Hiển thị các bài đăng có nhãn Trà Mi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trà Mi. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017
Trà Mi/VOA: Việt Nam trong danh sách tội phạm nhân quyền bị đề nghị trừng phạt bằng Luật Magnitsky
23 tổ chức cổ súy nhân quyền và chống tham nhũng toàn cầu ngày 12/9 kêu gọi chính quyền Mỹ dùng Luật Magnitsky Toàn cầu làm đòn bẩy nâng các biện pháp trừng phạt nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và tham nhũng trầm trọng tại 15 nước trên thế giới bao gồm Việt Nam.
Lời kêu gọi trong bức thư kèm một tập tài liệu chuyển tới Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính Mỹ phản ánh công trình điều tra, thu thập dữ kiện hàng chục tháng trời của 23 tổ chức NGO bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng quốc tế do Human Rights First điều phối.
Thông tin được cung cấp cho chính phủ Mỹ hôm nay kêu gọi trừng phạt các cá nhân phạm tội ở các nước: Việt Nam, Azerbaijan, Bahrain, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Liberia, Mexico, Panama, Nga, Ả Rập Xê Út, Tajikistan, Ukraine, và Uzbekistan.
Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017
Trà Mi/VOA: Nhân quyền Việt Nam dưới thời Tổng thống Trump
Công an trấn dẹp người biểu tình yêu cầu bảo vệ môi trường,
chống Formosa 1/5/16
chống Formosa 1/5/16
Bang giao Việt-Mỹ ‘đậm’ hay ‘nhạt’, ‘nóng’ hay ‘nguội’ tùy thuộc vào thành tích nhân quyền của Việt Nam. Quan niệm này dường như không còn hợp thời khi tỷ phú Donald Trump trở thành chủ nhân của Tòa Bạch Ốc từ đầu năm nay.
Với chính sách ngoại giao ‘Nước Mỹ trên hết’, Tổng thống Trump đã khiến những kỳ vọng về áp lực từ Mỹ giúp cải thiện nhân quyền Việt Nam bị mất điểm tựa.
Tuy nhiên, vẫn còn những giải pháp khác, theo ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ nhân chuyến vận động ở Quốc hội Mỹ ngày 15/6.
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017
Trà Mi/VOA: Cựu Trưởng ban Việt ngữ VOA từ trần
Cựu trưởng ban Việt ngữ VOA, ký giả Nguyễn Đình Vinh
Cựu Trưởng ban Việt ngữ đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Vinh, vừa qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.
Gia đình cho biết ông Vinh (pháp danh Thiện Hạnh) từ trần lúc 11:30 tối ngày 7 tháng 4, năm 2017, nhằm ngày 11 tháng 3 năm Đinh Dậu, tại thành phố Annandale, bang Virginia, vì căn bệnh ung thư.
Ông là một trong những thành viên kỳ cựu của VOA Việt ngữ, với nhiều chục năm thâm niên cống hiến cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trong tổng chiều dài trên dưới nửa thế kỷ ông làm việc cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Ông từng là phát thanh viên, biên tập viên, trưởng ban biên tập, trước khi trở thành người đứng đầu VOA Việt ngữ vào năm 2007.
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017
Trà Mi/VOA: Mỹ rút khỏi TPP, Việt Nam nên làm gì?
Công nhân làm việc trong một nhà máy ở tỉnh Bắc
Giang. (Ảnh tư liệu)
Một ngày sau khi tân Tổng thống
Donald Trump hôm 23/1 ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương TPP, Trung Quốc tuyên bố cam kết tiếp tục dấn chân vào tiến trình hội
nhập kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương trong tinh thần cởi mở, nhiều thành phần và
minh bạch.
Tại các diễn đàn kinh tế quốc tế gần đây từ thượng đỉnh G20 tới APEC hay Diễn
đàn Kinh tế Thế giới, Trung Quốc liên tục đưa ra những hứa hẹn, bày tỏ sẵn lòng
cùng hợp tác với các nước vì thịnh vượng-phát triển kinh tế chung.
