Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Trịnh Hội - Bác Nguyễn Ngọc Bích -

Gửi cho BBC từ London

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và Trịnh Hội
ở hội nghị tại Philippines trong năm 2015
 
Đêm nay là đêm Chủ Nhật, một đêm không trăng ngày 6 tháng 3.
Tôi đang ngồi trên chuyến bay của hãng hàng không Philippines bay đến London.
Còn bác Bích, chính xác hơn là thi hài của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, thì đang bay ngược trở về Mỹ. Sau đúng ba ngày kể từ khi ông mất. Cũng trên một chuyến bay đêm như đêm nay.
Bác mất trên chuyến bay từ Istanbul đến Manila đáp xuống sân bay Ninoy Aquino International Airport vào lúc 8 giờ tối thứ năm ngày 3 tháng 3.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Thiện Giao/Người Việt

(Tường trình từ Philippines)

‘Cho tôi che chở bạn như bạn từng che chở tôi lúc gian nguy’

CORON, Philippines (NV) - Ngày mai sẽ là một ngày đặc biệt trong đời đi dạy của cô giáo Norilyn Gacayan. Ngày mai, cô giáo Gacayan, 38 tuổi, của vùng quê nghèo Coron phía Bắc tỉnh Palawan, Philippines, sẽ bắt đầu một mùa dạy 20 học trò lớp Một của mình, giữa những chiếc ghế gỗ mới toanh, thơm phức mùi sơn, giữa những bức tường trắng vừa quét vôi xong; ngay bên trong còn có hai phòng vệ sinh, một cho con trai, một cho con gái; ngay kế bên là bồn rửa tay.

Cô giáo lớp Một, Norilyn Gacayan, cùng con gái, Deborah Gacayan, 6 tuổi, 
trong phòng học mới. Deborah là một trong 20 học sinh của mẹ. (Hình: Thiện Giao/Người Việt)
“Tôi chưa bao giờ được đứng trong một phòng học đẹp như thế này,” cô Gacayan, giáo viên lớp Một tại trường tiểu học Guadalupe Elementary School, Coron, hào hứng thổ lộ trong buổi khánh thành bốn phòng học mới do tổ chức VOICE cùng các tổ chức phi chính phủ tại địa phương hỗ trợ xây dựng.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Trịnh Hội - Từ Việt Nam sang Mỹ


Trịnh Hội - 

Như thông cáo báo chí ngày 12 tháng 1 vừa qua của phái đoàn đến từ Việt Nam bao gồm các tổ chức Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hoà Hảo Truyền Thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn Giáo, cùng thân nhân của một số tù nhân chính trị, lần này phái đoàn đặt chân đến Hoa Kỳ để “cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ cho các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài” được kỳ vọng là “sẽ tạo ra những thay đổi tích cực đối với chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền với tư cách là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”.


Ông Trần Văn Huỳnh và hai bà mẹ Việt Nam điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ (Ảnh: Huynhngocchenh.blogspot)

Cũng chính vì kỳ vọng này mà suốt cả tuần vừa qua, tôi bận bù đầu với công việc trong tư cách vừa là đại diện cho tổ chức VOICE, vừa là phát ngôn viên chính thức của phái đoàn. Thú thật, từ lúc bắt đầu công việc vận động hành lang vào giữa năm ngoái cho đến nay cho tiến trình UPR, có thể nói chính tôi cũng không ngờ là sẽ có một phái đoàn hùng hậu được thành lập bao gồm từng ấy người. Nào là Blogger Đoan Trang nổi tiếng với những bài blog trung thực, thẳng thắn. Cho đến đại diện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là anh Nguyễn Anh Tuấn, năm nay chỉ mới 23 tuổi, nhưng nghe anh trả lời phỏng vấn trên các báo, đài tôi tưởng Tuấn ít nhất cũng phải 43!

Thật ra chính Tuấn mới nên là phát ngôn viên của phái đoàn. Hoặc người ấy phải là Bác Huỳnh, thân phụ của anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang ngồi tù với bản án 16 năm. Chứ không phải là tôi.

Bởi ngoài số tuổi và tư cách của một giáo sư dạy tiếng Anh trong suốt mấy chục năm qua ở Việt Nam (bác từng được trao học bổng Colombo sang New Zealand học trước năm 1975), bác Huỳnh còn là thành viên của Phong Trào Con Đường Việt Nam do chính con bác, anh Lê Thăng Long và Luật sư Lê Công Định khởi xướng. 

Tôi nghĩ có lẽ các anh em trong nước cho là tôi nói được chút tiếng Anh nên giao cho tôi chức vụ này. Nhưng nếu như các bạn xem được đoạn video clip ngắn dưới đây thì có lẽ các bạn cũng sẽ phải đồng ý với tôi là lẽ ra chính bác Huỳnh mới nên là phát ngôn viên chính thức:

Với giọng đọc rõ, khi lên, khi xuống và đặc biệt hơn hết là rất ít bị “accent” như nhiều người ở tuổi bác, chỉ trong vòng 1 phút 44 giây, bác đã nói ra được tất cả những gì cần phải nói. Và những gì chúng ta có thể làm. Cho tôi xin được tạm dịch lại như sau:

Cảm ơn Chủ tịch Wolf, Chủ tịch McGovern và những thành viên khác trong Hội Đồng đã cho tôi có dịp nói thay cho con tôi cũng như Lê Quốc Quân và Đinh Nguyên Kha, mà mẹ của hai em hiện cũng đang đứng cạnh tôi. Chúng tôi có mặt tại đây vì con chúng tôi đang phải ngồi tù tại Việt Nam. Chúng tôi xin quí vị giúp đỡ vì con chúng tôi không làm điều gì sai, chúng nó chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận. Thế vậy mà con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức, đã bị xử 16 năm tù và 5 năm quản chế. Trong một phiên xử không quá một ngày. 

Vì vậy chúng tôi xin Hội Đồng, thứ nhất, yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép quý vị viếng thăm con chúng tôi và những tù nhân lương tâm khác. Nếu như yêu cầu của quý vị bị từ chối, quý vị nên đưa ra cho đó là một điều kiện trước khi ký kết Hiệp ước Hợp tác xuyên Thái Bình Dương.



Thứ hai, chúng tôi mong quí vị sẽ ủng hộ thông qua Dự luật Nhân Quyền Việt Nam. Và thứ ba, là một thành viên của Phong trào Con Đường Việt Nam, một trong nhiều tổ chức xã hội dân sự vừa được hình thành ở Việt Nam, tôi mong quý vị sẽ giúp chúng tôi trong việc đào tạo, xây dựng lực lượng và tài chính. Để chính chúng tôi có đủ sức mạnh tranh đấu thay đổi, cho tất cả các tù nhân lương tâm Việt Nam sớm được thả.
Cảm ơn quý vị đã quan tâm về vấn đề này.
...
Nói theo kiểu ở Việt nam bây giờ là chuẩn không cần chỉnh, phải không bạn?

Mặc dù đoạn video clip ngắn của phái đoàn được trình chiếu trong phiên điều trần về tù nhân lương tâm của Hội Đồng Nhân Quyền thuộc Quốc hội Mỹ chỉ là một trong 5 video clips được trình chiếu (về những quốc gia khác cũng đang vi phạm nhân quyền trầm trọng), nhưng có thể nói đây là video clip được nhiều người theo dõi nhất (theo nhân viên của Hội Đồng cho biết thì hôm đó có hơn 25,000 người trực tiếp theo dõi phiên điều trần này qua mạng internet của Quốc Hội).

Tôi nghĩ nó được chú ý không chỉ vì phần trình bày hoặc ý tưởng mà còn bởi vì nó được chính cha, mẹ của những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Việt Nam lên tiếng. Họ vừa là đại diện cho công lý vừa là những tiếng nói chân thành, tha thiết nhất của các bậc cha mẹ. Nếu một ngày nào đó tôi phải vào tù ngồi thì tôi biết chắc là mẹ tôi cũng sẽ làm như những gì Bác Huỳnh, Cô Liên và Bác Trâm đã và đang làm cho con họ.

Tôi trân trọng họ là vì thế. Tôi kính phục họ cũng bởi thế. Không những chỉ ở hôm điều trần tại Quốc hội Mỹ mà còn ở nhiều, nhiều nơi khác. Ở tất cả những nơi mà họ đã không ngại đường xa, thời tiết khắc nghiệt, lạnh lẽo và nhất là sự hiểm nguy đang chờ đợi họ lúc trở về.

Biết vậy mà họ vẫn lên tiếng. Vẫn tiếp tục hành trình đi tìm công lý cho con họ và cho tất cả các tù nhân lương tâm Việt Nam.

Thú thật đây mới thật sự là công việc mà tất cả chúng ta cần phải làm.


Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Trịnh Hội - Ước mơ hộ chiếu


Trịnh Hội - 

Có lẽ vì tôi đi hơi nhiều, nay đây mai đó, nên một số người thường hỏi tôi: thế anh mang quốc tịch gì?


Nói theo luật và chiếu theo luật thì tôi là người có ba quốc tịch: Úc, Mỹ và Việt Nam. Úc vì tôi lớn lên ở Úc từ năm 14 tuổi nên đã có passport sau 3 năm định cư ở đó. Mỹ vì tôi sang định cư ở Mỹ vào năm 2005 và mặc dù hiện nay chỉ đi đi về về nhưng tôi đã vào quốc tịch từ năm ngoái.

Riêng Việt Nam, không những tôi đã được cấp passport mà theo Bộ luật Công dân hiện hành thì tôi vẫn được xem như là một công dân của Việt Nam cho đến khi, nếu muốn từ bỏ quốc tịch, tôi phải viết thư cho Chủ tịch nước và đơn xin được chấp thuận.

