Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023
Trần Hữu Thục: Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực
![]() |
Từ trái: Chân Phương, Tô Thùy Yên, Nguyễn Trọng Khôi, Trần Doãn Nho (Hình: TDN, Boston tháng 4/2017) |
Tô Thùy Yên (TTY)[1] làm thơ từ hồi còn rất nhỏ. Bài thơ đầu tiên đưa đăng báo được in ở tạp chí Ðời Mới do nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh chủ trương, vào lúc ông 16 tuổi. Theo ông, bài thơ đó, “chắc chắn không phải là một bài thơ hay và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa” [2]. Năm 1956, một bài thơ khác in ở trên Sáng Tạo – tạp chí mở ra một thời kỳ mới của văn học nghệ thuật Việt Nam: Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu. Ðó là một bài thơ mà những ai yêu mến văn học nghệ thuật không thể quên. Nó là dấu mốc của một chuyển biến sâu xa trong nền văn học miền Nam mà cũng là trong nền văn học VN. Gần 40 năm sau, tập thơ đầu tay mới ra đời: Thơ Tuyển Tô Thùy Yên, xuất bản ở Hải Ngoại năm 1995, lúc nhà thơ đã …56 tuổi đầu. Thêm chín năm nữa, tháng 8/2004, tập thơ thứ hai ra đời: Thắp Tạ. Bìa trước của tập thơ mới này ghi:
Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023
Trần Doãn Nho: Không chỉ tháng Tư mới tháng Tư
![]() |
Nhà văn Trần Doãn Nho. |
tháng tư
không ngày
không tháng
không năm
tháng nào cũng tháng tư
ngày nào cũng tháng tư
năm nào cũng tháng tư
không chỉ tháng tư mới tháng tư.
Trong đời, tính ra, tôi trải qua …năm lần chạy. Mỗi lần chạy là một kinh nghiệm rất riêng.
Lần đầu tiên, thời điểm 1945-1946, tôi chạy giặc với tư cách là…một cậu bé con. Thay vì chạy và đi, thì tôi được gánh. Tôi một đầu, ngồi trong thúng. Đầu kia là một ít gạo và đồ đạc. Cứ thế, mẹ, chị và anh tôi thay nhau gánh, theo đoàn người, tản cư về một nơi vô định. Đêm tìm chỗ nghỉ chân, ngày lại đi, cuối cùng, dừng chân ở ngôi đình hoang thuộc một cái làng xơ xác, vắng hoe, nơi mà chính dân làng cũng…chạy giặc, chỉ còn lơ thơ mấy ông bà già ở lại giữ nhà.
Trần Doãn Nho: 1954-1975: một thời văn học phát triển rực rỡ
Văn Học Miền Nam là một nền văn học mà sau lưng không có nghị quyết và trước mặt không có kẻ thù.
Nhân kỷ niệm 48 năm ngày 30/4, trong khi ngậm ngùi tưởng niệm một đất nước đã bị mất, chúng ta đồng thời tưởng nhớ đến – và cũng để tự hào - một thời văn học Việt Nam Cộng Hòa, hay nói cho gọn, Văn Học Miền Nam (VHMN).
Hàng chục năm qua, rất nhiều tác giả hải ngoại đã nghiên cứu về VHMN như Thụy Khuê, Võ Phiến, Nguyễn Vy Khanh…Đặc biệt, vào tháng 12/2014, một buổi hội thảo về VHMN đã được tổ chức tại Quận Cam với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà thơ từ nhiều nơi trên thế giới quy tụ về trong đó có Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Vĩnh Phúc, Du Tử Lê, Trương Vũ, Nguyễn Đức Tùng, Phùng Nguyễn, Trần Doãn Nho, Hoàng Ngọc-Tuấn, vân vân. Trong bài viết ngắn này, thay vì trích dẫn những tác giả hải ngoại, tôi đề cập đến ý kiến của một vài tác giả (mà tôi cho là) tiêu biểu trong nước bàn về Văn Học Miền Nam.
