Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Trang thơ Xuân
![]() |
Tranh Đinh Trường Chinh |
Năm Mới Đang Về
Trần Mộng Tú
Tôi do dự không muốn rời năm cũ
ngẩn ngơ nhìn không nỡ để trôi qua
giọt nước mưa còn đọng trên cuống lá
ai nỡ rung cho rớt những cánh hoa
Năm vừa qua đôi lần tay tôi đặt
bông hoa cuối cùng trên ngực của ai
vẫn nhớ hương xưa còn trên tóc ấy
vẫn nhớ khi tay được nắm bàn tay
Năm Mới đang rủ nhau về thành phố
gõ lên cánh cửa khép chặt đòi vào
cửa ơi đừng mở tôi còn rất ít
cả bốn mùa chỉ một vốc trăng sao
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023
Thơ Trịnh Y Thư
Rèm cửa sổ mùa đông
Rèm cửa sổ suốt mùa đông không mở
cho tôi nằm ngắm nhìn em trang điểm
trước tấm gương tròn
trong gương
đôi vú màu hồng
che giấu nét tàn phai
dưới làn da bụng
buồng trứng rỗng ruột
vẫn thao thức chờ.
Em đã quên từ lâu những cơn gió chướng
luẩn quẩn trốn tìm trong nhịp điệu thời gian
khoảnh khắc phù du
buốt tràn lên cung bậc.
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023
Tin Sách: Căn phòng riêng (Virginia Woolf, Trịnh Y Thư dịch) - Trích chương VI
Trân trọng giới thiệu:
Căn phòng riêng
Tiểu luận văn học
Virginia Woolf
Trịnh Y Thư dịch
VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2023
LỜI NGƯỜI DỊCH
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021
Trịnh Y Thư: Trần Vũ - Phép tính của một nho sĩ
1.
Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021
Trịnh Y Thư: Milan Kundera - Cái cười cái nhẹ cái quên
Bởi Lịch sử, với tất cả những động thái của nó, chiến tranh, cách mạng, phản cách mạng, quốc nhục, không được chen vào can dự ngòi bút của nhà văn – không thể để nó trở thành đề tài cho nhà văn minh họa, lên án hoặc biện giải. Tiểu thuyết gia không phải là kẻ hầu của sử gia; nhà văn có thể bị mê hoặc bởi Lịch sử, nhưng bởi nó là thứ đèn giọi xoay vòng chạy xung quanh hiện hữu con người, chiếu luồng sáng lên nó, lên những khả thể bất ngờ, mà ở những lúc bình ổn, khi Lịch sử đứng yên, không ló mặt ra phía trước, chúng nằm yên phía sau, không ai thấy, không ai nhận biết.…Lịch sử nhẹ như đời sống cá nhân con người, nhẹ khôn kham, nhẹ như lông hồng, nhẹ như hạt bụi cuốn lên không trung, như bất cứ cái gì ngày mai không tồn tại.
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021
Trịnh Y Thư: Nguyễn Lương Vỵ - Vấn nạn của cái Being
Nguyễn Lương Vỵ [1952-2021] (Trong ký ức Đinh Trường Chinh, 2021) |
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020
Trịnh Y Thư: Chia biệt nhà văn Nhật Tiến [1936-2020]
Đối với những người viết thuộc thế hệ tôi, gần như ai cũng ít nhiều đọc văn Nhật Tiến ở tuổi đang trưởng thành. Những trang viết trong sáng và nhân ái của ông đã là hành trang cho tuổi trẻ học trò chúng tôi lúc bấy giờ. Và như chính ông nhiều lần khẳng định, ông là một nhà giáo trước khi là nhà văn, chữ “Nhà Giáo” được ông trân trọng viết hoa trong suốt cuộc đời ông, và có lẽ đó là lý do chính khiến ông bất chấp hiểm nguy liều mình bỏ nước ra đi. Ông viết như sau trong cuốn Nhà giáo một thời nhếch nhác: “… trải gần 4 năm trầy trợt dưới một mái trường XHCN, tôi phát giác ra rằng ở đấy người ta không những không trang bị điều gì tốt đẹp thêm cho nhận thức của nhà giáo, mà tệ hơn, lại còn không cho phép các thầy các cô được làm tròn vai trò của một nhà giáo đúng nghĩa.”
