Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Văn Khởi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Văn Khởi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Trần Văn Khởi: Dầu hỏa VNCH — Đi vào một lịch sử không hề mơ ước

Sau nhiều năm thăm dò sơ khởi ngoài khơi, chương trình tìm dầu của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã thực sự lăn bánh trên phi đạo với việc ban hành Luật Dầu Hỏa cuối năm 1970. Khi giao cho tôi phụ trách chương trình, Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đã chia sẻ với tôi viễn ảnh phát triển bền vững do khai thác dầu hỏa dẫn đầu, cùng với những cải tổ cơ cấu căn bản, đưa tới một nền kinh tế thị trường tiến bộ và cởi mở trong tương lai. Trong hơn bốn năm kế tiếp, chương trình đã được xúc tiến mạnh mẽ, đưa tới khoan sáu giếng ngoài khơi, tìm được hai mỏ và một vết dầu triển vọng. Rồi bước ngoặc lịch sử 30 tháng Tư đã làm sụp đổ chế độ cộng hòa, kết thúc giấc mơ lấy dầu hỏa thay viện trợ Mỹ để phát triển miền Nam.

Chính phủ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tiếp thu ngay chương trình tìm dầu. Mấy năm đầu thì tiến độ công tác rất chập chững, một phần vì bị cấm vận không được tiếp cận kỹ thuật dầu khí tây phương, một phần vì, như sau này tự nhận định, “quan điểm tự lực trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển chưa có tính khả thi về vốn, cán bộ và công nghệ.” Mấy năm sau, ngành dầu khí đã trưởng thành nhanh chóng dựa trên khám phá mới ở mỏ Bạch Hổ và hàng loạt mỏ dầu mới ngoài khơi miền Nam. Đến nay, sau 40 năm khai thác, công trình dầu khí đã mang lại cả trăm tỉ Mỹ kim cho Việt Nam, chưa kể đến những hệ quả kích động dây chuyền trong sinh hoạt kinh tế.


Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Trần Văn Khởi: Những Hợp Đồng Tìm Dầu Đầu Tiên Ở Việt Nam

Tháng Tám 47 Năm Trước

Chẳng có gì nhiều thực hiện hồi Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) trước đây mà còn lưu lại sau ngày Cộng Sản chiếm miền Nam: hầu hết đường sá bị đổi tên, tượng đài phá huỷ, và các dự án chương trình đều đã bị ngưng bỏ từ lâu. Nhưng công cuộc tìm dầu ngoài khơi thì vẫn còn tiếp tục, và còn đem lại nhiều phúc lợi đáng kể cho kinh tế Việt Nam ngày nay.

Trong vòng 8 tháng trước Tháng Tư Bảy Mươi Lăm, sáu giếng tìm dầu đã được khoan ở thềm lục địa miền Nam: kết quả là ba giếng khô, ba giếng tìm thấy dầu khí ở ba mỏ đặt tên là Dừa, Đại Hùng và Bạch Hổ. Cả ba đến nay vẫn còn tiếp tục sản xuất, trong đó mỏ lừng danh Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất ở Việt Nam, và là mỏ khổng lồ, thuộc vào loại đặc trưng trong hàng quốc tế. Cùng với hàng chục mỏ khác được khám phá sau này, dầu khí ở thềm lục địa miền Nam đã đem lại cả trăm tỉ Mỹ kim cho Việt Nam.

Sáu giếng này được khoan theo những hợp đồng tìm dầu đầu tiên mà ông Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đã ký với các công ty dầu trong tháng Tám năm 1973. Việc thành tựu các hợp đồng này là một điểm son trong quá trình công vụ của ông Ngọc, và tôi cũng đã may mắn và hoan hỉ được làm việc cùng ông Ngọc trong chương trình này, rồi sau đó tiếp tục duy trì liên lạc với ông Ngọc trong hàng chục năm qua.

Nhìn Về Dầu Khí Ngoài Khơi

Nguyên Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc (trái)
và tác giả Trần Văn Khởi.

VNCH đi tìm dầu rất trễ, cả 9 năm đệ nhất cộng hoà không làm gì. Đến năm 1967, VNCH tham gia chương trình khảo sát địa chấn trên phần phía nam Biển Đông và ở Vịnh Thái Lan do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Kết quả sơ khởi thấy khả quan nên sau đó có thêm nhiều cuộc khảo sát do các công ty dầu tài trợ. Năm 1968, VNCH ra tuyên cáo xác nhận chủ quyền và quyền tái phán trên thềm lục địa, theo Quy Ước Geneve 1958 về Thềm Lục Địa. Cũng trong năm 1968, một dự thảo luật dầu hoả đã được khởi sự xúc tiến qua một uỷ ban liên bộ do hai kỹ sư Hồ Mạnh Trung và Võ Anh Tuấn của Nha Tài Nguyên Thiên Nhiên phụ trách. Tôi đã tham gia với tư cách Chánh Sở Đầu Tư ở Bộ Kinh Tế.

