Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Thị Nguyệt Mai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Thị Nguyệt Mai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023

Trần Thị Nguyệt Mai: Duyên hạnh ngộ


Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972. Trùng hợp làm sao đó là năm đầu tiên trường mở lớp B (ban toán) và cũng là năm đầu tiên thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Giáo dục chuyển đổi cách gọi các lớp trung tiểu học sang số thứ tự của năm học từ lớp 1 đến lớp 12 thay vì cách gọi như trước đó (Năm, Tư, Ba, ... , Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất). Tôi là “ma mới” trong số những “ma mới” của lớp học này vì cũng có một số bạn khác từ trường ngoài vào. Nhưng các bạn đều rất dễ thương, không phân biệt trường gốc hay trường ngoài. Tất cả hòa đồng với nhau, cùng học, cùng vui, cùng giỡn (rất đúng với câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”) dưới sự “lãnh đạo” của trưởng lớp Đỗ Thị Hậu. Hậu học rất giỏi và tính cũng rất “tếu”. Những lúc thầy cô chưa lên lớp, nàng hay đùa giỡn, nói câu nào là cả lớp cứ cười thỏa thuê!

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Trần Thị Nguyệt Mai: Thơ về Nhà văn Hồ Đình Nghiêm

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu.

Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa.

(Bùi Giáng)

Nhà văn Hồ Đình Nghiêm

Gặp nhau trong hoàn cảnh

Chẳng ai muốn xảy ra [1]

Tiễn đưa người bạn lớn 

Đã vĩnh viễn đi xa...


Bạn sống rất khép kín

Không nói năng chi nhiều

Sau đôi câu chào hỏi

Chụp vài tấm hình chung


Bây giờ muốn vẽ bạn

Đành lên mạng kiếm tìm

Từ đó mình được biết 

Thêm về Hồ Đình Nghiêm



Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

Trần Thị Nguyệt Mai : Giới thiệu truyện dài “Đời Thủy Thủ 2”, của nhà văn Vũ Thất

Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn, Thư Ấn Quán tái bản năm 2012 tại Hoa Kỳ với nhân vật chính Võ Bằng, một sĩ quan Hải Quân trẻ tuổi, mới ra trường, bước đầu vào hải nghiệp.

“Đời Thủy Thủ 2” được viết xong vào tháng 3/2023, 54 năm sau. Nhân vật chính lần này là một người đẹp Nha Mân, sinh viên khoa Sử Địa thuộc Đại học Sư phạm Sài Gòn, cảm tình viên của phong trào sinh viên phản chiến, có người yêu là một kiến trúc sư, nhân viên USAID, con trai một chủ thầu rác cho căn cứ Mỹ ở Quy Nhơn. Thuộc gia đình khá giả nhờ chiến tranh nhưng chàng ta lại đi theo Việt Cộng và muốn lôi kéo người yêu cùng hoạt động với mình. Dù đã được hai bên cha mẹ đồng ý, nhưng nếu hai người muốn cử hành hôn lễ, nàng phải lập thành tích bằng cách cho nổ tung một chiến hạm của Hải quân VNCH.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Thơ Trần Thị Nguyệt Mai: Vua Phiếm

 Kính quý tặng nhà văn Song Thao

Nhà văn Song Thao.
Nguồn 
Song Thao

Bắt chước ông Luân Hoán

Thử bày giấy, cọ, sơn

“Vẽ” chân dung Vua Phiếm

Xem giống chút nào không?


Ra đời năm 38

Khi cha ở Sơn Tây

Ngặt quê làng Giáp Bát

Muốn về khai sinh đây


Phải chờ thêm vài tháng

Dĩ nhiên giấy tờ sai

Tử vi chẳng thể chấm

Ngẫm lại, thế mà hay


Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Trần Thị Nguyệt Mai: Đọc “Tuyển Tập II - Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa” của Ngô Thế Vinh”

