Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Gia Phụng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Gia Phụng. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019
Trần Gia Phụng: Chuyện Trầu Cau (Trình bày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Mississauga ngày 14-4-2019)
![]() |
Hình minh họa, Internet |
Chuyện trầu cau là một cổ tích thời thượng cổ, rất quen thuộc với người Việt, được kể đi kể lại nhiều lần, có nhiều dị bản khác nhau, nên tốt nhứt là ôn lại chuyện trầu cau qua lời thuật đầu tiên trong sách Lĩnh Nam chích quái xuất hiện vào thế kỷ 15.
Lĩnh Nam chích quái là sách góp nhặt những chuyện quái đản ở vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh, ý chỉ vùng cổ Việt. Sách do một tác giả khuyết danh, hay có thể do Trần Thế Pháp soạn. (Không rõ năm sinh và năm mất của Trần Thế Pháp, chỉ biết ông là một quan chức trong tàng thư các.) Sau đó, sách được Vũ Quỳnh (tiến sĩ Nho học năm 1478) và Kiều Phú (tiến sĩ Nho học năm 1475) hiệu chính. Sách tập hợp một số truyện cổ tích thần tiên của nước ta về đời Hùng Vương, như chuyện Bạch trĩ (trĩ trắng), Kim quy (rùa vàng), Tân lang (cau), Tây qua (quả dưa hấu)... Trước hết, xin lược truyện sự tích trầu cau
SỰ TÍCH CHUYỆN TRẦU CAU
Theo Lĩnh Nam chích quái, thời thượng cổ có hai anh em họ Cao là Cao Tân và Cao Lang rất giống nhau và rất thương yêu nhau. Khoảng năm 17 và 18 tuổi, cha mẹ từ trần, hai anh em đến theo học đạo sĩ Lưu Huyền. Đạo sĩ có người con gái khoảng cùng tuổi tên Liên. Hai anh em đều thầm yêu cô Liên, muốn cưới làm vợ. Cô gái biết được Cao Tân là anh, nên kết duyên cùng Cao Tân.
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018
Trần Gia Phụng: CHUYỆN SAU MẬU THÂN
Sau 50 năm, báo chí, sách vở đã viết
nhiều về Tết Mậu Thân (1968).Bài nầy chỉ xin trình bày sơ lược một đề tài mà
chưa ai đề cập đến.Đó là “Chuyện sau Mậu Thân”. Những câu chuyện sau Mậu Thân
có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu từ 1968 đến 1975. Giai đoạn hai từ 1975 cho đến nay.
Trong giai đoạn đầu, sau biến cố
Mậu Thân, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng giúp đỡ những gia đình bị nạn
trong biến cố Mậu Thân, ổn định đời sống xã hội, lo an táng những nạn nhân bỏ
mình vì chiến cuộc, vì bị cộng sản thảm sát, và chính phủ dần dần tái thiết những
thành phố bị chiến tranh tàn phá. Nhiều
người hiện còn sống biết rõ về giai đoạn nầy.
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016
Trần Gia Phụng: Tòa Án Lương Tâm
Khi nhận xét mục đích cuộc chiến
vừa qua, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động, tiền thân của đảng Cộng Sản Việt
Nam (CSVN) ngày nay, đã nói ngắn gọn: “Ta
đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc...”
Câu nói nầy được nhà văn Vũ Thư
Hiên ghi lại trong sách Đêm giữa ban ngày
(hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ,
California, 1997, tr. 422, phần chú thích.
Sau đó, Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, tiết lộ trong
bài phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013 nhan đề là “Một lần lầm lỡ thời cơ mất cả trăm
năm”. Nguyễn Mạnh Cầm nhắc lại lời Lê Duẩn
hơi khác: "Ta đánh là đánh cả cho
Trung Quốc, cho Liên Xô.” Đây chỉ là
lời Lê Duẩn nói mà không viết thành văn bản, nên hai người trên đây thuật lại
có phần khác nhau đôi chút. Hoặc sự khác
biệt nầy do Lê Duẩn nói hai lần khác nhau, từ ngữ khác nhau, nên nghe khác nhau,
nhưng đại ý chung không khác nhau.
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016
Trần Gia Phụng: Thi Sĩ Nguyễn Du Qua Ải Nam Quan
Năm 1813 (quý dậu), Nguyễn Du (1765-1820) vừa được phong hàm Cần chánh điện học sĩ, (1) vâng lệnh vua Gia Long (trị vì 1802-1819), làm chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Hoa). Trên đường đi sứ, ông sáng tác nhiều bài thơ chữ Nho và sau tập hợp lại thành sách Bắc hành tạp lục.
