Hiển thị các bài đăng có nhãn Trương Duy Nhất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trương Duy Nhất. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019
RFA: Con gái Trương Duy Nhất xác nhận blogger đang bị giam ở Hà Nội
![]() |
Blogger Trương Duy Nhất trong một lần phỏng vấn với Đài RFA ở Washington DC hồi năm 2016. Photo: RFA |
Ông Trương Duy Nhất, người viết blog cho Đài Á Châu Tự Do, mất tích tại Bangkok vào cuối tháng 1 vừa qua với nghi ngờ bị mật vụ Việt Nam sang bắt cóc, hiện đang bị giam ở Hà Nội.
Con gái Ông Trương Duy Nhất và một nhà văn Việt Nam cho biết như vừa nêu vào ngày thứ tư 20 tháng 3.
Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada nói với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do rằng phía Trại giam thông báo cho mẹ của cô là ông Nhất bị bắt vào ngày 28 tháng 1 và bị đưa vào trại T16 ở Thanh Oai, Hà Nội trong cùng ngày.
Các nhà hoạt động cho nhân quyền nghi rằng lực lượng chức năng Thái Lan bắt giữ ông Trương Duy Nhất ở ngoại ô Bangkok và rồi giao cho phía Việt nam hôm 26 tháng 1; sau khi ông này chạy sang Thái Lan để tìm qui chế tỵ nạn.
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019
Trương Duy Nhất: Chỉ số niềm tin của người Việt
Kết quả, từ một cuộc khảo sát xã hội học của Viện nghiên cứu phát triển Mekong, với 1.400 người Việt được chọn lựa ngẫu nhiên: 90% cho rằng mình hạnh phúc, 90% tin tưởng vào hệ thống giáo dục, 90% tin tưởng vào hệ thống y tế và pháp luật, 68% tin tình hình tham nhũng sẽ được cải thiện trong 5 năm tới, 75% cho rằng triển vọng kinh tế và việc làm sẽ được cải thiện trong 5 năm tới (*).
Tôi tin, cuộc khảo sát có thể là nghiêm túc, khách quan. Nhưng, không quá ngạc nhiên về kết quả này.
Năm 2011, Viện dư luận BVA và tổ chức quốc tế Gallup cũng từng công bố một kết quả khảo sát tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới về chỉ số lạc quan của người dân: nước Việt đứng đầu, dân Việt được xem là lạc quan nhất thế giới.
Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019
Trương Duy Nhất: Lộc Hưng - không chỉ là đất đai
“Hôm nay anh chị ngủ ở đâu?
Hôm nay anh chị vẫn ngủ tại nhà, đồ đạc trong phòng còn nguyên vẹn, chưa một món nào được chuyển đi. Mặc dù họ cố tình cho mọi người trong vườn rau biết ngày mai sẽ đến cướp phá nhưng anh chị không thể đi.
Ra tù, chị quen và cưới anh, người đàn ông tù gấp 4 lần án chị phải chịu. Khi bé Tôm ra đời, hai vợ chồng những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười sau bao bất công và mất mát. Nhưng rồi sắp tới đây, chính quyền Cộng Sản có thể lại tiếp tục phá hủy tất cả, một lần nữa giết chết cuộc đời anh chị.
Chị là nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, người phải chịu 4 năm tù cho việc giăng băng rôn Hoàng Trường Sa là của Việt Nam và những bài viết về hai quần đảo này. Nhiều người sẽ nghĩ rằng làm gì có chuyện đó, nhưng sự thật là ngày đó, chị đã phải trả giá từ rất sớm, khi mà Internet chưa phát triển, nhiều người không biết Hoàng Trường Sa ở đâu trên bản đồ địa lý.
Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018
Trương Duy Nhất: Top ten phát ngôn ấn tượng 2018
10 phát ngôn ấn tượng nhất, trong hàng núi những phát ngôn ấn tượng của quan chức Việt, qua bình xét từ Một Góc Nhìn Khác.
