Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021
Trân Văn: Chuyện về ông Phùng Quang Thanh và kỹ nghệ bơm, thổi ở Việt Nam
Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021
Trân Văn (VOA): Cuộc chiến ‘không thắng không về’ giờ ra sao?
Từ chỉ đạo “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” (1), rồi leo lên cao hơn, buộc mỗi phường xã phải là một... “pháo đài” (2), ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID của Việt Nam giờ đã tự xuống chân thang: Phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối (3)...
Khi thú nhận như thế, không rõ ông Chính có nghĩ gì đến “Phong trào thi đua đặc biệt” mà ông – người kiêm cả vai Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương phát động cách nay khoảng nửa tháng (14/8/2021): Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19 (4) – hay không?
Đặc biệt là khi thú nhận như thế, đã... xuống thang nhưng trong 11 điều mà theo ông Chính là hệ thống công quyền phải lưu ý thì giải pháp... vẫn thế, không có gì mới và chẳng có gì cụ thể. Dân chúng vẫn phải là... chiến sĩ. Quân đội, công an vẫn phải thực thi cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường,...
Đến giờ ai cũng có thể thấy... chiến lược truy vết, cách ly, cô lập xem vaccine chỉ là nhân tố thứ yếu gây ra hậu quả thế nào cho cả kinh tế lẫn dân sinh và TP.HCM chính là ví dụ minh họa rõ nhất. Đoàn quân “không thắng không về” (5), vừa được đưa vào trận để... phát tất cả mọi thứ đến tận tay dân đã bỏ mục tiêu, chuyển sang “đi chơ hộ” – khiêm tốn hơn rất nhiều - nhưng vẫn không thành công nên... rút lui chiến thuật, nhường mặt trận cho lực lượng shipper (6). Việc biến TP.HCM thành chiến trường để thử nghiệm từ chiến lược đến các chiến thuật phòng, chống giặc COVID-19 là lý do, dẫu phong tỏa đã hơn ba tháng (dài hơn cả Vũ Hán, Trung Quốc) nhưng số ca nhiễm, số ca tử vong không giảm.
Đến giờ, Thủ tướng và các viên chức hữu trách từ trung ương đến địa phương mới chỉ chứng tỏ họ... hữu khẩu, vô mưu! Dân chúng TP.HCM đang trả giá cho điều đó: Chết vì COVID-19, kiệt sức và bấn loạn bởi thiếu thốn đủ thứ từ thực phẩm cho đến các vật dụng thiết yếu không thể hình dung ngày mai ra sao, kiệt quệ về tài chính...