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023
Truyện ngắn Trần Doãn Nho: Kịch
Khi đi làm thủ tục ghi danh ở văn phòng trở vào thì nàng đang ở giữa bản bây giờ tháng mấy tiếp theo là biển nhớ, rồi con đường xưa em đi và vọng gác đêm sương, bản nào cũng sướt mướt chia tay và dang dở hẹn hò. Tay nàng nắm chặt chiếc micro thoăn thoắt bấm kho bài hát vô tận trên điện thoại, tiếp tục hát hết bài này sang bài khác, bất chấp một ông và một bà đang đứng đợi. Giọng không mấy ăn khớp với nốt nhạc, đôi khi lạc hẳn, nhưng có cái nhuần nhuyễn, tự tin của một người chuyên luyện karaôkê lâu năm, vừa hát vừa làm điệu bộ của một người trình diễn sân khấu, mắt liếc nhìn quanh khoảng vài chục khán giả lơ đãng trong phòng, thỉnh thoảng hất đầu ra sau, thỉnh thoảng luyến láy kiểu Thanh Tuyền, thổn thức và nũng nịu. Mãi đến khi Phụ đến gần kêu lên chi, chi, chi, thì nàng cắt ngang câu hát mùi mẫn phong kín tâm tư tôi gói đời trai…, đưa chiếc micro cho người đàn ông, kêu lên trời phụ, phụ, anh Phụ anh Phụ…
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023
Trần Doãn Nho: Nghe lại ca khúc “Hẹn Hò”của Phạm Duy
Phạm Duy ra đi về cõi vĩnh hằng đã hơn 10 năm (27/1/2013 – 27/1/2023).
Tạp chí “Saigon Nhỏ” (Little Saigon, quận Cam, California) đã dành một ấn bản đặc biệt tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Phạm Duy có tựa đề “Bụi phù sa chờ ghé những bờ vai” với bài viết của nhiều tác giả: Khang Thụy, Duyên Anh, Phạm Xuân Đài, Phạm Văn Kỳ Thanh, Ngu Yên, Tuấn Khanh, Nguyễn Hoàng Linh…Trong dịp này, tôi được biết một số bạn hâm mộ nhạc Pham Duy ở Sài Gòn cũng tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông, qua đó, đặc biệt tôi được nghe lại giọng ca truyền cảm của ca sĩ Lệ Hồng qua bản “Hẹn Hò”, là một trong những bản nhạc của Phạm Duy mà tôi rất thích.
Tôi đã từng nhiều lần nghe Lệ Hồng hát ca khúc này trong một “video clip” với tiếng đàn của “guitarist Thiên An” mấy năm trước đây. “Hẹn Hò” cũng đã được nhiều ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước trình bày như Thái Thanh, Ý Lan, Ngọc Hạ, Quang Dũng, Tuấn Ngọc, Họa Mi, Hương Lan, Thanh Thúy, Đức Tuấn, Thiên Tôn, Duy Quang, Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Hiền, Thanh Hà…Trong số này, tôi thích nhất là giọng ca mượt mà của hai ca sĩ Ngọc Hạ và Họa Mi.
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023
Trần Doãn Nho: Đi. Trong một buổi sáng
Thì cũng là một buổi sáng lặng lẽ và nhạt nhẽo như tất cả những buổi sáng khác. Thức dậy, nắng đã tràn trề trên cỏ cây, ghế đá, đổ xuống những khóm hoa trồng dọc theo lối
đi, len lỏi vào trong cả những ngóc ngách tối tăm và ẩm thấp ở góc viện, nơi những ông bà già không thân nhân nằm, ngồi, lặng lẽ và yên tĩnh như những pho tượng cổ sinh động. Nhìn qua cửa sổ, chàng mừng rỡ thấy mặt trời, vẫn là cái mặt trời thuở ấy như một huyễn hoặc, chói chang từ từ nhú lên khỏi hoàng thành, nấp sau cột kỳ đài cao ngóng lên trời xanh, không vướng víu gì hết, ngoài mấy cụm mây vớ vẩn trôi ngang. Mặt trời, thương nó thiệt! Trong lúc mọi thứ thay hình biến dạng thì nó có lẽ là cái cũ xưa nhất và nhiều kỷ niệm nhất mà chàng cất giữ được trên bầu trời xa kia. Nó thả xuống những buổi sáng vô cùng phơi phới, và đầy thúc giục.
