Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Vinh Dự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Vinh Dự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Trần Vinh Dự - ‘Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này’- Gandhi


(Phát biểu tại hội thảo UNESCO’s Vietnamese Youth Competence tổ chức ngày 8/8/2015 tại Sài Gòn)
Xin cảm ơn ban tổ chức đã dành cho tôi cơ hội thú vị này để chia sẻ với các bạn.
Chúng ta đang sống trong một giai đoạn kỳ lạ của lịch sử nhân loại. Toàn cầu hóa đã trở thành sự thực. Thế giới giờ đây được kết nối với nhau một cách gần như hoàn hảo. Một diễn biến đơn độc ở một quốc gia sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến cả thế giới rộng lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ năm 2009 đã tạo ra một cơn địa chấn về tài chính trên toàn cầu. Năm 2014, bệnh dịch Ebola ban đầu bùng nổ ở Tây Phi chỉ cần vài tháng đã lan khắp thế giới. Thị trường chứng khoán Trung Quốc mới chỉ suy sụp vài tháng trở lại đây đã ngay lập tức đẩy Australia hay New Zealand, những quốc gia tưởng như chẳng mấy liên quan, vào khủng hoảng kinh tế.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Trần Vinh Dự - Không còn là kỷ nguyên lều chõng


Mấy hôm nay trời rất nóng. Đọc các tin về vụ thi tốt nghiệp (kết hợp thi đại học) trên báo chí mà thực sự thương các em. Nào là bị ăn cướp ngay trước khi thi (1), nào là bị ngất vì quá nóng (2), nào là bị đuổi khỏi phòng thi vì mang điện thoại trong người (3). Đau xót hơn, còn nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông và qua đời (riêng tại tỉnh Nam Định đã có 4 trường hợp bị tai nạn, trong đó 3 trường hợp dẫn đến tử vong (4)). Đó là chưa kể câu chuyện hàng chục ngàn “tình nguyện viên” bị đẩy ra đường đứng làm “tường rào” để điều tiết giao thông giữa trời nóng 40 độ (trong khi đó là việc của công an giao thông) (5).

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Trần Vinh Dự - Những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới


(Bài nói chuyện với các sinh viên nhận học bổng của Broward College Việt Nam năm 2015)
Một trong những niềm vui lớn nhất của một người làm giáo dục là tạo cơ hội cho những người không có cơ hội, biến giấc mơ thành hiện thực, tạo cảm hứng để từ đó đem lại động lực cho những người không có động lực thay đổi, phát hiện những tài năng để biến tiềm năng thành năng lực thực sự. Hôm nay là một ngày như thế.
Khi tôi đang làm tiến sĩ tại đại học tổng hợp Texas-Austin, khẩu hiệu của trường khi đó là “what starts here changes the world”(những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới). Lúc đấy, tôi hay nghĩ đến khẩu hiệu này với một sự mỉa mai. Thay đổi thế giới, theo cách tôi hiểu, là câu chuyện quá lớn lao, và vì thế nghe nó rất rỗng tuếch. Tôi sẽ tốt nghiệp khỏi ngôi trường đó, và trở thành một người bình thường, chẳng làm gì để có thể thay đổi thế giới. Có tôi hay không thế giới vẫn vậy.

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Trần Vinh Dự - Việt Nam: Kỷ luật ngân sách quá yếu


Chủ đề kinh tế vĩ mô nóng nhất hiện nay được Quốc hội và công luận mổ xẻ là vấn đề kỷ luật tài chính quốc gia. Lý do là trong nhiều năm gần đây, thâm hụt ngân sách liên tục tăng về con số tuyệt đối, và vượt xa ngưỡng mà Quốc hội phê chuẩn. Câu chuyện thường xảy ra là Chính phủ trình kế hoạch ngân sách hằng năm, Quốc hội phê chuẩn, sau đó Chính phủ xin tăng thêm thâm hụt, Quốc hội lại phê chuẩn, thế nhưng đến khi quyết toán ngân sách, thì con số thâm hụt thật thậm chí còn vượt xa những con số được phê chuẩn này. Vì thế, Quốc hội dường như luôn bị đặt vào trạng thái đã rồi, không có cách kiểm soát và cũng như không có chế tài để xử lý.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Trần Vinh Dự - Giới thiệu sách Đồng Tiền Lên Ngôi