Khi nhậm chức Tổng Trưởng Kinh Tế khoảng cuối năm 1969, dù phải bận rộn với những biện pháp cấp bách nhằm ổn định kinh tế, ông Ngọc đã quan tâm tới triển vọng dầu khí, và góp phần thúc đẩy để sớm thông qua đạo luật. Khoảng tháng 12 năm 1970, khi ông Tuấn và tôi đang tham khảo với công ty CONOCO ở New York, tìm hiểu về kỹ nghệ dầu khí, thì được gọi về ngay - Luật Dầu Hoả số 011/70 vừa được Quốc Hội thông qua và Tổng Thống ban hành. Ông Ngọc muốn chỉ định tôi phụ trách chương trình tìm dầu, thi hành Luật Dầu Hoả; khi đó Ông Ngọc và tôi tuy có biết về nhau, nhưng tôi không làm việc trực tiếp với ông Ngọc; làm Chánh Sở Đầu Tư thì khi đó tôi dưới quyền ông Thứ Trưởng Công Kỹ Nghệ Phạm Minh Dưỡng.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

Trần Văn Khởi: Đường về công trường… là đường vào quê hương  (ca khúc Nguyễn Đức Quang)

Một ngày khi đảm trách Công Trường Giới Tuyến, Hà Tường Cát rủ tôi đi Cam Lộ. Tôi đã quen Cát cùng nhiều anh em khác từ Chương Trình Hè 65 – bắt đầu thì anh em biết tôi là “em anh Ngô”. Tuy đang làm việc công chức, tôi cũng ráng dành thì giờ tham gia sinh hoạt thanh niên từ khi du học về cuối năm 1964.

Dạo đó, quân đội Mỹ muốn lập vùng oanh kích tự do ở ngay phía Nam giới tuyến. Đồng bào vùng đó phải tản cư, và Công Trường Giới Tuyến đã được anh em đề ra để phần nào giúp đỡ xây chỗ ở mới. Tầm mức công trường tương đối rất hạn chế, chỉ là một phần nhỏ so với Công Trường Thạnh Lộc Thôn trong Chương Trình Hè năm trước.

Tôi muốn đi, không phải để làm mà là cho biết. Dù sinh trưởng ở Huế, tôi chưa bao giờ có dịp đi vùng nào Bắc của Huế. Tôi xin nghỉ việc để đi với Cát, vào một ngày mùa hè năm 1966.

Nhờ Cát xoay xở, tụi tôi đi máy bay Air America, mang theo ít vật liệu, từ Saigon đi Đà Nẵng; nghỉ lại đêm ở Ty Thanh Niên, rồi hôm sau bay đi, cũng Air America, Quảng Trị, rồi từ đó đi đường bộ lên Đồng Hà.

Tại đây đã gặp nhiều anh chị em trong Công Trường. Trong cảnh nghèo nàn, đầy thiếu thốn, tôi cảm nhận ngay thiện chí cao độ của các anh chị em thanh niên, trong một chấp nhận và chia sẻ thầm lặng nổi khổ của đồng bào bó buộc phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi.

Chúng tôi đi xe nhà binh, về phía Tây trên quốc lộ số 9, tới Cam Lộ. Tôi không còn nhớ nhiều về các công tác – có lẽ vì cũng chẳng xây cất được bao nhiêu. Ấn tượng còn lại sâu đậm trong tôi là hai đêm nằm ngoài trời, dọc quốc lộ số 9, suốt đêm thấy tia sáng rồi nghe tiếng súng đại bác bắn đi từ căn cứ Mỹ gần đó – chợp mắt ngủ, thức giấc, ngủ lại trong tiếng súng cả đêm, bắn nát vùng oanh kích tự do.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Trần Văn Khởi* - Chuyện Đảo Rắn ở Hắc Hải


Ðọc tin tức vụ giàn khoan HaiYang ShiYou 981 (HYSY 981) ở Biển Đông, tôi không khỏi không nhớ lại những tháng ngày trước đây theo dõi Luật Biển.

Bây giờ thì gần như đã rõ ràng: Trực tiếp và gần gũi nhất thì vụ giàn khoan HYSY 981 là chuyện giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN), liên quan đến đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa (HS).

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

NHỚ VỀ LUẬT SƯ VƯƠNG VĂN BẮC

Trần Văn Khởi*


Tác giả Trần Văn Khởi (trái) và luật sư Vương Văn Bắc.

“Saigon 17-1-1974 (VTX): Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc chiều nay đã lên tiếng tố cáo trước dư luận quốc tế và quốc nội việc Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền VNCH trên các quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cho rằng việc xâm phạm chủ quyền này không thể chấp nhận được. Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
“Ngày 11-1-1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng bỗng nhiên lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao VNCH đã bác bỏ đòi hỏi vô căn cứ đó. Mặc dầu vậy, trong những ngày gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng không những đã không rút lại sự đòi hỏi vô lý của mình lại còn ngang nhiên xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ của VNCH bằng cách cho người và tàu bè xâm nhập vào vùng lãnh hải chung quanh các đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) của VNCH. Thậm chí bọn người này còn dám đặt chân lên các hòn đảo này, dựng chòi và kéo cờ Trung Cộng, trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VNCH.