Vậy mà lần nào vào Việt Nam tôi cũng phải xin visa. Và ngay cả khi có visa trong tay đã được cấp sau khi trả lệ phí 90 đô tại toà đại sứ Việt Nam ở Washington DC thì tôi vẫn không được cho vào Việt Nam. Ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất cách đây 5 năm về trước. Đó cũng là lần cuối cùng tôi đặt chân về lại nơi sinh ra mình.

Tôi được cấp passport Việt Nam vì vào đầu năm 1985, ba tôi đã bảo lãnh chính thức mẹ và các chị em tôi sang Úc sinh sống. Lẽ ra nếu chiếu theo luật hiện hành của Việt Nam thì tôi phải tiếp tục được cấp hộ chiếu Việt Nam nay đã hết hạn. Và việc trở về Việt Nam lẽ ra không cần phải xin visa, là một đặc quyền như tất cả mọi công dân khác. Chứ không như bây giờ, phải xin, được cấp visa và sau đó thông qua một cửa ải khác (mà không một ai thông báo trước) thì mới được cho vào để thăm ông bà, bè bạn.

Mà nghĩ lại thấy cũng lạ. Nghịch lý này đâu chỉ xảy ra với riêng tôi mà nó được áp dụng với tất cả mọi công dân Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài. Nghe nói đâu lên đến hơn 3 triệu người. Hơn 3% dân số Việt Nam.

Vậy mà tôi chẳng thấy có ai nêu lên vấn đề này. Từ Đảng cho đến dân. Để cuối cùng ai cũng a lê hấp tuân thủ chính sách của Đảng, móc tiền túi trả cho Đảng, để về được Việt Nam. Để đọc được nhan nhản ở mọi nơi Đảng đang quyết tâm thực hiện một nhà nước pháp quyền đến ngần nào.

Thế mới lạ.

Nói như thế không có nghĩa là tôi đang có ý phàn nàn về việc tôi có hai, ba quốc tịch. Tôi cảm thấy rất may mắn là đằng khác. Mặc dù dĩ nhiên ước mơ của tôi là trong tương lai tôi sẽ sớm có dịp về sinh sống tại nơi sinh ra mình, nhưng hiện tại tôi vẫn cảm thấy rất hạnh phúc với cuộc sống và công việc mà tôi đang chọn.

Có hai quốc tịch Úc, Mỹ có nghĩa là phần lớn đi đến nơi nào trên thế giới, tôi cũng được chính quyền sở tại đối xử một cách văn minh hơn và tuyệt đại đa số các nước đều không buộc tôi phải xin visa trước cũng như ít khi tôi bị tra hỏi tại cửa khẩu qua nước họ để làm gì.

Không phải ai cũng có may mắn đó. Và thực tế hơn, không phải ai có tiền cũng có thể đến được một đất nước khác để thăm viếng mà không bị làm khó dễ. Nhất là đối với những công dân Việt Nam chỉ cầm trên tay độc nhất một passport Việt Nam.

Ngoại trừ 10 nước thành viên của ASEAN (trong đó có Việt Nam) không đòi hỏi công dân của họ phải có visa trước khi đi du lịch sang các nước thành viên khác, phần lớn các nước khác đều có những quy định khắt khe trong việc cấp visa cho công dân Việt Nam. Đặc biệt là các nước Mỹ, Úc, Canada.

Ngoài những thủ tục thường lệ như điền đơn, trả lệ phí, xin hẹn gặp phỏng vấn, các công dân Việt Nam còn phải chứng minh cho thấy họ sẽ trở về Việt Nam sau khi đi du lịch xong. Bất kể công việc của họ có sáng sủa hay cả gia đình vẫn đang ở Việt Nam hay không. Hay nhà cửa, tài sản họ có nhiều đến độ nào. Tôi biết mỗi ngày có rất nhiều đơn xin visa du lịch bị các toà đại sứ bác mặc dù người nộp đơn hoàn toàn không có ý định ở lại.

Cái khổ chỉ vì họ cầm trên tay hộ chiếu Việt Nam.

Bởi thế tôi chỉ có ước mơ thế này. Đó là trong một ngày không xa, tôi sẽ được cấp lại hộ chiếu Việt Nam. Và như mọi công dân Việt Nam khác, không cần hộ chiếu Úc, Mỹ, chúng ta sẽ dễ dàng đến được những nước khác. Để thăm viếng. Để học hỏi. Mà không bị cấm xuất, nhập cảnh như bây giờ. Hay bị tra hỏi hoặc từ chối thẳng thừng không cấp visa như hiện tại.

Chắc lúc đó cả tôi lẫn bạn đều sẽ hãnh diện mình là người Việt Nam lắm, có phải không?


Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Trịnh Hội - Tốt hay Tệ hơn?


Trịnh Hội - 

Is it better or worse? Đây là câu hỏi mà mấy hôm nay đi đâu tôi cũng nghe. Từ Hạ Viện cho đến Thượng Viện Mỹ. Từ Bộ Ngoại Giao nằm trên đường C ở Washington DC cho đến Trụ sở của Liên Hiệp Quốc nằm ngay trên đại lộ 1 ở New York. Nơi nào tôi và các bác đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ vào để tiếp xúc và thông báo cho họ biết về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 vừa qua, họ cũng đều hỏi câu này.


Và dĩ nhiên không phải câu trả lời nào cũng giống nhau. Mỗi người mỗi ý. Tuỳ vào trình độ, sự hiểu biết, và suy diễn của mỗi người. Có người bảo là nó rất tệ. So với năm 2012 thì nó tệ hơn nhiều. Nhất là với những vụ bắt bớ, đàn áp những bloggers, thành viên các nhóm xã hội dân sự như No-U, Mạng Lưới Bloggers Việt Nam, Con Đường Việt Nam, v.v...

Riêng câu trả lời của tôi có hơi khác với một số nhận định, kể cả nhận định của một số tổ chức nhân quyền lớn trên thế giới như Freedom House, Human Rights Watch. Tôi không nghĩ mức độ đàn áp ở Việt Nam tệ hơn những năm trước.

Có nhiều người bị bắt hơn. Đúng.

Công an vẫn tiếp tục đánh người dã man như những năm trước. Chính xác.

Nhà cầm quyền ngày càng dùng những thủ thuật tinh vi hơn để đàn áp, bóp chặt, và ngăn chận những tiếng nói độc lập. Chắc chắn không thể phủ nhận.

Nhưng điều đó không có nghĩa nó tệ hơn.

Có nhiều người bị bắt hơn không phải vì Bộ Công An sẵn sàng ra tay trừng trị tất tần tật mọi người mà vì đơn giản ở Việt Nam ngày càng có nhiều người dám nói (và dám làm) hơn. Ba năm về trước tiếng nói của các anh em trẻ trong nước không mạnh và nhiều như bây giờ.

Không những họ dám chính thức thành lập các tổ chức, mạng lưới và tranh đấu cho quyền con người của chính họ mà họ còn sẵn sàng đón nhận những đòn trả thù của chính quyền, bất chấp mọi khó khăn. Kể cả việc họ bị đánh hội đồng, bị lăng nhục, bị tạm giam và tra khảo sau những chuyến đi du học trở về nước. 

Những hình ảnh đàn áp các giáo dân ở Vinh, ở Nghệ an, gia đình của các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Điếu Cày, Lê Quốc Quân và những bloggers trên khắp đất nước cũng chứng minh cho thấy việc bắt bớ, đánh người vô cớ vẫn tiếp tục.

Tuy nhiên, chúng ta thấy và biết được điều này nhờ vào các kỹ thuật, trang mạng truyền thông, xã hội như Skype, Facebook, Dân Luận, Dân Làm Báo, v.v... chứ không phải vì có nhiều người bị đánh hơn. Tôi e rằng trước đây cũng có nhiều người bị đánh đến chết ngay trong phòng tạm giam như bây giờ nhưng bởi thông tin không lọt được ra ngoài nên ít người biết đến. Còn bây giờ thời thế đã khác. Chỉ có cách hành xử của công an (hay chính xác hơn là côn an) là vẫn y như cũ.

Tôi cho nó không tệ hơn là vì thế.

Dĩ nhiên cũng có người sẽ không đồng ý với tôi. Đặc biệt khi họ viện dẫn các nghị định mới như nghị định 72, 174 vừa được thông qua cho phép nhà cầm quyền phạt tiền hoặc cấm không được dùng Facebook để bàn cãi về một vấn đề nào đó hay dùng những tội danh mới như ‘trốn thuế’ trong trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân và em trai là Lê Đình Quản để đánh sập cả gia đình, dòng họ.

Ở một góc độ nào đó tôi thấy điều đó cũng chính xác. Vì với số tiền phạt của cả hai anh em Lê Quốc Quân và công ty bị buộc phải đóng là 8 tỷ đồng (tương đương gần 400,000 đô Mỹ) chưa tính đến việc bị xử tù thì hiện trạng nhân quyền ở Việt nam ngày càng trong có vẻ như tệ hơn.

Nhưng nó có thật sự như vậy không? Tôi nghĩ là không. Hình thức có thể khác. Nhưng chung quy mức độ nó vẫn vậy.

Nhà báo Blogger Điếu Cày cũng đã từng bị ghép vào tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù, anh lại tiếp tục bị xử 12 năm vì tội ‘tuyên truyền’ chống phá chế độ. So với bản án 30 tháng tù giam và gần 100,000 đô của luật sư Lê Quốc Quân thì tôi thấy nó cũng... same same. Chẳng có gì là sáng sủa. Tốt hay tệ hơn.