Tiền, tiền, và tiền…Từ hàng nghìn năm nay tiền luôn gắn liền với cuộc sống con người. Nó trở nên quen thuộc đến nỗi người ta coi sự tồn tại của nó là hiển nhiên. Trong xã hội hiện đại này khó có thể tìm ra một người trưởng thành không biết đến sự tồn tại của tiền, hoặc không biết cách sử dụng tiền.

Thật ra, sự tồn tại của tiền hoàn toàn không tự nhiên. Mặc dù không ai biết chính xác tiền xuất hiện từ khi nào, nhưng rõ ràng nó là một khái niệm rất mới trong lịch sử tồn tại của loài người. Có thể nói không ngoa rằng tiền là một phát minh vĩ đại nhất về mặt kinh tế của loài người cho đến nay. Tại sao? Vì tiền là một thước đo chung của mọi loại sản phẩm và dịch vụ. Với thước đo chung này, mọi thứ hàng hóa dịch vụ có thể được quy đổi thành một con số và làm cho việc trao đổi chúng trở nên đặc biệt dễ dàng. Không có tiền thì sẽ không có nền kinh tế hàng hóa, không có thị trường, không có khoa học công nghệ và xã hội hiện đại.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Trần Vinh Dự - Tưởng nhớ John Nash

John Nash là một tượng đài trong ngành toán và kinh tế. Ông đoạt giải Nobel kinh tế năm 1994.
Hôm nay, giáo sư toán kinh tế John Nash đã qua đời cùng với người vợ của mình, bà Alicia Nash, trong một tai nạn giao thông kinh hoàng ở bang New Jersey. Giáo sư Nash hưởng thọ 86 tuổi, còn vợ ông, bà Alicia Nash hưởng thọ 82 tuổi.

John Nash là một tượng đài trong ngành toán và kinh tế. Ông nhận giải Nobel kinh tế năm 1994 vì là người đầu tiên mở ra ngành Game Theories (lý thuyết trò chơi, hay đúng hơn là lý thuyết tương tác chiến lược). Game Theory ngày nay đã trở thành xương sống của kinh tế học hiện đại, của chính trị học, xã hội học, và nhiều ngành khoa học xã hội khác. Sở dĩ như vậy là vì Game Theories mô hình hóa tất cả các tương tác xã hội giữa con người với con người dưới dạng toán học để tìm ra các giải pháp cân bằng (equilbrium) cho mỗi tình huống. Tên của giáo sư John Nash được đặt cho một loại cân bằng này, gọi là Nash Equilibrium.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Trần Vinh Dự - Bàn thêm về tư nhân hóa


Bàn thêm về làn sóng tư nhân hóa mới: không thể không làm?
Trong một bài trước, tôi đã nhận định rằng những nỗi lo sợ mới đây liên quan đến cổ phần hóa chủ yếu là do việc bán các tài sản trọng yếu trong lĩnh vực hạ tầng. Thế nhưng nhìn rộng ra, quá trình tư nhân hóa, gọi nhẹ đi là “cổ phần hóa”, hoặc nhẹ hơn nữa là “xã hội hóa” không dừng lại trong lĩnh vực kinh tế truyền thống mà đang lan ra nhiều lĩnh vực “nhạy cảm khác”, không chỉ có hạ tầng, mà thậm chí còn cả y tế hay giáo dục.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Trần Vinh Dự - Làn sóng tư nhân hóa mới: những nỗi sợ

