Hiển thị các bài đăng có nhãn Trương Vĩnh Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trương Vĩnh Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Lê Nguyễn: Chuyến Bắc hành của học giả Trương Vĩnh Ký và cái chết của Tổng Trú Sứ Paul Bert

Học giả Trương Vĩnh Ký
(6/12/1837–1/9/1898).
Nguồn Hippolyte Arnoux và
Emile Gselltrong Voyage de
l'Égypte à l’Indochine
– Paris 1870’s

 Hầu hết người Việt Nam và nhất là giới nghiên cứu sử học đã quá quen thuộc với Pétrus Trương Vĩnh Ký, một học giả xuất chúng am hiểu nhiều ngoại ngữ và có công lớn trong việc vận dụng chữ quốc ngữ trong giai đoạn sơ khai vào đời sống cộng đồng. Hàng trăm tác phẩm do ông để lại - đã xuất bản cũng như chưa xuất bản - có giá trị rất lớn trong điều kiện một xã hội Việt còn lạc hậu và đang bị ngoại bang chi phối. Tuy nhiên, có một mảng không nhỏ trong cuộc đời ông ít được đề cập đến, hoặc đề cập không đầy đủ, rõ ràng, khiến cho việc tìm hiểu và nhận định về nhân vật đặc biệt này dễ rơi vào trạng thái khiếm khuyết, phiến diện. Đó là mối quan hệ của Trương Vĩnh Ký với triều đình Huế, và với viên Tổng Trú sứ Paul Bert vào nửa sau thế kỷ 19.

***

Nói đến khả năng về ngoại ngữ của Trương Vĩnh Ký, có thể viện dẫn sau đây mấy dòng hồi ký của một du khách người Anh là J. Thomson, trong tác phẩm nhan đề “10 năm du hành ở Trung Quốc và Đông Dương”: “ Ông Petrousky (Petrus Ký-LN), một giáo dân Nam kỳ và là giáo sư dạy tiếng mẹ đẻ của ông tại Trường Thông ngôn Sài Gòn, là một ngoại lệ đáng lưu ý trong số những người bản xứ mà tôi vừa giới thiệu cùng bạn đọc. Ông từng theo học tại trường dòng Penang và tôi không bao giờ quên nỗi kinh ngạc khi được giới thiệu với ông. Ông nói chuyện với tôi bằng một thứ tiếng Anh rất vững, với một cách nhấn nhẹ nhàng của người Pháp, còn với tiếng Pháp, ông diễn tả không kém phần trong sáng và lịch sự. Tiếng Y Pha Nho, Bồ Đào Nha, Ý, ông cũng quen thuộc như những ngôn ngữ phương Đông; chính nhờ sự hiểu biết đặc biệt này mà ông đang nắm giữ một địa vị cao. Một ngày nọ đến thăm ông, tôi nhìn thấy ông đang thực hiện quyển Phân tích, đối chiếu các thứ tiếng chủ yếu trên thế giới, tác phẩm mà ông phải bỏ ra 10 năm lao động miệt mài. (Jean Bouchot – Un savant et un patriote cochinchinois – Petrus J.B. Trương-Vĩnh-Ký (1837-1898)- trang 43).


Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Phạm Phú Minh: Người Mở Đường Cho Văn Chương Quốc Ngữ

(Đã được tác giả trình bày trong cuộc Hội thảo về Trương Vĩnh Ký ngày 8 tháng 12, 2018 tại Little Saigon)

Diễn giả Phạm Phú Minh

Cụ Trương Vĩnh Ký được coi như là người viết văn xuôi đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Đáng kể nhất, có thể coi là tiêu biểu, là hai quyển Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi và Chuyện Đời Xưa.

Cuốn Chuyến đi Bắc kỳ là một du ký, ghi chép mọi chuyện trong chuyến đi, với một lối văn khá bình thường, không quá địa phương khiến người vùng khác hoặc người đời sau phải có chỗ khó hiểu. Có thể nói với du ký này, Trương Vĩnh Ký đã đạt đến lối viết tiêu chuẩn của tiếng Việt, không mấy khác với cách viết của thời nay.