1- “Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ, sự hiểu biết là không đáp ứng được yêu cầu, trong khi đó tuổi tác đã lớn rồi” - Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
2- “Đã đến lúc phải chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam” - Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ.
3- “Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp. Chúng ta phải lựa chọn những bàn tay tinh tuý nhất, chứ không phải là ai cũng cho vào…” - Phùng Quốc Hiển, Phó chủ tịch quốc hội.
4- “Chúng ta phải có những nỗ lực đến mức khiến thế giới ngạc nhiên, thậm chí kinh ngạc” - Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng.
5- “Soi sáng cuộc cách mạng 4.0 bằng tư tưởng của Các Mác” - Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch hội đồng lý luận trung ương, giám đốc học viện quốc gia Hồ Chí Minh.
6- “Đói khát là một lợi thế” - Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng thông tin - truyền thông.
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018
Trương Duy Nhất: Loạn Tướng
Loạn tướng. Phải gọi đúng thế.
Kết thúc chiến tranh, sau 1975, Việt Nam chỉ vỏn vẹn 36 tướng. Nay, quân đội đã tăng đến 415 tướng (3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung tướng, 313 thiếu tướng) [1].
Cộng thêm 205 tướng bên công an [2].
Chỉ tính 8 năm từ 2006 đến 2014, riêng quân đội đã có 231 sỹ quan cấp tướng được thụ phong, gồm 10 thượng tướng, 65 trung tướng và 157 thiếu tướng, gấp 20 lần số tướng trong kháng chiến chống Pháp và hơn 4 lần số tướng trong kháng chiến chống Mỹ.
Chưa kể một lượng khá khủng “thiếu tướng chìm”. Gọi nôm na là “đại tá nhô”, tức sỹ quan cấp đại tá không được phong hàm tướng nhưng lại hưởng lương tướng [3].
Trong chiến tranh, tướng chỉ để phong cho những chỉ huy thực tài và có chiến công hiển hách. Thời bình, nhiều sỹ quan văn phòng, giáo dục, y tế, bán buôn… cũng đeo hàm tướng.
Loạn từ đấy.
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018
Trương Duy Nhất: Hãy là chính mình
Giáo dục hiện đại là làm sao để học sinh trở thành chính nó, chứ không noi gương ai.
Tôi thích tư duy giáo dục này của giáo sư Hồ Ngọc Đại. Dạy trẻ, từ thuở lên 3, đã buộc chúng phải biết yêu thương ông Bác Hồ, là thứ giáo dục bậy bạ, phản giáo dục.
Không am hiểu chuyên sâu nhiều về mặt ngữ âm, nên tôi không dám lạm bàn đúng - sai, nên - không ở việc dạy trẻ đánh vần và tiếp cận con chữ kiểu những ô vuông tròn của “công nghệ giáo dục”. Nhưng tư duy một bộ sách, một kiểu dạy “đồng phục” là thứ giáo dục huỷ hoại và triệt tiêu sáng tạo.
Tại sao cứ duy trì một cách tiếp cận con chữ duy nhất cho con trẻ, mà không phải nhiều cách, lối khác nhau?
Đó là với trẻ bắt đầu tiếp cận con chữ ở lớp vỡ lòng. Với cấp học phổ thông và cao hơn, càng phải “thả” học sinh vào trường tư duy tự do hơn, không cột nhốt trong một khuôn mẫu bất kỳ nào. Con gái tôi, hồi học cấp 3, đã mấy lần tỏ vẻ khó chịu khi “cô giáo cứ bắt con phải thích Thuý Kiều, trong khi con lại thích Thuý Vân”. Tôi bảo “hãy cứ là chính con, thích ai thì viết thích”. Nó nhăn “không được, viết thế cô cho 0 điểm”.
Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018
Trương Duy Nhất: Khát vọng trở về
Bùi Tín. Không quen, cũng chưa có cơ hội gặp. Nhưng tôi vẫn tâm nguyện rằng sẽ tìm ông, nếu dịp nào đó ngao du đến Pháp.
Nhưng không kịp. Ông đi mất rồi.
