Đây là dự án khoa học và văn
hóa chung của bà, vậy phải chăng điều đó sẽ dẫn đến một dự án cụ thể, như một cuộc trưng bày
trong năm 2014 ?
- "Điều này ít được thể hiện qua đường lối trưng bày, cho dù điều này bắt đầu được thể hiện qua việc lần đầu tiên chúng tôi có các giới thiệu bằng song ngữ,
như trong trưng bày Angkor này. Lối trưng bày này sẽ được tiến hành một cách hệ thống. Phương pháp này sẽ được thể hiện đặc biệt qua các bộ
sưu tập. Và bởi tôi cho rằng Ấn Độ là "mẹ" của tất cả các nền văn minh Châu Á, nên chúng
ta có thể bắt đầu năm 2014 bằng phần trưng bày Ấn Độ. Rồi dần dà, chúng tôi sẽ mở rộng ra phần còn lại của bảo tàng."
http://www.youtube.com/watch?v=2SX2MyZyw00#t=6
Số lượng khách thăm bảo tàng
Guimet giảm xuống một nửa trong thập niên
qua, bà có dự định gì về chuyện này ? Và
ngân sách của bảo tàng trong năm 2014 ?
- "Chúng
tôi có được 8 triệu euro. Đây là bảo tàng quốc gia có ngân sách nhỏ nhất. Ngân sách bị
giảm, vì người ta vẫn còn không hiểu
rằng cần phải « xem xét lại » ngân sách này. Hiện tại, chúng tôi rất
vất vả để đảm bảo được việc trưng bày có chất
lượng. Việc tổ chức các triển lãm và hoạt động truyền thông là rất khó. Về phần mình, hiển nhiên là chúng tôi cũng phải có trách nhiệm tìm kiếm và phát triển
các nguồn đầu tư mới, tuy nhiên, cũng không thể nào chỉ thông qua con đường tài trợ của các mạnh thường quân trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Cần phải thực tế. Mục tiêu của việc thu hút khách thăm quan của bảo tàng là trở
lại con số khoảng 400.000 người. Đây là một mục tiêu « hợp
lý ». Sau nữa, chúng ta sẽ xem xem làm thế nào để có thể nâng số lượng này lên một cách khả thi. Các biện
pháp cần xem xét là điều chỉnh giờ mở cửa và lập ra một chương trình năng động
và hấp dẫn."
Dù sao, với ngân sách nhỏ này, cho
đến nay bảo tàng
Guimet cũng đã mang tải một ảnh hưởng quốc tế quan trọng, của khắp Châu Á, Ấn Độ và Trung
Quốc, v.v. Với tư cách là
giám đốc bảo tàng,
cũng có thể nói bà là
một vị đại sứ ?
- "Vâng,
đúng như vậy. Và bảo tàng cũng là một
đại diện của tất cả các nước Châu Á tại
Paris. Đây là niềm tin của tôi. Niềm tin sâu xa của tôi. Tôi đã thực hiện sứ mạng này trên các cương vị khác nhau. Ví dụ, khi tôi lập ra bộ phận nghệ thuật Hồi giáo tại bảo tàng Louvre. Ở
đây, chúng ta có một trường hợp khá gần gũi. Điều này cũng có nghĩa là không cần phải thường xuyên nhắc
lại rằng đây là một
nơi lý tưởng để hiểu về Châu Á, một nơi trao đổi, một cánh cửa, kể cả đối với một số nước, mà đôi khi không có đủ hình ảnh, như trường hợp Trung Quốc, đây là điều
thực đáng tiếc. Điều rất quan trọng với chúng ta là nhờ nó mà chúng ta có một sự hiểu biết tốt hơn về Trung Quốc. Đây không phải là một cường quốc trỗi dậy, mà cường quốc đã trỗi dậy. Đây là một
bộ phận của Châu Á đang nổi lên. Đó là thế giới của thế kỷ 21. Châu Á đang lấy lại vị trí căn bản
mà nó đã có trong lịch
sử. Và bảo tàng các nghệ
thuật Châu Á là một nơi để hiểu được điều này."
Năm 2014, liệu có các hiện vật, các tác
phẩm mà bảo tàng phải trả lại cho các
nước khác ?
- "Lịch sử các bộ sưu tập là rất bảo đảm. Các bộ sưu tập như các sưu tập Cam Bốt có cơ sở rất chắc chắn. Chúng đã được
đưa vào đây từ lâu và không hề có tranh luận gì về chuyện này. Đối với một số hiện vật, cần phải có một sự cảnh giác thực
sự. Có thể là bảo tàng không có đủ
hiện vật trong một số lĩnh vực khảo cổ học, như điều này cần phải có, đặc biệt liên quan đến
Trung Quốc. Nỗi lo ngại này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì có một sự bùng nổ của thị trường nghệ thuật trong lĩnh vực này. Chúng tôi cần phải hết sức cảnh giác và tôi khẳng định rằng cần phải gương mẫu, kể cả khi phạm phải sai lầm."
Bảo tàng trên mạng đối với bà có phải là một khả năng hay
một điều bắt buộc để mở rộng công
chúng của bảo tàng
Guimet ? Những dự án như Google
Art Project có phải là một khả năng lựa chọn đối với bà ?
