Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021
Trọng Nghĩa (RFI): Mỹ có thể tăng cường hiện diện ở Biển Đông sau khi rời Afghanistan
Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021
Trọng Nghĩa (RFI): Trung Quốc cay cú vì không soán được ngôi Cường Quốc Thế Vận số 1 của Mỹ
Trung Quốc bị Mỹ vượt qua trong gang tấc vào giờ chót
Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021
Trọng Nghĩa (RFI): Biển Đông - Phải chăng Philippines đã bạo dạn hơn trước Trung Quốc?
Báo Úc: Philippines đã thay đổi chiến lược
Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021
Trọng Nghĩa (RFI): An ninh mạng Pháp điểm mặt tin tặc Trung Quốc về một vụ tấn công tin học
Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021
Trọng Nghĩa (RFI): Mỹ và đồng minh cáo buộc Trung Quốc về các vụ tấn công mạng vào phương Tây
Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021
Trọng Nghĩa (Mục Điểm báo Pháp của RFI): Xử cựu TT Trump tội “kích động nổi dậy” - Phiên tòa cần thiết, dù "không đúng lúc"
Nước Mỹ có thể "lạc hướng" ra khỏi các vấn đề cấp thiết và "thêm chia rẽ"
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021
Trọng Nghĩa (mục Điểm Báo Pháp của RFI): Donald Trump và bốn năm làm rung chuyển nền dân chủ Mỹ
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020
Trọng Nghĩa (RFI): Thượng Đỉnh ASEAN - Việt Nam, Philippines liên thủ thúc đẩy hồ sơ Biển Đông
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020
Trọng Nghĩa: Washington thất bại trong việc lôi kéo Vatican vào cuộc đọ sức Mỹ-Trung
Đúng với những thông tin được báo chí tiết lộ trong những ngày gần đây, Tòa Thánh Vatican hôm 30/09/2020 xác nhận chính thức rằng đức giáo hoàng Phanxicô đã từ chối yêu cầu của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn được tiếp kiến ngài vào hôm nay. Điều đáng nói là Vatican đã nêu rõ lý do là Giáo Hội Công Giáo không muốn bị lôi kéo vào cuộc bầu cử Mỹ bằng cách tố cáo quan hệ với Trung Quốc như mong đợi của ông Pompeo.
Theo lịch trình làm việc được công bố, nhân chuyến công tác tại Ý bắt đầu từ 30/09/2020 ngoại trưởng Mỹ có cuộc gặp với các quan chức của Tòa Thánh Vatican. Trước đó ông Pompeo đã xin được gặp đức giáo hoàng.
Tuy nhiên, vào hôm qua, hai quan chức ngoại giao cao cấp của Vatican là hồng y Pietro Parolin, quốc vụ khanh Tòa Thánh, và tổng giám mục Paul Gallagher phụ trách đối ngoại của Vatican, đã cho biết là đức giáo hoàng Phanxicô từ chối yêu cầu của ông Pompeo, vì giáo hoàng tránh gặp các chính khách trước các cuộc bầu cử.
Theo hãng tin Anh Reuters, đức hồng y Parolin đã xác nhận nguyên văn như sau: “Đúng là ông (Pompeo) có yêu cầu. Nhưng đức giáo hoàng đã từng nói rõ là ngài không tiếp các chính khách trong thời gian bầu cử (tại nước họ). Đó là lý do.”
Theo giới quan sát, nhận xét lạ thường của hai quan chức ngoại giao cao cấp của Tòa Thánh là phản ứng thẳng thắn của Vatican trước những động thái thiếu ngoại giao của ông Pompeo được cho là đã cố tình gây sức ép với Tòa Thánh để lôi kéo Giáo Hội Công Giáo về phía mình trong cuộc đọ sức với Trung Quốc.
Trong tháng 9 vừa qua, ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã không ngần ngại tố cáo chính sách hòa dịu của Vatican đối với Trung Quốc trong một loạt tin nhắn Twitter cũng như trong một bài báo, cho rằng Tòa Thánh đã đặt “quyền uy đạo đức” của mình vào vòng nguy hiểm khi tiếp tục duy trì bằng cách triển hạn một thỏa thuận với Trung Quốc về việc đề cử giám mục.
Trong một sự kiện mà đại sứ quán Mỹ tại Vatican tổ chức, ông Pompeo đã tránh đả kích thỏa thuận của Vatican, nhưng tiếp tục lên án Trung Quốc vi phạm quyền tự do tôn giáo trên một quy mô rộng lớn.