Bắc hành tạp lục gồm 110
đề mục, và vì có nhiều đề mục thi sĩ
Nguyễn Du sáng tác hai bài thơ, nên có tất cả 120 bài thơ chữ Nho, trong
đó có hai bài Nguyễn Du viết về tâm sự của mình khi tiến qua ải Nam Quan để vào
đất Trung Hoa. Đó là bài “Nam Quan đạo
trung” và “Trấn Nam Quan.”
NAM
QUAN ĐẠO TRUNG
“Ngọc thư phủng há ngũ vân đoan,
Vạn lý đan xa độ Hán quan.
Nhất lộ giai lai duy bạch phát,
Nhị tuần sở kiến đãn thanh san.
Quân ân tự hải hào vô báo,
Xuân vũ như cao cốt tự hàn.
Vương đạo đãng bình hưu vấn tấn,
Minh Giang bắc thướng thị Trường An.”(2)
“Ngọc thư phủng há ngũ vân đoan,
Vạn lý đan xa độ Hán quan.
Nhất lộ giai lai duy bạch phát,
Nhị tuần sở kiến đãn thanh san.
Quân ân tự hải hào vô báo,
Xuân vũ như cao cốt tự hàn.
Vương đạo đãng bình hưu vấn tấn,
Minh Giang bắc thướng thị Trường An.”(2)
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016
Trần Gia Phụng - Chống Mỹ Cứu Nước Nào?
![]() |
Ảnh minh họa |
Hiệp
định Genève ngày 20-7-1954 chia hai
Việt Nam dọc theo sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở Bắc Việt
Nam (BVN), do đảng Lao Động (LĐ) cai trị.
Đảng LĐ là hậu thân của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Trong khi đó, Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở
NamViệt Nam (NVN), do cựu hòang Bảo Đại làm quốc trưởng. Năm sau, thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức
trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, lật đổ quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt
Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955 do ông Diệm làm tổng thống.
Đất
nước chia hai, nhưng đảng LĐ ở BVN không dừng lại ở đó. Tại Đại hội III đảng LĐ từ 5 đến 10-9-1960, đảng
LĐ quyết định động binh tấn công VNCH,
mà CS gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Ngoài ra, đảng LĐ còn đưa ra chiêu bài “chống
Mỹ cứu nước” nhằm khích động lòng yêu nước của dân chúng Việt Nam và để được
các nước cộng sản (CS) giúp đỡ. Tuy
nhiên, có một câu hỏi mà ít người chú ý là Hồ Chí Minh (HCM) và đảng LĐ tức đảng
CSĐD chống Mỹ cứu nước là để cứu nước Việt Nam hay là cứu nước nào khác?
Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016
Trần Gia Phụng - VỀ MÔN LỊCH SỬ TỰ CHỌN
Ngày
5-8-2015, bộ Giáo Dục và Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố “Dự
thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”.
Dự thảo chương trình nầy khá ôm đồm, trong đó có một môn học gây tranh
cãi ồn ào từ mấy tháng nay là môn lịch sử ở bậc trung học, được bản dự thảo chương
trình của bộ GD-ĐT đề nghị chuyển đổi từ một môn học bắt buộc thành môn tích hợp
ở cấp trung học cơ sở (THCS) và môn tự chọn ở cấp trung học phổ thông
(THPT). Cấp THCS là cấp 2, tương đương
trung học đệ nhất cấp thời Việt Nam Cộng Hòa. Cấp THPT là cấp 3, tương đương
trung học đệ nhị cấp thời VNCH.
Nhiều
nhà giáo, nhiều nhà nghiên cứu sử, kể cả các sử gia trong nước, cho rằng làm như
thế là hạ giá môn lịch sử, đứng ra tổ chức hội thảo và mời chức sắc bộ GD-ĐT đến
thảo luận. Ngày 15-11-2015, tại Hà Nội,
cuộc hội thảo mang tên “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông”, diễn ra cuộc
tranh luận giữa một bên là đại diện bộ GD-ĐT, và bên thứ hai là các nhà nghiên
cứu sử học, các giáo viên trung học. Cuộc
hội thảo đi đến kết quả là “sư nói sư phải,
vãi nói vãi hay” (tục ngữ).