Như nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác đang sống lưu vong, mà tôi đã có cơ duyên trò chuyện. Trong số họ, không phải ai cũng tự tìm đường ra đi, nhiều người thoát khỏi ngục tù là bị trục xuất với đôi dép tổ ong rời tổ quốc.
Khi còn trong tù, Hải Điếu Cày đã từng trằn trọc, đắn đo suốt hai tháng sau khi được đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ vào thăm, và “được” Bộ Công an Việt Nam yêu cầu anh phải rời tổ quốc. Anh thức đến rạc người trong những tính suy, chọn lựa. Và chính tôi, là người khuyên anh nên ra đi. Án anh quá dài, anh không thể chết trong tù. Anh ra đi, để còn có thể trở về, để còn cơ hội gặp lại gia đình, vợ con.
Nghe đâu, Bùi Tín cũng từng thổ lộ rằng ông muốn về để... chết trên quê hương.
Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018
Trương Duy Nhất: Những người “mẹ vắng nhà”
Bộ phim tài liệu “mẹ vắng nhà” về nữ tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (mẹ Nấm) đang được trình chiếu trên nhiều quốc gia, cũng là lúc thêm một “mẹ vắng nhà” nữa.
Tôi lặng người, trước những bản tin chia sẻ dồn dập trên mạng từ sáng đến giờ. Cuộc vây bắt, dứt khỏi vòng tay bà mẹ một đứa trẻ mới 22 tháng tuổi.
“Ánh mắt em
ám ảnh tôi
Mái tóc em
ám ảnh tôi
Giọng nói khản đặc em
Ám ảnh tôi…
Đọc tin em bị khóa tay bóp cổ lôi đi
Em rong kinh
Em tiều tụy
Người con gái Quảng Nam”
(Nguyễn Chiêu Anh)
Là những dòng thơ, của một người bạn tranh đấu viết tặng Huỳnh Thục Vy.
Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018
Trương Duy Nhất: Bảo tàng chủ nghĩa xã hội
![]() |
(Hình minh họa) |
Chín năm trước. Sau chuyến “thức ngủ” với Cuba về, tôi nảy ra ý tưởng: Đừng mở cửa, đừng bỏ cấm vận, đừng cho Cuba, Triều Tiên phát triển!
Hãy giữ nguyên thế, biến hai quốc gia Cộng sản này thành hai bảo tàng sống sinh động của mô hình Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH). Để vài chục năm nữa, vài trăm năm sau, cả thế giới sẽ ngùn ngụt kéo về đây tham quan. Để du khách trên khắp quả đất này, khắp các màu da, châu lục còn có cơ hội chiêm ngưỡng một mô hình di sản mang tên CNXH nguyên bản không bị tiết tấu, biến hóa. Để thế hệ những cháu con ta, còn có thể biết và tin rằng: Đã có những “con người XHCN”, trong những mô hình quốc gia XHCN… kỳ lạ thế.
Kẻo nay mai, khi cái thể chế, mô hình CNXH kia biến mất khỏi cuộc sống loài người, con cháu ta lại không biết, không hiểu thế nào là CNXH, và thế nào là “con người XHCN”?
Thế nên, hôm rồi thấy Kim Jong Un bắt tay Trump đâm… hoảng!
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018
Trương Duy Nhất: Lỡ miệng nói thật
“Đại hội đảng khoá tới là kỳ đại hội không có
chạy chức”. Câu “lỡ miệng” của ông Nguyễn Thiện Nhân đang khiến dân tình chém
chặt tả tơi trên mạng. Rằng như vậy hoá ra các khoá trước, các kỳ đại hội trước
là có chạy chức?
Đọc nhiều lời nặng nề
với ông quá, thấy... thương!
...
Nhớ đâu hồi cuối
2009, trong bữa cơm thân mật với vợ chồng một Uỷ viên Bộ Chính trị tại căn biệt
thự công vụ giữa Ba Đình. Anh chị quý mình, nên cứ thay nhau liên tục thúc “ăn
đi Nhất, gắp thêm vào em”...
