Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Nguơn Phiêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Nguơn Phiêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011
LÊ QUANG VINH
Loạn tướng hay anh hùng?
Năm 2005 đã được đánh dấu bằng sự phổ biến Bạch thư về Nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Trong lúc hầu hết các diễn đàn dân chủ trên thế giới đều đồng loạt lên án nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay là một trong những tập đoàn độc tài, tham nhũng nhất trên thế giới, cuốn Bạch Thư thật đã là một tài liệu trơ trẽn, xấu hổ, nói cho có được, những việc không ai dại dột gì tin tưởng. Một đất nước khoe khoang có hơn 600 tờ báo nhưng không kể được có một tờ nào của tư nhân, một quốc gia không dám chấp nhận cho dân chúng tự do thực hành tín ngưỡng của các đạo giáo mà cố vỗ ngực khoe là một quốc gia tự do dân chủ bậc nhất, thật không có gì có thể khôi hài hơn nữa!
Trần Nguơn Phiêu
Tướng Lê Quang Vinh
Năm 2005 đã được đánh dấu bằng sự phổ biến Bạch thư về Nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Trong lúc hầu hết các diễn đàn dân chủ trên thế giới đều đồng loạt lên án nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay là một trong những tập đoàn độc tài, tham nhũng nhất trên thế giới, cuốn Bạch Thư thật đã là một tài liệu trơ trẽn, xấu hổ, nói cho có được, những việc không ai dại dột gì tin tưởng. Một đất nước khoe khoang có hơn 600 tờ báo nhưng không kể được có một tờ nào của tư nhân, một quốc gia không dám chấp nhận cho dân chúng tự do thực hành tín ngưỡng của các đạo giáo mà cố vỗ ngực khoe là một quốc gia tự do dân chủ bậc nhất, thật không có gì có thể khôi hài hơn nữa!
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch. 37)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 37
Cuồng phong trên Ðất nước
Trở về đời sống dân sự, không bị ràng buộc trong sự giao tế như khi còn đảm nhận chức vụ trong chánh phủ, Triệu đã có được dịp gặp nhiều bạn cũ trong đó có Hồ Thái Bạch. Vì Bạch đã có một thời gian dài cư ngụ ở Nam Vang, có nhiều tiếp xúc với các nhân vật đến từ Bắc Việt hoặc các yếu nhân của Mặt trận Giải phóng miền Nam nên khi về Việt Nam, Bạch đã được giới an ninh theo dõi khiến Triệu ít khi tìm dịp tiếp xúc. Ðã từng có dịp tham gia kháng chiến trong nhiều năm và đã chứng kiến những thành công cũng như những thất bại khi cuộc tranh đấu cho độc lập đất nước đã được giới lãnh đạo Hà Nội đưa vào chủ trương tranh đấu giai cấp của Cộng sản, Hồ Thái Bạch đã có nhiều ưu tư về tương lai đất nước.
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (ch.36)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 36
Trở về đời sống dân sự
Một bản dự thảo hiệp định cuối cùng đã được thành hình. Vào những ngày trước 7 tháng Mười Một, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, Kissenger đã bay qua Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Thiệu chấp thuận bản dự thảo. Kissenger hi vọng sẽ mang bản này ra Hà Nội để ký tắt trước ngày bỏ thăm Tổng thống Mỹ. Ðây là một thời kỳ gay cấn giữa Hoa Kỳ vàViệt Nam trước khi hiệp ước được ký kết. Tổng thống Thiệu cương quyết đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam và chống đối việc có hai chánh phủ song song trong Nam. Sự cương quyết chống những khoản bất lợi trong bản dự thảo đã làm Kissenger rất cay cú thất vọng không thể bay ra Hà Nội được. Trong lúc đó, giới truyền thông ở Mỹ đã dò la biết được phần lớn nội dung của bản dự thảo. Trở lại Washington, Kissenger đã phải chống chế tuyên bố khi được báo chí gặng hỏi: “Hòa bình đang ở trong tầm tay”.
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.35)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 35
Hòa đàm Paris
Trên đường trở về Việt Nam, Triệu đã lấy máy bay qua ngả Âu châu để có dịp thăm lại nước Pháp sau gần hai mươi năm xa cách.