Tony Blair - www.madstudio.biz

Cựu Thủ tướng Anh quốc, ông Tony Blair, người đang giữ vai trò cố vấn cho Chính phủ Việt Nam từ năm 2013, gần đây đã có một phát biểu thú vị tại cuộc hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức liên quan đến việc cải cách doanh nghiệp nhà nước. Theo ông, “cải cách mà không có chống đối thì là kém, sự chống đối là đương nhiên và quá trình cải cách cần phải vượt qua”.
Phát biểu của ông thú vị ở chỗ nó phủ nhận câu chuyện đồng thuận trong cải cách và đề cao tính quyết đoán của những người lãnh đạo quá trình này. Nó cũng thú vị về mặt thời điểm. Trong những ngày này, ở Việt Nam đang diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi về việc bán các tài sản nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng cũng như việc tư nhân hóa triệt để (theo nghĩa nhà nước bán hết, hoặc gần hết sở hữu của mình) một số doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Trần Vinh Dự - Cuba kêu gọi đầu tư nước ngoài: cải cách nhưng thiếu quyết đoán


Sự kiện Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba có lẽ là sự kiện lớn tích cực nhất trong chuỗi các sự kiện dày đặc về quan hệ quốc tế trong năm 2014. Ngoài câu chuyện bình thường hóa, Mỹ đang trong lộ trình tìm cách dỡ bỏ từng phần cấm vận đối với nước này, mặc dù con đường dỡ bỏ cấm vận chắc chắn sẽ rất chông gai. Dẫu sao, Cuba có vẻ như đang trong giai đoạn đầu của một lộ trình chuyển đổi – con đường mà Việt Nam đã đi từ 20 năm trước.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Trần Vinh Dự - Cuba - Mỹ: Bình thường hóa…có bình thường?


Một trong những sự kiện nổi bật nhất của quan hệ quốc tế thế giới năm 2014 là sự kiện Tổng thống Obama tuyên bố lộ trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba, bao gồm cả việc thuyết phục Quốc hội Mỹ từng bước dỡ bỏ cấm vận kinh tế. 53 năm sau
sự kiện Vịnh Con Lợn, có vẻ như tàn dư cuối cùng của chiến tranh lạnh trong chính sách ngoại giao của Mỹ đang dần biến mất và Cuba đang đứng trước cơ hội lớn để hội nhập trở lại với thế giới. Nhưng lý do tại sao?

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Trần Vinh Dự - Giấc mơ khởi nghiệp và sáng tạo


Trong vòng vài tháng trở lại đây, chúng tôi có dịp làm giám khảo cho hai cuộc thi liên quan đến sáng tạo tại Sài Gòn. Đầu tiên là cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp (Demo Day) do Lãnh sự quán Hoa Kỳ tài trợ hồi tháng 9 và cuộc thi Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo (Best Innovators Award) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hồi tháng 11.

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Trần Vinh Dự/VOA - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - phiên chợ ế ẩm

Mặc dù thị trường chứng khoán có sự khởi sắc tốt trong hai năm qua, sự hứng khởi này đã hầu như bỏ qua một bên các doanh nghiệp nhà nước đã và đang được cổ phần hóa.

Thị trường chứng khoán trong 2 năm 2013 và 2014 đã tốt lên rất nhiều, đặc biệt là năm 2014. Từ đầu năm đến nay tốc độ tăng trưởng của thị trường đạt 19% (VN-Index) và 28% (HNX-Index), đưa VN vào top đầu các thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới của năm 2014. Thế nhưng, nhìn sang “người hàng xóm” là các doanh nghiệp nhà nước đang được cổ phần hóa và chào bán ra công chúng, câu chuyện lại khác hẳn.


Một doanh nghiệp đóng tàu quốc doanh ở Việt Nam. (Hình minh họa: STR/AFP/Getty Images)

Từ đầu năm đến hết ngày 21 tháng 8 năm nay, nhà nước chỉ thu về được 2.23 nghìn tỷ đồng từ việc IPO (lần đầu chào bán ra công chúng) 33 công ty quốc doanh, đạt chưa đến 50% kế hoạch năm. Tới nay đã là giữa tháng 11 và câu chuyện có vẻ không sáng sủa hơn bao nhiêu. Lý do chính của việc cổ phần hóa và IPO ỳ ạch nằm ở mấy điểm sau đây:

Thứ nhất là nhà nước chỉ IPO một lượng cổ phần rất nhỏ. Nhà đầu tư bên ngoài chỉ tham gia được quá ít và không tham gia được gì vào chuyện quản trị điều hành doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Thí dụ công ty Khí PetroVN khi cổ phần hóa chỉ bán ra ngoài có 3%, VietcomBank cũng chỉ có 23%. Chính vì vậy, dù có mua cổ phần, bản chất các doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp nhà nước và nhà đầu tư tư nhân không có tiếng nói gì.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Trần Vinh Dự - Cuộc thanh lọc mới trong lĩnh vực ngân hàng?