Tháng trước Việt Nam đã cam kết và thông qua Công Ước chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc nhưng việc đánh đập, hành hung vẫn xảy ra ngay sau đó. Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Cũng tháng trước Việt Nam đã long trọng hứa sẽ thực thi và bảo vệ quyền con người trước khi được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền. Nhưng cũng chính họ vẫn tiếp tục chà đạp và làm ngơ đi những lời hứa của chính mình.

Điều đó có nghĩa là họ tệ hơn không? Không. Hoàn toàn không.

Họ vẫn là họ và sẽ mãi mãi là họ. Hình thức và cách hành xử trong và ngoài nước của họ có thể thay đổi. Nhưng bản chất của nó sẽ không bao giờ.

Có khác chăng là sự nhận thức và lòng quyết tâm của các anh chị em trẻ ở trong nước. Với khả năng và sức mạnh ngày càng lớn của cộng đồng chúng ta ở hải ngoại. Chắc chắn chúng ta sẽ giúp được nhiều hơn nữa để tiếng nói của họ được đi xa hơn và có trọng lượng hơn. Để trong một ngày không xa, chính những người Việt yêu chuộng tự do như chúng ta mới là sự thay đổi. Một sự thay đổi tốt hơn. Chứ không phải là từ bất kỳ một chính phủ ngoại bang nào. Hay sự độc tài, đảng trị.




Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Trịnh Hội - Những điều chúng ta cần làm


Trịnh Hội - 

Tất nhiên tôi cũng biết có rất nhiều điều chúng ta cần làm. Và mỗi người cuối cùng đều phải quyết định điều gì cần phải làm ngay và điều gì có thể gác sang một bên đợi đến khi rảnh rỗi làm tiếp. Nhưng hôm nay tôi muốn nhắc đến một vấn đề - liên quan đến hai chữ Việt Nam – mà tôi nghĩ ai cũng cần phải làm ngay. Đặc biệt là đối với những người còn quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở trong nước và chúng ta có thể làm gì để cải thiện nó.


Phiên họp của Ðại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva.

Đó là việc Việt Nam sẽ phải ra điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 28 tháng 1 năm 2014 sắp tới. Theo đúng tiến trình Universal Periodic Review (UPR) mỗi 4 năm mới có một lần như tôi đã trình bày trước đây.

Đây là một cơ hội hy hữu để các tiếng nói của công dân và các tổ chức xã hội dân sự được lắng nghe một cách chính thức và có hệ thống hẳn hoi ngay tại diễn đàn lớn nhất và có sự tham dự của tất cả các nước. Đặc biệt là phần trình bày của nước phải điều trần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà chính họ cũng vừa mới được gia nhập: Việt Nam.

Đương nhiên vào ngày 28 tháng 1 đại diện cho Việt Nam sẽ thông cáo cho cả thế giới biết rằng chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tích lẫy lừng về nhân quyền đến độ nào. Họ cũng sẽ cố chứng minh cho thấy trong 4 năm vừa qua chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục ủng hộ và bảo vệ quyền làm người của mọi công dân đến ngần nào. Và thế thì làm gì có cái gọi là tù nhân lương tâm Việt Nam!

Nhưng sự thật có phải vậy không?

Cả tôi và bạn thừa biết.

Giáo dân Thái Hà ở Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân.

Đã đến lúc chúng ta không chỉ lên các báo, đài tiếng Việt, các trang mạng truyền thông xã hội để nói cho nhau nghe về những điều tàn tệ đang xảy ra ở Việt Nam. Một nhà giáo Đinh Đăng Định đang bị ung thư nhưng vẫn phải ngồi tù vì tội “tuyên truyền”. Một Lê Quốc Quân và những tù nhân khác đang tiếp tục bị ngược đãi vì không được phép có luật sư đại diện làm kháng cáo mà phải tự biên, tự viết trong ngục tù trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị xử, theo đúng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự hiện hành.

Những sự thật hiển nhiên như vậy. Những điều luật mơ hồ, bất cập. Một hệ thống pháp lý từ trên xuống dưới phải phục tùng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tất cả cần phải được trình bày cho cả thế giới nghe.

Một cách bài bản. Có hệ thống. Và hoàn toàn từ tốn. 

Đã đến lúc chúng ta không thể và không chỉ nói cho nhau nghe. Để sau đó tất cả đều phải nhẫn nhịn, không dám lạm bàn.

Vì đây là một cơ hội hiếm có và cũng là điều mà ai cũng có thể làm được.

Đối với những anh em trong nước, các bạn có thể đích thân tìm đến các toà đại sứ ở Hà Nội để thông báo cho họ về điều này. Chưa hẳn ai cũng biết sáng ngày 28 tháng 1 sắp tới đây là phần điều trần của Việt Nam ở Geneve. Cũng chưa hẳn họ biết là chúng ta cần họ làm gì.

Đối với các cá nhân, hội đoàn ở hải ngoại, chúng ta nên phát động một phong trào vận động các nước thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, liên lạc, tiếp xúc với họ để nói lên, thứ nhất, những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong 4 năm qua. Và thứ hai, quan trọng hơn, yêu cầu họ đặt thẳng vấn đề với chính phủ Việt Nam. Điều gì họ hứa họ sẽ làm và điều gì họ sẽ chối bỏ. Ít nhất ra thế giới cũng sẽ có cơ hội thấy được bộ mặt thật của nhà cầm quyền Hà Nội.

Nếu làm được như vậy tiếng nói của chúng ta, của những người đang thật sự quan tâm về tình trạng nhân quyền ở quê nhà, sẽ được đi xa hơn, được nhiều người nghe hơn và chắc chắn sẽ trở thành tiếng nói chính thức ngay tại buổi điều trần sáng ngày 28 tháng 1 năm 2014.

Riêng đối với VOICE và các tổ chức phi chính phủ đang cùng hợp tác, chúng tôi sẽ cùng đưa ra 4 Đề nghị (Recommendations) sau:
1. Việt Nam huỷ bỏ những điều khoản mơ hồ và bất cập trong Bộ Luật Hình Sự theo đúng các quy ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đặc biệt là các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia như điều khoản 79 (hoạt động lật đổ nhà nước), 88 (tuyên truyền chống phá chế độ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm tổn hại lợi ích nhà nước).
2. Việt Nam sửa đổi và ban hành luật công nhận quyền của tất cả mọi công dân được xét xử công bằng và được luật sư bảo vệ ngay từ lúc bị bắt cho đến khi hồ sơ kết thúc mà không cần phải xin phép bất kỳ một tổ chức hay toà án nào.
3. Việt Nam tôn trọng và tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia vào các hoạt động xã hội dân sự theo như các biểu quyết của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua mà Việt Nam giờ là thành viên.
4. Việt Nam thực thi những cam kết mà chính họ đã hứa vào năm 2009 trong tiến trình UPR đầu tiên nhưng trong 4 năm vừa qua họ đã không thực hiện.
Đọc đến Đề nghị 4 chắc có lẽ một số bạn sẽ ồ lên bảo: năm 2009 tụi nó cũng hứa đó mà có làm đâu. Vậy thì tiếp tục vận động để làm gì, mất cả công lẫn của?

Thưa bạn, nếu nghĩ như thế thì chúng ta sẽ không thể tranh đấu để thay đổi được bất kỳ điều gì trong xã hội. Chúng ta phải làm vì chúng ta không còn một sự lựa chọn nào khác. Thứ nhất, chúng ta phải nói thay cho những người không có tiếng nói hiện đang phải ngồi tù. Thứ hai, chúng ta phải nói để thế giới biết được sự thật về những gì đang xảy ra ở quê hương chúng ta. Và thứ ba chúng ta phải nói vì đó là điều cần phải làm.

We do it because it’s the right thing to do.

Thế không biết có ai muốn cùng tôi đi vận động không nhỉ?


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Trịnh Hội - Haiyan - Manila, Philippines

Trịnh Hội - 

 Xe cộ và tử thi nằm giữa đống đổ nát sau bão Haiyan trong thành phố Tacloban, tỉnh Leyte, miền trung Philippines.

Một căn nhà trong thành phố Legazp, ở mạn nam thủ đô Manila 
của Philippines, bị nhận chìm dưới làn nước khi bão Haiyan tràn vào, 8/11/13

Ba ngày trước, đêm thứ sáu, ngày 8 tháng 11, tôi và Tuấn y như hẹn đã đến tham dự một buổi tiệc ngay trung tâm thủ đô Manila, Philippines. Trời đã đổ mưa từ trưa nhưng không nặng hạt cho lắm. Tài xế cho biết một số đường phố đã bị ngập lụt, nhưng trên đường đến nơi dự tiệc thật sự tôi thấy nó cũng không tồi tệ cho lắm. Có lẽ một phần vì cơn bão Haiyan được cho là mạnh nhất lịch sử được dự báo sẽ đổ bộ vào miền Trung của Philippines, cách xa Manila gần 600 cây số.

Nhưng đến nơi, vừa ra khỏi xe, tôi đã thấy có điều không ổn. Gió giật mạnh đến độ những hạt mưa bị tạt xéo đi tưởng chừng như nó bay ngang mình chứ không phải là từ trên xuống. Vừa đi, vừa chạy trốn mưa, tôi bảo Tuấn: chắc là bão vô rồi đó.

Nhưng rồi bước vào buổi tiệc trong một khu trung tâm thương mại sầm uất và cả ngày thứ bảy hôm sau ngồi họp trong khách sạn cùng với nhiều cơ quan, giới chức khác nhau, kể cả Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cả nhóm chúng tôi vẫn nghĩ là cơn bão đã qua và chắc đã không gây nhiều thiệt hại đáng kể. Nhìn ra ngoài, tuy bầu trời trông vẫn còn khá ảm đạm và nóng hơn nhiều so với tháng 11, nhưng mọi việc đã trở lại bình thường. Thủ đô Manila vẫn nhộp nhịp, ồn ào và kẹt xe vào giờ cao điểm.