Và phản hồi ‘tức thời’ hôm 24/1 của
Trung Quốc cho thấy dường như Bắc Kinh đã chờ đợi thời cơ từ lâu và sẵn sàng
soán ngôi của Mỹ trở thành nước dẫn đầu luật lệ thương mại toàn cầu. Vậy vấn đề
đang được nhiều người quan tâm và nêu lên là liệu Trung Quốc có thể hoàn thành
tham vọng đi đầu về toàn cầu hóa hay không?
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016
Trà Mi/VOA: Mỹ rút chân, Việt Nam có nên phê chuẩn TPP?
Những người biểu tình chống TPP tại Mỹ.
Nhật Bản và Singapore vừa
cam kết làm việc với nhau để phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP) càng sớm càng tốt.
Quyết định được đưa ra sau
cuộc họp ngày 1/12 giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Singapore, Tony
Trần Khánh Viêm, nhân chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông Trần tới Nhật.
“Chúng tôi nhất trí tiếp tục
cùng làm việc với nhau hướng tới việc sớm đưa TPP vào thực thi cũng như hoàn tất
các cuộc thương thuyết của ASEAN hầu không đảo ngược xu hướng tự do thương mại,”
ông Abe phát biểu tại cuộc họp báo chung cùng ngày.
“Chúng tôi đã thảo luận tầm
quan trọng kinh tế và chiến lược của TPP và nhất trí rằng sẽ là lợi ích của tất
cả các đối tác TPP khi bảo đảm cho hiệp định được phê chuẩn và thực thi,” Tổng
thống Singapore nói.
Hôm 9/11, Thủ tướng Lý Hiển
Long của Singapore đã tuyên bố rằng nước ông sẽ tu chính luật lệ để đưa TPP vào
thực thi trong năm tới.
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016
c/VOA: Câu chuyện lá cờ và hòa hợp hòa giải dân tộc
Hành động của ông Hùng khơi dậy những
tranh cãi lâu nay mỗi khi lá cờ của chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam
xuất hiện trong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại.
Một sự kiện gây chú ý trong
tuần này khi một du khách Việt Nam thông báo ý định mặc trang phục cờ đỏ sao
vàng đến thăm khu Little Sài Gòn của người Việt tị nạn cộng sản ở Nam
California để kêu gọi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc.’
Khi chính thức xuất hiện tại
Phố Bolsa trong bộ áo dài với màu sắc đỏ-vàng, ông Lê Đình Hùng (còn có biệt
danh là Hùng Cửu Long) đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng người Việt
tại đây.
Khi được cảnh sát giải vây,
ông Hùng giải thích rằng với tư cách người tự ứng cử đại biểu Quốc hội Việt
Nam, ông muốn tới đây để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào hải ngoại.
Hành động của ông Hùng khơi
dậy những tranh cãi lâu nay mỗi khi lá cờ của chế độ cộng sản đang cầm quyền tại
Việt Nam xuất hiện trong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại và những tranh
luận về lời kêu gọi hòa hợp-hòa giải dân tộc.
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016
Trà Mi/VOA: Ông Trump tuyên bố bỏ TPP ngay ngày đầu làm Tổng thống
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump
Tổng thống tân cử Mỹ Donald
Trump ngày 21/11 công bố video đề ra những việc sẽ làm ngay ngày đầu tiên nhậm
chức vào Tòa Bạch Ốc, trong đó có việc rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương TPP mà chính quyền Tổng thống Barack Obama khởi xướng và dày
công vun đắp.
Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm
chức vào ngày 20/1 tới đây.
Trong danh mục những ưu tiên
ngày đầu làm Tổng thống được tiết lộ trong video hôm nay, ngoài rút bỏ TPP, ông Trump còn cho biết sẽ yêu cầu Bộ Lao động điều tra những
lạm dụng trong chương trình cấp visa của Mỹ đối với lao động nhập cư.