Đi. Thèm đi, quá đỗi là thèm. Nhìn sang giường bên cạnh, ông già da đen vẫn còn mê man ngủ, đầu lệch sang một bên, một cánh tay còn dính vào ống truyền nước biển, còn cánh tay kia buông thõng xuống nền nhà, lửng lơ như thuộc về một ai khác. Chàng bước rất lẹ, thoắt cái là ra khỏi phòng. Nhìn lui, chàng thấy nó, cái chỗ nằm ấy, dây nhợ cột, quấn lòng thòng, đe dọa. Phải chi chúng biến đi! Nhìn trước nhìn sau dọc theo hành lang, không thấy bọn họ, chàng vội vàng bước về cổng chính. May mắn sao, cổng chỉ hờ hững khép. Thoát! Bên kia đường, tòa cao ốc AT&T nắng lấp lóa, phản chiếu ngược lên bầu trời xanh bát ngát.
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023
Annie Ernaux: Chàng (Le jeune homme, Trần Doãn Nho dịch)
Trần Doãn Nho chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp, Le jeune homme, tác phẩm mới nhất của Annie Ernaux, Nobel Văn Chương 2022, do Gallimard (Pháp) xuất bản tháng 5/2022. Phiên bản tiếng Anh, The Young Man, do Alison Strayer dịch, Seven Stories Press xuất bản. sẽ phát hành vào tháng 9/2023.
Annie Ernaux, Hình Wikimedia Commons |
Nếu tôi không viết về chúng, mọi sự chỉ được trải qua, nhưng không đi xuyên suốt [1]
(Annie Ernaux)
Cách đây năm năm, tôi đã trải qua một đêm lúng túng với một sinh viên, người đã viết thư xin gặp tôi một năm trước.
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Trang thơ Xuân
![]() |
Tranh Đinh Trường Chinh |
Năm Mới Đang Về
Trần Mộng Tú
Tôi do dự không muốn rời năm cũ
ngẩn ngơ nhìn không nỡ để trôi qua
giọt nước mưa còn đọng trên cuống lá
ai nỡ rung cho rớt những cánh hoa
Năm vừa qua đôi lần tay tôi đặt
bông hoa cuối cùng trên ngực của ai
vẫn nhớ hương xưa còn trên tóc ấy
vẫn nhớ khi tay được nắm bàn tay
Năm Mới đang rủ nhau về thành phố
gõ lên cánh cửa khép chặt đòi vào
cửa ơi đừng mở tôi còn rất ít
cả bốn mùa chỉ một vốc trăng sao
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
Trần Doãn Nho: Từ Coronavirus Đến “Dịch Hạch” Của Albert Camus
Siêu vi: một nghịch lý
![]() |
Siêu vi coronavirus (Hình: WIkipedia) |
Một tấm hình đẹp của siêu vi coronavirus (COVID-19).
Cái đẹp chết người!
Siêu vi, dịch từ chữ “virus”, có gốc la-tinh là “poison” (chất độc), tuy là một thực thể lan truyền rất nhanh và gây bệnh cho sinh vật nhưng điều lý thú (và khôi hài) là nó lại không được xem là sinh vật (living creature). Vì sao? Nó có mặt hàng tỷ năm trên trái đất với một cách tồn tại nghịch lý: sinh sôi nẩy nở không ngừng, nhưng không hề “sống” (alive), một loại “xác chết cử động” (zombie). Chẳng thế mà nó đã trở thành một đề tài tranh cãi không ngừng kể từ lúc được khám phá vào cuối thế kỷ thứ 19: sinh vật (living) hay phi-sinh-vật (non-living)?
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022
Trần Hữu Thục–Trần Doãn Nho: Cõi chữ cõi người
Nhà xuất bản Nhân Ảnh (California) trân trọng giới thiệu tuyển tập tiểu luận của nhà biên khảo, nhà văn Trần Hữu Thục - Trần Doãn Nho:
CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI
CÕI CHỮ CÕI NGUỜI gồm hai tập:
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022
Trần Doãn Nho: Văn hóa súng
Những người Anh và Tây Ban Nha định cư trên vùng đất mới (Hình: American Heritage) |
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
Trần Doãn Nho: “Đoản thi” của sinh viên Trung Quốc: - một hình thức phản kháng
Một cuộc thi thơ dành cho sinh viên đã trở thành một cơ hội để bày tỏ nỗi thất vọng của công chúng về các vấn đề xã hội đang gây xôn xao ở Trung Quốc trong những tháng vừa qua.
