Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Trung Đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Trung Đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Chính Luận Trần Trung Đạo: Mao Trạch Đông và Mặt trận Giải Phóng Miền Nam


Một sự kiện chính trị ít người để ý. “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đã từng nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) và đơn gia nhập đã được đem ra thảo luận vào đầu tháng 8, 1975.

Thật ra, chẳng có “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” nào tự động làm việc đó mà chỉ là chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam. Với CSVN, việc đưa hai miền Cộng sản Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Trần Trung Đạo: Việt Nam buồn lắm em ơi

Nhạc phẩm Tình Bơ Vơ của Lam Phương được sáng tác trước năm 1975. (Hình Tài liệu)

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.

Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Chiến tranh, con đường ngắn nhất dẫn tới hòa bình trên biển Đông

Multinational task force led by USS Abraham Lincoln (CVN 72). at RIMPAC2022.
U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Dylan Lavin. Public domain

Lịch sử cho thấy, từ trên tang thương chết chóc, chiến tranh cũng đã mở ra một sinh lộ khác cho nhiều dân tộc. Nếu không có Thế Chiến Thứ Nhất, Đế Quốc Ottoman có thể còn tồn tại không biết bao lâu và các quốc gia như Tiệp Khắc, Ba Lan, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Estonia, Latvia v.v… chưa hẳn đã có mặt trên bản đồ thế giới.

Thế giới từ đó đã thay đổi quá nhanh và quá nhiều. Khoa học kỹ thuật đã bước một bước dài. Trái đất mỗi ngày một nhỏ lại vì dân số tăng nhanh, tuổi thọ kéo dài và tử vong do bịnh tật giảm.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Đài Loan bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc như thế nào?

Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill tại hội nghị ngày 25 tháng 11 năm 1943. Nguồn: National Portrait Gallery London


Một người bạn Facebook hỏi “Đài Loan bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc như thế nào?”

Trước áp lực, đe dọa của Trung Cộng, không ít người có thể đã cảm thông với Đài Loan, một “quốc gia” đang giữ vị trí thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An bỗng nhiên bị hất văng ra khỏi Liên Hiệp Quốc và mang khăn gói về nhà trước sự làm ngơ của đồng minh Hoa Kỳ cũng có quyền phủ quyết.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Điểm mặt kẻ thù

ĐIỂM MẶT KẺ THÙ: TỪ ĐẶNG TIỂU BÌNH-POL POT TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM VIỆT NAM 1979 ĐẾN TẬP CẬN BÌNH-HUN SEN TRONG XUNG ĐỘT NGÀY NAY.

Giống như bài trước, bài viết này tập trung vào các mối quan tâm về an ninh quốc gia, liên minh khu vực và quốc tế. 

Theo nhiều nguồn tin, năm 2017 một hiệp ước bí mật giữa Hun Sen và Tập đã được ký kết, qua đó, Trung Cộng có quyền sử dụng căn cứ Ream Naval Base trong ba chục năm. Hun Sen từ chối yêu cầu của Mỹ được vào xem tận mắt căn cứ cho dù đây là căn cứ do Mỹ giúp xây dựng. Trong những năm 2010, Ream Naval Base là trung tâm huấn luyện liên hợp Mỹ-Cambodia trong chương trình Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT) program. 

Các chính quyền Mỹ trong thập niên này cố gắng thuyết phục Cambodia duy trì vị trí “độc lập” nhưng đều thất bại. Lý do đơn giản là đi với Mỹ Hun Sen không có nhiều lợi lộc cho cá nhân ông ta và cho Cambodia. Trung Cộng không chỉ viện trợ kinh tế mà còn giúp duy trì chế độ Hun Sen, một chế độ độc tài do Cộng sản Việt Nam dựng lên và bảo vệ bằng xương máu suốt mười năm đầu.


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Trần Trung Đạo: Chiều Đông

(Kính tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ)

Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa.

Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong một buổi chiều đông.

Sau 1975, giữa lúc gần hết mọi người đều đi theo chiều gió, Thầy cố bước ngược chiều để mong cứu vớt những gì còn sót lại sau những điêu tàn, đổ nát. Tinh thần vô úy của đạo Phật đã giúp Thầy vượt qua bao thử thách, cực hình, đày đọa.