Cùng ngày ông Trump công bố
video này, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe tuyên bố Hiệp định TPP sẽ trở nên vô
nghĩa nếu không có Hoa Kỳ.
Phát biểu từ cuộc họp báo ở
Buenos Aires hôm 21/11, Thủ tướng Abe cho biết thêm rằng kể từ sau cuộc bầu cử
Mỹ hôm 8/11, không một nước nào tham gia TPP trì hoãn các nỗ lực nội bộ chấp
thuận TPP hay hủy bỏ thỏa thuận này.
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
Trà Mi/VOA - Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án
![]() |
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang vừa mãn hạn 4 năm tù vì hai bài hát chống Trung Quốc và chất vấn chính sách cai trị của nhà cầm quyền Việt Nam: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Xin hỏi anh là ai’. |
Sức mạnh của một bài hát
lay động hàng triệu con tim người Việt khắp nơi đã khiến một nhạc sĩ phải đi
tù, nhưng sức mạnh của bản án đó đã không lay chuyển được tinh thần và ý chí
của một trái tim khao khát dân chủ-tự do.
Đó là câu chuyện của Việt
Khang, nhạc sĩ trẻ vừa mãn hạn 4 năm tù vì hai bài hát chống Trung Quốc và chất
vấn chính sách cai trị của nhà cầm quyền Việt Nam: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Xin
hỏi anh là ai’.
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến
Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang. Anh bị bắt
vào năm 2011 sau khi tự trình bày và phổ biến lên Youtube hai nhạc phẩm gây chú
ý đặc biệt cho công luận trong và ngoài nước.
Việt Khang trở thành một
‘hiện tượng’ khi trường hợp của anh khơi dậy một chiến dịch thỉnh nguyện thư
quy mô chưa từng có của người Việt trong và ngoài nước gửi thẳng vào Tòa Bạch
Ốc kêu gọi chính phủ Mỹ tăng áp lực buộc Hà Nội tôn trọng nhân quyền, phóng
thích tù nhân lương tâm vào năm 2012.
Tạp chí Thanh niên VOA hôm
nay mời các bạn cùng gặp gỡ với tác giả của những ca từ ‘Xin hỏi anh là ai? Sao
bắt tôi tôi làm điều gì sai?’
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015
Trà Mi/VOA - Vai trò Việt Nam trong kế hoạch của Mỹ ở Biển Đông
![]() |
Tàu chiến Mỹ USS Fort Worth trong một cuộc tuần tra ở Biển Đông cùng với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen. (Ảnh: Joe Bishop/Hải quân Hoa Kỳ). |
Mỹ chắc chắn sẽ đưa tàu
chiến ra thách thức chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông,
theo nhận định của 3 chuyên gia gốc Việt từ Mỹ, Úc, và Canada am hiểu về tình
hình Biển Đông trong cuộc hội luận với VOA Việt ngữ hôm nay.
Giới chuyên môn đánh giá
rằng bất chấp sự phản ứng mạnh mẽ và đe dọa trả đũa từ Bắc Kinh, kế hoạch của
Washington sắp cho tàu tuần tra trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các hòn đảo
Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa ‘có tầm quan trọng rất lớn’ với các nước trong
khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015
Trà Mi/VOA - Mỹ sẽ 'thực hiện tới cùng' kế hoạch đưa tàu chiến tới gần các đảo ở Biển Đông?
![]() |
Chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18 của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz trong một cuộc tuần tra ở Biển Đông, ngày 23 tháng 5, 2013. |
Khẩu chiến Mỹ-Trung khuấy
động Biển Đông sau khi Hoa Kỳ trong tháng này loan báo kế hoạch đưa tàu chiến
vào phạm vi 12 hải lý quanh khu vực Trung Quốc nói thuộc lãnh hải của họ trong
nỗ lực thực thi quyền tự do hàng hải, không công nhận tuyên bố chủ quyền của
Trung Quốc tại các đảo nhân tạo Bắc Kinh mới bồi đắp ở Trường Sa.