Nhưng cuốn Chuyện Đời Xưa thì khác hẳn. Cụ viết theo lối kể chuyện và tạo nên một văn phong riêng, với cách dùng từ ngữ riêng. Giáo sư Phạm Thế Ngũ đã nhận xét về cuốn này : “Về hình thức có thể coi đây là bước đầu lối truyện ngắn, nhất là bước đầu của văn xuôi quốc ngữ. Ý tác giả muốn viết như người ta nói (...) ông muốn viết câu nói annam ròng, diễn câu nói trơn tuột ở cửa miệng bình dân.” Điều này đúng, chuyện đời xưa là để kể, và lời kể dù viết xuống thành chữ cũng nên giữ phong cách kể chuyện và dùng những từ ngữ rất bình dân rất phổ biến của địa phương mình. Và TVK đã giữ được điều đó. Gs Phạm Thế Ngũ nhận xét đó là “lối văn lủng củng, khi cộc lốc nhát gừng, khi lôi thôi lòng thòng”, nhưng đối với riêng tôi TVK đã thể hiện đúng cách nói của người kể chuyện theo giọng Nam Kỳ. TVK đã đem vào văn viết kỹ thuật của người kể chuyện bằng lời, với một số người ngồi quanh lắng nghe. Qua lối viết này, tôi có cảm tưởng TVK là người có tài kể chuyện, biết ngắt câu để tạo sự hồi hộp, biết cách viết câu kết ngắn gọn rất duyên dáng để tạo một cảm giác kết thúc thấm thía nơi người nghe.

Và cũng từ các cố gắng của Trương Vĩnh Ký cùng với nhóm những người cộng tác với cụ, mà đã phát sinh một nền văn xuôi bằng quốc ngữ đầu tiên tại miền Nam, làm tiền đề cho cả nền văn học mới của toàn cõi Việt Nam trong thế kỷ 20. Muốn hiểu hiện tượng này, ta phải hình dung tình hình Việt Nam thời ấy.
Từ đầu thế kỷ 17 (1600), cuộc phân tranh Bắc Nam giữa chúa Trịnh (miền Bắc) và chúa Nguyễn (miền Nam) chính thức nổ ra, miền Nam coi như độc lập với miền Bắc. Một chính quyền mới do chúa Nguyễn lập nên để cai quản từ sông Gianh trở vào Nam, gọi là Đàng Trong. Các chúa Nguyễn một mặt kháng cự với chúa Trịnh, và về sau với cả nhà Tây Sơn nữa, một mặt liên tục mở mang bờ cõi vào phía Nam. Sau suốt hai thế kỷ 17 và 18 nội chiến liên miên, ở phía Nam dân Việt Nam đã chiếm hết Thủy Chân Lạp của nước Cao Miên lập nên vùng Lục Tỉnh trên châu thổ của hai con sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh của sông Mekong. Từ nhiều thế hệ, công việc của đám dân tiên phong này là luôn luôn phải lo chiếm đất, canh tác, kiếm sống để tạo nên một đời sống vật chất ổn định trên đất mới, có thể là êm đềm với sông nước và đồng ruộng mênh mông nhưng cũng đầy bất trắc hiểm nguy “hùm tha sấu bắt”. Cuộc sống trên đất mới là một cuộc phấn đấu không ngừng, phải vận dụng cả sức mạnh của tâm trí lẫn của bản năng để tồn tại và ổn định. Và cuối cùng Gia Long đã thống nhất đất nước và lên ngôi năm 1802, mở ra triều đại nhà Nguyễn cho đến năm 1945.
Như vậy, sau hai thế kỷ chia rẽ bởi phân tranh và nội chiến, chúng ta có thể thấy với đám lưu dân định cư tại miền Nam, ảnh hưởng về mặt văn hóa từ miền Bắc hầu như không có gì, vì đã bị cắt đứt từ lâu. Ký ức về gốc gác của họ có khi trở nên rất mù mờ, đến nỗi trong dân gian miền Nam vào giữa thế kỷ 20 vẫn còn nghe câu nói này : “Người ngoài Huế không giống như người mình.” Người mình đây là dân Nam Kỳ, mới chỉ Huế mà họ đã coi là một nước khác rất xa xôi, nói gì đến Thăng Long, Hà Nội ! Lịch sử nội chiến đã biến những lưu dân miền Nam thành một tập thể độc lập, từ đó họ có tập quán riêng, nếp sống riêng, và nhất là ngôn ngữ riêng dù vẫn nói tiếng Việt. Và chính từ thứ tiếng Việt riêng của dân Nam Kỳ mà đã thành hình các câu văn xuôi đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, họ viết ra một cách tự nhiên như họ nói, chưa có và cũng không biết đến cái gọi là văn chương văn vẻ. Nhưng người miền Nam chính là những người Việt Nam đầu tiên sáng tác văn học bằng văn xuôi, hoàn toàn không bị ảnh hưởng của ngôn ngữ miền Bắc hay miền Trung, các cuốn tiểu thuyết đầu tiên đó có dấu ấn duy nhất là ngôn ngữ miền Nam, từ cuối thế kỷ 19 đến ngày nay dấu ấn ấy vẫn không phai mờ.
Chúng ta hãy đọc một đoạn văn của Hồ Biểu Chánh trong truyện Con Nhà Nghèo, để thấy cái đặc trưng trong ngôn ngữ miền Nam :
“Xóm Đập Ông Canh nằm dựa bên Gò Công qua Mỹ Tho, ngang qua ngã ba tẻ vô Ụ Giữa, bây giờ nhà chen rất đông đảo, cây đua mọc sum suê. Cái nhà việc cũ sùm sụp của làng hồi trước đã đổ bao giờ mà cất lại một toà nhà mới, nền cao khoảng khoát, nóc phơi đỏ lòm. Vài cái nhà lá tum hùm, cửa xịt xạc, vách tả tơi, hồi trước ở rải rác chung quanh đó cũng điêu tàn bao giờ mà nhường chỗ lại cho hơn chục cái nhà khác, tuy cũng lợp bằng lá dừa, song cột kê táng, vách đóng be, coi rất đẹp đẽ thơ thới”.