Trong đêm tối giữa nhà lao Phan Đăng Lưu hay trong buổi chiều mưa tầm tã tay dắt bà mẹ già 90 tuổi trên đường lưu đày từ Sài Gòn ra Vũ Đoài, Thái Bình, Thầy vẫn một tấm lòng son sắt với quê hương và đạo pháp.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Điểm mặt kẻ thù: Đặng Tiểu Bình và Norodom Sihanouk trong trận Núi Đất (Lão Sơn) 1984

Cao điểm 772, Hà Giang – nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 12-7-1984
– Ảnh: Hoàng Điệp

Trong bài này, người viết tạm gác qua bên các vấn đề thuộc phạm vi ý thức hệ mà chỉ bàn đến đến các yếu tố an ninh lãnh thổ và quyền lợi lâu dài của dân tộc.

Đặng Tiểu Bình, sau thất bại trong cuộc chiến biên giới lần thứ nhất tháng 2, 1979, đã tiến hành hàng loạt thay đổi nhân sự bằng cách trẻ trung hóa cấp chỉ huy và nâng cấp kỹ thuật chiến tranh trong Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. 

Hơn một triệu lính và sĩ quan già các cấp bị giải ngũ. Yếu tố phẩm chất được nhấn mạnh thay vì số lượng. Đặng Tiểu Bình có quan hệ gần gũi với quân đội và am hiểu các vấn đề quân sự. Bản thân ông ta đã từng là Chính Ủy Đệ Nhị Lộ Quân và sau 1949 là Chính Ủy Quân Khu Tây Nam Trung Quốc. Sau 1975, Đặng là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội và lãnh đạo Quân Ủy Trung Ương. Sau 5 năm cải tiến, Đặng Tiểu Bình muốn thử nghiệm chính sách “hiện đại hóa quốc phòng”. 

Họ Đặng không dám phát động một cuộc chiến Việt-Trung khác vì xác suất bị thua lần nữa rất cao. Nhưng với tâm địa độc ác và chủ nghĩa bá quyền nước lớn, họ Đặng không muốn để Việt Nam yên. 

Đặng Tiểu Bình cũng cần một chiến trường trong phạm vi hẹp để thử nghiệm khả năng của quân đội Trung Cộng cũng như tầng lớp sĩ quan chỉ huy vừa nâng cấp.


Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979

Trong dịp thăm Mỹ đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình có bày tỏ ý định đánh Việt Nam khi phát biểu một cách trịch thượng: “Khi một đứa trẻ không biết nghe lời, đến lúc phải đánh đòn”. (小朋友不听话,该打打屁股了). 

Đặng và Jimmy Carter tại lễ tiếp đón. Hình Wikimedia

Trước đó, trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. 

Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Cộng phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”


Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Trần Trung Đạo: Buổi sáng qua đồi

Hình minh hoạ, Trần Trung Đạo

Sóng vẫn gọi từ ngày anh xa biển
Bờ cát trôi cuốn mất tuổi tên mình
Một buổi sáng qua đồi nghe nước chảy
Cội thông già quên nhớ chuyện hồi sinh

Anh đứng lặng nhìn mây bay trên núi
Thương đời mình hơn nửa kiếp đi hoang
Từ dạo ấy rừng phương đông ngút cháy
Con sông nào từng nhánh nhỏ lang thang

Anh vẫn hát bài tình ca thuở đó
Trong những chiều rất lạnh thiếu quê hương
Và đôi lúc một mình đêm khuya vắng
Anh ngồi mơ tha thiết buổi lên đường

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Trần Trung Đạo: Tình người như mùa Xuân


Một lần tôi từ Houston về lại Boston trong cơn bão tuyết. Tuyết rơi lớn đến độ phi đạo không an toàn để phi cơ hạ cánh. Phi cơ bay thấp. Tôi có thể nghe tiếng tuyết đập vào thân máy bay xào xạc như có thể làm chiếc hộp kim loại mong manh kia vỡ nát bất cứ lúc nào. Phi cơ vần vũ trên không phận Boston cho đến khi gần hết xăng phải bay ngược lại phi trường Providence, cách Boston 45 dặm. Tuyết ở Providence cũng rất dày tuy không bằng Boston.

Trạm kiểm soát không lưu không có chọn lựa nào khác nên phải cho phi cơ hạ xuống trong tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tiếng cọ xát của đôi cánh máy bay cắt xuyên qua lớp tuyết dày như tiếng lụa xé. Tôi đoán thầm, tất cả hành khách chắc đang thề thốt sẽ không bao giờ đi máy bay lần nào nữa. Sau khi hạ xuống xong, phi cơ đậu ngay cuối phi đạo vì không đủ sức để lăn vào cửa. Hành khách phải bước xuống và lội lên 20 phân tây tuyết để vào hành lang phi trường.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Tiền đề để lấy lại Hoàng Sa

Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc giành lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài tầm tay của đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó đảng Cộng Sản Việt Nam đều không có được.

