Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023
Philip Pullella và Francesco Guarascio: Vatican và Việt Nam đạt bước tiến quan trọng trong quan hệ, Reuters, Cù Tuấn biên dịch
VATICAN CITY/HÀ NỘI, ngày 16 tháng 7 (Reuters) - Vatican và Việt Nam sắp thực hiện một bước quan trọng hướng tới việc cải thiện mối quan hệ căng thẳng kéo dài của họ bằng cách hoàn tất một thỏa thuận trong đó Hà Nội sẽ cho phép Tòa Thánh có một đại diện thường trú tại quốc gia này, theo các nguồn tin.
Thỏa thuận này có thể sẽ được công bố trong chuyến thăm Vatican vào cuối tháng này của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, theo một quan chức cấp cao của Vatican và một nhà ngoại giao ở Hà Nội quen thuộc với vấn đề này.
“Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ đánh dấu một bước ngoặt,” quan chức cấp cao của Vatican nói với Reuters. Vatican đã yêu cầu Hà Nội cho phép một đại diện giáo hoàng thường trú trong hơn 10 năm qua. Một thỏa thuận về nguyên tắc đã đạt được vào năm ngoái.
Thỏa thuận này có thể sẽ được công bố trong chuyến thăm Vatican vào cuối tháng này của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, theo một quan chức cấp cao của Vatican và một nhà ngoại giao ở Hà Nội quen thuộc với vấn đề này.
“Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ đánh dấu một bước ngoặt,” quan chức cấp cao của Vatican nói với Reuters. Vatican đã yêu cầu Hà Nội cho phép một đại diện giáo hoàng thường trú trong hơn 10 năm qua. Một thỏa thuận về nguyên tắc đã đạt được vào năm ngoái.
Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014
TN - Bắc Kinh có 6 tháng để trả lời vụ kiện về 'đường lưỡi bò'
THE HAGUE (NV) .- Tòa án Trọng tài Quốc tế thông báo cho Trung Quốc biết có 6 tháng để trả lời các cáo buộc của Philippines về tranh chấp chủ quyền biển đảo nhưng nước này từ chối không tham gia.
Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014
V Giang/NV - Soái hạm Mỹ đối mặt chiến hạm Trung Quốc trên Biển Ðông
![]() |
Soái hạm USS Blue Ridge của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ tại Manila, 7 Tháng Ba, 2013. Hình minh họa. (Hình: Jay Directo/AFP/Getty Images) |
Nguyễn Tuyển/NV - Máy bay Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam
![]() |
Bản đồ Biển Đông với hai vùng tranh chấp chồng lấn ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Riêng Trung quốc ngang ngược vạch bản đồ với hình vẽ 9 đoạn “Lưỡi Bò” muốn độc chiếm gần tất cả. (Hình: CSIS) |
HÀ NỘI 11-5 (NV) - Trên trời thì có các máy bay chiến đấu, dưới nước thì có những đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc lợi dụng cơ hội ngang nhiên xâm phạm sâu vào vùng biển Việt Nam.
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
Nguyễn Tuyển/NV - Vụ giàn khoan HD981: Đụng độ tiếp diễn, 3 kiểm ngư bị thương
HÀ NỘI (NV) .- Các vụ đụng độ giữa đoàn tàu các loại bảo vệ dàn khoan HD981 của Trung Quốc và các tàu Kiểm Ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam ra ngăn cản vẫn còn tiếp diễn.
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
VOA - Ủy Hội Nhân quyền Tom Lantos sẽ mở điều trần về đàn áp tôn giáo và dân tộc bản địa
![]() |
Minh họa (Hình: internet) |
Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014
Người Việt - Việt Nam dẫn đầu ASEAN về tù chính trị
![]() |
Hình: internet |
PARIS (NV) .- Liên đoàn Vì nhân quyền (gồm 178 tổ chức nhân quyền ở hàng trăm quốc gia - FIDH) vừa công bố một thống kê, theo đó, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng tù chính trị.
