Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Thị Diệu Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Thị Diệu Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

Trần Thị Diệu Tâm: Có tiếng chim ca


Sau khi Anh ấy mất đi, Chị lo don dẹp lại tất cả những vật dụng đồ dùng của chồng, xem thứ nào để lại thứ nào bỏ đi. Trước đây, không bao giờ chị dám sờ tay động chạm vào những thứ đồ vật ấy, Anh nói  " Đừng xáo trộn thứ tự của anh".

Chị biết, chồng mình là một người sống nghiêm túc, cẩn thận, đôi lúc trầm mặc và lạnh lùng. Chị yêu quý Anh đến mức làm cho các bà bạn phải ghen tức vì lòng tuyệt đối ấy. Họ ghen tức vì thấy Chị có một người chồng tốt và gương mẫu đến vậy. Giờ đây, sau khi chết, thể xác hình hài của Anh trở thành tro bụi phể thải và vất bỏ, dù có linh hồn hay không có. Chị ngậm ngùi, tuy nhiên chỉ riêng một thứ không bao giờ phế thải vất bỏ, đó là lòng yêu kính ngưỡng mộ của Chị với Anh. Chị cho rằng chính Anh là nguồn sống làm cho đời Chị trở nên có giá trị hơn, tình thần và vật chất. Khi động chạm vào những kỷ vật của chồng, Chị tưởng như anh đang sống lại . Chiếc iphone của Anh, chiếc máy vi tính cũng còn đó, dù chúng đã bị xóa hết tất cả dữ liệu bên trong. Có lúc Chị muốn nhờ con tái tạo những dòng điện thư giữa chồng và bạn hữu để cảm giác cha vẫn còn sống với mẹ. Nhưng đứa con gạt đi, chết là hết rồi.

Chết là hết, như câu nói của người bạn trai cũ, thỉnh thoảng gọi thăm sức khỏe chị, sợ Chị cứ sống mãi với hình bóng xưa, mà quên đi thực tại. 


Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Trần Thị Diệu Tâm: Bóng Tình, Trong chữ nghĩa Đặng Mai Lan

(Nhà văn Trần Thị Diệu Tâm giới thiệu trong buổi ra mắt tập truyện Phòng 111 của tác giả Đặng Mai Lan tại Paris)

Tập truyện đầu tay của Đặng Mai Lan được trình bày như những dòng nhật ký độc thoại với chính mình, dàn trải trên nỗi niềm chua xót của một tâm hồn vọng tưởng về hạnh phúc tình yêu đã mất.

Nhân vật xưng tôi trong truyện là một người đàn bà mang một trái tim dịu dàng và mơ mộng, luôn luôn khắc khoải về ý nghĩa đích thực của tình yêu. Người ấy pha trộn lẫn nhau giữa mộng và thực, giữa cơn mơ với đời thường, rồi tự hỏi đâu là ranh giới giữa đôi bờ.

Bởi vì mộng là có, thực là không. Thế giới trong mơ là thế giới đầy nắng ấm, thế giới đời thường âm u, lạnh lẽo bóng tối. Trong mơ Tôi có anh, Tôi hạnh phúc. Với ngày thường Tôi không còn anh, Tôi mất anh, Tôi cô quạnh. Đây là một chủ đề diễn tả cái tâm thức phức tạp rối rắm, dằng co giữa điều Tôi muốn đạt tới và cũng là điều Tôi muốn phủ nhận. Nó nói lên trạng thái bất ổn của tình yêu.

Tình yêu là một biến dịch lạ lùng. Khi ta đón nhận nó cũng là lúc ta đánh mất nó.

Mỗi thứ hạng vật trong trời đất đều có một bản thể, nhưng riêng tình yêu có đến hai bản thể cùng một lúc. Nó vừa là hạnh phúc, lại vừa đớn đau. Hạnh phúc là mời gọi, quyến rũ, phục sinh. Đau đớn là hủy diệt.

Tác giả Đặng Mai Lan trình bày bản thể tình yêu ấy bằng giọng văn óng ả, êm đềm và tinh tế. Giòng văn ngọt ngào mà cũng rất ngậm ngùi.