Các xung đột biên giới giữa Trung Cộng và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô trước đây hay Ấn Độ hiện nay cho thấy, một khi Trung Cộng đã nuốt vào thì khó nhả ra. Trung Cộng chỉ nhượng bộ khi biết không thể thắng bằng võ lực hay đổi chác chính trị như trường hợp tranh chấp biên giới với Bắc Hàn.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Bối cảnh VN qua phim The Shawshank Redemption

Hình Wikipedia
Trần Trung Đạo: The Shawshank Redemption là phim được xếp hạng cao nhất của Mỹ dựa trên kết quả của cơ sở dữ liệu The Internet Movie Database (IMDb). Bài viết này đăng lần đầu tám năm trước và đăng năm ngoái nhưng mới đây lại có vài bạn hỏi thăm, nên tôi đăng lại.
***

Có thể độc giả sẽ trách “Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng ở Biển Đông mà lại nói chuyện về phim ảnh.” Thưa không. Chẳng qua chỉ vì một người bạn vừa nhắc đến phim The Shawshank Redemption trong facebook làm tôi chợt liên tưởng đến hoàn cảnh của xã hội Việt Nam. Tôi xem phim không nhiều nhưng phim The Shawshank Redemption là một trong vài phim tôi thích nhất. Đây là một cuốn phim rất hay và theo IMDb (Internet Movie Database) The Shawshank Redemption là phim số 1 trong số 250 phim hay nhất của từ trước tới nay.

Nhiều chi tiết trong sách của Stephen King khác với trong truyện phim của đạo diễn Frank Darabont. Bài viết này chỉ thảo luận về cuốn phim. Có bốn nhân vật trong phim The Shawshank Redemption đáng lưu ý.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

Trần Trung Đạo: Mùa xuân trên quê hương ngoài ký ức

Dọc hành lang các công ty Mỹ thường treo tranh ảnh. Có khi là bản sao một danh họa và có khi chỉ là một tấm ảnh nghệ thuật để làm kín bức tường. Bức tranh treo bên ngoài phòng làm việc của tôi là một ngọn đồi xanh với những bụi hoa dại nhiều màu mọc đó đây, và xa hơn là một cánh rừng. Bức tranh đơn giản, không phải là một tuyệt phẩm hội họa nhưng với tôi lại quá đẹp. Mỗi ngày đi ngang qua, nhìn bức tranh, tự nhiên cảm thấy một chút gì đó ấm áp trong lòng.

Cảnh trong bức tranh rất giống ngọn đồi phía sau nhà, nơi cha mẹ tôi sống trong những ngày tản cư ở Quế Sơn, Quảng Nam. Nơi đó, những buổi chiều, tôi đứng lặng nhìn ngọn đồi như cố thu hết từng hoa sim tím, từng giọt nắng vàng vào trong trí nhớ còn rất nhiều chỗ trống của mình như để một ngày nào đó còn đem ra xem lại. Cuốn phim thời thơ ấu đầy bất trắc còn rất rõ. Tôi vẫn xem lại đoạn phim trong những ngày giỗ cha mẹ tôi, những chiều mưa rất buồn, những đêm trăng rất sáng.

Tôi thường chỉ bức tranh và hãnh diện khoe với các đồng nghiệp người Mỹ “Quê hương tao giống hệt như vậy đó”. Các bạn Mỹ thường hỏi xã giao “Mày có về thăm quê mày lần nào chưa?” “Chưa”. Tôi trả lời và rồi chỉ vào đầu “Nhưng không sao, quê hương là ở đây, trong ký ức của tao.”

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Trần Trung Đạo: Bài thơ cuối năm hay nhất tôi được đọc

Khoảng đầu thập niên 1990, căn nhà của vợ chồng tôi ở Dorchester, Massachusetts, trở thành “trụ sở” không phải của một hội văn bút mà của cả một thế hệ cầm bút lưu vong đang định cư miền Đông Bắc Mỹ.

Gọi là thế hệ bởi vì đa số nhà văn nhà thơ cùng một tuổi. Họ là Trần Hoài Thư (1942), Lâm Chương (1942), Lê Mai Lĩnh (1942), Phạm Nhã Dự khoảng 1942, Trần Doãn Nho (1945) v.v… Trước 1975, họ biết nhau, chơi với nhau, viết chung một báo và nhiều trong số họ còn vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa. Tổng cộng khoảng 30 chục người tính cả chúng tôi, những người cầm bút yêu mến họ thuộc thế hệ sau.