Câu chuyện sở hữu một ngân hàng ở Việt Nam để rút ruột (bằng cách cho các doanh nghiệp của mình vay hoặc làm các giao dịch đặc biệt khác) là câu chuyện ai cũng biết từ nhiều năm nay. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng không thể quản trị rủi ro tín dụng tốt (vì các khoản vay này đều là khoản vay chỉ định) dẫn tới nợ xấu tăng cao.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Trần Vinh Dự - Nobel kinh tế 2014 và vấn đề quản lý thị trường

Người đoạt giải Nobel kinh tế 2014 là giáo sư Jean Tirole, 61 tuổi, và đang là giáo sư tại trường Đại học Tolouse 1, Pháp.
Tại sao EVN liên tục kêu lỗ dù người tiêu dùng luôn cho rằng giá điện ở Việt Nam đắt đỏ? Tại sao giá xăng giảm thì ít mà tăng thì nhiều? Tại sao giá sữa ở Việt Nam luôn ở mức cao? Tại sao các nhà mạng có thể đồng loạt tăng giá cước 3G lên 40% hồi tháng 10 năm 2013? Tại sao hệ thống ngân hàng của Việt Nam liên tục ốm yếu? Tại sao các thương lái thường xuyên có thể ép giá nông dân khi thu mua nông sản (đặc biệt là gạo)? Đây là một vài trong số hàng trăm những câu hỏi mà người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên đặt ra. Tiếc rằng hiếm khi, nếu không muốn nói là chưa bao giờ có, câu trả lời thực sự thỏa đáng.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Trần Vinh Dự, Nguyễn Quốc Toàn - Đại học phi lợi nhuận không phải là thiên đường trú ẩn của kẻ bất tài


Norman Osborn là một nhà khoa học và là chủ tịch công ty Oscorp trong bộ phim
Người Nhện 1 (Spiderman 1) lần đầu được công chiếu năm 2002. Trong phim, ông Osborn thực hiện một dự án nghiên cứu tối mật do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ. Nghiên cứu của ông mất quá nhiều thời gian, tiêu tốn quá nhiều tiền, và thử nghiệm bất thành. Vì thế ông bị Bộ Quốc phòng Mỹ cắt tài trợ. Vì muốn cứu dự án của mình, và để chứng minh với Bộ Quốc phòng nhằm lấy lại tài trợ, ông đã thực hiện thí nghiệm ngay trên cơ thể mình với một hóa chất có tác dụng tăng cường năng lực chiến đấu của binh sĩ. Tiếc là hóa chất này chưa thực sự ổn định. Kết quả là hóa chất này biến ông thành một siêu nhân nhưng đồng thời làm ông phát điên, và vì thế trở thành một ác ma với cái tên Green Goblin.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Trần Vinh Dự - Ðàm phán hay không đàm phán với khủng bố?

Với các nạn nhân bị bắt cóc như nhà báo James Foley hay Steven Sotloff, chắc hẳn không có mong muốn gì hơn đối với họ là được giải cứu, dù dưới hình thức một cuộc đột kích hay dưới hình thức một cuộc thương lượng. Ðối với Foley, đã có một cuộc đột kích như vậy nhưng không thành, còn một cuộc thương lượng thì chưa bao giờ được thực hiện. Ðiều này là do chính sách cứng rắn của Mỹ từ trước tới nay - không đàm phán với khủng bố.