Tình hình chung của quốc gia Pháp hai mươi năm sau thời chấm dứt Ðệ nhị Thế chiến nay đã thay đổi vô cùng khác xưa. Phố xá, xe cộ, cách thức trang sức đã hoàn toàn đổi khác. Phi trường quốc tế mới Charles De Gaule rộng lớn, tiện nghi tối tân so với phi trường Orly mà Triệu đã biết ngày trước. Khi trở về thành phố Bordeaux, Triệu đã vô cùng ngạc nhiên thấy nhiều con đường ngày xưa nay đã được mở rộng thênh thang, các căn nhà cũ đã được thay thế bằng những cao ốc nhiều từng. Xóm “bình dân” Mériadeck nay là khu thương mãi sầm uất của thành phố với những khách sạn quốc tế sang trọng. Tuy nhiên vùng xóm cũ nơi Triệu từng trú ngụ vẫn còn trong tình trạng như ngày trước. Triệu hồi hộp đến gõ cửa căn nhà trọ ngày xưa ở số 28 đường Cruchinet. Một thiếu phụ trẻ ra mở cửa và may thay đã nhận ngay ra Triệu. Bà là vợ kế của người chủ nhân cũ nay cũng đã mất. Bà đã từng là một thiếu nữ trong xóm, nhà đối diện với căn phòng trọ của Triệu nên đã dễ dàng nhận ra Triệu. Triệu đã được đưa lên lầu, bồi hồi thăm lại căn phòng sơn màu hồng Triệu đã có thời sống hơn bốn năm đời sinh viên.
Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.34)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 34
Ði Mỹ cầu viện
Các đổ nát sau Tết Mậu Thân 1968 trên khắp đất nước chưa được thật sự được hoàn toàn hàn gắn, nay lại thêm các thiệt hại to lớn do cuộc Tổng tấn công của Bắc Việt sau Mùa hè Ðỏ lửa. Dân chúng gần vùng Phi quân sự là thành phần gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Từ Gio Linh, Ðông Hà đến Quảng Trị bao nhiêu gia đình đã bị tiêu tan sản nghiệp, bồng bế di tản về Nam tạm sống trong bao nhiêu trại tị nạn Cộng sản. Những trợ giúp ngay sau khi chiến cuộc chấm dứt chỉ là trong giai đoạn tạm thời. Làm thế nào để họ có được một đời sống tương đối ổn định trở lại mới là việc trọng yếu. Ngân sách quốc gia của Việt Nam trong thời chiến không thể đảm đang nổi việc tốn kém này.
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.33)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 33
Mùa hè đỏ lửa
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.32)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 32
Trở lại xứ Chùa Tháp
Chiến sự càng ngày càng tiếp diễn ở miền Nam vài năm sau biến cố Tết Mậu Thân. Quân Cộng sản đã có được thời gian bổ sung lại bộ đội bằng nhân sự đưa từ miền Bắc vào bằng ngả đường Hồ Chí Minh. Các căn cứ hậu cần và dưỡng quân đã được tổ chức quy mô trên đất Cam Bốt, sát biên giới miền Nam. Con đường mòn Hồ Chí Minh đã ngang nhiên xuyên qua lãnh thổ Lào mặc dầu theo các hiệp định được ký kết, Lào phải là xứ trung lập! Lãnh thổ Cam Bốt sát biên giới Việt cũng đã được Cộng sản ngang nhiên biến thành những an toàn khu cho bộ đội dưỡng quân sau những lần đột kích tấn công miền Nam. Chánh quyền Miên địa phương đã nhắm mắt làm ngơ vì đã được Cộng sản Việt mua chuộc hậu hỹ nhưng dân chúng Miên đã âm thầm phản đối. Triệu đã có cơ hội đọc được các chỉ thị của phía Cộng sản lưu ý nhân viên của họ là đã có trường hợp nhiều cán bộ bị người Miên bất ngờ thủ tiêu khi nhờ người Miên chỉ đường đi liên lạc.
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (ch.31)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 31
Tết Mậu Thân
Những tiếng súng vang dội của bộ đội Cộng sản mở đầu cuộc tấn công vào ngày Tết Mậu Thân ở Sài Gòn - Chợ Lớn là một sự bất ngờ vì theo thông lệ từ trước, bao giờ cũng có hưu chiến trong những ngày lễ Tết thiêng liêng của dân tộc.
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (ch. 30)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 30
Ðệ Nhất Cộng Hòa, những ngày cuối cùng
Tình hình chánh trị miền Nam sôi động mãnh liệt sau vụ chánh quyền ở Huế cấm treo cờ Phật giáo vào ngày lễ Phật Ðản, tháng 5 năm 1963. Dân chúng bất bình vì coi đây là việc cấm đoán có tánh cách kỳ thị tôn giáo, nhất là việc cấm đoán này đã xảy ra không lâu sau những ngày cờ xí Thiên Chúa giáo đã được treo đầy đường nhân dịp chúc thọ Ðức Cha Ngô Ðình Thục.