Ngô Thế Vinh là một tên tuổi không xa lạ trên văn đàn miền Nam từ những năm 1960. Khởi viết từ năm 22 tuổi với tiểu thuyết “Mây Bão” (Sông Mã, Saigon 1963) khi đang là sinh viên Y khoa Đại học đường Saigon. Rồi tiếp tục với những tiểu thuyết “Bóng Đêm” (Khai Trí, Saigon 1964) và “Gió Mùa” (Sông Mã, Saigon 1965) khi vẫn đang là sinh viên Y khoa. Ông cũng là một thành viên trong Ban biên tập, nguyên Tổng thư ký rồi Chủ bút báo sinh viên Tình Thương của trường Y Sài Gòn từ số đầu tiên ra mắt vào tháng 1-1964 cho đến khi báo đình bản năm 1967. Tiểu thuyết “Vòng Đai Xanh” (Thái Ðộ, Saigon 1970) được ấp ủ từ những ngày làm báo Tình Thương và viết xong 1969, một năm sau khi tốt nghiệp trường Y (1968) và đang là Y sĩ trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đã được trao giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1971 bộ môn Văn. Sau biến cố tháng Tư Đen, như tất cả những sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ông đã trải qua các trại cải tạo Suối Máu, Trảng Lớn, Phước Long, Bù Gia Mập… hơn ba năm trước khi định cư tại Hoa Kỳ (1983). Tại vùng đất mới, ông tiếp tục hoàn tất tập truyện ngắn “Mặt Trận Ở Sài Gòn” (Văn Nghệ, California 1996] “với khí thế hừng hực của ngòi bút, với chất lửa cháy bừng bừng trong mỗi câu văn, làm người đọc vừa say mê vừa choáng váng...” [1] như Lời Bạt mà họa sĩ / nhà văn / nhà thơ Tạ Tỵ đã nhận xét.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Trần Thị Nguyệt Mai: Đỗ Hồng Ngọc với Áo Xưa Dù Nhàu...

Được biết những năm sau này, tác giả Đỗ Hồng Ngọc chọn “về thu xếp lại” khi một “chiều hôm thức dậy / ngồi ôm tóc dài / chập chờn lau trắng trong tay” (*). “Áo xưa dù nhàu...” là tựa tác phẩm mới nhất của ông do Phanbook.vn xuất bản với mười tám chân dung:

1. Nguyễn Hiến Lê, “… để cho người quân tử… hò ơ…”

2. Võ Hồng, “nỗi cô đơn uy nghi”

3. Cậu tôi, Ông Ngu Í Nguiễn Hữu Ngư, “người điên thứ thiệt”

4. Giáo Sư Trần Văn Khê, “Đời thường…”

5. Dương Cẩm Chương, “Kẻ lữ hành không mệt mỏi của đường dài” 

6. Thăm nhà văn Trang Thế Hy “… thì cứ hỏi cuộc đời” 

7. Thi sĩ Quách Tấn, “đọng bóng chiều” 

8. Gặp gỡ với Nhà thơ Huyền Chi của “Thuyền viễn xứ” 

9. Tôn Nữ Hỷ Khương, “Chỉ có tình thương để lại đời”


Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Trần Thị Nguyệt Mai: Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “Cõi chữ – Cõi người” của Trần Hữu Thục –Trần Doãn Nho



Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận. Là một tác giả quen thuộc trên văn đàn miền Nam từ trước 1975 và cho đến hiện nay ở hải ngoại. Đã tốt nghiệp Đại học Huế ngành Triết năm 1968. Tiếp tục theo bậc cao học tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn cho đến cuối năm 1969, ông được Đại học Huế mời về làm Phụ khảo Triết. Khi hết hạn hoãn dịch, thay vì xin gia hạn, ông chọn nhập ngũ, thuộc khóa 6/70 trường Bộ Binh Thủ Đức. Ra trường, chỉ vỏn vẹn làm Hành chánh Quân y 3 tháng, rồi được biệt phái trở về dạy Đại học Huế. Trước năm 1975, ông đã cộng tác với các tạp chí văn học ở Sài Gòn như Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện. Sau tháng Tư Đen, như tất cả các sĩ quan và viên chức chế độ VNCH, ông bị tù cải tạo cho đến năm 1981 và 12 năm sau, 1993, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Trên mảnh đất dung thân mới, ông cầm bút trở lại và cộng tác với nhiều tạp chí văn học và website hải ngoại như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, Phố Văn, Gió Văn, Talawas, Gió O, Người Việt. Ông đã xuất bản các tác phẩm cả về văn, thơ, tạp bút, tiểu luận [1] và gần đây nhất là Tuyển tập Tiểu luận “Cõi Chữ Cõi Người” gồm hai tập:


Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Trần Thị Nguyệt Mai : Khánh Trường - người kết nối muôn phương

Khánh Tường, tranh Đinh Cường
Tháng 10/1991, Hợp Lưu ra đời. Tôi đã có mặt ở Mỹ vài năm, còn thuộc diện dân mới nhập cư. Cảm thấy không kham nổi việc làm nặng nhọc với vóc dáng “mình hạc xương mai”, nên dù đã xa tuổi thiếu nữ, tôi vẫn cố công đèn sách tạo dựng tương lai. Xứ sở mới, ngôn ngữ không là tiếng mẹ, đầu óc tiêu thụ chậm, nên trong khi người khác chỉ cần học một giờ thì tôi phải ngốn gấp ba bốn lần nhiều hơn. Cộng thêm gia đình, con nhỏ... chẳng còn thời gian nào để nghĩ đến chuyện văn chương. Thành phố tôi ở có ít người Việt, sách báo tiếng Việt cũng không. Mà nếu như có, chắc tôi cũng đành phải giả đò ngó lơ “cầm bằng như không biết mà thôi”...

Tôi bắt đầu nghe tên anh khi đọc bài viết “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” của họa sĩ Đinh Cường vào tháng 1/2012 nhân dịp anh bày 30 bức tranh Thiền. Lúc đó, tôi chỉ biết anh là một họa sĩ như anh Đinh Cường đã nhận xét, “Tôi thật sự cảm phục bạn ở Sức Mạnh Của Im Lặng và tìm chốn nương tựa cho tâm hồn mình: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Như Nietzsche với hình ảnh Zarathustra đã gợi lên lộ trình sâu rộng của một bậc Đại Bồ Tát giữa lòng đen tối của thế gian. Khánh Trường là hình ảnh của Zarathustra “Trong tất cả những tác phẩm, ta chỉ yêu những tác phẩm nào đươc tác giả viết bằng máu của chính mình. Ngươi hãy viết bằng máu rồi ngươi sẽ biết được rằng máu chính là tinh thần.” Zarathustra đã nói như thế Khánh Trường đã vẽ như thế.” [1]


Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

Trần Thị Nguyệt Mai: Nhân Sinh Nhật Lần Thứ 21 Những Kỷ Niệm Cùng Thư Quán Bản Thảo

Thời giờ thấm thoát thoi đưa

Nó đi đi mãi có chờ đợi ai... 

Ôi thời gian! Thế là hôm nay Thư Quán Bản Thảo (TQBT) đã ở ngất ngưởng con số 100. Con số của một đời người. Tôi thỉnh thoảng vẫn hay ngâm nga câu thơ đầu của Kiều: “Trăm năm trong cõi người ta”... để nghe lòng ngậm ngùi quá đỗi: 

Trăm năm còn lại những gì 

Còn chăng những nỗi sầu bi đắng lòng... (TTNM)

Nghe như tiếng thở than của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc:

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì...