Quốc
hội Hà Nội cũng vào cuộc. Sau nhiều cuộc
thảo luận, quốc hội Hà Nội đưa ra quyết định ngày 27-11-2015, yêu cầu bộ GD-ĐT
tiếp tục giữ môn lịch sử là môn học độc lập trong chương trình trung học như
cũ. Tuy nhiên quyết định của quốc hội Hà
Nội không phải là quyết định cuối cùng.
Cuộc
tranh luận về bộ môn lịch sử hiện nay ở trong nước xoay quanh chuyện là nên sắp
môn lịch sử trung học vào môn học bắt buộc hay môn học tích hợp hoặc tự chọn? Như thế, các giáo viên, các nhà nghiên cứu sử
học, chỉ thảo luận cách thức giảng dạy bộ môn lịch sử ở bậc trung học như thế
nào, mà không đi vào điểm căn bản cốt yếu của vấn đề là vì lý do sâu xa nào đưa
đến việc bộ GD-ĐT chuyển môn lịch sử từ một môn học bắt buộc thành môn học tích
hợp hoặc tự chọn? Nguồn gốc của vấn đề
là ở đó.
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015
Trần Gia Phụng - Bảy mươi năm khủng bố
Vào giữa tháng 11-2015, cả thế giới xúc động về tin khủng bố tối
Thứ Sáu 13-11-2015 tại các địa điểm giải trí ở Paris. Trong toàn
cảnh Âu Châu thanh bình từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945 cho đến nay,
tin tức và hình ảnh khủng bố dồn dập trên truyền hình, gây xôn xao dư luận khắp
nơi, kể cả ở Bắc Mỹ vì Bắc Mỹ cũng là một trong những mục tiêu mà khủng bố đã
từng nhắm tới.
Xem cảnh khủng bố trên truyền hình, những người Việt Nam lớn
tuổi liên tưởng ngay đến những chuyện khủng bố ở quê nhà trước
đây. Thảm cảnh khủng bố diễn ra khắp nơi ở Việt Nam cũng từ năm
1945; qua nhiều hình thức khác nhau, hoặc ám sát, hoặc thủ tiêu, hoặc đặt chất
nổ, hoặc quăng lựu đạn, hoặc pháo kích, hoặc phá đường, giựt sập cầu cống, phá
đường “rầy” xe lửa, hăm dọa tống tiền …
Khủng bố ở Việt Nam và khủng bố Âu Mỹ đều nhắm gây sợ hãi trong
quần chúng nơi bị khủng bố, quấy phá đời sống xã hội, nhưng hai bên có những
điểm khác nhau khá rõ rệt.
Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015
Trần Gia Phụng - PHÁP TÁI CHIẾM NAM KỲ
Tang lễ dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kết thúc. Lâu lắm rồi mới lại thấy nhà nước cộng sản VN tổ chức một đám tang lớn đến vậy, và có lẽ cũng là lần cuối cùng!
Trong những ngày vừa qua, toàn bộ bộ máy truyền thông báo đảng đã được huy động hết công suất để ca ngợi về một con người vừa nằm xuống. Nói theo ngôn ngữ cách mạng, thật là một “trận đánh hoành tráng”. Có đến hàng trăm bài báo, bài thơ với mọi ngôn ngữ, lời lẽ tốt đẹp nhất, trích dẫn, phỏng vấn…từ các tướng tá, chính khách, báo chí nước ngoài nói gì, đến tướng tá, nghệ sĩ nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, cựu chiến binh, người dân bình thường, phụ nữ, trẻ em…
Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015
Trần Gia Phụng - LỜI THỀ BỐN KHÔNG NGÀY 2-9
Trong lễ ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh (HCM) đưa ra lời thề hết sức long trọng. Trước khi đề cập đến lời thề ngày 2-9-1945 của HCM, xin sơ lược tiến trình cướp chính quyền của HCM và Mặt trận Việt Minh (VM).
1.- MẶT TRẬN VIỆT MINH
Việt
Minh là tên tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Hồ Học Lãm thành lập ở
Trung Hoa năm 1936. Hồ Học Lãm có bí
danh là Hồ Chí Minh, già yếu, ít hoạt động nên nhóm cộng sản Việt Nam (CSVN) ở
Trung Hoa chiếm dụng danh xưng của hội nầy năm 1940. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký,
Portland, Oregan: Nhóm
Tìm Hiểu Lịch Sử, 1991, tr. 134.)