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014
VOA - Đại sứ Mỹ cảnh báo TQ, Nhật Bản đừng có hành vi khiêu khích
![]() |
Đại sứ Mỹ Gary Locke dùng bài diễn văn chót khi tại chức để hối thúc Bắc Kinh tăng cường chế độ pháp trị và tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân. |
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
BBC - Đằng sau chính sách kỷ niệm Hoàng Sa
BBC -
Người dân tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa 40 năm ở Hà Nội dù bị ngăn cản.
Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên sau nhiều năm đã có sự dịch chuyển chính sách khi cho phép địa phương đánh dấu 40 năm sự kiện hải chiến Hoàng Sa tháng 1/1974.
Nhưng việc người dân bị cản trở làm lễ tưởng niệm tại trung tâm thủ đô Hà Nội cho thấy sự dè chừng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Trong những ngày trước dịp đánh dấu sự kiện quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc sau trận đánh ngắn ngủi từ 17 đến 19/1/1974, báo chí chính thống Việt Nam được tự do đăng các tư liệu và bình luận về sự kiện.
Tại Đà Nẵng, nơi theo luật Việt Nam quản lý Hoàng Sa, cũng đã tổ chức một số hoạt động như triển lãm về Hoàng Sa và Trường Sa tại Bảo tàng Đà Nẵng, Hội thảo Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Dù vậy, UBND huyện Hoàng Sa đã xin lỗi khi hủy buổi lễ thắp nến tri ân hướng tới Hoàng Sa dự tính tổ chức ngày 18/1.
Và tại thủ đô Hà Nội hôm 19/1, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói với BBC cuộc tưởng niệm của người dân ở khu vực Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ, Vườn hoa Chí Linh, đối diện Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã bị cản trở bởi một lực lượng phối hợp khá đông đảo giữa an ninh, công an, trật tự, dân phòng.
Giáo sư Chi, đồng khởi xướng trang mạng Bauxite Việt Nam, nói động thái cho thấy sự 'bị động' của chính quyền.
Ông nói: "Việc để cho dân tự do được làm một cuộc tưởng niệm mà mình có tham dự với tư cách tiếng nói của người cầm quyền, chính chỗ đó là chỗ mà giữa hai bên, phía cấp tiến và phía bảo thủ, tôi chắc là có sự khác nhau và cuối cùng mới diễn ra một sự bị động như thế.”
"Chứ còn giải quyết thông đồng bén giọt, thành một chủ trương đâu ra đấy thì tôi chắc không thể có hiện tượng như sáng nay, bầy ra việc để cho thợ cưa đá làm bụi mù mịt lên ở chỗ Tượng Lý Thái Tổ và có những cái loa xói vào tai mọi người như vậy."
Truyền thông
Từ Sài Gòn, hôm Chủ Nhật, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên, nói với BBC ông tin rằng mọi chủ trương, hoặc thay đổi chủ trương về đưa tin bài với truyền thông báo chí chính thông, nhà nước đều phải có chủ trương từ trên xuống.
Theo ông Chênh, lúc đầu ban lãnh đạo đã có một số động thái cởi mở, cho phép truyền thông chính thống được đề cập khá chi tiết, tường tận sự kiện Hoàng Sa, làm cho nhiều người tưởng rằng chính quyền muốn 'đối kháng' lại những động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng do có áp lực rất mạnh, mà Bộ Chính trị hoặc một cấp còn cao hơn, đã phải tính toán lại.
Ông nói: "Tất cả những gì thể hiện trên báo chí đều phải được thay đổi từ trên cấp lãnh đạo.”
“Chúng tôi nghĩ rằng lãnh đạo mình đã có thay đổi mạnh mẽ, để đối kháng lại những thái độ hung hăng kể cả của Trung Quốc trên Biển Đông, mà thể hiện ra càng ngày càng dồn dập như đưa hàng chục ngàn tàu cá, rồi tuyên bố 'đường lưỡi bò', rồi sau đó tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá v.v...
Sau đó mọi người xôn xao và nói rằng có lệnh ở trên bắt phải ngưng lại hết, lệnh đến từ đâu thì có người nói đến từ Bộ Chính trị, có người nói còn xa hơn Bộ Chính trị nữa, chắc chắn là có phản ứng, qua đó thấy chắc chắn là có phản ứng của phía nhà cầm quyền Trung Quốc."