Thơ dự thi là những bài thơ ngắn - đoản thi - bằng Hoa ngữ dành cho sinh viên đại học, do trường Đại học Jiaotong [Giao thông = Media and Communication] Thượng Hải tổ chức, năm này là lần thứ năm. Danh sách người thắng giải sẽ được công bố vào tháng 6/2022, tuy nhiên, một số bài thơ gửi đến đã được đưa lên mạng từ tháng 4/2022. Trong số những bài thơ này, ngoài những chủ đề chung chung liên hệ đến giới tính, môi trường, sự nghèo đói, vấn đề tự do ngôn luận, có nhiều tác phẩm đề cập đến cơn đại dịch và các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của nhà cầm quyền Trung Quốc đang được áp dụng trên toàn quốc như khẩu trang, cách ly, phong tỏa; và cả chiến tranh ở Ukraine. Đặc biệt, vào thời điểm mà không gian tranh luận bị nhà cầm quyền Trung Quốc thu hẹp đến tối đa, một số bài thơ hiếm hoi mang ý thức xã hội rõ nét đã thu hút sự chú ý của người dùng Internet và được ca ngợi vì sự táo bạo của chúng.
Ảnh chụp màn hình bài thơ “Sử ký” của Trần Vân Tĩnh (Hình: Nguyễn Ngọc Dung) |
Nhật báo “The Washington Post” số ra ngày 24/4/2022 gọi đó là hiện tượng “bất đồng chính kiến” diễn ra ngay trong lòng chế độ chuyên chế, qua một bài viết của Lily Kou, thông tín viên trưởng thường trú tại Bắc Kinh, tựa đề “Student Poetry Contest in China Becomes Unexpected Outlet for Dissent”[1] (Cuộc thi thơ sinh viên ở Trung Quốc trở thành kẽ hở bất ngờ bày tỏ bất đồng chính kiến). Kou dẫn phát biểu của Chris Song, một trợ lý giáo sư chuyên về dịch tiếng Anh và tiếng Trung tại đại học Toronto Scarborough (Canada), cho biết: “Thực đáng ngạc nhiên! Tôi rất ngạc nhiên khi những bài thơ được ra đời trong một môi trường thắt chặt như vậy, nơi mà nhiều bài thơ miêu tả những mặt tối của xã hội, hoặc thách thức hệ tư tưởng chung của chính quyền thường bị kiểm duyệt.” Họ tìm thấy trong thơ một lối thoát mạnh mẽ để biểu tỏ “cảm xúc của mình trong những lúc khó khăn," cũng theo Song. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi đưa lên, vào đầu tuần lễ từ 18 - 24/4/2022, chúng biến mất khỏi Weibo (微博=Vi Bác), trang mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc: đại học Jiaotong đã rút xuống tất cả các bài thơ “có vấn đề”, trong đó có những bài như "Tha đích nha” (Răng của bà mẹ), "Phi tất yếu ly hiệu” (Rời trường không phải là điều thiết yếu) và "Sử ký”…và đóng hẳn phần bình luận của hầu hết người dùng. Tuy nhiên, những người sử dụng Internet đã lập tức chụp ảnh màn hình (screenshots) các bài thơ, kể cả hình ảnh của các phiên bản viết tay của chúng và tiếp tục phổ biến trên mạng. Khi được những người dùng Internet thắc mắc về sự biến mất của các bài thơ, nhà
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022
Trần Doãn Nho: Hè 1972 - nỗi Huế, làm sao nguôi!
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022
Trần Doãn Nho: Tháng Tư, nói chuyện tị nạn
Không có tị nạn hòa bình; chỉ có tị nạn chiến tranh.
Không có “tị nạn tư bản” hay “tị nạn dân chủ”; chỉ có “tị nạn cộng sản”.
Một nước cộng sản là một nước xuất cảng người tị nạn.
Lại tháng Tư!
Tị nạn này nhắc đến tị nạn kia! Ukraine 2022 chọc sâu vào vết thương 1975 Việt Nam.