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (ch. 29)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 29
Người Khách lạ
Trong những lần có dịp xuất ngoại đi Mỹ, khi ghé qua Nhật, Triệu thích đi xem các cửa hàng trình bày các phát minh điện tử, những máy chưa có ở Việt Nam. Vào thời Tổng Thống Diệm, có lần Triệu định đặt mua một máy tự động mở cửa ga ra xe, bấm nút điều khiển từ trong xe khi về đến nhà. Bưu điện cho Triệu biết đó là loại hàng “quốc cấm”, phải gởi trả lại nếu không sẽ bị tịch thâu. Nhật là xứ tự do nên Triệu đã dễ dàng mua được một máy thu và phát thanh, chỉ nhỏ như một hộp diêm. Máy có thể thâu và phát tuyến xa độ mười thước. Lời nói có thể được nghe trực tiếp hoặc được thâu vào máy ghi âm. Triệu thường đặt máy ở phòng khách để biết rõ những ai đã đến nhà vì Triệu và Duy Thảo phải đi làm mỗi ngày. Triệu vốn có cái sở thích dùng các loại máy điện tử như thế. Ngay ở cổng nhà ở làng Ðại học Thủ Ðức, Triệu đã xin được của anh em Quân nhu, các máy thu thanh điện đàm nhỏ đặt trên các chiến xa đã phế thải. Khi có khách đến nhà hay có ai lai vãng ngoài cổng, Triệu thường nghe được những lời bàn tán của họ trước cửa.
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch. 28)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 28
Hành nghề tư
Tổ chức nghề nghiệp y sĩ ở Việt Nam có Y sĩ Ðoàn. Theo nguyên tắc, đây là một cơ quan chuyên lo về việc hành nghề của các y sĩ, cấp giấy phép cho những cá nhân có học vị cũng như tư cách xứng đáng để săn sóc sức khỏe cho dân chúng. Y sĩ Ðoàn còn có thẩm quyền rút giấy phép hành nghề của những y sĩ mang án tội phạm, hoặc xét có những hành vi trái với đạo đức hành nghề theo Nghĩa Vụ Luận. Y sĩ Ðoàn VN là một cơ quan đã được thiết lập do một Dụ của chánh phủ. Ngoài Y sĩ Ðoàn còn có thêm Nghiệp đoàn Y sĩ. Ðây là một tổ chức tư nhân, có trách nhiệm chánh là để bảo vệ quyền lợi giới y sĩ.
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch. 27)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 27
Sóng Tình Thương
Do một sự tình cờ mà Triệu được chọn gởi đi Mỹ theo học một lớp huấn luyện đặc biệt. Trong quân đội Mỹ có một ngành mà Việt Nam chưa có. Ðó là nghành Hóa học (Chemical Corps). Khóa học thuộc về Chiến tranh Hóa học, Vi trùng và Nguyên tử, nên bộ Quốc Phòng Việt Nam chỉ định Cục Quân Y phụ trách gởi người đi thụ huấn. Triệu được chọn gởi đi học cùng với ba y sĩ khác: hai thuộc Lục quân và một thuộc binh chủng Nhảy dù.
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.26)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 26
Ðời lính thủy
Triệu tham dự cuộc hải hành đầu tiên trên chiến hạm Việt Nam nhân dịp có chương trình di dân từ các vùng khô cằn ở miền Trung để đưa dân vào tái định cư ở các vùng phì nhiêu trong Nam. Ðây là một trong những chương trình khẩn hoang lập ấp của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tiếp theo cuộc di dân vĩ đại sau Hiệp định Genève năm 1954.
Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.25)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 25
Hoàn Cố hương
(2)
Trong dịp Tết năm đầu tiên trở về xứ, Triệu nô nức đón nghe lời chúc đầu năm của Tổng Thống Diệm. Ông Ngô Ðình Diệm đã kết thúc bài chúc Tết với câu: “Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta”.
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.26)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 25
Hoàn Cố hương
Hơn sáu năm trước, lần đầu tiên đặt chân trên đất Pháp, Triệu đã được Mới đến đón. Lần trở về xứ lần này cũng được Mới ra sân bay đưa tiễn. Lần này cả hai đều trong tâm trạng phân vân, không biết đây có phải là lần gặp nhau cuối cùng hay không? Tương lai tiên liệu sẽ có nhiều bất trắc, khó lường.