Luồng dư luận mà ông Chênh đề cập xem sự kiện Hoàng Sa 40 năm là một phép thử chính trị.
Những người theo quan điểm này cho rằng chính quyền Việt Nam đang bối rối trước áp lực được cho là rất mạnh của Trung Quốc.
'Giải bài toán đi dây'
Cũng hôm 19/1 từ Sài Gòn, nhà báo tự do, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng tin rằng căn gốc của sự kiện này và nói rộng hơn, nhiều vấn đề khác trong chủ trương, đường lối chiến lược của Việt Nam hiện nay là từ sự khó khăn trong việc xử lý quan hệ tay ba Việt Nam, Trung Quốc, Phương Tây.
Theo ông Dũng, chính việc xử lý lúng túng này đã dẫn tới nhiều cung cách hành xử bất nhất, của chính quyền Việt Nam.
Việc xử lý được cho là 'đi dây' trong quan hệ tay ba nói trên đang là thách thức lớn nhất của Đảng và chính quyền, vì nếu Việt Nam được cho là tiếp tục chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, thì họ lo ngại bị Bắc Kinh lấn lướt về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
Tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở CLB do Phaolo Nguyễn Văn Bình
tổ chức hôm 18/1/2014 ở Sài Gòn.
tổ chức hôm 18/1/2014 ở Sài Gòn.
Trong khi đó, nếu Hà Nội tìm cách 'đến gần hơn' phương Tây và cải cách, thì có thể nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ không hài lòng,đồng thời 'cải cách và xích lại' với phương Tây có thể làm cho lợi ích, vị thế của chính Đảng Cộng sản bị ảnh hưởng.
Tiến sỹ Dũng cho rằng Việt Nam phải đi từ gốc vấn đề bằng cách giải trước 'bài toán nội bộ'.
Ông nói: "Nay vào thời điểm sắp hoặc gần được gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nội tình Đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn thống nhất được như trước nữa,
"Và một khi không thống nhất được, thì có lẽ vấn đề giải quyết bài toán đối ngoại mà đặc biệt là giải bài toán 'đi dây' trong hệ trục tay ba là cực kỳ khó khăn, muốn giải quyết vấn đề đó, họ phải giải quyết vấn đề đối nội.”
"Không loại trừ tới một thời điểm nào đó, sự xung đột giữa các nhóm lợi ích, sẽ trở nên bùng nổ và lên tới cao trào, mang tính sống mái, chứ không còn là thỏa thuận, thỏa hiệp với nhau nữa," Tiến sỹ Dũng nhấn mạnh.
'Kỳ vọng, chia sẻ'
Trở lại với sự kiện có thay đổi trong chủ trương của chính quyền trong đánh dấu trận Hải chiến Hoàng Sa 40 năm về trước, một số ý kiến quan sát dịp này cũng bày tỏ một cấp độ chia sẻ, kỳ vọng nhất định vào sự 'thay đổi' quan điểm, chủ trương của Nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, nhất là khi nhìn lại các cuộc xung đột Trung - Việt gần đây.
Hôm 17/1, ông Dương Danh Dy nói với BBC ông tin rằng không chỉ trong đợt 40 năm Hải chiến Hoàng Sa này, mà tưởng niệm các cuộc xung đột với Trung Quốc sắp tới trong năm, sẽ có những thay đổi về phía Đảng và nhà nước.
Cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc trong những năm 1993-1996 nói: "Tôi thấy là chủ trương và không khí năm nay khác hẳn mọi năm. Vì đây là lần đầu tiên vấn đề kỷ niệm ngày chúng ta (Việt Nam) bị mất một nửa Hoàng Sa được tiến hành một cách khá phổ biến và khá rộng rãi, nhiều tổ chức, dân chúng, đoàn thể, các tờ báo, báo chí được công khai phát biểu những bài nói của mình về sự kiện này."