Những tựa đề các truyện Về một nơi khác, Chiêm bao, Cơn mưa, Mùa nắng cuối cùng, Phía ngoài hạnh phúc, Chiếc bóng, Sang mùa, Phòng 111. Hiện ra cho thấy cả một không gian bát ngát thấm đượm hương hoa tình ái. Dù bây giờ hoa đã tàn, hương đã nhạt, nhưng vũ trụ ấy vẫn còn đây, để còn tưởng nhớ.

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Trần Thị Diệu Tâm: Quận Mười Ba - Paris


Quận 13 là một trong số 20 quận của thủ đô Paris nước Pháp, một quận có dân cư đông đảo buôn bán khá sầm uất, trục chính của quận là Place d'Italie. Đa số người Á Đông thường sinh hoạt suốt dọc hai con phố chính là Avenue D'ivry và Avenue de Choisy, nơi có nhiều siêu thị lớn nhỏ và các cửa hàng ăn uống nổi tiếng.

Trước đây, khoảng 1975, nghe nói khu phố này quán xá lèo tèo, vài cửa hàng người Ả Rập buôn bán không mấy phát đạt, đa số dân cư ngụ thuộc giới lao động bình dân .Nhưng từ khi có dòng người tỵ nạn xuất hiện, vùng này bỗng thay da đổi thịt. Cả khối Việt Miên Lào của Đông Dương xưa, tụ về nơi này sinh sống cùng nhau. Nhớ xưa kia cả ba đều con dân thuộc địa mẫu quốc Pháp, và sau này cùng là nạn nhân của chế độ Cộng Sản, một đàng là Khờ -Me Đỏ, một đàng là Bắc Việt. Người Ả Rập làm sao cạnh trạnh nổi, phải bán nhà cửa đi chỗ khác chơi. Người Việt đến Pháp định cư, đa số gia đình là dân Tây trước kia, hay là nhân viên làm việc cho cơ sở Pháp tại Sàigòn, hoặc có thân nhân con cái du học trước 1975. Số người đến Pháp theo giấy tờ như vậy ít ỏi không nhiều, dòng người boat -people khi đến đảo đều khoái American Dream, ít ai thích French Dream. Hoa Kỳ muốn đền bù cho dân miền Nam vì sự bỏ rơi tháo chạy của mình, đã ô-kê cho nhập cư vào Mỹ hầu hết thành phần cựu quân nhân theo diện H.O. Pháp không có H.O. Người Tàu đến Pháp cũng không nhiều lúc ban đầu, nhưng họ biết tạo thành một tập hợp vững mạnh phát triển với mục đích kiếm tiền sinh lợi, không chia rẽ vì mục đích chính trị. Người Tàu thích buôn bán hơn thích học chữ, phi thương bất phú mà, người Việt thích học chữ hơn thích bán buôn, nên người Việt cứ mãi làm thuê, người Tàu luôn làm chủ.

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

Trần Thị Diệu Tâm: Bóng Cha

Từ lúc bắt đầu biết nói, hình như tôi không biết gọi tiếng " Cha ơi" như các đứa trẻ khác . Tôi chỉ thấy và biết mỗi mình mẹ tôi, vì thế tôi từng cho rằng mình được sinh ra đời do chỉ một người là mẹ.

Lớn lên bất đầu đi học chữ, tôi nghe mẹ nói "Con cũng có một người cha". Điều này làm tôi ngạc nhiên áy náy vô cùng, nó làm thay đổi thói quen suy nghĩ lâu nay. Tôi luôn hỏi "Cha là ai hở mẹ ?" Câu hỏi của một đứa con nít đơn sơ như vậy, nhưng sao mẹ không trả lời được, mẹ nói lấp lững :" Cha đi rồi ".

Tôi thấy càng khó hiểu thêm, cha đi rồi có nghĩa là đi mất là chết. Sau đó mẹ không hề nhắc nhở đến cha nữa. Nhưng bà nội thì hay kể về cha. Bà nói: "Cha mi là người hay chữ".

Tôi vụt hỏi: "Cha ở đâu hở bà ?" Bà trả lời "Chắc cha mi còn sống".