Riêng tôi vì phải thức sớm hôm trước nên hôm qua, chủ nhật tôi ngủ dậy muộn. Đến 9 giờ sáng tôi mới lò mò, mở laptop xem tin tức trên mạng. Và những gì tôi thấy và đọc được làm tôi sững sờ.

Cả thành phố Tacloban hầu như bị san bằng. Xác người nằm hàng hàng, lớp lớp. Những chiếc tàu hàng sắt lớn bị sóng biển dâng cao đánh vào đất liền nằm chơ vơ trên đường phố. Và hàng ngàn, hàng vạn ngôi nhà bị quét sạch.

Xem một đoạn video ngắn trên CNN quay lại cảnh nước biển tràn vào khách sạn, lên đến lầu một. Nghe lời than khóc của một người cha mất con vì gió mạnh đến độ nó đã kéo bé ra khỏi tay ông. Thật sự đến lúc đó tôi mới cảm nhận được sự tàn khốc của cơn bão Haiyan mà không một ai ở đây có thể lường trước được. Kể cả những người có quyền uy nhất ở đất nước này.

Có thể nói vài giờ sau đó tôi chỉ biết ngồi ôm máy để xem và đọc tất cả những tin tức liên quan đến cơn bão thế kỷ Haiyan. Cho đến hôm nay, hơn ba ngày sau khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philippines, chính Tổng thống Aquino cũng không thể xác nhận được có bao nhiêu người bị thiệt mạng và sự thiệt hại tổng cộng lên đến dường nào.

Theo ước lượng mới nhất của tổ chức quốc tế Red Cross, số người thiệt mạng có thể lên đến 10,000 người. Tuy nhiên không một ai hoặc tổ chức nào có thể kiểm chứng vì cho đến nay, vẫn còn rất nhiều làng, xã ở Leyte, Samar đã bị hoàn toàn tiêu huỷ và không liên lạc được.

Không điện. Không nước. Không thực phẩm. Không một mái che.

Xác người trên đường. Trên cầu. Trên cây. Trên nước. Đó là những gì chủ tịch của Philippine Red Cross, ông Richard Gordon, vừa chính mắt trông thấy ở Tacloban hôm nay.

Cả một vùng miền Trung Philippines đã bị tàn phá. Hàng trăm, hàng ngàn đảo lớn nhỏ với biết bao sinh linh giờ sẽ ra sao?

Đã đến lúc tôi cần phải hành động. Vì thứ nhất, đây là đất nước đã mang đến cho tôi nhiều kỷ niệm nhất, là nơi tôi đã trưởng thành. Từ 16 năm trước.

Thứ hai, đất nước Philippines là nơi đã cưu mang, bảo bọc gần 500,000 người tỵ nạn từ Đông Dương trong đó phần lớn đến từ Việt Nam, chuyển tiếp ở hai trại tỵ nạn Bataan và Palawan trong suốt gần 3 thập niên. Từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990.
Và có gần 3,000 thuyền nhân Việt Nam cuối cùng đã không bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam, được ở lại tạm trú cho đến lúc họ được các nước Úc, Mỹ, Na Uy và Canada nhận định cư chỉ cách đây vài năm về trước.

Vì vậy chúng ta, trong đó có tôi, nợ họ một ân tình vô giá. Vì họ đã dang tay ra giúp đở chúng ta khi chúng ta cần họ nhất.

Bắt đầu từ hôm qua cho đến hết chủ nhật 17 tháng 11 sắp tới, tổ chức thiện nguyện VOICE và tôi, cùng các anh em tỵ nạn trước đây ở Philippines sẽ tổ chức gây quỹ cho các nạn nhân của cơn bão Haiyan. Toàn bộ số tiền đóng góp sẽ được VOICE và các anh chị em thiện nguyện viên đang làm việc tại Philippines trực tiếp chuyển đến cứu giúp các nạn nhân cùng với các tổ chức phi chính phủ địa phương.

Nếu muốn dùng credit card và đóng góp online, xin nhấn vào link này:

https://onevietnam.org/donate/voice

Nếu ở Mỹ, xin gửi check về cho VOICE, địa chỉ: 245 E Pepper Drive, Long Beach, CA 90807.

Nếu ở Úc, Canada hay ở những nơi khác, xin vui lòng vào trang mạng Facebook của tôi ở đây:

https://www.facebook.com/hoitrinh

Tôi sẽ cập nhật tin tức mỗi ngày và cho các bạn biết nên liên lạc với ai để đóng góp. Thành thật cảm ơn tất cả các bạn.

Manila, đêm 11 tháng 11 năm 2013 - Trịnh Hội


Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Trịnh Hội - Không phải chuyện Tướng Giáp


Trịnh Hội

Mấy hôm nay ngày nào lên mạng cũng thấy đầy tin về Tướng Giáp. Ông tài như thế nào, đánh trận ngày xưa ra sao, có biết bao người đang thương khóc ông, v. v. Tôi cứ có cảm giác như các báo, đài trong nước đang cùng nhau “lên đồng” làm lễ điếu. Ngoài này còn có bài “Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp”.


Tôi cần phải thành thật thú nhận rằng, ý nghĩ đầu tiên loé lên trong đầu tôi sau khi đọc tựa đề của bài viết là: who cares!

Tôi không quan tâm nhiều về cái chết của ông Giáp. Càng không quan tâm đến dân Trung Quốc họ nghĩ gì về ông. Vì tôi nghĩ, cho dù Võ Nguyên Giáp có là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử quân sự thế giới, là người có công chỉ huy đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, thì ông vẫn mãi mãi là một người trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng một phần vì những đóng góp của ông mà hiện nay từ Nam ra Bắc tất thảy đều do Đảng Cộng sản quyết định. Thích thì họ cho lên chức, hưởng bổng lộc. Không thích thì họ cho vào tù.

Không một ai có quyền thách thức họ.

Từ một doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm tù. Cho đến mới đây nhất là luật sư Lê Quốc Quân với bản án 30 tháng tù cộng thêm gần $100,000 đô Mỹ tiền phạt. Không như những lần trước Đảng chỉ bắt bỏ vào tù, kể từ đây về sau họ sẽ làm cho gia đình bạn phải khánh kiệt để ngay cả sau khi mãn hạn tù, bạn và cả gia đình bạn sẽ không thể nào ngóc đầu lên nổi.

Thâm tâm tôi không quan tâm đến ông Giáp là vì thế. Ngược lại, tôi rất quan tâm đến thế hệ trẻ ở Việt Nam. Họ là những ai, đang làm gì, đang có ước mơ gì cho tương lai của chính mình, cho nòi giống?

Và không như một số nhận định tôi đọc được trước đây, tôi thấy ngày càng có nhiều người Việt trẻ tuổi có lòng, có học, dám nói và dám đứng lên tranh đấu đòi lại những quyền con người căn bản của chính bản thân họ.

Tôi đặc biệt muốn nhắc đến một số thông tin trên mạng trong những ngày gần đây liên quan đến việc một số thanh thiếu niên trẻ sau khi tham gia một khoá học về xã hội dân sự ở Philippines đã bị bắt ngay sau khi đáp xuống phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Theo tin mới nhất của các đài VOA, RFA, Dân Làm Báo… đã có thêm 3 người nữa bị bắt mà trong đó có một bạn trẻ tên Trương Quỳnh Như, 23 tuổi, đến từ Sài Gòn. Trong một lá thư được đăng trên trang Facebook của anh Peter Lam Bui, Như đã viết như sau:

‘Tôi tin quyết định tham gia khoá học này của mình là đúng đắn. Nếu được quay trở lại cách đây 2 tuần trước, tôi vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi’’.

Lá thư của Như được ký vào ngày 9 tháng 10 tại Manila, Philippines có nghĩa là trước khi Như quyết định quay trở về lại Việt Nam và vài ngày sau khi các bạn trẻ khác bị bắt.

Điều này cũng có nghĩa là Như đã có một sự chuẩn bị tinh thần trước. Biết là mình sẽ bị bắt. Nhưng Như vẫn quyết định về.

Thử hỏi nếu bạn là Như bạn có dám về không? Nếu cho làm lại từ đầu, bạn vẫn có thể khẳng định là bạn vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi” như Quỳnh Như chứ?

Tôi cảm phục tuổi trẻ Việt Nam là vì thế. Không những họ dám học, dám viết mà họ còn dám dấn thân, dám trải nghiệm. Có lẽ cũng bởi thế mà trong một lá thư của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được đăng trên trang nhà của tổ chức phi chính phủ (NGO) Asian Bridge Philippines, ông Laurent Meillan, Quyền Trưởng Văn Phòng Khu Vực Đông Nam Á, đã nhấn mạnh:

“Tôi viết thư này để cảm ơn Asian Bridge Philippines đã cho tôi cơ hội được trò chuyện với nhóm thực tập sinh Việt Nam của các bạn vào tuần trước… Đó quả thật vừa là một niềm vui, vừa là một cơ hội hiếm hoi để tôi có thể gặp gỡ những người trẻ tuổi, thông minh và đáng cảm phục đến thế từ Việt Nam – những người khát khao tìm hiểu về thế giới quanh họ và về những công ước nhân quyền quốc tế mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn…”

Thì ra tôi không phải là người duy nhất cảm phục họ. Người dân Philippines đã lên tiếng. Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng. Biết đâu trong tháng tới khi Việt Nam xin ngồi vào Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneva, điều này sẽ làm cho những nhà lãnh đạo Cộng sản ở Hà Nội nhức đầu, mệt óc?