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020
Trọng Nghĩa (RFI): Biển Đông - Bắc Kinh liên tiếp lãnh đòn tại LHQ từ Manila và châu Âu
Trong những tuần lễ cuối của tháng 9 năm 2020 này, tại Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải liên tiếp hứng chịu hai ngón đòn đến từ Philippines và châu Âu về Biển Đông, đặc biệt trên vấn đề bản phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đòn mới nhất, được giới quan sát đánh giá là rất bất ngờ, đến từ tổng thống Philippines, một người cho đến nay không che giấu chủ trương tạm gác chiến thắng pháp lý quốc tế mà Manila giành được trên vấn đề Biển Đông để đánh đổi lấy tài trợ từ Trung Quốc.
Trong một phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 22/09/2020, ông Rodrigo Duterte đã lên tiếng công khai bảo vệ cho bản phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực mà theo ông “đại diện cho chiến thắng của lẽ phải trước sự thiếu suy nghĩ, của luật pháp trước sự vô trật tự, của tình thân hữu trước tham vọng”, đồng thời khẳng định rằng Philippines “kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết”.
Dù không nêu đích danh ai là kẻ phá hoại, nhưng rõ ràng đây là một tuyên bố nhắm vào Trung Quốc, nước cho đến nay vẫn luôn luôn phủ nhận giá trị của bản phán quyết của Tòa Trọng Tài được thành lập trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI qua thư điện tử ngay sau phát biểu của tổng thống Philippines, giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, Đại Học New South Wales cho rằng tuyên bố của ông Duterte là “một quả bom bất ngờ”, một lời “khẳng định táo bạo nhất” của một quan chức Philippines trên vấn đề này.
Carl Thayer: Khi tổng thống Duterte nhậm chức vào năm 2016, ông đã gác qua một bên Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc để có thể thúc đẩy quan hệ tốt đẹp hơn với Bắc Kinh. Trong suốt thời gian làm tổng thống, ông chỉ một đôi lần nhắc đến phán quyết này như vào tháng 8 năm 2019 khi nêu vấn đề Biển Đông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020
Trọng Nghĩa (RFI): Đẩy mạnh hợp tác dầu khí với Mỹ - Đòn nhất cử lưỡng tiện cho Việt Nam
Mỹ nổi lên thành đối tác dầu khí quan trọng của Việt Nam
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020
Trọng Nghĩa (RFI): Biển Đông - Lập trường cứng rắn hơn của Mỹ bị Philippines phá hoại
Biển Đông: Tâm điểm của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung
Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020
Trọng Nghĩa (RFI): Biển Đông - Trung Quốc gặp gió ngược nhưng Việt Nam vẫn dè dặt
Mỹ: Từ trung lập sang cáo buộc các hành vi "phi pháp" của Trung Quốc
Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020
Trọng Nghĩa (Điểm báo Pháp của RFI): Kế hoạch phục hồi kinh tế - Bước tiến lịch sử của Liên Hiệp Châu Âu
Bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020
Trọng Nghĩa (RFI): Hoa Vi - Anh Quốc không cưỡng lại được áp lực của Mỹ
Les Echos: Tranh cãi chung quanh cái giá phải trả khi loại Hoa Vi
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020
Trọng Nghĩa (RFI): Covid-19 - Ngoại giao Trung Quốc và chiến dịch phát tán tin đồn chống Mỹ
![]() |
Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã. Ảnh tư liệu chụp ngày 10/09/2019. AFP - MARTIN BUREAU
|
Covid-19: Sứ quán Trung Quốc ở Pháp “lồng lộn đả kích” Mỹ
Trọng Nghĩa (RFI): Đeo khẩu trang: Va chạm văn hóa Đông Tây - Đông thắng Tây thua?
![]() |
Tại Hàn Quốc, trong mùa dịch Covid-19, khẩu trang là vật bất ly thân khi ra đường. Ảnh chụp tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 12/03/2020. REUTERS - KIM HONG-JI |
Đối với châu Á, khẩu trang là một vũ khí chống dịch
Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019
Trọng Nghĩa (RFI): Trung Quốc cài người nắm các định chế điều hành thế giới
![]() |
Tân tổng giám đốc FAO người Trung Quốc Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) đã được bầu lên ngày 23/06/2019 tại Roma (Ý)..Vincenzo PINTO/AFP |
ITU, FAO, ICAO, UNIDO: Các định chế có giá trị chiến lược
Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019
Trọng Nghĩa (RFI): Bốn cột trụ của học thuyết Donald Trump trong đối ngoại
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump giới thiệu sắc lênh ấn định các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran. Ảnh chụp tại Phòng Bầu Dục (Nhà Trắng - Washington - Mỹ),ngày 24/06/2019.REUTERS/Carlos Barria |
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018
Trọng Nghĩa/RFI: Thượng đỉnh Liên Triều : Nam-Bắc cam kết không còn chiến tranh
và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In