Câu trả lời của bà cũng như của mẹ làm tôi ấm ức, vì cả hai đều không trả lời rõ ràng về người đàn ông có tên gọi là Cha, hoặc là tôi chưa đủ thông minh để hiểu. Có mấy hôm liền, tối nào nằm ngủ đến nửa khuya, mẹ cứ hay thức dậy đi tiểu. Ngủ với mẹ quen hơi ấm, nên khi cảm thấy lạnh tôi biết mẹ không còn nằm bên nữa, tôi tỉnh ngủ. Căn nhà vẫn tối om, sao mẹ không thắp đèn cho sáng. Tôi nằm im tai lắng nghe tiếng động từ nhà bếp chen lẫn tiếng người nào đó đang nói chuyện . Tiếng chén bát lạch cạch rồi im lặng. Tôi nghe tiếng cửa bếp đóng lại, mẹ trở về giường ngủ, tôi thấy ấm lại. Những lần như thế tôi cố nhắm mắt thật kín tỏ cho biết là mình đang ngủ say không biết gì cả.

Nhưng sáng hôm sau tôi dậy sớm xuống bếp ngay, những mo cơm trắng tối hôm qua mẹ gói đã biến mất, cả nồi khoai lang luộc hết, chỉ chừa hai củ nhỏ dành cho tôi ăn buổi sáng đi học. Vừa sợ vừa tức tối, vì tưởng hôm nay mình được ăn cơm bới mo cau với muối sả mẹ làm thơm nồng cả mũi chiều qua. Lâu nay bà nội chỉ nấu cơm độn với sắn khô ăn nghẹn cả cổ, chỉ mong được nhai miếng cơm mềm dẻo, không sắn không khoai không bắp lổn nhổn trong miệng. Thế mà tối hôm qua mẹ cả gan đem cho người ta hết các mo cơm trắng, hết cả lon muối sả . Tôi nghẹt thở, nước mắt chực trào ra. Nhưng tôi nào dám mở miệng hỏi ai.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

Trần Thị Diệu Tâm: Cây Platane

Hình minh hoạ, Chip Somodevilla/Getty Images

Tối hôm qua, từ căn phòng của ông Mạnh nghe có tiếng còi xe hú lên từng chập, ánh sáng chớp nhoáng chiếu vào cửa kính, như có một tai nạn xe cộ mới xảy ra. Sáng hôm nay, ông Mạnh nhìn qua của sổ thấy phía bên kia con đường lớn, cây platane đã bật gốc nằm sóng soài bên lề đường .Xe cộ qua lại đều bị chận, quay lui chạy về phía khác, chiếc xe cấp cứu màu đỏ nhấp nháy đèn báo hiệu cùng phát ra tiếng còi hụ lên từng hồi, đang đỗ gần đấy.

"Cây lớn như vậy mà đã bị tróc gốc, ngã ra đường". Ông Mạnh nghĩ thầm.

Cây platane thực sự đã chết rồi, chỏng chơ cả gốc rễ, đất đai tung tóe. Khi ông dọn đến ở đây, ông thấy nó sừng sững, thân cây cao lớn, tàn lá sum suê cho nhiều bóng mát. Người đi bộ thường đứng dưới bóng cây để chờ qua đường. Mỗi sáng thức dậy, ông kéo màn của sổ, ngó ra bên kia đường, nhìn cây. Những chòm cao đầy lá xanh đong đưa trong gió sớm, như những bàn tay dịu dàng vẫy gọi nắng ban mai, hẹn hò với đàn chim về với nhau ríu rít hoan ca. Từ tháng này qua năm nọ, mùa xuân mơn mởn chồi nẩy tược, mùa hạ nồng nàn tươi xanh, rồi mùa thu rơi đầy lệ úa vàng, và mùa đông ép mình ngủ giấc cô liêu. Nhìn cây, ông biết thời tiết bốn mùa đổi thay. Không hiểu tại sao, mà bỗng dưng đổ gục xuống mặt đường. Ông kéo kín tấm màn cửa che đi không muốn nhìn nữa. 

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Trần Thị Diệu Tâm: Sông Seine, đôi dòng

Hình minh hoạ, LUDOVIC MARIN/AFP via Getty Images

Mới sáng hôm nay thôi, khi mở máy ra, tôi thấy một cái điện thư có tên người gửi lạ hoắc không quen biết. 

"Xin chào chị. Chị có phải ngày xưa ở Huế không ? Chị có phải là người tôi từng quen biết ? Chị có phải đã từng học lớp hè Pháp văn ở trường Providence ?"

