Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Tiến Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Tiến Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023
Trần Tiến Dũng: Anh Nguyễn Đình Toàn, nguyện cho Anh yên nghỉ trong giấc mơ diễm tuyệt của chính Anh
Tôi không thân với anh, mà thân sao được bởi từ lúc biết tên anh, anh đã là một một văn nhân lớn trên bầu trời các tinh tú nghệ thuật Miền Nam Tự Do; thì việc tôi hát, đọc các sáng tác hoặc nghe anh giới thiệu chương trình nhạc chủ đề trên sóng phát thanh Sài Gòn cũng đủ hạnh phúc cho người ái mộ tài danh của anh.
Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023
Trần Tiến Dũng: Từ ánh sáng chân thật của Thầy Thích Nguyên Chứng – Tuệ Sỹ
![]() |
Đọc theo các dòng dư luận nhất là dòng trí thức Phật Tử, đa số người đồng thuận rằng sự viên tịch của ngài Thích Tuệ Sỹ là một mất mát lớn của Đạo Phật và Văn Hoá Việt Nam nhưng sự kiện ngài viên tịch lại là sự thức tỉnh của đại chúng về nhận thức chân chánh Đạo Phật, Văn Hoá Việt Nam. Thật vậy ư?
Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023
Nhạc sĩ Quốc Dũng qua đời
![]() |
Nhạc sĩ Quốc Dũng (15/6/1951 – 24/9/2023). Ảnh: Báo Phụ Nữ TP.HCM |
Nhà thơ, họa sĩ Đinh Trường Chinh: Có một thế hệ nhạc sĩ miền Nam như thế…
Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023
Lý Đợi, Trần Tiến Dũng: Tạm biệt thầy Cù An Hưng
![]() |
Thầy Cù An Hưng. Ảnh: Facebook Trần Tiến Dũng. |
Cù An Hưng (1940, Nam Định - 3/8/2023, TP.HCM) là thầy dạy toán nổi tiếng, với nhiều thế hệ học trò định danh được với toán học.
Với nhiều người dân cư xá Lữ Gia, thầy là người giỏi chơi cờ tướng, đánh trận rất sảng khoái.
Với giới làm thơ, thầy là tín đồ của thơ, say sưa dịch thơ. Và dịch rất hay.
Thầy có thể dịch thơ từ tiếng Pháp, tiếng Anh và cả chữ Hán, có thể tra cứu được chữ Nôm.
Tôi và Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán chưa học thầy giờ nào, nhưng lúc nào cũng xưng thầy trò.
Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020
Trần Tiến Dũng: Cúi đầu tri ân ruộng lúa, hột gạo, chén cơm miền Nam
![]() |
Mùi thơm của từng chén cơm mà tinh hoa thực dưỡng luôn trọn vẹn sự hóa thân của sức lao động, mồ hôi, nước mắt. (Hình: Pille-Riin Priske/Unsplash)
|
Thật không phải đạo khi thiên hạ đồng lòng vinh danh các món ngon Việt Nam mà quên để cho khẩu vị mở cảm xúc hướng về chén cơm trắng, cội nguồn sự sống, chủ thể mọi thực phẩm trên mâm cơm của từng người Việt hiện hữu trong lòng nền văn minh lúa nước.
Người miền Nam, trước sau vẫn là cộng đồng đa sắc dân, chọn các vùng đồng bằng trồng lúa nước để góp phần làm nên non sông gấm vóc. Cứ mỗi năm vào mùa gặt hái lúa mùa, không chỉ con người mà cả thần linh, tổ tiên, ông bà cùng tất cả người khuất mặt đều hiện về trong ánh nắng chói chang trên cánh đồng vàng rực màu lúa chín.
Trời mây xanh ngắt, các thửa ruộng, bờ mương phủ đầy các loài hoa hòa quyện thơm lừng mùi lúa mới. Vào những ngày đó, dù bạn chưa đói bụng cũng đầy trong mắt hân hoan hình ảnh chén cơm trắng bới vun, và hẳn đâu chỉ những người đang sống và cả bao người khuất mặt cũng hiện ra để hương linh được hưởng thụ hương gạo trắng, cơm mới.
Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018
Trần Tiến Dũng: Luôn luôn hy vọng với Trần Huỳnh Duy Thức
![]() |
Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần được gặp thân nhân trong nhà tù. (Hình: RFA) |
Tuổi nhỏ ở quê, tôi khi được nghe người lớn thảng thốt kể, “Tối qua ‘mấy ổng’ về bắt ông Bảy đi mất.” Người quê tôi gọi người theo Việt Cộng là “mấy ổng,” và chuyện khủng khiếp nhất với họ không phải là lúc người Quốc Gia và người Việt Cộng đụng trận bắn nhau, mà chính là việc nửa đêm “mấy ổng” đón đường, vô nhà bắt người mà “mấy ổng” gọi là ác ôn nhưng thật ra nhiều, rất nhiều người bị bắt chỉ là người khác đảng phái hay không đảng phái nhưng chống đối “mấy ổng.”
Hẳn nhiên những người bị bắt đi sẽ biến mất vĩnh viễn vào bóng tối hiểm ác. Biến mất không một dòng tin nào hồi âm cho gia đình hay sau một thời gian qua lời đồn là đã mất xác ở phương trời nào đó…
Các nhà viết sử chân chính đã từng viết về sự biến mất như chưa từng tồn tại của các bậc trí thức nhân sĩ tinh hoa đối lập với người cộng sản, nhưng những thường dân không danh giá bất đồng chính kiến với người Cộng Sản và bị “mấy ổng” bắt đi rồi biến mất đến nay vẫn trong cõi vô danh.
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017
Trần Tiến Dũng: Mùa Vu Lan và chuyện phụng dưỡng cha mẹ ở Việt Nam
Nhiều người già ở Việt Nam vẫn còn phải tự mưu sinh hàng ngày.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Ngoại trừ vào Tết Nguyên Đán, người trẻ ở Sài Gòn ngày nay ít để ý đến ngày tháng Âm Lịch. Bây giờ là Tháng Bảy mùa Vu Lan, mưa Sài Gòn cứ đều đều rớt hạt sáng chiều, nhưng không còn nhiều người trẻ quan tâm tới thời tiết bất thường nữa, bởi đời sống riêng và các kết nối ở thế giới ảo với “bổn phận” like dạo trên Facebook là nơi không bao giờ họ phải mắc mưa hay bị bão gió.
Không phải mọi tin tức đến từ mạng xã hội đều là “thực phẩm” tốt cho tinh thần của người trẻ. Chối bỏ sự quan tâm đến các giá trị gia đình xã hội truyền thống đang là xu hướng chung của cộng đồng công dân trẻ mạng xã hội.
Ngày 4 Tháng Tám tại Bình Thủy, Cần Thơ. Vì các con tranh chấp đất dẫn đến gây rối, người cha 84 tuổi đã dùng dao tấn công để tự vệ và bị con kiện ra tòa. Tòa đề nghị cho người cha hưởng án treo vì sức khỏe yếu. Tuy nhiên, các con nhất quyết đòi bỏ tù cha ruột của mình.
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
Trần Tiến Dũng - Việt Nam đổi mới lần hai?
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Dư luận Việt nam trong thời điểm hiện nay đều hướng về một chủ đề:
Phải chăng Việt Nam đang bước vào cánh cửa đổi mới lần thứ hai.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Văn Linh, người có vai trò quyết định trong chính sách mở cửa năm 1986,
dư luận không quan tâm nhiều đến bài diễn văn đề cao lịch sử mở cánh cửa sống
còn của chế độ, mà toàn bộ sự quan tâm hướng về chuyến đi thăm chính thức Hoa
Kỳ của đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014
Trần Tiến Dũng/Người Việt - Xóm dân chài bên cầu Ðồng Nai
ÐỒNG NAI (NV) - Khi đi trên quốc lộ 1 từ Sài Gòn qua cầu Ðồng Nai, đến ngã ba Vũng Tàu, nhìn cảnh chen chúc làm ăn của các tập đoàn tư bản nội địa và ngoại quốc bên các cảng sông cao ngất các thùng container... không ai nghĩ có nhánh sông gần cầu Ðồng Nai vẫn còn một xóm dân chài nghèo xơ xác.
![]() |
Cảnh nhà một dân chài trên sông Ðồng Nai mỗi chiều về. |
Theo đường vào nhà thờ Bến Gỗ, quẹo vào một con hẻm hẹp, qua ngôi chợ trưa lưa thưa người bán, chúng tôi càng vào sâu càng không nghĩ sẽ được ra một cửa sông thoáng mát, mà chỉ mong con hẻm chỉ vừa đủ hai chiếc xe gắn máy tránh nhau này sẽ không dài hơn nữa.
Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014
Trần Tiến Dũng/BBC - Từ Thiên An Môn đến bãi khoá ở Hong Kong
![]() |
Hong Kong là nơi duy nhất có triển lãm về thảm sát Thiên An Môn 1989 |
Những ngày này, các trang mạng xã hội ở Việt Nam liên tiếp đưa hình ảnh về phong trào bãi khoá của sinh viên, học sinh Hong Kong.
Điển hình là trường hợp thanh niên đấu tranh dân chủ Hong Kong Joshua Wong, 17 tuổi kèm lời bình được trích từ nguồn CNN, "Tôi chưa đủ tuổi hợp pháp để lái xe nhưng đủ lớn để thay đổi cả thế hệ."
Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014
Trần Tiến Dũng - Trung thu 'thoát Trung' ở Sài Gòn
SÀI GÒN (NV) - Người dân Sài Gòn chuẩn bị đón Trung Thu mà lần đầu tiên ít thấy bóng dáng “Made in China” và được thay bằng các sản phẩm mang bản sắc Việt Nam.
Ở phố lồng đèn trên đường Triệu Quang Phục, Chợ Lớn, những người thợ thủ công đã chế ra những cái lòng đèn tàu thủy in rõ dòng chữ, Hoàng Sa, Trường Sa là biểu hiện rõ nhất của ý thức thoát Trung.
Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014
Song Chi/RFA - Sài Gòn hẻm
![]() |
Photo: Trần Tiến Dũng |
Có thể nói không ngoa rằng ai sống ở Sài Gòn mà chưa/không từng có thời gian sống trong những con hẻm, thì coi như vẫn chưa hiểu được đầy đủ chân dung đa diện của Sài Gòn, tính cách của con người Sài Gòn.
Mỗi con hẻm có một đời sống riêng
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
Trần Tiến Dũng/Người Việt - Mc Donald's giúp dân Sài Gòn 'khẳng định đẳng cấp'
![]() |
Hình:AFP |
SÀI GÒN (NV) - Sự kiện cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên Mc Donald's khai trương ở Việt Nam thu hút khá nhiều sự chú ý của người Sài Gòn. Tọa lạc ở vòng xoay Ðiện Biên Phủ-Nguyễn Bỉnh Khiêm (gần cầu Sài Gòn cũ) là cửa hàng có sắc màu đỏ chói giữa khói bụi chen lấn đường của dòng xe đông nghẹt.
Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013
Trần Tiến Dũng - Ðầu Xuân, ghé cà phê Starbucks Sài Gòn
Trần Tiến Dũng / Người Việt
Ngay khi khai trương ở Sài Gòn, cà phê Starbucks đã tạo nên dư luận rôm rả của cả dân ghiền và không ghiền cà phê. Sáng Mùng Năm Tết Quý Tỵ, chúng tôi phóng xe đến góc đường Nguyễn Thị Nghĩa-Phạm Hồng Thái, quận 1, quán cà phê đầu tiên của Starbucks ở Việt Nam chiếm một góc đẹp nhìn ra bùng binh ngã sáu Phù Ðổng, Sài Gòn.
Hàng người xếp hàng dài từ trong ra ngoài và ly cà phê có ghi tên người uống.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Ði cùng chúng tôi là những người bạn quen uống “cà phê pha đậu nành,” giá bèo; thế nên nhìn thấy cảnh xếp hàng rồng rắn là có người muốn quay về làm một ly đen đá của vỉa hè cho khỏi mất công. Nhưng với tánh tò mò ham thích cái mới, người Sài Gòn nào cũng muốn nếm thử hương vị của thứ cà phê nổi tiếng toàn cầu của Mỹ.
Một nét độc đáo thú vị của cà phê Starbucks là khiến cho người Sài Gòn nhất là dân có tiền phải chịu khó bước vào xếp hàng và chờ dài cổ. Liệu thương hiệu cà phê này có giúp cho người Sài Gòn thêm thói quen văn minh xếp hàng trật tự hay không, điều đó phải chờ xem thứ cà phê đắt tiền đựng trong ly nhựa, ly giấy này có sống nổi qua vài “con trăng” hay không?
Ðứng trong hàng trước chúng tôi là một người phụ nữ khoảng năm mươi tuổi. Chị nói: “Bữa nay ít người hơn hôm trước Tết. Chắc là khoảng nửa giờ là có cà phê.”
Chúng tôi hỏi vì sao chị lại chịu khó xếp hàng, chị chỉ nói, “Tôi chịu cà phê này, thơm ngon mà không mệt tim.”