(Người viết bài này nhấn mạnh bằng chữ đậm) 

Chúng ta có thể đi ngược thời gian tìm lại Trương Vĩnh Ký để thấy sự độc lập về ngôn ngữ ấy đã bắt đầu như thế nào. Tờ Thông Loại Khóa Trình là tờ báo đầu tiên do một ng

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Trần Hữu Phúc Tiến: Petrus Trương Vĩnh Ký - người tiên phong sử dụng và truyền bá chữ Quốc ngữ với tấm lòng yêu nước, yêu dân



Vào cuối thế kỷ 19, khi nước Việt Nam xưa cũ chuyển tiếp sang thời kỳ hiện đại tân tiến, Petrus Trương Vĩnh Ký (1837 -1898) là một trí thức hiếm hoi - uyên bác và đa năng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực: ngoại giao, hành chính, sư phạm, văn hóa và truyền thông. Đáng chú ý, khác với nhiều sĩ phu Nho học cùng thời chủ yếu sử dụng chữ Hán-Nôm, Petrus Ký là người sử dụng chữ Quốc ngữ rất nhiềutrong cả nghiên cứu, giảng dạy, sáng tác thơ văn và biên soạn sách báo. Bản thân cuộc đời và nghề nghiệp của ông cũng có nhiều yếu tố liên quan trực tiếp sự phát triển của chữ Quốc ngữ.

Bài viết dưới đây xin điểm qua cuộc đời và các tác phẩm của Petrus Ký để lượng định những đóng góp của ông trong việc sử dụng và truyền bá chữ Quốc ngữ, trước nhất ở Nam Kỳ. Mặt khác, qua đó tìm hiểu mục tiêu trước tác và truyền bá chữ nghĩa của Petrus Ký đối với các thế hệ người đọc và người học đương thời.

Cuộc đời Petrus Ký gắn liền với sự phát triển của chữ Quốc ngữ


Petrus Ký- tên ban đầu là Trương Chánh Ký, sinh ngày 6/12/1837 tại làng Cái Mơn, huyện Tân Minh, tĩnh Vĩnh Long (nay là Huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre). Lúc ấy, triều Minh Mạng, đất nước đang ở vào thời kỳ cực thịnh của Nho giáo và Hán tự. Trẻ em theo học các trường làng đều học chữ Hán nhưng với Petrus Ký từ năm 8 tuổi đã bắt đầu làm quen chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, khi vào học tại Tiểu chủng viện Cái Nhum. 

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

TS Trần Thanh Ái: Góp phần tìm hiểu Trương Vĩnh Ký



Hiểu một nhân vật lịch sử đã khó, và khoảng lùi thời gian càng lớn thì độ khó càng cao. Hiểu một nhân vật lịch sử đã gây ra quá nhiều dị biệt trong cách đánh giá như Trương Vĩnh Ký lại càng khó gấp bội: những người khen thì không tiếc lời ca ngợi, thậm chí ca ngợi một cách ngây ngô, còn người chê thì cũng không dè xẻn những từ ngữ xấu xa nào, như “người hèn nhát”, “tên gián điệp”, “kẻ bán nước”… Để không rơi vào một trong hai thái cực này, người nghiên cứu cần phải hết sức khách quan và thận trọng, từ khâu sưu tầm tài liệu, đến khâu dịch văn bản bằng tiếng nước ngoài, đánh giá sự kiện.