Người chi mà lạ, chưa xưng tên xưng tuổi mà hỏi tới tấp như vậy, viết trả lời: "Xin cho biết quý danh". -" Tôi là Doan đây chị, Doan ở xóm Phú Cam đó".Tôi lặng đi một lúc, không vội trả lời. Đứng dậy uống một tách trà nóng pha mật ong. Tách trà thơm mùi mật ngọt đem thêm chút tỉnh táo. Sợ mình đọc sai chữ, tôi tháo chiếc kính lão ra, lấy khăn giấy lau chùi sách sẽ, rồi mang lại vào. "Dạ, đúng." Người bên kia như chờ đợi câu trả lời như vậy, kêu lên "Trời ơi !".

"Trời với đất mà chi nữa, hiện chừ anh ở nơi mô trên trái đất này?" 

"Thì mình đang ở Pháp, từ ngày xa Huế".

Tới phiên tôi kêu trời ơi trong bụng, nhìn lại địa chỉ của Doan, có ghi " fr" ở cuối hàng. Ông này nói đúng, chỉ lo tuổi già lẩm cẩm ở nơi kia mà tưởng nơi này. 

Sau khi biết chắc chắn đó là sự thực đang xảy ra, chắc chắn là người bạn cũ ngày xưa liên lạc được với mình, tôi hỏi số điện thoại ngay, qua cuộc điện đàm, Doan kể lại cuộc sống xa nhà kể từ ngày ấy, năm ấy, rồi lẩn thẩn tự hỏi sống cùng một xứ sở mà cả hai không hề thấy nhau, gặp nhau trong chừng ấy năm nửa thế kỷ, kể cũng lạ. Tôi cười đùa "Ông Trời không cho gặp thì không gặp, thắc mắc chi".

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Trần Thị Diệu Tâm: Nhà Văn Nữ (Ký Sự)

Nhà văn nữ...

Đó là cái nhãn hiệu mà người ta gán cho tôi khi tôi có tập truyện ngắn đầu tiên được in ra. Điều này tôi thấy vui vui, mình viết khơi khơi, lung tung lang tang mà được cái mác như vậy. Thật ra, tôi chỉ là một người thích kể chuyện, nhà văn nữ, danh xưng này quá cao sang, quá tầm với tôi.

Chuyện viết, trước đây còn ở trong nước, không bao giờ tôi nghĩ đến, nhưng khi qua ở nơi đây, một xứ sở văn minh, thấy cái gì cũng lạ cũng mới và cũng hơi kỳ. Cảm thấy như mình vừa tái sinh vào một kiếp người khác, do trước đây đã tạo được duyên lành. Trong những mối tạo duyên đó, tôi là người thích đọc truyện, nên giờ đây mình là người thích kể chuyện, tôi được luân hồi ngay ở kiếp này không cần phải chờ đợi sau cái chết! 

Có nhiều khuynh hướng trong cách viết câu chuyện kể, do ảnh hưởng hoàn cảnh sống, do ảnh hưởng suy nghĩ cá nhân. Trước kia lúc bắt đầu viết, tôi dùng trí tưởng tượng khá nhiều, từ một hình ảnh trong đời thường tôi có thể kể ra một câu chuyện hẳn hoi có thứ tự lớp lang. Đa số chuyện dạo ấy, tôi kể về tình yêu vì cho rằng không có gì đẹp hơn loại tình cảm này ! Lẽ dĩ nhiên tình yêu trong trí tưởng được vẽ vời rất nhiều điều đẹp đẽ xúc động. Trong đời thường, làm chi có những mối tình đẹp như thế. Kể ra cũng có hơi ba xạo! Tuy nhiên, mẫu truyện nào cũng đều dựa vào một hình ảnh có thực đã thấy trong quá khứ hay hiện tại. Có chuyện tình bịa đặt hoàn toàn đọc lại thấy cảm động lắm, chẳng hạn như Tìm Trong Quá Khứ, khung cảnh là bệnh viện tâm thần Saint Anne (vì chỗ tôi làm việc gần bệnh viện này, thấy bệnh nhân đi dạo ra vô). Khi viết ra những câu chuyện tình lãng mạn, tôi nghe tuồng như mình tham dự trong đó, mình đang là diễn viên chính. Vậy mới ham viết! 