Sau chúng tôi vài người có một anh giọng Bắc càu nhàu, “Xếp hàng như mua gạo bao cấp thế này thì chán thật.”
Ðể có thể thưởng thức ly cà phê Starbucks, người Sài Gòn phải trải qua hai chặng xếp hàng. Một là xếp hàng ở sân của quán chờ người bảo vệ hé cửa mỗi lượt vào bên trong chừng năm người, vào được bên trong lại xếp hàng nhưng được phục vụ máy lạnh và nhất là được ngửi mùi cà phê thơm lừng nên cũng đỡ khổ hơn.
Sau khi hàng người đùn đẩy nhau đến chỗ chọn thức uống và trả tiền, phục vụ người Việt sẽ hỏi bạn tên gì để ghi tên bạn vào ly nhựa hoặc ly giấy.
Khi thắc mắc vì sao phải ghi tên thì người đứng bên cạnh giải thích là vì đông khách quá chắc sợ giao lầm cà phê, nhưng với người ngoại quốc thì nhân viên Starbucks không có chuyện ghi tên.
Nhận xét về chuyện ghi tên trên ly cà phê Starbucks có người nói đùa là gần giống như chuyện trình passport có họ tên để được cảnh sát di trú cửa khẩu cho nhập cư vô Mỹ.
Cà phê Starbucks ngay khi xuất hiện ở Sài Gòn đã rôm rả dư luận. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Các loại cà phê và các loại đồ uống khác của thương hiệu Starbucks được phục vụ với ba cỡ, ly nhỏ, vừa, và bự. Tôi chọn cà phê Cappuccino ly cỡ vừa, bạn tôi chọn Caramel Frappuccino Blended Beverage cũng cỡ vừa và số tiền phải trả cho hai ly là 180,000 đồng Việt Nam, khoảng 9 đô la.
Với dân nhà giàu hay dân trung lưu thì giá cà phê Starbucks so với các quán cà phê sang trọng khác cũng chỉ bình thường, nhưng với dân lao động muốn nếm thử cà phê này thì chắc nhịn cà phê cả tháng để dồn tiền uống một lần cho biết.
Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, thì từ ngày khai trương cho đến nay mỗi ngày trung bình Starbucks bán ra từ 1,500 ly đến 2,000 ly; tất nhiên chỉ cần làm toán nhân thì sẽ biết lợi nhuận thu vào cũng như đoán biết rằng rồi đây sẽ có thêm dân Hà Nội và dân ở các đô thị lớn khác của Việt Nam sẽ rồng rắn xếp hàng trước hiệu cà phê Starbucks.
Chúng tôi mang cà phê Starbucks ra trước sân ngồi thưởng thức và cũng để tiện hút thuốc. Quan sát hàng người xếp hàng chờ mua cà phê chúng tôi thấy đa phần là người trẻ tuổi. Ở bàn cà phê bên cạnh, một nhóm gần mười người trẻ, họ không uống cà phê mà uống những thức uống khác của Starbucks và họ cùng hẹn với nhau là sẽ không uống trà sữa trân châu loại thức uống của Ðài Loan nữa mà chỉ là Starbucks.
Người bạn đi cùng chúng tôi kể rằng, khi món gà rán KFC nhập vào Sài Gòn rất nhiều người cho rằng với nguyên liệu thịt gà công nghiệp và khẩu vị xa lạ chắc món này sẽ chết yểu, nhưng bây giờ đến cả con nít mẫu giáo cũng ngọng nghịu đòi cha mẹ dắt đi ăn “gà gán.”
Trước hiện tượng đắt hàng của cà phê Starbucks và các thương hiệu thực phẩm danh tiếng du nhập từ Âu-Mỹ, câu hỏi đặt ra là: Người Sài Gòn nhất thời tò mò hoặc sính đồ ngoại mà ưa chuộng hay có lý do nào khác?
Cà phê Starbucks hấp dẫn giới trẻ Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Câu trả lời dễ được đồng tình nhất là trong tình trạng mất kiểm soát toàn diện về an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay ở Việt Nam thì tìm, chọn sử dụng một thương hiệu danh tiếng là cách đơn giản nhất để phòng tránh. Với việc cà phê Starbucks có mặt ở Sài Gòn đầu năm 2013, dân trung lưu Sài Gòn ít ra cũng yên tâm vì tin rằng mình cũng được như dân chúng ở các nước phát triển, tốn tiền cho một ly cà phê thơm ngon và an toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)