Các phê phán Trương Vĩnh Ký


Những người lên án Trương Vĩnh Ký thường đứng trên lập trường của người yêu nước trước sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên đất nước Việt Nam; họ kết tội Trương Vĩnh Ký với nhãn quan của những người sống trong thế kỷ XX và đầu XXI, khi mà chủ nghĩa thực dân đã bộc lộ tất cả những tính chất tàn bạo của nó, và chuyển hóa thành chủ nghĩa thực dân mới rất tinh vi. Họ quên rằng tình hình giữa thế kỷ XIX chưa phân hóa rõ ràng trắng đen như ngày nay, khi mà cái tiến bộ đan xen với cái kềm hãm sự tiến bộ, cái tiến bộ bị lợi dụng để phục vụ cho cái phản tiến bộ, vv. đến độ không ít trí thức phương Tây thời đó như V. Hugo cũng có lúc phải ngộ nhận.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Nguyễn Văn Sâm: Trương Vĩnh Ký, người yêu nước

Lời Tòa Soạn.- Xin mời độc giả theo dõi bài dưới đây, đã được Giáo sư Nguyễn Văn Sâm trình bày trong buổi Hội Thảo và Triển Lãm về Trương Vĩnh Ký tổ chức tại báo Người Việt, Orange County Nam California vào ngày 8 tháng 12, 2018.
DĐTK
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm


Xin kể hai chuyện văn chương sau đây như phần dẫn truyện cho buổi diễn thuyết.

1. Một truyện trong cuốn sách Truyện khôi hài 1882 của Trương vĩnh Ký:

Lão kia hay chữ mà cà xốc, thấy con kia đề đạm nhủm nha có duyên có sắc thì hát chọc rằng: 

Thấy em cũng muốn làm quen/ Lại sợ em có chữ thiên trồi đầu.

Con kia đáp lại: 

Anh ơi chớ nói thêm rầu, chữ thiên trồi đầu lại có phết vai.

Ông TRƯƠNG VĨNH KÝ bàn rằng: Chữ thiên天 trồi đầu là chữ phu 夫 (chồng), còn chữ thiên trồi đầu lại lại có phết vai là chữ thất 失, nghĩa là mất, tức là muốn nói có chồng nhưng chồng đã chết.

Tôi, NVS bàn rằng: Chữ thất đó lấy âm mà thôi đi với chữ phu của lão kia thành thất phu 匹夫, ý nghĩa của cả câu là xỏ ngọt ông nọ, cho rằng ông kia là người thất phu, vô hạnh. 

Thế mới tạo được tiếng cười trong câu chuyện. 

2. Một kiểng hai quê, câu chuyện của người bình dân.

Một ông thầy thuốc kia hai vợ, người ta có con bịnh ở nhà, đến tiệm thuốc của bà lớn thì ông đương ăn cơm với vợ. Hai giờ đồng hồ sau con bịnh trở nặng, họ phải chạy sang tiệm của bà nhỏ thì cũng thấy ông ngồi cố nuốt cơm mà coi bộ bí xị vì đã no mà phải cố chèn. Ông nói:

Tôi thiệt khổ sở vì chuyện một kiểng hai quê chạy qua chạy lại cũng mệt.

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Thư ông Trương Vĩnh Ký gửi ông Đại biểu Nam Kỳ Blancsubé về việc từ chối vào quốc tịch Pháp


Bài này đăng phóng ảnh một bức thư 18 trang thủ bút của ông Trương Vĩnh Ký gửi cho đại biểu Blancsubé, về việc ông từ chối vào quốc tịch Pháp. Kèm theo là bản chép lại thư Pháp ngữ và Việt dịch thư này.

Tài liệu được tìm thấy tại Thư Viện, Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, dưới nhan đề "Trương Vĩnh Ký. Lettres relatives à la question de la naturalisation. Saigon: [s.n.] 1881. (24 tr.) [số hiệu kho là OCTO 11541]

A. Ảnh chụp bức thư 18 trang viết tay của Trương Vĩnh Ký gửi ông Blancsubé


Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Thân mời đồng hương tham dự : 

Buổi ra mắt cuốn KỶ YẾU về Trương Vĩnh Ký 


Sẽ tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt 
Vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ nhật 1 tháng 9, 2019.