Có điều, ngôn ngữ chữ viết ít khi bắt kịp với nhịp độ suy tưởng, luôn chậm chạp, trong khi dòng suy nghĩ luôn biến động theo cảm hứng. Tìm câu chữ thích hợp cho suy nghĩ, cho sáng tạo là điều không dễ dàng gì. Viết, luôn luôn là một hành trình đi tìm kiếm. Tìm kiếm cái gì, điều gì? Đó là một câu hỏi với tôi, tôi không biết giải đáp.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Trần Thị Diệu Tâm: An Hiên Quán - Ngày tháng cũ - Ký Sự

Đang làm việc tại một cơ sở thuộc nhà sách Hachette, tôi đành bỏ ngang để làm nhà hàng với ông xã ở phố quận 13, Paris. Nghĩ rằng mở một cái tiệm ăn nhỏ tự đứng ra cai quản, coi bộ khỏe hơn đi làm nhân viên dưới quyền điều khiển của sếp đầm khó chịu .

Chọn cái tên cho tiệm ăn giống như tìm đặt tên cho đứa con của mình. Chợt nhớ quê nhà quê mình có một biệt phủ xưa tên gọi An Hiên. Hiên là mái nhà, an là bình an. Ai mà chẳng mong có một mái nhà an bình để sống.

Tôi không phải là người giỏi giang chi về bếp núc. Ở Việt Nam lúc đi học thì lo học chứ đâu để ý chi chuyện làm bếp. Khi lấy chồng thì có chị giúp việc nấu nướng ngon lành. Việc chi mà phải nhọc tay chân. Qua đây liều mình mở hàng ăn , quả thật mình có lá gan to của con ngỗng béo. Ở xứ sở này, nghề bếp núc nấu nướng lại là nghề có giá trị. Tìm được một người bếp giỏi không phải là chuyện dễ dàng. Tôi phải biến thành nhà bếp, bếp chính. Như thế mình không phải phụ thuộc vào bất cứ bếp chính nào. Chủ nhà hàng sợ nhất là khi quý vị bếp chính se mình nghỉ việc.

Quán ăn nhỏ đủ cho hai vợ chồng và một người phụ bếp. Cuối tuần khách đông có con gái nghỉ học ra phụ, hạn chế phí tổn tối đa may ra mới sống nổi ở xứ Xã Hội khó khăn này. Nghĩ bụng mấy năm học "Quản trị xí nghiệp" ở Đàlạt bộ không quản trị nổi cái quán ăn bé nhỏ này sao. Thật ra nhỏ hay lớn đều cần phải biết cân bằng chi thu, làm nhà hàng phải cần có số thu ít nhất hơn gấp 4 lần số chi, để có thể trang trải gánh nặng về thuế má. Nếu may ra số thu có tỉ lệ cao hơn nữa mới mong có lời. Một bài tính không dễ thực hiện với một người lơ mơ và ít tiền là tôi.

An Hiên có địa chỉ ngay quận 13, nơi này mọi thứ vật liệu Á Đông đều có người cung cấp đưa tận nơi, chỉ cần đặt hàng qua điện thoại. Nhà tôi có khá nhiều bạn hữu quen biết xưa nay, họ đến ủng hộ khá đông. Không những khách Ta mà có cả khách Tây. Anh ấy đứng két thu tiền, vừa có tiền lại vừa gặp bạn đến chơi mỗi ngày, nên vui lắm. Đa số khách Việt ta đều trả tiền mặt. Tôi rất thích, vì được chạm, sờ và đếm, vui hơn là nhìn những con số qua chi phiếu. Đúng là nhà quê thực tình. Nhưng số tiền giấy đó không phải thuộc về chúng tôi đâu, mà thuộc về thuế má chi phí phải thanh toán. Chuyện tiền bạc bỗng dưng trở thành gánh nặng lo lắng mỗi ngày.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Trần Thị Diệu Tâm: Thiếu Nữ Và Con Mắt Trái


Thiếu nữ ấy là bạn tôi. Cô ta có thói quen nhìn cuộc sống bằng con mắt phía trái. Điều này có nghĩa là cô thường nhìn sự việc phía mặt sau của nó.