Cha mẹ của nhà báo James Foley chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn về chuyện con trai họ bị ISIS cắt đầu. (Hình minh họa: Dominick Reuter/AFP/Getty Images)

Mỹ nằm trong một số rất ít quốc gia có lập trường cứng rắn như vậy. Mỹ và Israel luôn tuyên bố không chấp nhận đàm phán với khủng bố, trong khi Columbia thậm chí còn đưa mọi dạng hành vi liên lạc với những kẻ bắt cóc con tin thành hành vi bất hợp pháp. Phần lớn các nước khác, đặc biệt là Châu Âu, đều đàm phán với khủng bố và các nhóm bắt cóc đòi tiền chuộc. Việc mặc cả, đàm phán này nhiều khi diễn ra như cơm bữa, đặc biệt là tại các địa bàn “nóng” về bắt cóc đòi tiền chuộc như vùng Somalia.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Trần Vinh Dự/VOA - Mờ nhạt Aung San Suu Kyi?


'Là khôi nguyên của giải Nobel Hòa bình năm 1991, và là người đã trải qua 15 năm giam lỏng tại gia vì nỗ lực tranh đấu cho một Miến Điện dân chủ, Aung San Suu Kyi trở thành một trong số rất ít các lãnh tụ tinh thần của thế giới hiện đại được cộng đồng quốc tế nể trọng và được người Miến Điện ưu ái gọi bằng cái tên “The Lady”. Những năm gần đây, với sự cải tổ về chính trị ở Miến Điện, Aung San Suu Kyi đã được tự do vào tháng 11 năm 2010 và được bầu làm nghị sĩ Miến Điện vào tháng 5, 2012.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Trần Vinh Dự, Ðàm Quang Minh/VOA - Ðại học chất lượng thấp và 'lò mổ tú tài': Văn hóa theo bằng cấp

Học sinh Hà Nội thắp nhang tại Văn Miếu Quốc Tử Giám cầu được đậu đại học. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Thực trạng nhiều trường đại học/cao đẳng hoạt động không khác gì các lò mổ và góp phần tạo ra một đội quân cử nhân thất nghiệp hùng hậu như vậy là hết sức đáng sợ. Bí ẩn tiếp theo là vậy các tân tú tài của chúng ta có biết điều đó hay không? Có cơ hội để biết những điều đó hay không? Họ là những nạn nhân vô tội của tình trạng thiếu thông tin hay là những tội đồ lười biếng?

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Trần Vinh Dự - Song mã què và chú ngựa thứ ba


Tại thời điểm này, mặc dù kinh tế Việt Nam có vẻ đang ổn định, phần lớn người Việt, từ các chuyên gia kinh tế, các chủ doanh nghiệp, đến người lao động, đều có cái nhìn không mấy tích cực về triển vọng kinh tế ngắn và trung hạn của Việt Nam. Điều này ít nhiều mâu thuẫn với quan điểm của giới quan sát và đầu tư quốc tế. Khác với quan điểm chung của người Việt, nhóm này có cái nhìn tích cực một cách thận trọng. Hồi cuối tháng 7 vừa rồi Moody
đã nâng hạng tín dụng của Việt Nam từ B2 lên B1. Trước đó không lâu, hồi tháng 1 cùng năm, Fitch Ratings cũng nâng đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam lên mức B+ với triển vọng tích cực.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Trần Vinh Dự/VOA - Ðào mỏ ngân sách

Kinh tế học của phương Tây có khái niệm rent-seeking (khái niệm được Anne Krueger đặt ra năm 1974). 


Cư dân Hà Nội xem mô hình đô thị dự trù xây dựng cạnh sông Hồng. 
(Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Rent-seeking được dùng để chỉ hành vi của các cá nhân, tổ chức, hay doanh nghiệp, dùng tiền bạc hay các loại lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc gián tiếp) để “vận động hành lang” (lobby) với các quan chức nhà nước nhằm trục lợi từ các chính sách của nhà nước. Hành vi của người đi lobby trong trường hợp đó được gọi là rent-seeking. Làm chính sách được tạo ra dưới ảnh hưởng của các hành vi rent-seeking này được gọi là rent-seeking policy making.