Tôi nhìn thấy ông trong tư cách một nhà giáo hôm tôi ghé tòa soạn báo Học Đường Mới đâu năm 66 hay 67 gì đó. Lúc đó tôi là cậu học sinh Trung học tập tành thơ văn và ông phụ trách trang văn nghệ cho tờ Học Đường Mới, một tờ báo dành riêng cho thanh thiếu niên. Tôi đến để đưa bài đăng báo, và ông đã tiếp tôi như một người lớn, dành cho tôi nhiều cảm tình tốt đẹp. Chỉ một lần mà tôi nhớ mãi cho đến bây giờ dù hơn nửa thế kỷ đời người đã trôi qua. Nhớ vì cái nhân cách của ông. Nhân cách đó còn mãi sau này, khi tôi gặp lại ông ở hải ngoại.
Năm 1970 tôi lên đường đi du học, và trong va li của tôi hôm ra phi trường, tôi nhét vào ba cuốn sách, một trong ba cuốn ấy là tiểu thuyết Chuyện Bé Phượng của ông. Cuốn sách tôi vẫn giữ kỹ cho đến ngày hôm nay.
Nhật Tiến là nhà văn của thời đại, một thời đại cực kỳ nhiễu nhương và tang tóc của dân tộc, và ông đã hoàn tất nhiệm vụ vô cùng khó khăn của nhà văn là nói được tiếng nói của thời đại mình. Ông viết không phải để cho mình. Ông viết thay những kẻ bất hạnh trong xã hội, những kẻ thấp cổ bé miệng không có tiếng nói, và ông không bao giờ chịu bẻ cong ngòi bút. Nhà văn Mai Thảo khi còn tại thế, gọi Nhật Tiến là “người đứng ngoài nắng.” Ông “đứng ngoài nắng” bởi ông đã chọn thứ văn chương mà André Gide gọi là “văn chương dấn thân.” Vâng, Nhật Tiến “dấn thân” ra “đứng ngoài nắng” để tìm bóng mát cho chúng ta, và chỉ chừng đó thôi, chúng ta đã chịu ơn ông nhiều biết dường nào.
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020
Trịnh Y Thư: Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào?
Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020
Gabriel García Márquez: Chết lần thứ ba (Trịnh Y Thư dịch)
![]() |
Gabriel García Márquez [1927-2014], Nobel Văn chương 1972 |
Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020
Trịnh Y Thư: Đại dịch COVID-19, đọc lại La Peste của Albert Camus
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019
Trịnh Y Thư: Đi Nghe Ngàn Khơi 30 Năm Kỷ Niệm
![]() |
Bích Vân hát bài Giấc Mơ Hồi Hương của nhạc sĩ Vũ Thành An.Photo Việt Phạm |
![]() |
Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi, Giàn Nhạc Giao Hưởng OCofOC, nhạc trưởng Mộng Thủy với Trường Ca Hòn Vọng Phu trong chương trình kỷ niệm 30 Năm- Photo: Việt Phạm |
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019
Trịnh Y Thư: Mùa Vu Lan, đọc lại hồi ký tù
1.
Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019
Trịnh Y Thư: Cái mới trong văn
Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019
Trịnh Y Thư: Cái cười
1.
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019
Du Tử Lê: Trịnh Y Thư, thơ ở quảng trường Siêu thực,
Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019
Trịnh Y Thư: Thận Nhiên - Những ghi chép trên tầng thứ 14
1.
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019
Hồ Đình Nghiêm: Y Thư Và Thơ Văn
![]() |
Trịnh Y Thư – Ảnh tự chụp,Egyptian Museum, San José, CA, 2019 |
Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019
Trịnh Y Thư: Vân-Ánh Vanessa Võ – Sao Bắc đẩu
![]() |
Nhạc sĩ / Nhà soạn nhạc Vân-Ánh Vanessa Võ. |
1.
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019
Trịnh Y Thư: Nghìn thu từ độ
![]() |
Hình minh họa, PATRIK STOLLARZ/AFP/Getty Images |