Trung Quốc đe dọa sẽ đáp
trả ‘quyết liệt.’ Tờ Hoàn Cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc nói nếu Mỹ xâm
phạm ‘các quyền lợi cốt lõi thì quân đội Trung Quốc sẽ phản ứng và dùng võ lực
để ngăn lại’.
Trước tình thế căng thẳng,
liệu Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch đến cùng? Ai sẽ cùng tham gia với Mỹ trong hoạt
động này? Và Trung Quốc sẽ đối phó thế nào?
Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015
Trà Mi/VOA - Việt Nam có tự do báo chí hơn nhiều nước khác?
![]() |
Blogger Phạm Đoan Trang |
Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son ngày 24/4 tuyên bố Việt Nam có nhân quyền và tự do báo chí hơn nhiều nước khác.
Truyền thông nhà nước dẫn phát biểu của ông Nguyễn Bắc Son trước cử tri xã Đại Đồng, (Thạch Thất, Hà Nội) bác bỏ những cáo giác của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí.
Ông Son nói ‘Đó là họ nói không đúng và nhìn nhận không đầy đủ.’
Người đứng đầu ngành thông tin-truyền thông của Việt Nam khẳng định ‘Thực ra ta có nhân quyền và báo chí ở ta tự do hơn họ rất nhiều.’
Ông Son dẫn chứng ‘hiếm có nước nào có nhiều tờ báo và truyền hình như Việt Nam hiện nay’, ‘các hội, các ngành đều có một tờ báo riêng’ ‘phục vụ nhu cầu độc giả mọi lứa tuổi’ tuy ông thừa nhận ‘báo chí là phương tiện truyền thông của đảng, nhà nước.’
Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015
Trà Mi/VOA - Phúc trình Tự Do Trên Thế Giới 2015: Việt Nam ‘không có tự do’
![]() |
Cảnh sát đứng gác bên ngoài Toà án nhân dân TPHCM. |
Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là không có tự do trong phúc trình về Tự do trên thế giới 2015 vừa được tổ chức Freedom House có trụ sở tại Mỹ công bố hôm nay.
Khảo sát của Freedom House về quyền chính trị và các quyền tự do dân sự tại 195 quốc gia trên toàn cầu năm nay xếp Việt Nam mức điểm thấp nhất về hạng mục quyền tự do chính trị 7/7, nghĩa là người dân không hề có quyền tự do chính trị trong nước.
Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015
Trà Mi/VOA - 41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?
Ngày 19/1/1974, 75 chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến khốc liệt với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. Chiến hạm HQ10 bị đánh chìm, 3 chiếc còn lại phải rút lui, và từ đó, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
Lần đầu tiên vào năm ngoái, chính phủ Hà Nội bật đèn xanh cho truyền thông trong nước công khai nhắc nhớ tới sự kiện lịch sử này, với hàng loạt bài viết kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa.
Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015
Trà Mi / VOA - Cách hành xử khó hiểu của trường Phan Bội Châu sau cái chết của một học sinh
Bị thầy cô công khai xúc phạm danh dự, áp đảo tinh thần, và thậm chí còn bị quy là ‘xích động phản động’ vì dám lên Facebook chia sẻ những ghi nhận và suy nghĩ về cái chết oan khuất của một bạn cùng trường sau trận đòn của cô giáo. Đó là câu chuyện của một số học sinh trường trung học cơ sở Phan Bội Châu (phường Tân Phú, TPHCM) mà Tạp chí Thanh Niên đài VOA mang đến các bạn trong chương trình hôm nay.
Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015
Trà Mi-VOA - Thêm blogger bị bắt, các ngòi bút trẻ có sợ không?