Ơ hay, TQBT đang vui mừng đạt tới số 100, cớ sao nói chi những chuyện buồn phiền như thế? Xin nói ngay, tôi bị dính “Cô” khi đi nghỉ hè ở miền Nam California. “Đắng” này là từ hậu quả của thuốc Paxlovid. Một lúc sau khi uống 3 viên đầu tiên, tôi đã text cho Bác sĩ Ngô Thế Vinh: “Thuốc bắt đầu ngấm. Miệng em đắng nghét”. Ông Thầy an ủi học trò: “Thuốc đắng dã tật. Bộ thuốc trị bệnh mà NM đòi ngon như ô mai sao?” Ước gì mọi thứ trên đời đều ngon như ô mai thì dễ chịu biết bao! Tôi bị “Cô” chiếu cố tận tình hết sức! Đã hơn 10 ngày mà kết quả vẫn còn dương tính. Phải tiếp tục cách ly với hết thảy mọi người, lúc nào ra ngoài cũng phải mang mặt nạ thật khó thở, dù trước đây khi tự nguyện nên cảm thấy rất thoải mái, còn bây giờ thì bắt buộc nên bỗng thấy... khó chịu! Hôm qua, thứ hai đầu tuần, boss gọi điện thoại hỏi có thể đến sở sau giờ làm việc để làm một số việc “không thể chờ được” không, tôi OK liền. Làm cái test nhanh, chụp hình text cho boss xem: “Kết quả không chắc chắn. Vẫn còn một đường chỉ mảnh màu hồng ở phần mẫu thử (sample)”. Một lúc sau boss viết lại: “Đã hỏi Bác sĩ W. “Cô” đang đi ra khỏi thân bạn vì đường hồng rất nhạt. Nhưng bạn vẫn phải tiếp tục cách ly 5 ngày. Và sau đó vẫn phải đeo mask thêm 5 ngày nữa...” Tôi xem đây như một “tin vui giữa giờ tuyệt vọng”, đã sắp thoát khỏi “Cô”, nên đến sở với tâm hồn phơi phới, đeo mask và đóng cửa phòng lại trong khi làm việc, chẳng khuấy động đến ai. Với niềm vui đó, hôm nay tôi ngồi viết những dòng chia sẻ này.



Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

Trần Thị Nguyệt Mai: Đọc sách “Tháng Ngày Qua”*

Tôi rất hân hạnh được là một trong những độc giả đầu tiên khi cuốn sách “Tháng Ngày Qua” – Hồi ức của Nhà văn Nguyễn Tường Nhung, chỉ mới là những trang bản thảo rời. Tác giả là trưởng nữ của Nhà văn Thạch Lam và cũng là phu nhân của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những vị tướng lãnh xuất sắc và trong sạch của Quân Lực VNCH. Cuốn sách hé mở cho chúng ta rõ hơn không chỉ về thân thế của hai gia đình rất nổi tiếng - Thạch Lam và Ngô Quang Trưởng - mà còn như một cuốn phim quay lại hình ảnh xã hội thời kỳ chiến tranh Việt Pháp và chiến tranh Việt Nam cận đại, hiển hiện nỗi khổ đau tận cùng khi mất mát cả tài sản lẫn những người thân yêu nhất trong đời, nỗi lo âu của người vợ lính khi chồng ra chiến trận và phút giây lãng mạn hạnh phúc khi chinh nhân trở về... Những ngày Tết Mậu Thân 1968 kinh hoàng thảm thương ở Huế cũng được ghi lại một cách sống động.


Khi viết về văn chương Thạch Lam, nhà văn Mai Thảo đã dùng những lời ngợi khen đẹp nhất: “bút pháp chuốt lọc, trong sáng và chính xác nhất của văn xuôi tiền chiến” (1). “Bút pháp chính xác ông mãi mãi là một vinh dự cho tiếng Việt, theo ý tôi” (2). “Những trang tiểu thuyết đôn hậu và chứa chan tình cảm của Thạch Lam” (3) đã đi vào và ở mãi trong tâm hồn người đọc với Gió Lạnh Đầu Mùa, Nhà Mẹ Lê, Hai đứa trẻ, v.v... Đọc “Tháng Ngày Qua” càng thấy rõ hơn “văn chính là người”, để càng yêu mến Ông hơn. 


Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

Trần Thị Nguyệt Mai: Chúc mừng Thư Quán Bản Thảo Hai Mươi Tuổi

Thời gian như ngựa chạy tên bay. Thoáng chốc, TQBT đã hai mươi tuổi. Chẳng thể ngờ! Những người chủ trương dù lúc ban đầu đang ngấp nghé ở tuổi hưu xứ Mỹ nhưng vẫn còn mạnh tay khỏe chân, đầu óc, trái tim còn nồng nàn chữ nghĩa. Nay cộng thêm hai mươi năm, nghĩa là hai mươi lần sức lực đã giảm, đi đứng đã phải cần đến cái chân thứ ba, cộng thêm bệnh tật thời “máy móc rệu rạo” hoành hành. Họ chỉ còn lại trái tim mạnh mẽ với tình yêu văn chương và một tình bạn keo sơn, gắn bó. Văn chương thật diệu kỳ và thật đẹp biết bao!

Điển hình trong suốt ba ngày của tháng 7 năm nay, từ ngày 14 đến ngày 16, “nhóm Doãn Dân” gồm mười người từ những tiểu bang xa xôi đã cùng tụ họp đến nhà anh Trần Hoài Thư mang thêm sinh khí, tiếng nói cười nồng ấm cho ngôi nhà đã từ lâu hiu quạnh vì vắng bóng hiền nội của anh hiện trú ngụ trong nursing home. Họ đã giúp vệ sinh nhà cửa, vừa nói chuyện văn thơ: về nhà văn Doãn Dân, về những lần làm báo, đi sưu tập ở thư viện các Đại học Cornell và Yale của Hoa Kỳ, ... Ba ngày ấy đã được chị Doãn Cẩm Liên – con gái nhà văn Doãn Quốc Sỹ – ghi lại trong bài Thư Quán Bản Thảo và Trần Hoài Thư “Lì” đi trên số TQBT 94, tháng 8/2021:
... ba ngày dường như dài vô tận, với tràn trề âm thanh vui, với dư thừa màu xanh tưng bừng. Chúng tôi nói cười ròn tan, đọc thơ nói thơ, kẻ tung người hứng. Ai nấy đều vui vì có nhau.

Ba ngày khó quên

Cháu hỏi số 46
Chủ đề về Doãn Dân
Chú nói chú không còn
Nhưng sẽ in cho cháu
Thế rồi hai chú cháu
Cùng nhau xuống căn hầm
Cháu xếp giấy xếp trang
Chú dán bìa dán gáy…

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Trần Thị Nguyệt Mai: Một Người Viết Nữ Ngoài Vòng Đai Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm

(Thanh Sâm, vẽ theo trí nhớ - Đinh Cường)
Nếu phân biệt về giới tính, số lượng và tác phẩm của những người viết “Nam” ngoài vòng đai trong Văn chương miền Nam thời chiến (1954-1975) có khá nhiều: Y Uyên, Lê Bá Lăng, Doãn Dân, Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Luân Hoán, Vũ Hữu Định, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương... Hầu như không có một người “Nữ” nào viết ngoài vòng đai cả. Có thật vậy không?

Phải đợi đến tháng 10/2011, nghĩa là sau 40 năm từ khi sách được phát hành vào tháng 9/1971, khi trang blog Phay Van với cô chủ thật “đặc biệt” và nhóm bạn yêu thích văn chương mà tôi đã ghi lại trong “Hành trình của Cõi Đá Vàng”[1], thì tôi mới biết đến tên nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm. Trước năm 1975, trong chúng ta hầu như không mấy ai nghe nói tới tác phẩm “Cõi Đá Vàng” của bà, dù cho cuốn sách ấy được nhà An Tiêm, một trong những tên tuổi của miền Nam thời bấy giờ, xuất bản. Cuốn sách ra đời, rất im hơi lặng tiếng, không được một lời giới thiệu hoặc ca ngợi bởi những ngòi bút phê bình điểm sách ở thủ đô Sài Gòn thời bấy giờ. Cũng là một điều rất đáng ngạc nhiên khi biết rằng tác giả đã khá thân thiết với một số bạn trong giới văn nghệ thời ấy.



Cõi Đá Vàng được Thư Ấn Quán tái bản năm 2012 với tranh bìa của họa sĩ Đinh Cường và Thư Quán Bản Thảo số 51 – tháng 4/2012 giới thiệu tác phẩm Cõi Đá Vàng & thơ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Sâm