Thấy mình rụt rè đưa
đũa vào đĩa cá, anh vội gắp liền mấy miếng:
- Cá Anh Vũ đấy.
Ngon lắm. Loại cá tiến vua ngày xưa đó. Hiếm lắm. Cái này là tập trung cho BCT
bọn anh ăn. Giờ ở ngoài có tiền cũng không mua được đâu.
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017
Trương Duy Nhất: Những rào thép gai chặt đứt nhân dân
Dù hôm nay không máu đổ. Nhưng những hàng thép gai kia còn buốt đau hơn máu. Những hàng thép gai luôn khiến ta gợi nhớ… chiến tranh.
Nhưng đây là
cuộc chiến khác. Cuộc chiến mà chính quyền đã coi nhân dân như kẻ thù của họ.
Vâng. Những hàng rào thép gai chằng chịt đã được dựng lên, cản mọi
lối vào Formosa. Phía sau những hàng thép gai ấy, không chỉ lực lượng an ninh
và cảnh sát cơ động, đặc nhiệm. Đã xuất hiện cả những sắc phục quân đội.
Lâu lắm rồi.
Kể từ “trận đánh đẹp” Tiên Lãng, hôm nay mới lại thấy xuất hiện hình ảnh quân đội…
xung trận!
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016
Trương Duy Nhất (viết từ Đà Nẵng): Để thay đổi những phiên toà
Nhà báo
Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm hôm 26/06/2014. - Photo: RFA
Sự bất công khai của các phiên toà
công khai
Xử Cấn Thị
Thêu. Phiên toà được cho là công khai, nhưng an ninh đã chặn cản một cách thô bạo
(nếu không muốn nói là rất du côn), không cho hai con của chị Thêu (Trịnh Bá
Phương, Trịnh Bá Tư) đến toà.
Phiên sơ thẩm
xử tôi (Trương Duy Nhất) ngày 4/3/2014, lực lượng an ninh cũng cấm cản, không
cho mẹ, chị và các em tôi đến toà.
Tất cả các
quốc gia. Chắc không có thể chế "dân chủ" nào xét xử công dân theo
cách này.
Các phiên xử,
án chính trị, hoặc nhạy cảm như vụ Cấn Thị Thêu đều vậy. Ngay cả các lãnh sự, đại
sứ cũng bị đẩy đuổi một cách thô bạo, kém văn hoá.
Không ít vụ,
cả luật sư cũng bị chặn đuổi không cho vào phòng xử.
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
Trương Duy Nhất: Những tù nhân thầm lặng
viết từ Đà Nẵng
Blogger Nguyễn
Ngọc Già tại phiên xử sơ thẩm cuối tháng ba năm 2016.
Mọi nguồn tin
về Hồ Hải, đến nay vẫn quá ít ỏi. Không gì hơn ngoài mấy dòng "thông báo bắt"
trên website Công an TP HCM. Sự lên tiếng ủng hộ anh, cũng là quá ít ỏi và trầm
lắng, so với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và các trường hợp trước.
Những người tù cô đơn
Nguyễn Ngọc
Già cũng vậy. Sau những dòng tin ít ỏi về phiên toà, dường như không biết gì
hơn.
Không thấy
sóng, không biểu ngữ băng rôn, không thấy ai xuống đường, không nghe những cuộc
bão giông mang tên Hồ Hải, Nguyễn Ngọc Già.
Luật sư Lê
Công Định gọi đó là "những người tù cô đơn". Chữ "cô đơn"
nghe đau quá. Vâng, đành rằng cô đơn. Nhưng tôi muốn gọi sự "cô đơn" ấy
là thầm lặng- những tù nhân thầm lặng. Nghe nó nhẹ nhàng và - bớt đau hơn.
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
Trương Duy Nhất: Thoát lũ, thắng lũ- tại sao không?
viết từ miền Trung
Nhà dân bị ngập
lụt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày 15 tháng 10 năm 2016. - AFP photo
Tại sao không
thể thoát lũ, thắng lũ. Sao bao đời, truyền kiếp dân mình cứ phải chọn cách sống
chung với lũ, cùng lũ, chết trong lũ?