Đây là cuốn sách dày 464 trang với nhiều hình ảnh màu, đúc kết cuộc hội thảo về học giả Trương Vĩnh Ký được tổ chức vào ngày 8 tháng 12 , 2018 và sưu tầm thêm nhiều tài liệu quý như :

- Thủ bút bức thư 18 trang của Trương Vĩnh Ký gửi chính quyền Pháp TỪ CHỐI VÀO QUỐC TỊCH PHÁP.

- Các thư trao đổi giữa Trương Vĩnh Ký và Toàn quyền Pháp Paul Bert, nói lên quan niệm chính trị và tôn giáo của mỗi bên.

- Và nhiều bài viết khác khám phá và đánh giá về sự nghiệp của cụ Trương Vĩnh Ký của nhiều cây bút nghiên cứu Việt Nam.

Đặc biệt Ban dân nhạc Lạc Hồng sẽ tạo lại không khí Nam Kỳ quê của cụ Trương Vĩnh Ký với các bản hòa tấu dân nhạc Miền Nam.

Giá sách $30. Riêng tại buổi ra mắt sách giá $25.

Liên lạc với Ban Tổ Chức : (714) 839-8746.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Ts. Trần Thanh Ái: Tìm hiểu danh hiệu “Thế giới Thập bát Văn hào” của Trương Vĩnh Ký

Bài đã đăng trong tạp chí Xưa & Nay, số 488 tháng 10/2017

Có lẽ không ai là không thán phục thành tích học thuật của Trương Vĩnh Ký (1837-1898), từ năng lực sử dụng ngoại ngữ của ông, đến khối lượng đồ sộ tài liệu, sách vở đã biên soạn, hoặc sự uyên bác thông tuệ của học giả trên nhiều lĩnh vực. Những thành tích ấy lại được thực hiện vào nửa sau thế kỷ 19 ở Việt Nam, khi mà chữ quốc ngữ còn khá thô sơ đang dần thay thế chữ Hán, và nền học thuật hiện đại du nhập từ châu Âu vẫn còn phôi thai. Có thể nói mà không sợ quá lời rằng ngay cả trong thời đại có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu như ngày nay, khó lòng tìm ra một học giả có thể sánh với Trương Vĩnh Ký.

Tuy nhiên, nếu công chúng rộng rãi có thể dễ dàng chấp nhận những thông tin sơ lược được truyền tụng đến ngày nay về nhân vật lịch sử này, thì vẫn có những băn khoăn, nghi ngờ về một số khía cạnh trong bảng thành tích ấy, mà các nhà nghiên cứu có nhiệm vụ giải mã các bí ẩn. Việc làm sáng tỏ các góc khuất, dù kết quả ra sao, chẳng những không làm mất đi giá trị của nhân vật lịch sử, mà còn góp phần củng cố chứng cứ khoa học cho những tư liệu về Trương Vĩnh Ký. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu danh hiệu “Thế giới Thập bát Văn hào”, mà nhiều tài liệu hiện nay cho rằng Petrus Ký đã đạt được.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

Phạm Phú Minh: Trương Vĩnh Ký từ chối vào quốc tịch Pháp

Những dòng cuối bức thư Trương Vĩnh Ký từ chối vào quốc tịch Pháp

Trong khi tìm kiếm tài liệu để thực hiện cuốn Kỷ Yếu cho cuộc hội thảo về Trương Vĩnh Ký tổ chức vào ngày 8 tháng 12 năm 2018 tại Nam California, chúng tôi được Gs Phạm Lệ Hương, quản thủ thư viện của Viện Việt Học, trao cho một tài liệu rất quý vừa tìm được : đó là bản chụp bức thư 18 trang viết tay của ông Trương Vĩnh Ký, ghi ngày gửi là Tháng 10, năm 1881, người nhận là ông Blancsubé, Đại Biểu Nam Kỳ, là người đã đề nghị ông Trương Vĩnh Ký vào quốc tịch Pháp. Nội dung bức thư là từ chối đề nghị của ông Blancsubé. 