Tháng 3, tháng 4/2022, cả nước Ukraine chạy! Từng đoàn rồi từng đoàn rồi từng đoàn đàn bà, người già, trẻ con nối đuôi nhau ngơ ngác, bơ vơ, bất kể ngày đêm, bất kể hiểm nguy, bỏ lại đàng sau tất cả để đi vào một nơi xa lạ. Đi cái đã. Miễn là thoát. Trước mặt thì mênh mông, vô danh, vô định, nhưng vẫn có chút ánh sáng còn hơn là ở lại quê nhà, một quê nhà thân yêu đột nhiên trở thành hiểm địa. Với tình hình không lối thoát hiện nay, những tháng, những năm trước mặt, có lẽ người Ukraine sẽ vẫn tiếp tục ra đi! Họ trốn chiến tranh, mà thực ra cũng là trốn một đất nước có thể bị Putin chiếm đoạt để biến một Ukraine dân chủ thành một chư hầu độc tài.
Tháng 3, tháng 4/1975, cả miền Nam ùn ùn “chạy”. Đi bộ, đi xe, đi thuyền, đi tàu, đi máy bay, đi, đi, đi, đi bất cứ đâu, miễn là thoát khỏi cộng sản. Chỗ nào bộ đội cộng sản tiến vào là chạy. Từ cao nguyên chạy về đồng bằng, từ bắc chạy vào nam, từ các tỉnh chạy về Sài Gòn. Mất Sài Gòn, lại tiếp tục chạy, từ đất liền ra biển, từ Việt Nam chạy đến các nước khác. Đã gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày ấy, người Việt vẫn còn tìm cách chạy khỏi đất nước, dù kiểu chạy bây giờ có khác hơn xưa: du học, bảo lãnh, lấy vợ lấy chồng…
Tị nạn này là bản sao của tị nạn kia. Chế độ ở quê nhà là “nạn”, nên đành phải “tị”: bỏ quê nhà, ra đi lánh nạn.
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022
Trần Doãn Nho: Nhà văn Nhất Linh tái xuất hiện ở Việt Nam - Xóm Cầu Mới
Bìa tiểu thuyết “Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh (2021) (Hình: TDN) |
Nhà văn Nhất Linh vừa tái xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 2021 vừa qua, bằng “Xóm Cầu Mới”, tác phẩm cuối cùng của ông, do nhà xuất bản “Phụ Nữ Việt Nam”, Hà Nội, xuất bản. Theo Nguyễn Tường Thiết, con trai út của Nhất Linh, thì “Hoài bão của Nhất Linh khi khởi viết Xóm Cầu Mới vào năm 1940 là mong muốn thực hiện một bộ trường giang tiểu thuyết đồ sộ dài gần mười ngàn trang mà theo ông mới đủ để diễn tả cuộc đời muôn vẻ, muôn mặt.” Nhưng, cũng theo Nguyễn Tường Thiết, “Thực tế ông chưa viết được một phần mười của “gần vạn trang” như ông mong muốn. Cuốn Xóm Cầu Mới do Phượng Giang xuất bản lần đầu năm 1973 ở Việt Nam và Văn Mới tái bản lần thứ nhất ở Hoa Kỳ năm 2002 cũng chỉ dầy khoảng hơn 600 trang. Tuy đây là truyện dài nhất trong số những truyện dài của Nhất Linh nhưng chưa đủ để có thể gọi nó là một trường thiên tiểu thuyết. Tuy thế tôi vẫn cho rằng Xóm Cầu Mới là tác phẩm vĩ đại nhất của Nhất Linh.”
Nguyễn Tường Thiết cho biết, với sự tái bản Xóm Cầu Mới, thì từ sau năm 1975 cho đến nay, tất cả các tác phẩm của Nhất Linh sáng tác trước năm 1945 đều đã được tái bản ở Việt Nam, kể cả cuốn Nho Phong (xuất bản ở Hà Nội năm 1926). Tác phẩm duy nhất của Nhất Linh vẫn chưa được tái bản là Giòng Sông Thanh Thủy.