Bởi thay vì họ đương nhiên được chấp nhận vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong nhiệm kỳ tới thì bây giờ chỉ vì một việc đi học cỏn con này, mà chuyện đại sự của họ trong những năm tới sẽ bị gián đoạn. Bạn nghĩ thử xem lúc ấy ai mới là người sẽ bị phạt nặng?

Nhưng mà thôi. Đấy không phải là chuyện của tôi. Càng không phải là chuyện về ông Giáp.

Nó chỉ là một câu chuyện nhỏ về một gương mặt trẻ trong rất nhiều bạn trẻ hiện nay ở Việt Nam. Họ mới là những người đang đi tiên phong trong phong trào xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và có thật mà ở những nơi khác họ sẽ được hỗ trợ, khuyến khích hết mình. Nhưng ở ngay quê hương họ thì lại bị đối xử như một tội phạm. Chính họ và việc làm của họ mới đáng cho chúng ta quan tâm.

Như Quỳnh Như đã tự đặt câu hỏi ở cuối bức tâm thư:

Có thể sẽ có ai đó đang thắc mắc: “Xã Hội Dân Sự là gì?”. Nếu bạn có lòng và muốn đời mình có nghĩa, hãy xách ba lô lên và đi như chúng tôi, vào năm sau.


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Trịnh Hội - 7 đề nghị


Trịnh Hội

Đầu tiên tôi cần phải thú nhận là lúc còn đi học luật ở Melbourne, môn học luật hiến pháp (constitutional law) là một trong những môn tôi chán nhất. Thứ nhất vì lúc ấy những bài giảng (lectures) được sắp quá sớm. Hình như vào khoảng 8:30 sáng của ngày. Là cái khoảng thời gian mà tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn vẫn còn có thể say đắm với cái giường của mình (nhất là ở cái độ tuổi 18,19!) . Chứ không phải là ngồi trong một lớp học để tìm hiểu xem tại sao điều khoản của bộ luật trong tiểu bang này đi ngược lại với nội dung của bộ luật liên bang kia. Và thế là bộ luật của tiểu bang kia đã vi hiến. 


Thứ hai, nghiệt ngã hơn, nó lại rơi đúng vào ngày thứ hai của mỗi tuần. Báo hại ít khi tôi có đủ thời gian để đọc trước các tài liệu hoặc phán quyết của tòa. Để từ đó mình có thể hiểu rõ hơn vấn đề đang được mang ra bàn cãi trong lớp học. Vì một lần nữa tôi cũng phải thú thật là trong một, hai năm đầu khi mới vào trường luật, tôi là thằng cực kỳ ham... chơi hơn ham học. Đang phơi phới tuổi xuân mà cuối tuần bắt tôi phải ngồi nhà đọc ba cái tài liệu nhảm nhí về hiến pháp thì...không bao giờ.

Thế mới thấy thời gian xảy ra (timing) rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là càng già tôi lại thấy mình càng nhảm nhí.

Bởi trong vài tháng gần đây bỗng nhiên tôi lại thích tìm hiểu hơn về vấn đề này. Dĩ nhiên vì nó liên quan đến Việt Nam. Nhưng hơn hết vì cuối cùng tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của luật hiến pháp. Vì nói đến hiến pháp là chúng ta nói đến bộ luật căn bản nhất của một đất nước. Không có nó quốc hội đơn giản không thể thông qua các bộ luật. Không thật sự tôn trọng nó, đất nước ấy chỉ là sân chơi của những kẻ có quyền. Nơi pháp quyền (rule of law) nằm dưới sự chỉ đạo của những kẻ cai trị (rule of men). Như những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam.

Thế nhưng điều kỳ lạ là hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại đang muốn sửa đổi hiến pháp. Và họ đang hồ hởi, phấn khởi kêu gọi tất cả mọi công dân Việt Nam đóng góp ý kiến.

Cũng nhờ vậy mà trong ba tháng vừa qua, tôi đã đọc được một số kiến nghị liên quan đến vấn đề này. Từ kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức cho đến lời kêu gọi của các công dân tự do, tuyên bố của các sinh viên luật, luật sư trong nước. Hay bản thông cáo của Phong Trào Con Đường Việt Nam dành cho các tổ chức trong và ngoài nước. Hoặc bản đệ trình của Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam.

Nhìn chung có thể nói đây là vấn đề ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, theo dõi. Nó khác hơn nhiều so với năm 1992 là năm Hiến pháp Việt Nam được sửa đổi lần cuối. Đây là một sự thay đổi tích cực và là một điều may cho dân tộc.

Dĩ nhiên tôi cũng thừa hiểu là ở Việt Nam, quan tâm, theo dõi hay kiến nghị là một chuyện. Đảng và nhà nước có thật sự lắng nghe và thay đổi hay không lại là một chuyện khác.

Nhưng có còn hơn không. Và đặc biệt hơn, dù muốn hay không, thì tất cả những ý kiến ấy cũng đã được thế giới lắng nghe và công nhận. Nếu Đảng và nhà nước không thực thi thì nó chỉ làm bẽ mặt họ và một lần nữa xác nhận là Hiến pháp Việt Nam thật sự chỉ là một công cụ để họ bảo vệ chế độ độc tài, độc quyền của họ.

Cũng bởi tôi nghĩ thế nên sau khi đọc một số kiến nghị, tôi cũng muốn viết riêng cho mình một bản đề nghị sửa đổi Hiến pháp. Nó không khác gì mấy so với những bản khác nhưng nó là của riêng tôi, một công dân Việt Nam theo đúng luật quốc tịch Việt Nam hiện hành.

Hay là thế này. Nếu bạn đồng ý thì cùng ký với tôi. Còn không thì cũng xin cho tôi biết. OK?

***

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, có những đề nghị sau:
Gia hạn thời gian lấy ý kiến cho đến ngày 31/12/2013. 

Sửa đổi Hiến Pháp là một việc tối trọng. Chỉ dành vài tháng để lấy ý kiến nhân dân không thể hiện đủ sự tôn trọng của nhà nước đối với văn bản luật căn bản nhất của một đất nước và chủ quyền của tất cả mọi công dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Bất kỳ Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp nào trong tương lai cũng phải được thông qua bằng một cuộc Trưng cầu Dân ý được tổ chức công khai, công bằng và minh bạch thì sau đó nó mới có chính danh và hiệu lực. 

Quyền lập hiến là quyền sinh ra tất cả các quyền và nghĩa vụ khác của mọi công dân, tổ chức, cơ quan, hoặc đảng phái. Vì vậy, không một ai hoặc đảng phái, cơ quan nào, kể cả Quốc hội, có quyền thông qua bất kỳ Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp nào mà không được sự chấp thuận trực tiếp từ cử tri Việt Nam.

Thành lập một Tòa án Hiến pháp độc lập có thẩm quyền xem xét và phán quyết tất cả những vấn đề liên quan đến các qui định trong Hiến pháp.

Tòa án này sẽ có thẩm quyền và nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, không cho phép bất kỳ một ai hay đảng phái nào lạm dụng quyền hạn đã được phân chia theo hệ thống tam quyền phân lập. Vai trò của nó không thể chỉ là một cơ quan tư vấn, kiến nghị như được quy định trong bản dự thảo hiện hành.

Bản Dự thảo Sửa đổi cuối cùng dành riêng một chương bảo đảm các Quyền Con Người theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế năm 1948 về Quyền Con Người của Liên Hiệp Quốc và các Công ước Quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia.

Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các điều luật khác và những quy định trong Hiến pháp về quyền con người thì đương nhiên những điều luật khác sẽ không còn hiệu lực và không được áp dụng. Để giải quyết những tranh chấp giữa các cá nhân, đoàn thể hoặc đảng phái liên quan đến quyền con người, một Hội đồng Quốc gia về Quyền Con Người (Human Rights Council) độc lập phải được thành lập để xem xét và đưa ra phán quyết cuối cùng.

Bảo đảm và tôn trọng quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là quyền sở hữu đất đai của tất cả mọi người dân hoặc tổ chức cá nhân. 

Đây là một trong những quyền tự nhiên và căn bản nhất của con người. Vì vậy không một nhà nước nào có thể mệnh danh nhân dân sở hữu hoặc quản chế thay họ ngoại trừ đối với những khu vực, biển đảo liên quan đến an ninh quốc gia.

Xác nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường không theo bất kỳ định hướng nào.

Bất kỳ một nền kinh tế nào mang đến sự no ấm, sung túc cho người dân Việt Nam đều sẽ được áp dụng. Mọi định hướng, xã hội chủ nghĩa hay tư bản, đều vi hiến. 

Bản Dự thảo Sửa đổi cuối cùng sẽ không đề cập, tán dương hay lên án bất kỳ một đảng phái, chế độ, cơ quan hay cá nhân nào, trong quá khứ cũng như hiện tại. 

Chỉ có chủ quyền, lợi ích và dân tộc Việt Nam sẽ được nêu đích danh để bảo vệ và phát triển. Mọi ý tưởng khác như Điều 4 trong bản dự thảo hiện hành ghi nhận “Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” hoặc Điều 70 cho rằng “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” đều vi hiến, đặt quyền lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam trên chủ quyền và quyền lập hiến của công dân Việt Nam.


Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Trịnh Hội - UPR & Việt Nam



Trịnh Hội



Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

UPR là tên viết tắt của 3 chữ: Universal Periodic Review mà tôi xin tạm dịch là Tổng Xét Định Kỳ được Liên Hiệp Quốc cho ra đời vào năm 2006. Từ đó, cứ mỗi 4 năm rưỡi Liên Hiệp Quốc thông qua Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ - Human Rights Council) lại tổng xét các quốc gia thành viên (như Việt Nam chẳng hạn) về vấn đề nhân quyền để xem các nước có thi hành đúng các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết hay không.