"Tôi biết rằng trong vấn đề Trung Quốc đánh chiếm một nửa Hoàng Sa năm 1974, cũng Trung Quốc đánh chiếm Biên giới phía Bắc năm 1979, thì thái độ của Ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay bắt đầu có những thay đổi. Tôi xin nói rằng sẽ đón chờ, sẽ đến ngày 17/2/2014, trên các phương tiện chính thống, truyền thông Việt Nam sẽ nói về cuộc chiến này một cách khá lạ, khá đậm nét, để cho dân chúng cũng như những người bên ngoài hiểu rõ hơn."
Bình luận về ý kiến của ông Dương Danh Dy, Giáo sư Huệ Chi hôm Chủ Nhật nói: "Ông Dương Danh Dy phát biểu như thế, người ta có thể nghĩ rằng ông ấy lạc quan quá mức cần thiết, bởi vì thực tế chưa cho phép như thế.
"Nhưng đối với người cầm quyền, tôi nghĩ, không phải là họ thay đổi đâu, trước cái sự bề ngoài có vẻ nhẫn nhịn, nhưng bên trong âm thầm chuẩn bị, như mua tàu Kilo chẳng hạn, thì tôi chắc, trước sau nhà cầm quyền cũng đã nghĩ tới việc bảo vệ độc lập lãnh thổ mà nhìn thấy nguy cơ lãnh hải có thể mất thêm và họ chuẩn bị âm thầm."
Còn blogger Huỳnh Ngọc Chênh cũng bày tỏ chia sẻ và hy vọng: "Phải có áp lực mạnh như vậy, vì tôi không tin rằng những ông ở Bộ Chính trị, những ông ở cấp lãnh đạo nhà nước Việt Nam là không yêu nước, không có những phản ứng trước thái độ hung hăng của nhà cầm quyền Trung Quốc,
"Tôi tin chắc như vậy, các ông đó cũng như người dân cùng một tâm trạng, đều có ý muốn phải giành lại chủ quyền, phải đứng vững trước mọi áp lực cùa ngoại bang." ông nói với BBC.
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013
Ghé thăm các blogs; 06/08/2013
BLOG BÀ ĐẦM XÒE
Ấy là gió về vấn đề Biển Đông. Tất nhiên từ Biển Đông gió mới sẽ len lỏi từng bước vào trong các ngõ ngách của Ba Đình.
Tôi tin là đã bắt đầu.
Cựu Thượng sĩ QĐVNCH Lữ Công Bảy, người có mặt trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 chống quân Trung Quốc xâm lược
Có lẽ phải tính gió này bắt đầu từ hơi nóng tỏa ra tại Hội nghị Đối thoại Shangri –La kết thúc chừng vài tháng trước đây khi thủ tướng phát biểu chính thức trong diễn đàn Đối thoại:
“Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Ngay lập tức một thị tướng của Trung Cộng đã nổi đóa lên, đòi thủ tướng phải nói rõ hơn:
“Xin ông cho biết rõ ràng khi ông nói câu đó thì ông ám chỉ chuyện gì xẩy ra ở nước nào vậy? Và khi ông nói tới “những hành động trái với luật pháp quốc tế” thì xin ông làm ơn cho biết đó là vi phạm những điều luật nào vậy?”
Ðúng là một câu hỏi khiêu khích, thách thức.
Liền đó, một vị thiếu tướng Trung Cộng khác, Thích Kiến Quốc cầm đầu phái đoàn quân đội sang dự. Ông ta đã ngang nhiên tuyên bố rằng:
Việc tàu chiến của nước ông đi tuần trong vùng biển Ðông Nam Á là tự nhiên, vì vùng đó thuộc lãnh hải Trung Quốc.
Tiếp ngay sau Đối thoại Shangri – La là chuyến thăm nước Mỹ của Chủ tịch nước. Tại cường quốc số 1 thế giới này, Chủ tịch nước phát biểu hết sức rõ ràng tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ:
“Chúng tôi không thể tìm thấy bất kỳ cơ sở pháp lý hoặc cơ sở khoa học cho việc tuyên bố như vậy và do đó chính sách nhất quán của Việt Nam là phản đối kế hoạch đường chín đoạn của Trung Quốc”.