Sau khi Xóm Cầu Mới được phát hành, tôi ghi nhận có hai bài điểm sách ngắn trên báo Việt Nam ở trong nước. Bài thứ nhất xuất hiện trên tờ “Văn Nghệ Quân Đội” ngày 17/1/2022. Một trích đoạn:
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022
Trần Doãn Nho: Năm mới, nói chuyện “Happy New Year”
Trước hết, xin mời nghe:
https://www.youtube.com/watch?v=aTlHVbmgEug
“Nếu bạn nghĩ rằng ca khúc “Happy New Year” là ca khúc đón chào năm mới trứ danh nhất thế giới, thì bạn lầm. Thực tế là, ca khúc này của ABBA chỉ đặc biệt phổ biến ở Việt Nam và một vài xứ khác, theo lời quả quyết của một bài viết trên trang mạng Scienceinfo.net [1]. Trang từ điển quốc tế, Wikipedia, cũng cho rằng “Happy New Year” “được phổ biến một cách đặc biệt ở Việt Nam.” [2]
Có lẽ đúng như thế! Trong mấy thập niên qua, ca khúc này trông giống như một trong những ca khúc “nền” cho các chương trình ca nhạc đón chào năm mới Dương Lịch và Tết Âm Lịch ở trong nước, và đôi khi cả ở hải ngoại, sánh vai cùng một ca khúc mừng xuân khác, “Ly Rượu Mừng” của Phạm Đình Chương. Nghe mãi đến nỗi âm hưởng của như nó khắc sâu vào tâm hồn nhiều người Việt Nam, kể cả trẻ con. Nhất là mấy chữ “Happy New Year” lập đi lập lại như một tiếng reo vui không dứt.
Có điều, phiên bản lời Việt của bài hát hoàn toàn không dính dáng gì tới nguyên bản tiếng Anh.
Xin chúc cho mọi nhà, cùng người thân hân hoan đón xuân. năm cũ đi năm mới sang. đón thêm bao tin vui nơi nơi. chào xuân mới trong gió xuân an lành. rộn ràng bao câu ca thắm tươi. ai cũng vui, bên gia đình. chúc năm nay an khang mọi nhà.(…) Xin chúc cho ông bà và mẹ cha được luôn sống lâu. vui đón xuân. bên cháu con, bé thơ đang mong bao lì xì. ngày đầu năm ai cũng vui xum vầy. cầu tình duyên mình đi lễ chùa, trong nắng xuân, chim én bay, khắp nơi nơi hoa xinh tuyệt vời. gió xuân chan hòa... tiếng reo ca.
Rất rộn ràng, rất Tết! Nhưng lời ca này hoàn toàn được “sáng tác” lại, chỉ dùng để ghép vào với nhạc mà hát, không chuyên chở bất cứ một ý nghĩa nào của nội dung nguyên thủy bài hát. Bất cứ ai hiểu đôi chút tiếng Anh, nghe hát lời Việt này không khỏi thấy nó kỳ kỳ. Có lẽ vì thế, nên có người đã tải lên Youtube một “video clip” gốc bài hát, có kèm theo lời dịch nguyên văn ra tiếng Việt, để ta vừa nghe vừa theo dõi nội dung [3]. Một cách làm đáng tán thưởng.
Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021
Trần Doãn Nho: Một tác giả Hoa Kỳ viết về Văn Học Miền Nam
Bài báo của Anthony Morreale trên tạp chí Los Angeles Review of Books (Hình: TDN chụp qua Internet) |
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021
Trần Doãn Nho: ‘Mẹ’ của Ngự Thuyết
Bà mẹ quê. (Hình minh họa: Đức Nguyễn/Pixabay) |
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021
Trần Doãn Nho: Cung Tích Biền - Đành Lòng Sống Trong Phòng Đợi Của Lịch Sử
- Trò chuyện với với nhóm chủ trương tạp chí Trước Mặt (Quảng Ngãi) do Cung Tích Biền, thay mặt cho tạp chí Khởi Hành, thực hiện (1969).
- Phỏng vấn nhà văn Cung Tích Biền do Lý Đợi (tháng 2/2007), Đặng Thơ Thơ (3/2008) và Mặc Lâm (Đài Á Châu Tự Do) (5/2008), thực hiện khi tác giả còn ở trong nước.
- Phỏng vấn Cung Tích Biền do Phạm Viêm Phương (3/2020) và tạp chí mạng Da Màu (10/2020) thực hiện khi tác giả đã đến định cư ở Hoa Kỳ (2016).