Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Phỏng Diều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Phỏng Diều. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Trần Phỏng Diều: Giao Lưu Ngôn Ngữ Giữa Các Dân Tộc Nam Bộ

Ngay từ cuối thế kỷ XVII, ở Nam bộ đã có nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Người Việt là dân tộc chủ chốt đã khai phá và đặt nền tảng quản lý hành chính, về phương diện quân sự cũng là lực lượng chủ chốt bảo vệ vùng đất Nam bộ. Trong quá trình khai phá, không thể không tính đến sự có mặt của các dân tộc bản địa và những dân tộc di cư đến. Đó là các dân tộc Hoa, Khmer và Chăm.



Người Khmer đã có mặt rất sớm ở Nam bộ, là dân tộc bản địa. Họ đã chọn những rẻo đất cao trên các giồng dọc theo bờ sông Tiền, sông Hậu, nương nhờ vào thiên nhiên để trồng tỉa và sinh sống. Khi đó, người Khmer đã quần tụ nhiều trong những phum sóc trên những giồng đất ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, vùng đồi núi Tri Tôn – An Giang. Người Khmer hiền hoà, hiếu khách, biết làm ruộng thâm canh. Họ theo Phật giáo tiểu thừa, có những hình thức sinh hoạt văn hoá độc đáo thể hiện qua ca múa, lễ hội…

Sự hiện diện từ đầu của người Hoa sát cánh với người Việt trong quá trình khẩn hoang Nam bộ là điều được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận. Khác với người Khmer thường sống tập trung, người Hoa phân tán khắp nơi. Nhiều chi nhánh người Hoa di cư đã cùng người Việt trong việc khai khẩn, lập đất, đóng góp không ít công lao như nhóm người Hoa của Dương Ngạn Địch, góp phần xây dựng vùng Mỹ Tho. Đặc biệt là vai trò của gia tộc họ Mạc trong việc khai khẩn và xây dựng đất Hà Tiên.

Người Chăm tập trung nhiều ở An Giang, Châu Đốc, phần đông sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức xã hội của người Chăm đặt trên nền tảng Hồi giáo với nhiều phong tục tập quán riêng.