Cho nên tính tình cô hơi khó chịu, bạn bè không ai ưa vì cái tật nói thẳng, nói như đâm vào tim. Có lẽ thế nên cô chưa có chồng, dù năm nay đã gần bốn chục xuân. Tôi cũng độc thân như cô, tuy nhiên tôi có người yêu. Người tôi yêu đang còn ở Việt Nam. Chúng tôi yêu nhau từ ngày xa xưa, lúc chưa có trại tù mọc lên như nấm trên thân thể quê hương hình chữ S. Tôi chờ chàng ra tù, vì chúng tôi đã hứa hôn.

Thiếu nữ và tôi có hai nghề nghiệp khác nhau, cô ấy hiện là y tá trong một bệnh viện lớn ở Paris, phụ trách phòng hồi sinh, nghĩa là người nào sắp được ăn bát cháo lú quên chuyện đời, bước qua cây cầu biên giới giữa sống và chết thì cô ta kéo ngược họ trở về, bắt họ đổ mồ hôi lẫn nước mắt cho cuộc trần ai này. Còn tôi, đứng bán hàng ở một trung tâm mỹ phẩm và nước hoa danh tiếng tại Champs- Élysées, có thể vì ảnh hưởng nghề nghiệp nên tôi ngửi cuộc đời này bằng mùi hương hoa, còn tô thêm son thêm phấn cho đời thêm diễm ảo.

Chúng tôi thuê chung một căn nhà. Ban ngày có chuyện gì vui, tối kể cho nhau nghe.

“Hôm nay bạn ơi, có một ông người Ý mua một lô nước hoa toàn mùi trứ danh của ba nhà Christian Dior, Chanel và Rochas. Ông ta bắt phải gói thật đẹp để làm quà. Thật ít có người đàn ông nào tặng vợ lịch sự như thế.”

Thiếu nữ:

“Người đàn ông như thế phải giàu, mà giàu thì cũng đã năm mươi sáu mươi. Tuổi này ít nhất là một vợ và hai nhân tình.”

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

Trần Thị Diệu Tâm: Tìm chốn thanh bình

Hình minh hoạ, Internet

Sau khi làm xong chương trình kết toán dự án cho công ty, cô cảm thấy mệt nhoài và chứng bệnh nhức đầu có cơ hội tái phát. Số tiền thưởng cuối năm trong tài khoản ngân hàng sẽ tăng thêm, nhưng hiện giờ cô chẳng còn mấy quan tâm. Áp lực của công việc, thái độ ganh tị kỳ thị của các đồng nghiệp nữ bản xứ cùng phòng, đè nặng lên người, nhiều lúc cô muốn nghẹt thở. Ra khỏi văn phòng làm việc, cô trở về nhà theo dòng người chảy vào những chuyến mê-trô chật cứng, như kẻ mộng du, như một cổ máy không cảm tính, di động theo quán tính đã định hướng. Cô tưởng chừng như mình là một loài"ốc mượn hồn". Loài ốc này có thể đi tìm một cái vỏ thích hợp khác trong lòng đại dương bao la. Nhưng cô không thể, dù được sống trong một xã hội văn minh hiện đại đa văn hóa, đa chủng tộc. Cô sống cho chính mình hay cho một ai khác, cô cũng không hiểu được. Có lẽ cái vỏ bọc cô đang mang trên người không phù hợp với tâm hồn cô bên trong. 

Ra khỏi phòng khám bệnh, sau khi nghĩ đến lời khuyên của bác sĩ " Cô nên nghỉ ngơi dưỡng sức một thời gian". Cô đi thẳng đến cửa hiệu thuốc tây. Người bán thuốc nhìn giấy cho biết những thứ thuốc này không phải là loại thuốc bệnh, là thuốc bổ dưỡng nên phải trả hết toàn phần. Cô gật đầu. Liệu những viên thuốc này có đem lại chút nào dễ chịu không. 

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Trần Thị Diệu Tâm - Vọng Tưởng


Suốt cả đêm, anh chẳng ngủ được. Mỗi lần nhắm mắt, cô hiện ra, trở về cùng với anh. Cô nói cuời, đôi mắt long lanh, đôi môi hé mở. Anh nao nức, muốn hôn ngay vào đôi môi ấy vào đôi mắt ấy. Nhưng cô biến mất, anh chợt tỉnh.