Thực trạng nhân quyền Việt Nam năm 2014 khép
lại với việc bắt giữ blogger Nguyễn Đình Ngọc, sau vụ của Giáo sư Hồng Lê Thọ
và nhà văn Nguyễn Quang Lập chưa đầy một tháng. Những blogger có tên tuổi lần
lượt bị ‘nhập kho’ vì thể hiện quan điểm phản biện ôn
hòa trên trang cá nhân mà nhà nước xem là ‘chống đối.’
Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014
Trà Mi-VOA - Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm
![]() |
Trà Mi phỏng vấn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski. |
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ vừa hoàn tất chuyến công
du Việt Nam tuyên bố Hà Nội không thể gặt hái các quyền lợi quan trọng từ mối
quan hệ với Washington đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm.
Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Trà Mi/VOA- Blogger Điếu Cày trong mắt bạn tù
![]() |
Blogger Điếu Cày |
Nguyễn Xuân Nghĩa: Phải cứng rắn bảo vệ quan điểm, không nhụt ý chí dù có bị biệt giam, có bị đối xử tàn tệ. Trường hợp Điếu Cày là một ví dụ.
Mấy ngày gần đây khi Việt Nam phóng thích vài tù nhân lương tâm giữa bối cảnh Mỹ dỡ bỏ phần nào lệnh cấm vận võ khí cho Hà Nội, công luận trong và ngoài nước một lần nữa tập trung chú ý đến tên tuổi một blogger đang thọ án 12 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các hoạt động phản đối Trung Quốc xâm lược Biển Đông và cổ súy cho dân chủ-nhân quyền Việt Nam.
Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014
Trà Mi/VOA - Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ
![]() |
Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ |
Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ: Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.
Nguồn: Wikipedia, CAND
Việc Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đột ngột từ trần gây ra nhiều tranh cãi và ngờ vực giữa lúc công luận đang trông chờ hồi kết của một đại án tham nhũng cấp cao từ lời khai của cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Trà Mi/VOA - Thỉnh nguyện thư kêu gọi Mỹ không đàm phán TPP với Việt Nam
Trà Mi/VOA
Công đoàn Anh Em Vận tải Quốc tế (International Brotherhood of Teamster) tại Hoa Kỳ vừa phát động chiến dịch yêu cầu chính phủ Mỹ ngưng đàm phán Hiệp định Đối tác Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương với Việt Nam cho tới khi nào Hà Nội đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động, nhân quyền, và môi trường.
Các thương thuyết gia dự hội nghị vòng thứ 16 về TPP tại Singapore 13/3/13
Thỉnh nguyện thư trên trang web của tổ chức này kêu gọi mọi người ký tên để bày tỏ với Quốc hội và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ rằng người dân Mỹ cần các thỏa thuận mậu dịch công bằng chứ không cần thêm các thỏa thuận mậu dịch tự do.
Thỉnh nguyện thư nêu rõ không phải tự nhiên mà thu nhập của các gia đình Mỹ bị sút giảm trong 20 năm qua mà nguyên nhân là vì các nhà chính trị Hoa Kỳ ký kết các thỏa thuận “mậu dịch tự do” đánh đổi công ăn việc làm của người dân Mỹ cùng các tiêu chuẩn về an toàn lao động, an toàn tiêu dùng, và an toàn thực phẩm để được lợi nhuận lớn hơn cho các tập đoàn công ty.
Thỉnh nguyện thư nói giờ đây các chính trị gia Mỹ đang nỗ lực thông qua Hiệp định TPP mà hiệp định này tự do đánh đổi việc làm và quyền lợi của dân Mỹ để lấy về các sản phẩm giá rẻ được làm bởi các công nhân bị cưỡng bách lao động trong các điều kiện làm việc không an toàn.
Công đoàn này đề nghị các thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ nên đề ra những tiêu chuẩn với người lao động, với sản phẩm chất lượng và an toàn, với việc bảo vệ môi trường không khí, nước, và đất đai thay vì đẩy mọi người xuống mức phải làm việc trong các xưởng bóc lột sức lao động và độc hại như ở Việt Nam.