Lũ sau dồn lũ trước
Ngang qua Hà
Tĩnh - Quảng Bình – Quảng Trị những ngày này, mới thấy hết thế nào là bi
thương. Lũ trước vừa đi, lũ sau lại ập về, xô sập tiếp những khung nhà không
còn gì để sập, trơ trụi, hoang tàn.
Miền Trung,
năm nào cũng vậy. Mới hai cơn lũ đầu mùa. Rồi sẽ bão nữa. Có năm, hàng chục
cơn, hết bão đến lũ quần quét tan hoang.
Với Thừa
Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên là những cơn đại hồng thuỷ
1998 - 1999. Nhiều nơi, xác người đắp chiếu xếp lớp dọc quốc lộ 1A.
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015
BBC - Ông Nhất mở lại 'Góc nhìn khác'
Ông Nhất tuyên bố không đăng lại 12 bài
bị dùng để buộc tội ông
Blogger
Trương Duy Nhất, người bị kết án hai năm tù vì các bài viết, tuyên bố mở lại
blog 'Một Góc Nhìn Khác'.
Ông
Nhất viết trên Facebook: "Hôm nay 24/8/2015, Một Góc Nhìn
Khác trở lại với bạn đọc sau 820 ngày, kể từ biến cố 26/5/2013.
"Vĩnh
biệt .vn! Một Góc Nhìn Khác từ đây vĩnh biệt tên miền .vn, trở lại với tên miền
quốc tế .org: http://truongduynhat.org."
Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tội Nói Thật
![]() |
Hình: internet |
Tư duy người cộng sản Việt Nam vẫn
lạc hậu trong bối cảnh nhiều chế độ độc tài đã và đang diệt vong. - Nguyễn Ngọc
Già, RFA
Có hôm, tôi
nghe Vũ Thư Hiên chép miệng:
Với người Việt ta, ở tù không phải sự lạ. Thiên hạ gặp nhau thấy ngờ ngợ thì không hỏi quê quán, họ hàng mà hỏi: mình gặp nhau ở trại nào nhỉ?
Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014
Nguyễn Văn Thạnh - Hành trình dự phiên xử Blogger Trương Duy Nhất
![]() |
Trương Duy Nhất (Hình: internet) |
2h30 sáng ngày 4/3/2014 tôi dậy, suy nghĩ có nên tham dự phiên tòa không, trước đó tôi không có ý định đi vì sức khỏe còn mệt mỏi. Sau khi đắn đo, tôi quyết định nên đi vì đến để chứng giám cho quyền mở miệng, có góc nhìn khác của công dân, trong đó có tôi.
Lê Diễn Ðức - Thử mổ xẻ phiên toà xét xử Trương Duy Nhất
![]() |
Trương Duy Nhất (Hình: internet) |
Chỉ còn hai hôm nữa nhà báo Trương Duy Nhất ra tòa. Anh bị xét xử vì bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014
Mặc Lâm/RFA - Các nhà báo, blogger nói gì trước phiên tòa Trương Duy Nhất?
![]() |
Trương Duy Nhất (Ảnh: Internet) |
Trước phiên xử của Trương Duy Nhất những nhà báo, blogger, bạn bè thân hữu của ông đã được chúng tôi thăm dò hai việc. Thứ nhất là ý kiến của họ về điều 258 ra sao, thứ hai là thái độ ủng hộ ông trước phiên tòa này như thế nào.
Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013
BBC - Blogger Trương Duy Nhất bị bắt
BBC
Ông Nhất bị bắt sáng 26/5
Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày.
Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."
Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.
Blogger Trương Duy Nhất
Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.
Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết.
Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.
Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012.
Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".
Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.
'Khát khao thay đổi'
Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.
Ông Nhất từng kỳ vọng nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh
Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.
Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị Trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:
Ông Nhất nói trong một phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:
"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.
"Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.
"Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."
'Viết điều cần viết'
Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog.
Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:
"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.
"Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.
"Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
"Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.
"Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”
Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)