Hiển thị các bài đăng có nhãn Trương Huy San. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trương Huy San. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Trương Huy San: “Năng lượng tái tạo” và tái tạo năng lượng cho đất nước
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao sở Công trương chủ trì việc xử lý 3 doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) Lộc Sơn vì đã "đầu tư xây dựng nhà xưởng, cho các doanh nghiệp khác bên ngoài thuê đầu tư và khai thác điện mặt trời". Hướng xử lý mà Ban quản lý KCN đề nghị đang là “rút giấy phép và buộc tháo gỡ hệ thống điện mặt trời” có già trị lên đến hàng ngàn tỷ.
Hệ thống điện trên mái nhà này “đã được thẩm tra kết cấu và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy” và “Số điện sản xuất được, doanh nghiệp đang sử dụng sản xuất gạch và phần dư bán cho Công ty Điện lực Lâm Đồng”; Nhưng, “Chưa được cấp phép xây dựng và điểu chỉnh bổ sung mục tiêu hệ thống điện trên mái cho ngành nghề đầu tư”.
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018
Huy Đức: Nên xem xét lại một cách toàn diện Luật An ninh mạng
Khác với người tiền nhiệm, lãnh đạo mới của Cục An ninh mạng (A05 - nhập từ A68 và C50) đã lắng nghe ý kiến của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) và của các bộ ngành hơn. Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng (ANM), vì thế, đã bỏ khá nhiều quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh từng bị phản đối trong 2 dự thảo trước (3-10 & 11-10-2018).
Dự thảo mới cũng đã bỏ yêu cầu “doanh nghiệp kinh doanh online phải xin phép và có sự đồng ý của Cục ANM”(một biến tướng của giấy phép con); bỏ việc thành lập trung tâm dữ liệu và tiếp nhận dữ liệu doanh nghiệp chuyển giao… Dự thảo cũng không còn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dữ liệu gốc, chưa mã hóa của người dùng cho cơ quan điều tra. Bằng cách không dùng các từ nhạy cảm như “thái độ, quan điểm…”, dự thảo có cho cảm giác thu hẹp phạm vi dữ liệu người dùng nằm trong tầm kiểm soát của Cục An ninh mạng. Thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp chuyển dữ liệu bây giờ là Bộ trưởng Bộ Công an thay vì cục trưởng cục an ninh mạng như 2 dự thảo cũ.
Tuy nhiên, bản chất của dự thảo này vẫn chưa thay đổi. Phạm vi dữ liệu người dùng bị buộc phải lưu trữ ở Việt Nam vẫn còn rất rộng - gần như toàn bộ dữ liệu của mạng xã hội và các dịch vụ online - chi phí của nền kinh tế để thi hành luật là vẫn vô cùng lớn và vô lý.
Đặc biệt, cách làm Luật ANM và các nghị định là một ví dụ điển hình vi phạm các nguyên tắc căn bản khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đòi, một luật nếu cần “văn bản quy định chi tiết” (thông tư, nghị định) thì các “dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh”(Điều 11). Hậu quả của việc không tuân thủ nguyên tắc này là, không chỉ dân chúng mà cả Quốc hội cho đến tận bây giờ cũng chưa hiểu hết tầm ảnh hưởng của Luật ANM.
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017
Huy Đức: Hãy từ bỏ quyền thu hồi đất
"Lời giải cho bài toán nông nghiệp VN" không đơn giản
như vậy thưa Thủ tướng.
Hoan nghênh Thủ tướng đã đồng ý đề nghị Quốc hội sửa luật theo hướng
cho tích tụ ruộng đất. Ruộng đất manh mún cũng là một cản trở để tổ chức sản xuất
lớn. Nhưng, cho tích tụ ruộng đất mà không tôn trọng quyền của nông dân về tài
sản (quyền sử dụng đất nông nghiệp) thì rất dễ bị đại gia lũng đoạn chính quyền
địa phương thâu tóm ruộng đất của nông dân.
Không thể phủ nhận quyền sử dụng
ruộng đất của nông dân là tài sản (nó vừa là tư liệu sản xuất, vừa là thứ có thể
bán ra tiền). Cho nên Nhà nước không thể tiếp tục dùng quyền lực hành chánh để
can thiệp vào quyền về tài sản của nông dân. Thủ tướng cần mạnh dạn đề nghị Quốc
hội bãi bỏ quyền thu hồi đất của Nhà nước. Hãy để các doanh nghiệp muốn tích điền
thì hoặc kêu gọi nông dân góp ruộng hoặc mua lại quyền sử dụng.
Trong "trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước
trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá
thị trường" cho nông dân (theo điều 51 Hiến pháp 2013).
Đừng để quyền thu hồi đất trong tay cấp huyện, cấp tỉnh nữa, đừng
biến họ thành cường hào, đừng tích lũy sự giận dữ của nông dân đối với chính
quyền thêm nữa.
H.Đ.
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
Trương Huy San - Nếu Không Có Rượu Mới
Con số cơ cấu 35-40% đại biểu chuyên trách trong Quốc hội khóa tới là một bước đi đúng. Nhưng việc những người như Nguyễn Quang A, Nguyễn Cảnh Bình... bị loại bỏ bằng những công cụ hết sức võ biền cho thấy Đảng vẫn chỉ muốn, ngay cả những người tự ứng cử, cũng phải chắc chắn là người của họ.
Cho dù cách hành xử đó là "truyền thống" hay chỉ từ các mệnh lệnh địa phương, để hệ thống ứng xử như vậy, cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chưa chuẩn bị tâm thế và chưa có bước đi quan trọng nào được coi là cải cách.
Khi ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại bỏ, số người vui chẳng nhiều hơn bao nhiêu số người bị hụt hẫng. Không ai nghĩ Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo anh minh nhưng nhiều người hy vọng nếu ông Dũng toàn quyền, ông sẽ giải tán hoặc làm cho Đảng này sụp đổ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)