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.24)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 24
Tiểu Ðăng khoa, Ðại Ðăng khoa
Ngày 10 tháng Chạp năm 1956, Triệu trở về Bordeaux trình luận án Y Khoa. Nay Triệu đã sắm được một chiếc xe Renault nhỏ loại bốn mã lực nên đã đưa Duy Thảo từ Toulouse về Bordeaux bằng đường bộ. Lúc trước, kể như hằng tuần, Triệu đáp xe lửa qua lại Bordeaux-Toulouse nhưng chưa được dịp ghé qua các thành phố nhỏ mà trước kia Triệu chỉ biết tên qua các ga xe. Nay mới có cơ hội la cà biết từng địa phương như thưởng thức nho ngọt Moissac, chiêm ngưỡng các lâu đài thành phố Agen, thăm viếng các vườn cây sung túc Marmande. Thú vị nhất là khi lái xe đi song song với con kinh Canal du Midi miền Nam đất Pháp. Nhiều hàng hóa vẫn còn được vận chuyển bằng con kinh hiền hòa này. Nhiều gia đình vẫn còn sinh sống trên những sà lan lớn trong nghề nghiệp chuyển vận. Một vài gia đình Pháp lại hay chọn tháp tùng các sà lan di chuyển chầm chậm qua nhiều địa danh miền Nam này trong dịp nghỉ hè.
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.23)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 23
Quân cảng Toulon
Ðến năm thứ Sáu là năm chót của chương trình học Y khoa, Triệu có nhiều tự do hơn trong sinh hoạt hằng ngày vì phải tự động đến các thư viện tìm tài liệu để viết luận án tốt nghiệp. Thời gian viết luận án trên lý thuyết không có ấn định là bao lâu phải hoàn tất nhưng phần đông sinh viên đều cố gắng kết thúc trong một năm. Riêng đối với Triệu là sinh viên nhận học bổng nên bị bắt buộc phải hoàn tất luận án trong năm để có thể sớm phục vụ tại các đơn vị.
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch. 22)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 22
Ngoại trú
Sống nội trú trong doanh trại được hơn hai năm, theo thông lệ của trường, sinh viên được phép có thể chọn sống ngoài trại. Thời gian hai năm có thể coi như đủ để sinh viên biết tuân thủ kỷ luật nhà binh. Sống theo kỷ luật giờ giấc ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, điểm danh mỗi sáng... trước khi xuất trại đi học, đã thật sự biến Triệu thành một cái máy hoạt động đồng loạt với các máy khác!
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.21)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 21
Trại Hè
Mỗi năm Triệu thường chỉ có được một tháng nghỉ hè sau thời gian phải đi thực tập ở các quân y viện. Việc thực tập ở các bịnh viện rất cần ích trong nghiệp vụ y khoa và Triệu thường được hướng dẫn thật tận tình. Chú tâm của chương trình đào tạo là giúp cho các y sĩ sau khi tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào việc, không bị bỡ ngỡ. Hai tháng thực tập vì vậy thường là hai tháng rất vất vả vì phải tập lãnh nhiều trách nhiệm và đảm trách các buổi canh gác.
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch. 20)
Trần Nguơn Phiêu
Chương 20
Gặp Hồ Hữu Tường
Lễ Giáng Sinh năm thứ Hai của Triệu ở Pháp, nhân dịp biết tin Mới nay đã kết hôn và vừa sanh được một cháu gái, Triệu lấy quyết định lên Paris để gặp lại Mới. Sinh viên ở Pháp thật ra rất ít người muốn lập gia đình sớm vì tất cả đều trông mong mau tốt nghiệp trước khi tính đến chuyện tương lai. Mới đã kết hôn với Huệ, một bạn gái gặp ở Pháp vì lỡ đã có con với nhau. Triệu vẫn biết là Mới là một sinh viên luôn luôn tích cực hoạt động trong giới Việt kiều ở Paris, từ việc in ấn sách báo hô hào ủng hộ công việc kháng chiến trong nước đến tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ nhân những ngày lễ lớn. Vì bận rộn công việc cho cộng đồng nên Mới đã trễ nãi việc học hành khiến Mới đã chưa qua được kỳ thi cuối năm thứ Nhất Y khoa. Gia đình của Mới ở Việt Nam vô cùng lo lắng và đã viết nhiều thơ cho Triệu, mong Triệu có dịp lên Paris gặp Mới để biết tình trạng gia đình Mới ra sao. Lúc Mới còn ở Việt Nam, Triệu đã thường có dịp đến thăm gia đình của Mới. Ba, Má của Mới đã thân mật coi Triệu như con trong gia đình. Cho Mới xuất ngoại du học là một hi sinh lớn đối với Ông bà. Nay bỗng nhiên Mới xin lập gia đình rồi việc học lại bị thất bại nên gia đình vô cùng lo lắng. Gia đình muốn nhờ Triệu tìm biết rõ tình hình và cũng mong Triệu ảnh hưởng được phần nào trong việc thuyết phục Mới phải lo việc tiếp tục học cho thành công. Thân mẫu của Mới còn có ý định xin vợ chồng Mới gởi con về Việt Nam để bà lo cho cháu, mong cho Mới khỏi bận tâm để tiếp tục việc học hành.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)