Tháng 1 năm 2014 sắp tới đây sẽ tới phiên Việt Nam được đem lên bàn mổ ở Geneve, Thụy Sĩ. Trong lần tổng xét này, HĐNQ sẽ dựa vào 3 bản báo cáo trước khi thảo luận với chính phủ Việt Nam. Sau đó họ sẽ tổng kết và đưa ra kiến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện.

Ba bản báo cáo đó bao gồm: báo cáo của quốc gia thành viên (the State's national report), báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UN report on the State) và báo cáo tổng kết của các thành viên liên quan (Summary of other relevant Stakeholders' information) bao gồm đệ trình (submission) của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) hay của các nhà hoạt động dân chủ, xã hội, về vấn đề nhân quyền ở nước này.

Vì vậy, nói một cách tóm tắt, đây là cơ hội để những người dân Việt Nam, những nhóm hoạt động xã hội dân sự (civil society groups) trực tiếp lên tiếng một cách chính thức với Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong 4 năm vừa qua.

Nếu chúng ta không lên tiếng, chắc chắn Liên Hiệp Quốc sẽ dựa vào bản báo cáo của Hà Nội để đưa ra nhận định. Và chắc chắn một điều là trong những nhận định đó sẽ hoàn toàn không có những cái tên như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần hay Việt Khang.

Nếu muốn cho thế giới biết, chúng ta phải lên tiếng. Nếu muốn thấy thay đổi ở Việt Nam, chính chúng ta phải bỏ công, bỏ sức viết và đệ trình những kiến nghị nghiêm túc, đưa ra những bằng chứng cụ thể. Để từ đó thế giới có thể hiểu rõ vấn đề. Có thể biết chắc ở đâu có đàn áp. Và ai mới là người đang lộng ngôn, tuyên truyền cần được giáo dục lại.

Đã đến lúc chúng ta, những con dân xứ Việt, dành lại quyền tự do ngôn luận, để không phải chỉ nói cho chúng ta nghe, chỉ rầm rĩ trên các trang mạng Facebook, ở trong nhà, với bạn bè thân thiết ở đầu phố, mà đường đường chính chính chúng ta sẽ nói rõ, nói thật cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc cùng nghe. Vì đơn giản đó là quyền của chúng ta.

Ở Việt Nam có thể chúng ta không có quyền lên tiếng. Nhưng ở Geneve, Thụy Sĩ, vào tháng 1 năm 2014 sắp tới đây chắc chắn tiếng nói của chúng ta sẽ được tôn trọng.

Các bạn sẵn lòng nhập cuộc chứ?

OK. Nếu sẵn lòng thì trước tiên chúng ta cần phải biết và tuân theo một số thủ tục cần thiết.

Thứ nhất, đệ trình của một tổ chức NGO không được dài hơn 2.815 chữ (khoảng 5 trang). Nếu đây là một đệ trình chung (joint submission) của nhiều NGO khác nhau thì nó không được dài hơn 5.630 chữ (khoảng 10 trang).

Thứ hai, vì đây là những đệ trình chính thức cho Liên Hiệp Quốc nên nó không thể được cho là bí mật (confidential) hay ẩn danh (anonymous). Tên của tổ chức và bản đệ trình sẽ được đăng tải chính thức trên website của HĐNQ về vấn đề UPR nếu hội đủ các tiêu chuẩn. Vì vậy, nếu sợ bị đàn áp hoặc trả thù, các tổ chức hay cá nhân có thể nộp đệ trình thông qua một tổ chức phi chính phủ quốc tế như VOICE chẳng hạn.

Thứ ba, khi viết đệ trình, bạn chỉ nên chú trọng đến một vài vấn đề nổi bật. Không nên ôm đồm quá. Từ 5 đến 10 vấn đề là nhiều nhất cho một đệ trình (1 - 2 vấn đề cho mỗi trang).

Thứ tư, khi viết về một vấn đề, đầu tiên bạn đưa ra bối cảnh chung (general statement) kế tiếp là đưa ra những thí dụ cụ thể (supportive examples). Sau đó là các đề nghị thực hiện (recommendations).

Thứ năm, khi viết các bạn nên tránh dùng những từ ngữ quá xúc cảm (emotional) hoặc chủ quan (subjective). HĐNQ cần biết những con số, tên tuổi, thí dụ điển hình hơn là cảm nhận của bạn về vấn đề đó. Bạn cũng đừng gửi hình ảnh hoặc biểu đồ hay các bản báo cáo thường niên khác của ai đó.

Thứ sáu và cũng là quan trọng nhất, bạn cần phải nộp đệ trình này cho Văn Phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (Office of the High Commisioner for Human Rights) trước ngày 17 tháng 6 tới đây. Nếu muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể truy cập vào trang mạng này của Văn Phòng Cao Ủy: http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/NgosNhris.aspx

Một khi làm xong bản đệ trình, bạn cần viết một lá thư đính kèm (cover letter) trong đó ghi rõ tên và hoạt động của tổ chức, logo hoặc website (nếu có), ngày thành lập cũng như người liên lạc. Nếu có thể, bạn nên tóm tắt nội dung bản đệ trình trong lá thư này, đánh dấu trang (pages), đoạn (paragraphs) trước khi gửi toàn bộ (dưới dạng word document) về địa chỉ email của Văn Phòng Cao Ủy là: uprsubmissions@ohchr.org.

Trong email gửi đi, trong phần tên (title) của email, bạn nên ghi theo thứ tự như thế này: tên tổ chức/loại đệ trình/tên nước liên quan/tháng năm tổng xét. Riêng trong phần email message, bạn có thể viết tóm tắt lại lá thư (cover letter) mà bạn gửi đính kèm đó là tên và hoạt động của tổ chức cũng như người thay mặt liên lạc.

Thí dụ, nếu lần này tôi quyết định thay mặt VOICE làm đệ trình cùng với Phong Trào Con Đường Việt Nam ở trong nước thì tôi sẽ viết trong phần title của email thế này: VOICE - Joint UPR Submission - Vietnam - January 2014. Một khi nhận được, Văn Phòng Cao Ủy sẽ gửi email trả lời xác nhận.

Thế đã nhé. Đương kim Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki-moon đã từng nhận xét: “the UPR as great potential to promote and protect human rights in the darknest corners of the world” (Tiến trình tổng xét định kỳ có tiềm năng quảng bá và bảo vệ nhân quyền ở những nơi đen tối nhất trên thế giới).

Mong là bạn và tôi sẽ cùng nhau biến tiềm năng đó trở thành những cơ hội thật sự trên đất nước mình. Nếu muốn cùng làm chung, bạn có thể email cho tôi qua địa chỉ: hoitrinh@gmail.com. 


Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Trịnh Hội - Tại sao phải trốn chạy hòa bình?



  Trịnh Hội


Những người Việt Nam tị nạn đi qua một chiếc tàu Hải quân Mỹ; Operation Frequent Wind là cuộc rút quân cuối cùng ở Sài Gòn ngày 29/4/1975. (Ảnh tư liệu của chính phủ liên bang Mỹ)

Ngày 30 Tháng Tư năm 2013 đánh dấu  kỷ niệm lần thứ 38 ngày Sài Gòn thất thủ, ngày Miền Nam Việt Nam bị Miền Bắc Cộng Sản tiêu diệt - hay thường được nhiều người gọi là ngày kết thúc cuộc chiến Việt  Nam. Nếu không có ngày này, tôi tin  rằng đã không có nhiều nhà hàng Việt Nam như hiện nay nơi bạn ở. Và nếu không có ngày này thì chắc chắn tôi cũng đã không có mặt hôm nay tại nơi này để nói cho các bạn rõ về những gì đã xảy ra từ dạo đó.

Vì đã sinh sống qua gần 2 thập niên ở nước ngoài trước khi quyết định trở lại Việt Nam vào năm 2007, tôi thường được những người tôi gặp trong các chuyến đi của tôi trên thế giới hỏi tôi về thời gian tôi sinh sống ở Việt Nam trong thời kỳ  hậu chiến sau năm 1975 và về tình hình đất nước hiện nay, 38 năm sau. Điều thường khiến tôi ngạc nhiên nhất là khi tôi hỏi lại họ về những gì họ đã biết về đất nước tôi thì hình như chỉ có 2 phiên bản Việt Nam được nhắc tới.

Phiên bản  thứ nhất là một Việt Nam đẩy rẫy những câu chuyện kinh hoàng và những hình ảnh về một đất nước tan nát vì bị cuộc chiến do người Mỹ dẫn đầu tàn phá. Phiên bản thứ hai là một con hổ kinh tế đang trỗi dậy ở Viễn Đông, điểm đến “thời thượng” của những người trẻ trung và danh tiếng.

Brad Pitt và Angelina Jolie đã tiếp tục trở lại Việt Nam. À! trước đây không lâu họ còn nhận một em bé Việt Nam làm con nuôi và đặt tên cho em là Pax – Hòa Bình.  Trong khi hàng đoàn du khách ba-lô từ Úc, châu Âu  và khắp nước Mỹ đã thành tâm làm theo lời khuyên của sách hướng dẩn du lịch Lonely Planet để ghé thăm mọi nơi từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, tên mới của Sài Gòn, để sững sờ trước nền văn hóa và cảnh sắc mỹ tú của đất nước này. Để nếm thử hương vị một bát “phở” trước khi bắt đầu một ngày rong chơi với một ngân sách tiết kiệm. Họ đã có thể nhìn thấy tận mắt rằng bây giờ mọi thứ đều thanh bình, yên ổn  và dân chúng có vẻ hạnh phúc, hài lòng với vận mệnh mới của mình
.
Hay ít ra nó cũng có vẻ như vậy.