Bức thư viết bằng tiếng Pháp này, theo ý chúng tôi, là một văn kiện quan trọng giải thích cho giới chức người Pháp, và rộng hơn, giải thích chung cho tất cả mọi người hiểu tại sao mình không thể vào quốc tịch Pháp, bằng những lý luận và phân tích rất chặt chẽ dựa trên văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông viết (qua bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Bích Thu) :

"Cách tốt nhất để đo lường tầm quan trọng của sự cân nhắc của thành phần An Nam không theo Thiên Chúa Giáo là nhắc nhở đến những căn bản của định chế gia đình An Nam.

Tóm lại có 3 điểm chủ yếu như sau :

1 Tầm quan trọng của tổ tiên 

2 Quyền uy của người cha

3 Lòng hiếu thảo của con cái 

Ba điểm này liên quan mật thiết với nhau đến mức là việc xóa bỏ bất cứ một điểm nào cũng sẽ hủy diệt toàn bộ cấu trúc xã hội."

(Người trích làm đậm một số câu)

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Bùi Vĩnh Phúc: Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký, nghĩ về ngôn ngữ Việt & một vài khía cạnh biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa trong tiếng Việt (Kỳ cuối)*

(Bài thuyết trình tại cuộc “Triển lãm và Hội thảo Tưởng niệm Trương Vĩnh Ký” tại nhật báo Người Việt, Westminster, Calif., USA, ngày 8 tháng 12, 2018)
(Tiếp theo và hết)
Quyển ‘Kim, Vân, Kiều Truyện’ tái bản năm 1911, với nhiều hình minh họa Việt hóa các nhân vật trong truyện.
*“Thoắt đâu thấy một tiểu kiều. Có chìu phong-vận, có chìu thanh-tân” (dị bản: có chiều). Trương Vĩnh Ký giải thích từ “Phong-vận” là xinh tốt , còn “Thanh-tân” là sạch sẽ. Trong quyển “Truyện Kiều” do Trần Nho Thìn chủ biên & Nguyễn Tuấn Cường khảo dị, chú thích, bình luận, ta thấy ghi:
Phong vận: yểu điệu, đoan trang; Thanh tân: còn trong trắng, còn son, chưa có chồng con. 

Ta thấy cách giải thích gọn ghẽ và giản dị, có phần mộc mạc của TVK, là để nhắm vào mục đích sao cho người dân hiểu được ngay những từ Hán-Việt có vẻ cao sang. Ông không dùng những từ Hán-Việt khác, như chúng ta sau này, khi trình độ Việt ngữ của người Việt đã được nâng cao, để giải thích một từ gốc Hán-Việt. Ông tìm những từ giản dị, dễ hiểu, thậm chí là mộc mạc, dân dã để giải thích. Bởi thế, ta không nên nói, như cách phê bình của Phạm Quỳnh sau này, là sách của TVK là để viết cho trẻ con đọc. Phạm Quỳnh là một

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

Bùi Vĩnh Phúc: Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký, nghĩ về ngôn ngữ Việt & một vài khía cạnh biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa trong tiếng Việt (*)

(Bài thuyết trình tại cuộc “Triển lãm và Hội thảo Tưởng niệm Trương Vĩnh Ký” tại nhật báo Người Việt, Westminster, Calif., USA, ngày 8 tháng 12, 2018)
Giáo sư Bùi Vĩnh Phúc đang thuyết trình trong buổi hội thảo

.1.


Mục đích của bài này là trình bày một số tìm tòi, suy nghĩ của người viết về một vài nét đặc thù và thú vị trong ngôn ngữ Việt, cùng với việc tìm hiểu về một số biến đổi cả trên mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của một số từ ngữ trong tiếng Việt, kể từ giai đoạn phôi thai của nó đến bây giờ.

Sự tìm hiểu và suy nghĩ ấy được thực hiện, khởi đầu, qua việc đọc quyển Kim, Vân, Kiều Truyện, bản phiên âm đầu tiên Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ chữ Nôm qua chữ Quốc ngữ, của Trương Vĩnh Ký. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một nguồn sáng, về mặt ngôn ngữ văn học, của người Việt. Chúng ta hãnh diện vì Truyện Kiều, không hẳn vì những khía cạnh triết lý, đạo đức hay xã hội, v.v., trong truyện mà người đời sau đã tìm ra hoặc gán cho nó. Chúng ta hãnh diện vì đã có một nhà thơ Việt, dùng chữ nghĩa của dân tộc, một cách hết sức tuyệt vời và điêu luyện, với những chiều sâu trong ý nghĩa và sự lóng lánh của chữ, để diễn tả câu chuyện.