Họ mượn căn nhà của vợ chồng tôi để sinh hoạt chứ không phải tôi là một phần của họ. Tôi không biết nhiều về họ nên chỉ ngồi nghe. Những người họ gọi bằng tên, bằng “thằng”, bằng “nó” là những tên tuổi lớn mà tôi đọc và kính trọng từ Văn, Bách Khoa, Khởi Hành thời trước 1975.

Mỗi người trong số họ có vài “bí kíp” họ thích, có kỷ niệm và nhất là họ thuộc.


Chùm thơ cuối năm

Minh họa: tranh Nguyễn Thanh Bình.

Cuối năm 

Hoàng Xuân Sơn


Ru tới chân xước thảo 

Bến rực mù phương xa

Buổi chiều ăn mây tía 

Nơi đâu cũng không nhà 


@hxs.281222





Tự tình cuối năm 

Quảng Tánh Trần Cầm

Minh họa: Bức tranh Approaching snowstorm (1915) của họa sĩ Tom Thomson (1877-1917); Wikimedia

1.

cơn lạnh bắc cực quất ngang thành phố 

nụ hôn đông đặc trên khuôn mặt lạnh cóng 

đọng long lanh trên cửa kính 

một ngày khít khao trong khoảng cách với tay 

mà mông lung mù mịt 

khắc khoải như con chim trốn bão 

ngơ ngác trên cánh đồng hiu quạnh 


Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Chính luận Trần Trung Đạo: Bài học láng giềng

Các nhà lãnh đạo quốc gia phân tích tương lai của một quốc gia dựa trên các điều kiện kinh tế chính trị quân sự đang diễn ra. Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, khi quyết định, phần lớn các lãnh đạo đều nhìn về quá khứ. Lý do, quá khứ đã được chứng nghiệm giúp cho họ yên tâm và xem đó như là nguồn bảo đảm cho quyết định của mình.

Lịch sử nhân loại để lại những bài học trong quá khứ không thể bỏ qua. Ba Lan là bài học xương máu nhất. Các diễn biến chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập Cận Bình “yêu” láng giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba Lan.

Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Đức ngày 21 tháng Năm, 1935, Hitler ca ngợi tình láng giềng giữa Đức và Ba Lan: “Chúng tôi công nhận, với sự hiểu biết và tình hữu nghị thắm thiết của những người Quốc Xã dành cho Ba Lan, quê hương của một dân tộc ý thức quốc gia. Quốc Xã Đức, và đặc biệt chính phủ Đức hiện nay, không có mong muốn nào hơn là sống trong điều kiện hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước láng giềng.”


Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Trần Trung Đạo: Giáng Sinh của hai tử tù

 (Lược dịch từ Finding Freedom của Jarvis Jay Masters)

Giới thiệu: Đại sư Chagdud là bậc cao tăng nổi tiếng của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời gian hoằng dương Phật Pháp tại Tây Phương, ngài thu nhận một tử tù làm đệ tử. Tử tù tên là Jarvis Jay Masters, người da đen, sinh năm 1962 tại Long Beach, California. Anh bị kết án tử hình vì có liên can đến việc một nhân viên an ninh nhà tù bị hai tù nhân đâm chết. Mặc dù anh không trực tiếp giết và cũng không có mặt khi án mạng xảy ra, nhưng bị kết án vì đã mài lưỡi dao. Trong thời gian ở Death Row, Jarvis tìm hiểu về tôn giáo và cảm thấy đạo Phật đã đem lại cho anh sự an lạc mà từ lúc sinh ra anh chưa được hưởng. Năm 1989 (có tài liệu cho rằng năm 1991), Jarvis phát nguyện làm môt Phật tử theo truyền thống Tây Tạng và được ngài Chagdud truyền giới ngay tại nhà tù San Quentin, California. Đại sư Chagdud Tulku rất thương Jarvis Jay Masters và thường đến nhà tù San Quentin, California để thăm anh ta cho đến khi ngài viên tịch năm 2002. Bài này dịch trước đây với tựa “Hai Tử Tù và Tình Mẹ”, đăng lại nhân mùa Giáng Sinh nên chọn một tựa khác thích hợp với mùa.