Cho đến khi tôi cho họ biết sự thật không hẳn vậy.

Như các bạn thấy, cũng giống như 2 triệu người Việt Nam khác đã rời bỏ đất nước từ cái ngày định mệnh đó 38 năm trước đây, gia đình tôi đã đến nước Úc như những người tỵ nạn, do hậu quả của cuộc chiến Việt Nam. Sự thật chúng tôi là một phần trong cuộc vượt thoát ồ ạt đầu tiên của người Việt Nam rời bỏ quê cha đất tổ. 

Mặc dù đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh với nước Trung Hoa láng giềng ở phương bắc, mặc dù đã trải qua một trăm năm đấu tranh giành độc lập chống chủ nghĩa thực dân Pháp, và mặc dù đã là nạn nhân của một nạn đói khủng khiếp do người Nhật gây ra trong Thế chiến thứ II, tiếp  theo đó là Chiến tranh Việt Nam kéo dài cho đến năm 1975, người Việt Nam đã luôn gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn và chấp nhận chịu đựng tất cả để chọn Việt Nam làm quê cha đất tổ.

Bất chấp mọi cuộc đổ máu. Bất chấp mọi mất mát, thiệt hại.

Nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước chúng tôi và chẳng bao lâu sau khi chiến tranh chấm dứt, người ta bắt đầu ra đi, thoạt tiên là từng nhóm nhỏ, rồi sau đó là hàng chục ngàn người. Họ đi bằng thuyền và đi bộ. Bất chấp mọi hiểm nguy trên biển cả và những gì đang chờ đợi họ tại bến bờ bên kia. Theo ước tính, từ 10% cho đến 30% tổng số thuyền nhân đã không bao giờ được đặt chân lên đất liền. Từ 1975 đến 1997, khi cuộc vượt thoát ồ ạt chấm dứt, đã có khoảng 1 triệu người Việt Nam đến được các nước lân cận.

Điều này bắt buộc phải đặt ra câu hỏi: Tại sao họ lại phải trốn chạy hòa bình?
Câu trả lời rất đơn giản. Đó là ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc và hòa bình được lập lại, sự thật và công lý chưa bao giờ thắng thế trên đất nước tôi. Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do hội họp và lập hội, Ông Maina Kiai, mới đây đã gọi tình trạng này là một “cơn hôn mê hòa bình” (peace coma). Rằng nhân danh hòa bình, chúng ta đã cố tình làm ngơ trước những vi phạm trắng trợn nhất về quyền con người bởi các chế độ áp bức nhất trên thế giới hiện nay, trong đó có chế độ Cộng sản Việt Nam.

Ba tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975, cha tôi, cùng với hàng trăm ngàn quân nhân và trí thức của Miền  Nam Việt Nam đã bị tống  vào các “trại cải tạo” mà không được xét xử. Ba 3 năm sau đó, ông được thả nhưng không được  phép trở lại nghề dạy học; thay vào đó, giống như các gia đình khác bị buộc tội “phản cách mạng”, chúng tôi bị đuổi ra khỏi căn nhà của chúng tôi ở Sài Gòn và cưỡng bách dời cư đến những nơi gọi là “các khu kinh tế mới” để nhường chỗ cho một nhà nước không tưởng mới.
Thuyền nhân Việt Nam chờ được cứu vớt.

Điều đó đã tạo ra làn sóng đầu tiên của thuyền nhân rời khỏi Việt Nam. Cha tôi là một trong những người này.

Kế tiếp, những người Cộng sản chiến thắng mới bắt tay vào việc quốc hữu hóa mọi doanh nghiệp và khởi sự thực hiện một chương trình kinh tế xã hội chủ nghĩa theo đó mọi tư liệu sản xuất và quyền sở hữu đất đai giờ đây đều thuộc về nhà nước thay vì các cá nhân như trước.   

Điều này gây nên làn sóng người tỵ nạn thứ nhì rời bỏ Việt Nam, và đợt vượt thoát này chỉ ngừng lại khi Hà Nội nhận ra rằng việc tiếp tục thực hiện chính sách đó sẽ đưa đển chỗ sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế đất nước. Được hỗ trợ bởi tinh thần của chính sách “perestroika” (cải tổ) ở Liên Xô cũ vào cuối thập niên 1980, các nhà lãnh đạo đảng bắt đầu một loạt cải cách kinh tế và trong 2 thập niên qua những cải cách này đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi nạn nghèo khổ cùng cực.

Tuy nhiên chế độ xã hội và chính trị của đất nước này vẫn không có gì thay đổi  và cho đến tận hôm nay, tất cả đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước và hàng trăm người bất đồng chính kiến vẫn còn bị giam cầm chỉ vì họ dám thách thức sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thật là Facebook bị ngăn chặn, không một phương tiện truyền thông độc lập nào được phép hoạt động, các cuộc biểu tình phản đối bị nghiêm cấm, và những người bảo vệ nhân quyền thường xuyên bị sách nhiễu, khủng bố. Để cuối cùng một số nhân vật bất đồng chính kiến phải đào thoát để xin tỵ nạn chính trị ở các nước khác trong khi những người ở lại có thể bị kết án đến 16 năm tù vì những hoạt động ủng hộ nhân quyền của họ.

Như vậy, một sự thật phũ phàng là vẫn còn người tỵ nạn từ Việt Nam và không có hòa bình thật sự hay công lý được thực hiện trên quê hương tôi.

Bởi thế, câu hỏi mà tôi thường đặt ra là:

Tất cả những người có thiện ý từng phản đối cuộc chiến Việt Nam trong những thập niên 60 và 70 ngày nay đang ở đâu?

Phải chăng họ chẳng màng tìm hiểu những gì đã xảy ra sau đó tại Việt Nam?

Quan trọng hơn, giờ đây họ có thể làm gì để góp phần giúp cho Việt Nam trở thành một nơi tốt đẹp hơn, tự do hơn? Như họ đã từng nhiệt tình tuyên bố cách đây 4 thập niên trước.

Đây là bài viết mới nhất của tôi được đăng nguyên bản bằng tiếng Anh trên báo Asia Times tuần này. Trong tuần tới tôi mong là sẽ có những tờ báo khác đăng lại. Riêng hôm nay tôi xin gửi các bạn bài dịch này. Nếu có ý kiến gì xin các bạn cứ email cho tôi biết at: hoitrinh@hotmail.com.


Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Trịnh Hội - Tình yêu


Trịnh Hội
(Nguồn: VOA)

Ðúng một năm rồi tôi mới viết lại về đề tài này. Cũng là một năm mới, Tết Songkran ở Thái Lan sau một đêm không ngủ. Âu cũng là duyên số. Thật ra tôi ít khi bị mất ngủ. Viết về tình yêu lại càng ít hơn. Vì tôi nghĩ đấy thật ra là chuyện riêng tư, chín người mười ý, không ai có thể định nghĩa cho ai được. Như tôi đã từng chia sẻ, vào năm ngoái, cũng trong giây phút giữa đêm và ngày này.


Nhưng tôi lại nghĩ, trang blog này là của tôi. Và từ lúc bắt đầu viết blog cho đến bây giờ tôi chỉ viết những gì tôi thật sự suy nghĩ và cảm nhận. Chứ không phải viết cho một ai đó hay một lý tưởng cao cả nào. Chỉ có điều tôi ít khi nói đến chuyện cá nhân, riêng tư. Vì thứ nhất, nó chẳng giúp được ai cả. Và thứ hai, quan trọng hơn, khi nói về tình yêu là chúng ta chỉ nói đến sự cảm nhận. Mà đã nói đến cảm nhận rồi thì nó sẽ luôn thay đổi. Khác với các tư tưởng chính trị hay đạo đức có thể trải qua nhiều thế hệ hay nhiều quốc gia, phong tục khác nhau nhưng nó vẫn thế. Sự tự do, dân chủ mà con người ai cũng muốn là một thí dụ điển hình.


Nhưng đối với tình yêu thì khác. Năm trước nó có thể thế này. Nhưng năm nay nó đã thế kia. Chắc chắn trong một năm qua đã có một số bạn đọc đánh mất tình yêu. Nhưng ngược lại cũng đã có người tìm cho mình một người tình mà bấy lâu nay mình vẫn tìm kiếm.

Nếu đã mất, tôi xin chia buồn cùng bạn (mà cũng có thể là chia vui đấy chứ). Còn như vừa tìm được thì tôi mong bạn sẽ hài lòng với những gì bạn đang có và tận hưởng hạnh phúc mà mình đang ôm trong tay. Hôm nọ tôi có đọc được một câu nói tiếng Anh rất hay về tình yêu. Tôi không nhớ rõ từng chữ một. Nhưng đại loại ý của nó như thế này. Ðó là: Bạn đừng cố gắng đi tìm một tình yêu hoàn hảo. Mà hãy cố gắng vun xới tình yêu mà bạn đang có để trong tương lai nó có thể hoàn hảo hơn.

Tôi rất yêu câu này. Vì nó rất chính xác. Tôi không tin là có một tình yêu nào hoàn hảo cả. Những tình yêu lâu dài, vững bền và ngày càng hạnh phúc mà tôi được biết điều xuất phát từ hai trái tim chân thành sẵn sàng nhường nhịn nhau. Một người có máu nóng, thì người kia phải là người điềm đạm, không cãi lại lớn tiếng, ăn thua đủ với nhau. Còn thí dụ như một người ích kỷ trong tình yêu, không muốn san sẻ người bạn đời của mình đối với bất kỳ ai kể cả gia đình, bè bạn nhưng mình thì lại muốn làm gì làm, thì người bạn đời kia cần phải tỉnh táo và đủ trưởng thành để sẵn sàng bỏ qua sự khác biệt nhất thời ấy. Ðể trong tương lai tình yêu đó được vun đắp, lớn mạnh sau những lần va chạm với thực tế trong tình yêu.