Lúc
đó, nhân cơ hội Quốc-Cộng Trung Hoa liên kết lần thứ 2 từ 22-9-1937 để chống Nhật,
đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) hoạt động công khai trở lại. Vào mùa thu 1938, Liên Xô gởi Nguyễn Ái Quốc
(NAQ) đến Diên An (Yan An), phía bắc tỉnh Thiểm Tây (Shaan Xi), nơi đặt bộ chỉ
huy đảng CSTH. (Qiang Zhai, China &
Vietnam Wars, 1950-1975, University of North Carolina Press, 2000, tr.
11.)
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015
Trần Gia Phụng - HỒ CHÍ MINH CẦU VIỆN NĂM 1950
Sau
khi Hồ Chí Minh (HCM) cùng Mặt trận Việt Minh (VM) do đảng Cộng Sản Đông Dương
(CSĐD) lãnh đạo, cướp chính quyền và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, Pháp trở lui Việt Nam. Hồ Chí Minh liền thương thuyết và ký hiệp định
Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội, đồng ý
cho quân đội Pháp vào Bắc Kỳ. Sau đó,
HCM ký Tạm ước tại Paris (14-9-1946)
để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chính, giao thông, văn hóa trên
toàn quốc Việt Nam. Quân Pháp đến Hà Nội
càng ngày càng đông, và áp lực nhà cầm quyền VM phải để cho Pháp kiểm soát an
ninh Hà Nội.
Nếu
để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội, thì HCM, lãnh đạo CS ĐD và VM sẽ nằm trong tay
Pháp. Vì vậy, để thoát khỏi Hà Nội,
Trung ương đảng CSĐD họp trong hai ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc (Hà
Đông) quyết định phát động chiến tranh chống Pháp trên toàn quốc. (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 2001,
tr. 48. Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân,
2004, tt. 503-504.)
Lực
lượng VM bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946.
Hồ Chí Minh và các lãnh tụ CS có lý do chính đáng rút đi mật khu mà
tránh bị mang tiếng trốn chạy. Từ đó, VM
thua chạy dài cho đến năm 1949. Trong
năm nầy, hai sự kiện chính trị quan trọng xảy ra. Thứ nhứt chính phủ Quốc Gia Việt Nam được
thành lập do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng sau Hiệp định Élysée ngày 8-3-1949. Thứ hai, đảng Cộng Sản Trung Hoa (Trung Cộng)
thành công và chiếm lục địa Trung Hoa.
Chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa di tản ra Đài Loan (Taiwan). Mao Trạch Đông (MTĐ) tuyên bố thành lập chính
phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH), định đô ở Bắc Kinh, ngày 1-10-1949.
Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015
Trần Gia Phụng - HÒA GIẢI BẰNG HIỆP ĐỊNH
Sau kinh nghiệm hòa giải năm 1945, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, quy tụ trở lại chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng liên kết với Pháp năm 1949, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam, chống Việt Minh cộng sản. Chiến tranh kéo dài đến năm 1954, và kết thúc bằng Hiệp định Genève ngày 20-4-1954, chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN); Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10- 1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).
HÒA GIẢI BẰNG HIỆP ĐỊNH
GENÈVE
Danh xưng chính thức
của hiệp định Genève là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam,
nghĩa là hiệp định Genève chỉ là một
hiệp định có tính cách thuần túy quân sự, hai bên ngưng chiến đấu, tập trung ở
hai vùng khác nhau và hiệp định nầy không đưa ra một giải pháp chính trị nào
cho tương lai Việt Nam.
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
Trần Gia Phụng - KINH NGHIỆM HÒA GIẢI QUỐC CỘNG
Vào cuối tháng Tư vừa qua, trong và
ngoài nước xuất hiện một số bài báo đề cập đến vấn đề hòa giải quốc cộng sau
khi chiến tranh đã kết thúc 40 năm. Chuyện
nầy chẳng có gì mới mẻ, cũng đã từng diễn ra năm 1945. Vì vậy, xin hãy cùng nhau ôn lại chuyện hòa
giải quốc cộng 70 năm trước để rút kinh nghiệm cho tương lai.