******


Không lâu sau khi được tin đại sư Chagdud viên tịch, có lẽ một tuần, tôi được đưa ra phòng thăm viếng. Tôi ngồi ở đó, nhìn xuyên qua cửa sổ, cố gắng đoán chừng ai sẽ đến thăm tôi. Ai lại phải dành thời gian thông qua bao thủ tục nhà tù phức tạp để vào thăm tôi? Tôi nghĩ về những người từ lâu tôi chưa từng gặp lại. Và trong ánh mắt rưng rưng, hình ảnh của thầy tôi, ngài Chagdud, lại đến với tôi. Tôi thầm ước đó chính là thầy. Nhưng rồi tôi chợt ý thức ngài sẽ không còn xuất hiện từ góc phòng thăm và bước tới gần cánh cửa kiếng này lần nào nữa, như thầy đã đến bao lần trước đây.



Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Chính luận Trần Trung Đạo: Hiểm họa Trung Cộng và bài học Tây Tạng

Hiện nay, ít ra một nửa của học viện Larung Gar nổi tiếng thế giới đang bị phá hủy. Dù che giấu dưới bất cứ lý do gì, thực chất của việc phá hủy cũng chỉ nhằm xóa bỏ nền văn hóa lâu đời của Tây Tạng. 

Chính sách đồng hóa Tây Tạng không chỉ bắt đầu mới đây mà từ năm 1950 khi Trung Cộng xua quân chiếm đóng nước này. Giống như các chế độ Cộng sản khác, chế độ Cộng sản tại Trung Quốc nói chung và Tây Tạng nói riêng tồn tại nhờ vào hai phương tiện được thực hiện song song và có tác dụng hỗ tương: trấn áp bằng bạo lực và tẩy não bằng tuyên truyền.


Hơn nửa thế kỷ trôi qua, dân tộc nhỏ nhoi nhưng được xem như là "mái che" của thế giới với đỉnh Mt Everest cao 8,848 mét đang chịu đựng dưới chính sách trấn áp khắc nghiệt của Trung Cộng, nhất là tại các nhà tù. 


Nếu nhà tù San Quentin được xây ở Tây Tạng



Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Chính Luận Trần Trung Đạo: Việt Nam, Một Romania Trong Chiến Tranh Lạnh Tại Thái Bình Dương?

Giới thiệu: Tháng 12 là tháng đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong phong trào Cộng sản thế giới. Hai biến cố nổi bật là cuộc cách mạng nhanh chóng lật đổ chế độ độc tài Nicolae Ceausescu và cáo chung của chế độ Cộng sản tại Liên Xô. Cả hai đều diễn ra vào ngày 25 tháng 12.

Đối với chính trị của Mỹ, Ceausescu không phải là nhân vật xa lạ. Ông ta đã thăm viếng Mỹ bốn lần và được các tổng thống Mỹ Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter đối xử một cách đặc biệt. Romania còn được Quốc Hội Mỹ chấp thuận được hưởng tiêu chuẩn “Tối Huệ Quốc” (Most Favoured Nation Status, MFN).

Quốc Hội và các Tổng Thống Mỹ chắc chắn đã biết tại Romania ngày đó nhiều chục ngàn trẻ em thiếu dinh dưỡng, đói khát trong các trại thiếu nhi và vô số vi phạm nhân quyền tại Romani.

Nhưng David B Funderburk, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Romania, trong bài báo "U.S. SHARES BLAME GOVERNMENT IGNORED ROMANIA'S ABUSES" đã tố cáo các chính phủ Mỹ đã làm ngơ trước tội ác của Nicolae Ceausescu.


Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Chính luận Trần Trung Đạo : Trung Cộng tại Phi Châu

Những thống kê mới về sự bành trướng của Trung Cộng tại Phi Châu:

- Theo thống kê của công ty cố vấn đầu tư tài sản cố định Africa Land đặt tại Ghana, Trung Cộng hiện sở hữu 7% đất đai của Phi Châu, tức vào khoảng 465,000 cây số vuông, rộng 3.6 lần diện tích Việt Nam.

-Tính đến 2018, Trung Cộng cho các quốc gia Phi Châu vay tổng số vốn lên đến 148 tỉ dollar. Phần lớn số tiền dành cho các đề án lớn như hệ thống đường sá, phi trường.

- Làn sóng di dân từ Trung Cộng sang Phi Châu ngày càng gia tăng. Trong lúc con số chính xác khó kiểm chứng, theo tác giả Daouda Cissé viết trên Migration.org ước lượng khoảng 1 triệu đến 2 triệu người từ Trung Cộng di dân sang Phi Châu. Lượng người Trung Cộng di dân sang Phi Châu tỉ lệ thuận với lượng đầu tư và mậu dịch gia tăng giữa Trung Cộng và các nước Châu Phi.