Xây dựng tình yêu thật ra tôi thấy cũng giống như set up một business. Nếu phút đầu bạn chịu bỏ công, bỏ sức và bỏ cả cái tôi lớn quá của mình để sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác thì sau này bạn mới có cơ hội thành công. Bằng không sự thất bại sẽ đến với bạn không sớm thì muộn. Cho dù cả hai có thành ý đến đâu. Hay tình yêu say đắm mà cả hai đã dành cho nhau nồng nàn lúc ban đầu đến độ nào.

Ðối với riêng tôi, nếu muốn có một cuộc sống lứa đôi bền vững, lâu dài, chỉ có tình yêu thôi chưa đủ. Mà nó còn cần ở sự sáng suốt (wisdom), vừa phải (reasonableness), và tôn trọng (respect) trong cách đối xử với nhau. Và quan trọng nhất là cả hai người cần phải biết nhận thức khi nào cái tôi phải được bỏ qua một bên. Không hẳn cùng một lúc cả hai phải biết điều đó. Mà ít nhất một người phải chịu “lép vế” trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Một điều nữa tôi muốn nhắc đến khi nói về tình yêu đó là thực tế luôn khác xa với những lời nói bóng bẩy, lúc cảm xúc của chúng ta sôi trào. Của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Chúng ta cần phải có thời gian mới xác nhận được đâu là tình yêu chân thật và phải có sống, chung đụng với nhau mới biết điều gì chúng ta có thể chấp nhận được và khi nào những giới hạn đã vượt quá khỏi tầm tay mình, không còn gì hàn gắn được.

Nhưng làm thế nào để biết những giới hạn (boundaries) ấy? Thú thật, sau một năm tích lũy, tôi nghĩ điều cần nhất là sự chia sẻ, giãi bày (communication) chân thành giữa hai người ngay cả khi nói lên một cảm xúc chân thật nào đó (true feeling) có thể làm ta mất đi tất cả. Vì chỉ có sự thật mới có thể giải thoát chúng ta. Only the truth can set you free. Như câu nói về tình yêu mà tôi rất tâm đắc trong năm vừa qua:

“A true relationship is when you can tell each other anything and everything. No secrets, no lies.”

Một tình yêu đích thực là khi cả hai đều có thể kể cho nhau nghe về tất tần tật mọi vấn đề. Không giấu kín, không dối gian.

Nhưng hai điều khác cũng quan trọng không kém đó là sự tin tưởng ở nhau (trust) và thay đổi liên tục trong mối liên hệ giữa hai người. Năm trước cả hai đã quyết định chỉ làm những điều này. Năm nay cả hai cùng quyết định cần thay đổi vài điều khác để dung hòa với cuộc sống mới. Ðiều đó chắc chắn sẽ giúp cả hai thành công.

Như nó đã giúp tôi.

Thế còn bạn thì sao? Có thể chia sẻ với tôi được không? Please. At hoitrinh@hotmail.com

***

Rạng sáng của một năm mới ở Bangkok
Cũng viết riêng để gửi tặng người bạn thân nhất của tôi.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Trịnh Hội - Bên thua cuộc


Trịnh Hội - 


Trước tiên tôi xin thưa là bài blog này không liên quan gì đến quyển sách hot nhất hiện nay của anh Huy Đức có tựa đề là Bên Thắng Cuộc. Tôi chỉ muốn dựa nó lấy tí hơi để nói về một câu chuyện khác. Nhưng là của bên thua cuộc. Nhưng cũng chưa hẳn là đã thua. Và cũng chưa hẳn là:

Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại (Nguyễn Duy)


Chợ Tết ở Little Saigon


Vì tối hôm qua tôi và một thằng bạn đã gân cổ hết sức để cãi về một vấn đề mà, nếu nói thẳng ra, thì nó chẳng liên quan gì đến 2 thằng! Và mặc dù cả hai cuối cùng đều đồng ý đó là trong lễ diễn hành Tết tuần vừa rồi ở quận Cam, lẽ ra nhóm LGBT (Lesbian/Gay/Bisexual/Transexual) của các anh chị em người Việt ở Cali nên được cho tham dự.

Thay vì bị cấm bởi một, hai người nhân danh lãnh đạo cộng đồng hay lãnh đạo tôn giáo.

Vì thứ nhất, việc những anh chị em trong nhóm LGBT tự nguyện làm những chuyện...người lớn cùng với những người tự nguyện khác trong phòng ngủ của họ chẳng liên quan tí ti gì đến cuộc sống của các nhà lãnh đạo cộng đồng.

Thứ hai, kinh nghiệm giường chiếu, chuyện ái ân của họ chẳng liên quan gì đến văn hóa Việt Nam (theo như lời giải thích của Ban Tổ chức được đưa ra). Vì nếu thật sự nó có liên quan thì chả nhẽ văn hóa Việt Nam có nói rõ việc ái ân phải được thực hiện với ai và trong hoàn cảnh nào? Nếu phải suy rộng ra chả nhẽ việc tôi hay bạn từ trước đến nay có yêu thương ai hay đã lỡ ngủ với ai cũng cần phải được xét kỹ xem nó có “chuẩn” hay không theo văn hóa Việt Nam?

Ai là người có đủ thẩm quyền để xét về khía cạnh này? Đấy là chưa nói đến việc ai dám vỗ ngực xưng tên ta đây và chỉ có ta mới có thể định nghĩa hoàn toàn thế nào là văn hóa Việt Nam.

Thú thật càng tự hỏi tôi càng cảm thấy bí. Khác với một số người luôn biết chắc họ là ai và đang cần làm gì để “gìn giữ” văn hóa Việt Nam. Bằng cách kỳ thị, phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số.

Đấy là điều thứ ba và cũng là điều quan trọng nhất mà tôi muốn nêu lên ở đây. Đó là chúng ta cần phải nhận thức rõ sự khác biệt giữa chuyện tư và chuyện công (private v. public sphere). Ở chốn riêng tư, ở nhà bạn, trong các nhóm sinh hoạt tư nhân, bạn có thể, nên và có quyền mời hoặc cấm bất kỳ ai muốn vào nhà, vào nhóm của bạn. Luật cho phép thế. Những nguyên tắc căn bản về sự tự do, dân chủ khuyến khích thế.

Ngược lại, nếu đã nói đến chuyện công, chuyện cộng đồng, đã tự nhận mình là một tổ chức cộng đồng thì tốt hơn hết chúng ta nên quyết định dựa trên những giá trị công cộng (public values) có tính chất phổ quát và được những tổ chức công cộng áp dụng trong xã hội mà chúng ta hiện đang chung sống. Đó là chúng ta sẽ không phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, hay xu hướng tình dục.

Trớ trêu thay, một tổ chức mang danh cộng đồng, được cho là đại diện cộng đồng người Việt ở Nam Cali lại không thực hiện điều đó. Mà ngược lại họ đã từ chối không cho nhóm LGBT tham dự. Và cho đến khi họ bị kiện ra tòa thì họ lại núp sau bức bình phong luật pháp viện dẫn họ chỉ là một nhóm hoạt động tư nhân và vì vậy họ hoàn toàn có quyền mời hay từ chối bất kỳ ai mà họ không thích.

Nhờ vậy họ đã thắng.

Và một lần nữa chúng ta đã có bên thắng cuộc.

Nhưng bên thắng cuộc chưa hẳn là kẻ chiến thắng và bên thua cuộc chưa hẳn là đã bị thua. Vì thứ nhất, họ đã thành công khi có nhiều người trong cộng đồng người Việt chúng ta biết được về vấn đề này.

Thứ hai, họ đã thành công khi buộc những nhóm có liên quan, kể cả thành phố Westminster là cơ quan cấp giấy phép, phải xem xét lại quá trình này trong năm sau.

Và thứ ba, họ đã thành công trong việc buộc tất cả chúng ta phải động não, phải tự hỏi mình rằng: chúng ta có thể làm gì để xã hội mà chúng ta đang sống ngày càng văn minh, công bằng, nhân bản hơn?

Thú thật trước đây tôi rất ít quan tâm về vấn đề này. Nhưng hôm qua trước khi ra về tôi đã bảo với thằng bạn tôi thế này: cũng may là tao vẫn còn mê chuyện tỵ nạn, chuyện non, chuyện nước ở Việt Nam. Chứ nếu không chắc chắn tao sẽ xin vào làm phụ tá cho Luật sư Trần Kinh Luân để theo đến cùng việc này. Để xem văn hóa Việt Nam nó đi về đâu? Để xem cuối cùng ai thua, ai thắng. Để hiểu rõ hơn cảm nhận của Tổng thống Obama về vấn đề này trong bài diễn văn nhậm chức tháng trước của ông khi ông nhấn mạnh:
Con đường mà chúng ta theo đuổi chưa hoàn thành cho đến khi những anh chị em gay của chúng ta được luật pháp đối xử như tất cả mọi người - bởi nếu như chúng ta được tạo hóa sinh ra bình đẳng thì chắc chắn tình yêu mà chúng ta dành cho nhau cũng phải được bình đẳng y như thế.

Our journey is not complete until our gay brothers and sisters are treated like anyone else under the law - for if we are created equal, then surely the love we commit to one another must be equal as well.
Thật không bõ công tôi đã bầu cho ông. Cũng may cho cộng đồng của chúng ta là chính ông mới thật sự là một nhà lãnh đạo.