- "Vâng,
các phương tiện này, các phương
thức hợp tác này, theo tôi, là hoàn toàn có khả năng thực thi. Có những sưu tập rất quan trọng, nhưng ít được đưa ra trưng bày, bởi vì không thể
đưa toàn bộ các bộ sưu tập với số lượng lớn như vậy vào các phòng trưng bày. Cần phải đưa các hiện vật ra khỏi bảo tàng và khởi sự cuộc hành trình để đưa chúng tới trưng bày ở nước ngoài. Đây là điều mà bảo tàng đã làm được rất ít trong những
năm gần đây. Bây giờ là lúc chúng ta phải thể hiện mình cho thế giới thấy."
Triển lãm Angkor, sự khai sinh
của một huyền thoại
Trở lại với cuộc triển lãm « Angkor, sự khai sinh
của một huyền thoại » (khai mạc hồi tháng
10/2013) đang bước vào tuần chót.
Đây là cơ hội hiếm có cho
những ai muốn tìm đến ngọn nguồn của một vẻ đẹp Angkor nổi tiếng, từng khiến thế giới phải bàng
hoàng, sau giấc ngủ hơn nửa thiên
niên kỷ. Ai là người đánh thức « người đẹp ngủ trong rừng » ? Ai là
chàng hoàng tử trong câu
chuyện cổ tích thời hiện đại ? Cuộc trưng bày đặc biệt với khoảng 250 hiện vật cho thấy những tiếp xúc đầu tiên của nước Pháp với nghệ thuật Angkor,
thông qua nhà thám hiểm Louis Delaporte.
Ngây ngất trước quần thể kiến trúc
Angkor, họa sĩ Louis
Delaporte – có mặt trong
đoàn thám hiểm sông
Mêkông - đã ghi lại các bức phác họa chì và
các bức tranh
màu nước những đền đài vào
thời điểm đó đang
chìm trong rừng rậm. Tiếp theo đó,
ông đã chụp ảnh và thực hiện hàng nghìn cuộc đúc với kích thước như thật, cho
phép giữ nguyên vẹn nhiều mẫu vật quý giá,
mà rất nhiều mẫu vật thật trong số đó ngày
nay đã mất tích. Việc giới thiệu các khối đúc có
kích thước như nguyên mẫu các di vật của nghệ thuật Angkor tại các cuộc triển lãm toàn cầu và thuộc địa để lại ấn tượng lớn và góp
phần rất lớn cho sự ra đời của một « huyền thoại Angkor ».
Cuộc trưng bày « Angkor, sự khai sinh
của một huyền thoại » cho thấy những cuộc phiêu lưu đầy đam mê
và trắc trở để kho tàng
nghệ thuật được coi là sản phẩm « đẹp nhất » do con người tạo ra trong
cả một khu vực rộng lớn của Châu Á,
đến được với công
chúng Pháp và Châu Âu, vào thời điểm mà Châu Âu chỉ mới biết đến những đỉnh cao nghệ thuật Hy Lạp, La Mã
hay Ai Cập cổ đại.
Triển lãm tranh khắc gỗ Nhật
Tiếp theo cuộc trưng bày về nghệ thuật Angkor, bảo tàng Guimet sẽ dành hai tháng (từ
22/01/2014 đến
10/03/2014) để giới thiệu sự tiến hóa của nghệ thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản thế kỷ 17 – 18,
với các đại sư như Suzuki
Harunobu… Phong trào nghệ thuật hội họa hướng đến đại chúng (ukiyo-e), bùng phát
trong giai đoạn Mạc phủ Tokugawa,
mang theo những tinh
hoa của văn học hay huyền thoại Nhật Bản, thể hiện các vẻ mặt khác
nhau của đời sống xã hội hàng
ngày…
Bộ sưu tập của
Clémenceau và các triển lãm nghệ thuật Trung Quốc
Nối tiếp triển lãm về Nhật Bản, từ ngày 12/03 đến 16/06, Musée Guimet sẽ đưa công
chúng đến với những di vật từ bộ sưu tập cá nhân
của ông
Georges Clémenceau, chính trị gia, đồng thời là một người vô cùng tha thiết với nghệ thuật vùng Viễn Đông, qua triển lãm « Clémenceau,
con hổ và Châu Á » ("Con
hổ" là một biệt danh của Georges
Clémenceau).
Từ tháng 3 đến cuối năm, bảo tàng Guimet cũng chuẩn bị hai cuộc triển lãm giành cho Trung Quốc, nhân dịp 50 năm
quan hệ ngoại giao
Pháp-Trung. Cuộc thứ nhất giới thiệu các chất liệu căn bản (lụa, ngọc, đồng, sơn, giấy, mực, sứ…) đã làm
nên 5000 năm nghệ thuật Trung
Hoa (từ 18/03 đến
02/06/2014). Cuộc thứ hai giới thiệu về sự trỗi dậy của nghệ thuật thời Hán (dự kiến từ tháng
10/2014 đến tháng
1/2015, hiện chưa có ngày
chính xác).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)