Mục tiêu của thỉnh nguyện thư đề ra là một ngàn chữ ký, nhưng tới nay đã có trên 1400 người tham gia ký tên.
Một cuộc vận động tương tự của cộng đồng người Việt tại Mỹ do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS phát động cũng đang được tiến hành.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết:
“Hiện nay nhiều nhóm lợi ích khác nhau đang vận động để không cho Việt Nam vào TPP cho đến khi Hà Nội thật sự tôn trọng quyền của người lao động, có những công đoàn tự do và độc lập của người lao động. Nếu mậu dịch Việt-Mỹ được gia tăng trong tình trạng nhân quyền Việt Nam như bây giờ thì e rằng càng trầm trọng hơn nạn công nhân bị bóc lột mà không có tiếng nói. Hiện ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng cưỡng bức lao động như đối với các tù nhân và các cải tạo viên. Một khi có nạn cưỡng bức lao động như vậy, giá thành sản phẩm của Việt Nam sẽ được thấp xuống, không cạnh tranh công bằng với Mỹ. Chúng tôi mong Việt Nam sẽ được vào TPP, nhưng phải có điều kiện. Bởi, nếu không, sẽ xảy ra tình trạng y hệt như năm 2006. Khi Tổng thống Bush bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC (Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) và cho Việt Nam được hưởng quyền quan hệ bình thường với Mỹ một cách thường trực, lập tức xảy ra các cuộc đàn áp rất nặng nề tại Việt Nam kéo dài tận ngày hôm nay. Đó là tín hiệu sai lầm và nguy hiểm mà Hoa Kỳ đã nhắn cho Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn chặn lại ngay vì e rằng nếu không sẽ gia tăng đàn áp tại Việt Nam.”
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013
Trà Mi-VOA - HRW: Việt Nam nên chấm dứt các phiên xử những người chỉ trích nhà nước
Trà Mi-VOA
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam chấm dứt các phiên tòa bị điều khiển chính trị kết tội những người chỉ trích nhà nước và phóng thích hai nhà hoạt động trẻ sắp ra tòa về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Công an trước cổng Tòa án Nhân dân TPHCM.
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt từ tháng 10 năm ngoái và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày mai 16/5.
Việt Nam cáo buộc Uyên và Kha xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước sau khi họ tham gia rải truyền đơn có nội dung kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống lại Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Human Rights Watch nói đưa ra tòa những người phát truyền đơn chỉ trích nhà nước là hành động đáng mỉa mai cho thấy sự bất an của nhà cầm quyền Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhấn mạnh việc chỉ trích nhà nước chỉ trở thành tội trong một chế độ độc tài.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân. Chiến dịch đàn áp ngày càng gia tăng đối phó với những người cổ võ cho thay đổi cải cách. Cái điều luật mà nhà nước Việt Nam dùng để buộc tội các nhà hoạt động ôn hòa hoàn toàn đi ngược lại cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia khi ký vào Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Luật pháp nội địa của Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam vững mạnh trong đường lối kinh tế-chính trị thì họ đã không tống giam những sinh viên rải truyền đơn chỉ trích nhà nước.”
HRW: Việt Nam nên chấm dứt các phiên xử những người chỉ trích nhà nước
Các tờ truyền đơn ký tên Nhóm Tuổi trẻ Yêu nước tố cáo đảng cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, đất đai, và khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt từ tháng 10 năm 2012 và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày 16/5.
Trước khi phiên xử diễn ra, luật sư Nguyễn Thanh Lương, đại diện pháp lý của Nguyễn Phương Uyên, đã gửi kiến nghị lên cơ quan chức năng yêu cầu xem xét lại một số điểm trong cáo trạng mà ông cho là “không thể chấp nhận được”.