Cách đây 70 năm, mặt trận Việt Minh
(VM) thuộc đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) cướp được chính quyền. (Nhóm chữ “cướp chính quyền” là chữ do cộng sản
đưa ra.) Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh,
lãnh tụ của đảng CSĐD, tuyên bố độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa. Gần 10 ngày sau, Trung ương
đảng CSĐD họp tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD
nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe
Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à
1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền VM, mà VM đang nắm
chính quyền, cai trị đất nước; nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015
Trần Gia Phụng - KẺ TRÊN TRĂM TÊN
Người
xưa thường có tên húy do cha mẹ đặt, tên tục, tên thường dùng, tên thụy (sau
khi chết). Nhiều người có thêm tên tự
(tên chữ), tên hiệu, biệt hiệu. Ngày
nay, các văn nghệ sĩ có bút danh, nghệ danh, biệt hiệu, nhà buôn có thương hiệu,
tu sĩ có pháp danh (Phật giáo), tên thánh (Ky-Tô giáo), hướng đạo sinh có tên rừng
...
Trong
ngành tình báo, kể cả trong tiểu thuyết gián điệp, các điệp viên thường có nhiều
tên hoặc bí danh, bí số khi hoạt động để tự giấu mình và đánh lừa kẻ khác. Ngoài ra, còn có nhiều người thay tên đổi họ
để lừa bịp, lừa tiền hoặc lừa tình.
Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015
Trần Gia Phụng - MẮC LỪA BỌN DU CÔN
![]() |
Photo: LIFE |
VIỆT
MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN Ở HÀ NỘI
Nhật
hoàng tuyên bố đầu hàng ngày 14-8-1945.
Trong lúc tình hình Hà Nội và Bắc Bộ xáo trộn, chính phủ Trần Trọng Kim
cử bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn ra Bắc, thay mặt chính phủ giải quyết tại chỗ những
vấn đề khẩn cấp. Sau khi gặp các yếu
nhân Hà Nội, Hoàng Xuân Hãn gởi điện về Huế, đề nghị lập một cơ cấu chính trị mới
gọi là Uỷ ban Giám đốc Chính trị miền Bắc (Comité directeur de la politique du
Nord).
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
Trần Gia Phụng - BẢY CHỤC NĂM (1945-2015) BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN
![]() |
Cựu Hoàng Bảo Đại |
“Ngày 6 tháng 6 năm 1884, khi ông bác Kiến Phúc tôi còn là ấu quân, quan phụ chánh Vương quốc An Nam đã ký với nước Pháp, một hiệp ước bảo hộ. Theo điều 16 của hiệp ước nầy, để đổi lại những ưu quyền dành cho nước Pháp, nước Pháp long trọng cam kết che chở cho Vương quốc An Nam, bảo đảm an ninh cho Quân vương, Hoàng đế An Nam chống lại bất cứ nội loạn hay ngoại xâm nào. Thế mà năm 1945, trước sự xâm lăng của Nhật Bản, và trước cuộc nổi dậy của cách mạng Việt Minh, thì đâu là những lời cam kết của Pháp?... Vậy thì ai là người đầu tiên đã không làm tròn bổn phận đối với lời cam kết? Ai làm cho nó lỗi thời, mất hết hiệu lực? Ai đã vi phạm hiệp ước?” (Bảo Đại, sđd. tr. 307.)
Vào
nửa đầu thế kỷ 20, trên thế giới, Đức xâm lăng Ba Lan ngày 1-9-1939. Anh và Pháp quyết định tuyên chiến với Đức
ngày 3-9-1939, khởi đầu thế chiến thứ hai (1939-1945). Đức tấn công Pháp, chiếm Paris ngày
14-6-1940. Yếu thế, Pháp ký hiệp ước
đình chiến với Đức ngày 22-6-1940, theo đó Đức chiếm đóng miền tây bắc, khoảng
3/5 nước Pháp. Chính phủ Pháp do thống
chế Pétain lãnh đạo chỉ còn khoảng 2/5 nước Pháp về phía nam.
Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015
Trần Gia Phụng - ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG CÓ TRÁI TIM VIỆT NAM
Đảng Cộng Sản (CS) Nga chiếm được chính quyền ngày 7-11-1917. Sau ba năm tiêu diệt các thành phần đối lập và nhóm Bạch Nga, ổn định nội bộ, đảng CS Nga nghĩ đến việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản ra nước ngoài và cạnh tranh với các nước Âu Mỹ, vì trước đây, vào thế kỷ 19, nước Nga chậm chân hơn các nước Âu Mỹ, kể những nước nhỏ như Netherlands (Hòa Lan), Belgium (Bỉ), Portugal (Bồ Đào Nha) ... trong việc tiến chiếm thuộc địa trên thế giới.
Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014
Trần Gia Phụng - Trộm Thơ
Hồ
Chí Minh (HCM) được chế độ cộng sản (CS) xem là một nhà thơ lớn. Các giáo sư, các nhà nghiên cứu văn học CS
thi nhau bốc thơm. Trong các kỳ thi
trung học dưới mái trường CS, thơ HCM thường được đưa ra làm đề tài cho các em
học sinh bình giải.
Theo
viện Văn học Hà Nội, thi phẩm vĩ đại nhất của HCM là quyển Ngục trung nhật ký viết bằng chữ Hán, xuất bản tại Hà Nội năm 1960,
gồm 132 bài thơ, đại đa số là tứ tuyệt (thơ 4 câu 7 chữ). Viện nầy cho biết HCM “đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943”. (Lê Hữu
Mục trích dẫn, Hồ Chí Minh không phải là
tác giả “Ngục trung nhật ký”, Toronto: Văn Bút Hải Ngoại, 1990, tt.
12-13.) Ngục trung nhật ký đã được dịch qua chữ Việt, phát hành hàng trăm
ngàn bản ở trong nước và cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở hải ngoại.
Nhà
nghiên cứu Lê Hữu Mục, nguyên là giáo sư văn chương Việt Nam tại Đại học Văn
khoa Huế và Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau năm 1975 định cư tại Montreal,
Canada, đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng tập thơ nầy và chứng minh rằng đa số các bài thơ trong Ngục trung nhật ký do một người Trung
Hoa tên là “Già Lý” sáng tác, và chỉ có khoảng trên dưới 10 bài tứ tuyệt là của
HCM. (Lê Hữu Mục, sđd. tr. 112.)
("Ông già họ Lý" là người bị giam chung với HCM vào đầu thập niên 30
tại khám lớn Victoria ở Hồng Kông.)
Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014
Trần Gia Phụng - Tại Sao Cộng Sản Giết Phạm Quỳnh?
![]() |
Học giả Phạm Quỳnh |
Cộng
Sản Việt Nam (CSVN) giết Phạm Quỳnh hai lần: Lần đầu hạ sát, che giấu và phi
tang thân xác ông tại Huế ngày 6-9-1945.
Lần thứ hai bóp méo lịch sử, hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của
ông. Một câu hỏi được đặt ra là lúc đó
Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao CS lại giết Phạm Quỳnh, trong
khi không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là
những người đang còn hoạt động? Câu hỏi
nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:
Thứ
nhứt : Năm 1945, Việt Minh cộng sản (VMCS)
cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19-8, nhưng còn yếu, nên rất sợ Pháp trở lui,
và rất sợ Pháp tái lập chế độ quân chủ để quy tụ lực lượng chống lại VM. Lúc đó, trên toàn quốc đảng CSĐD chỉ có khoảng
5,000 đảng viên. (Philippe Devillers, Histoire
du Viet-Nam de 1940 à1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.)
Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014
Trần Gia Phụng - Tại Sao Quảng Nam Hay Cãi?
![]() |
Tác giả Trần Gia Phụng (Hình: Uyên Nguyên) |
(Trình
bày tại Đại hội Quảng Nam Toronto ngày 6-11-2014.)
Kính
thưa quý Bà Con Cô Bác,
Câu
ca dao “Quảng Nam hay cãi…” là sự thật
hiển nhiên không bàn cãi. Bài nói chuyện
hôm nay là tìm hiểu tại sao người QN chúng ta hay cãi? Những lý do đưa ra sau đây có thể chủ quan và
thiếu sót, hy vọng được bổ túc thêm thì sẽ đầy đủ hơn.
Quảng
Nam hay cãi có thể có năm lý do: 1) Nguồn gốc di dân. 2) Tranh đấu nghịch cảnh.
3) Tính ham học của người QN. 4) Giọng
nói người QN. 5) Môi trường hay cãi tại
QN.
Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
Trần Gia Phụng - PHẠM QUỲNH, NHÀ TRÍ THỨC DẤN THÂN
Phạm
Quỳnh (1892-1945) đậu thủ khoa kỳ thi Cao đẳng tiểu học (Diplôme d’Études
primaires supérieures, tương đương với Brevet Élémentaire) tại Hà Nội năm 1908,
rồi đi làm tại Trường Pháp quốc Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Extrême
Orient). Trở thành công chức của Trường
Viễn Đông Bác Cổ, Phạm Quỳnh có thể hưởng thụ một cuộc sống sung sướng đầy đủ cả
vật chất lẫn tinh thần so với thuở hàn vi.
Đồng lương công chức thời Pháp thuộc khá cao so với vật giá đời sống hàng
ngày lúc đó.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)