Luật sư Lương cho biết:
“Về vấn đề ‘phỉ báng đảng cộng sản’ mà bị truy tố theo điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tôi cho là không đúng, không phù hợp. Theo những quy định trong pháp luật hiện hành mà tôi đã trích những điều luật, những căn cứ pháp lý do chính nhà nước và đảng cộng sản ban hành, tôi cho là việc của đảng và việc của nhà nước là hai việc khác nhau. Trong Bộ Luật Hình sự có điều 258 quy định việc xâm phạm lợi ích các tổ chức hay cá nhân. Cho nên, áp dụng điều 88 (trong vụ án này)là quá nặng nề.”
Trong cáo trạng buộc tội Uyên và Kha cũng đề cập đến các mảnh vải ghi khẩu hiệu “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông” mà cáo trạng gọi là “có nội dung không hay về Trung Quốc”.
Luật sư Lương cho rằng:
“Chống Trung Quốc có thể là nghĩa vụ của công dân. Cáo trạng có ghi những tình tiết đó (về chống Trung Quốc), tôi đề nghị họ rút phần đó đi, nhưng tôi không được họ trả lời. Thật ra việc đó phản ảnh ý thức và sự phản đối của Nguyễn Phương Uyên đối với hành vi Trung Quốc xâm phạm Biển Đông mà dư luận thế giới ai cũng đều biết. Nhưng (việc chống Trung Quốc) lại bị đưa và cáo trạng thì tôi cho là không hợp lý. Việc phản đối khi có hiện tượng ngoại xâm là bổn phận của công dân được luật pháp công nhận. Theo luật an ninh quốc gia, đó là bổn phận thực thi của công dân. Nếu mà vấn đề này trở thành một hành vi cáo buộc thì thật là phi lý,không thể chấp nhận được.”
Luật sư Lương nói dù không tin là kiến nghị của mình được giới hữu trách phúc đáp, nhưng với trách nhiệm của người bảo vệ công lý, ông phải lên tiếng vì sự tiến bộ của xã hội:
“Vấn đề thành công, tôi cũng không tin tưởng. Nhưng tôi phải nói vì trách nhiệm của luật sư và lương tâm nghề nghiệp, tôi phải nói những điều mà luật pháp cho phép. Còn kết quả là một vấn đề khác, tôi biết điều đó và tôi cũng không có gì ngạc nhiên vì nó phụ thuộc vào nhà cầm quyền, những người tiến hành tố tụng.”
Trao đổi với VOA Việt ngữ tối 15/5, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên Phương Uyên, cho biết gia đình bà không hề nhận được giấy thông báo về phiên xử diễn ra vào sáng 16/5. Tuy nhiên, bà Nhung khẳng định:
“Cho dù không được thông báo cũng như không có bất cứ một giấy mời nào, gia đình chúng tôi vẫn đến phiên tòa.”
Bà Nhung cho hay gia đình bà đã có buổi thăm gặp với Phương Uyên 1 ngày trước khi phiên xử diễn ra. Vẫn theo bà Nhung, những sự bất nhất, khuất tất từ phía chính quyền kể từ khi Uyên bị bắt tới nay khiến Uyên và gia đình không tin tưởng rằng công lý sẽ được thực thi trong phiên xử ngày 16/5:
“Tinh thần Uyên vững vàng. Uyên hầu như không tin tưởng vào phiên tòa sắp tới. Uyên nói sẽ làm những gì cho là đúng chứ Uyên không đặt niềm tin vào phiên tòa. Mình đây cảm thấy rất là mất lòng tin, không dám đặt niềm tin vào phiên tòa này, chỉ cầu mong cho công lý và công bằng trong vụ xử ngày mai.”
Lần thăm gặp con gái trước đây hôm 26/4, bà Nhung được Uyên thông báo bị hành hung trong trại giam và sau khi bị ngất cô mới được cán bộ trại giam can thiệp, đưa đi cấp cứu.
Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992 là sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, là sinh viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)