Tiếp đến, hôm nay tại Thủ Đô Hà Nội, 65 Văn Miếu (một trụ sở của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm Minh Triết Việt phối hợp với một số cơ quan báo chí và đơn vị tổ chức “Gặp mặt, tôn vinh hành động vì Biển đảo Việt Nam” mà Ba sam loan tin:
“Cuộc gặp mặt kết thúc vào hồi 12h30′ . Đã có nhiều ý kiến tâm huyết và sâu sắc, nhiều nhân vật đặc biệt có mặt”, trong đó có phát biểu cảm động của TS Nguyễn Thị Thanh, người Việt ở Canada và Cựu Thượng sĩ QĐVNCH Lữ Công Bảy, người có mặt trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 chống quân Trung Quốc xâm lược…
Ba sam cũng thông báo:
“Bắt đầu từ ngày mai Basam sẽ đăng tải toàn bộ video nội dung trong hơn 4 giờ đồng hồ của cuộc gặp mặt”.
Tôi tin, ngày mai báo chí “lề đảng” cũng sẽ đăng những ý kiến này, hoặc ít ra họ tổng hợp tin tức cuộc gặp và đương nhiên là có đăng kèm ảnh.
Vì sao chúng ta phải nổi gió? Có cả tỷ lý do. Nhưng lý do mà bất kỳ một người Việt Nam nào dù bị mù mắt từ khi lọt lòng cũng thấy:
Trung Cộng đang từng ngày từng giờ gặm nhấm và thu lợi từ Biển Đông của Việt Nam. Hơn thế cũng từng ngày từng giờ chúng Trung Cộng hóa Biển Đông của Việt Nam. Cái gọi là thành phố Tam Sa của họ không chỉ nằm trên giấy mà ngày một phơi bày rõ ràng hơn, như: Đưa tàu tuần tra thường xuyên trên Biển Đông; Xây dựng nhà cửa, pháo đài kiên cố trên các đảo đã chiếm được; Tổ chức đưa dân và quân ra làm ăn, trấn giữ biển đảo lâu dài.
Hơn thế, Tàu Cộng còn ngang nhiên bắt bớ đánh đập ngư dân, phá hoại tầu thuyền của ngư dân nước ta và một “biểu hiện hòa bình mới” là thu thuế 40 triệu VND/ năm cho mỗi tầu thuyền đánh cá trên Biển Đông của ngư dân nước ta.
Những hành động trên của Tàu Cộng đã lộ rõ, giặc không những đã vào hẳn nhà mình, không còn giữ tư thế là kẻ trộm cắp nữa mà ngang nhiên lộ mặt với địa vị của một ông chủ trong nhà mình.
Như thế thì, còn đâu là cơ sở để tồn tại : nhưng điểm trong 4 tốt và 16 chữ vàng nữa?
Còn đâu là cơ sở, là biện chứng, là khách quan để tồn tại luận thuyết: Việt Nam, Trung Quốc tương đồng, cùng là đồng chí với nhau, không có gì vướng mắc mà hai đảng cộng sản anh em lại không giải quyết được.
Tất nhiên, đối với nhân dân, đối với người yêu nước thì không còn, nhưng nó vẫn còn trong não trạng của những kẻ muốn rắp tâm bán nước.
Với những sự thật đã phơi ra dưới “ánh sáng mặt trời” như vậy, việc “đu dây” với Trung Cộng nhằm “tránh đổ máu – (như luận thuyết của những tín đồ “4 tốt, 16 chữ vàng” rêu rao) đã buộc phải kết thúc mà phần thiệt đã nghiêng hẳn về phía Việt Nam.
Chẳng lẽ chúng ta cùng đồng lòng để mất nước?
Chẳng nhẽ, đảng ta, nhân dân ta sau 70 năm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa mà tinh thần bảo vệ giang sơn gấm vóc lại không bằng đàn bà của các chế độ xã hội trước đây:
“Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
Đó là những lý do để “Gió mới buộc phải bắt đầu thổi”.
Tôi tin vào điều này.
BĐX
FACEBOOK CHỊ BA SÀM
Mình thấy bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ở nước mình nổi tiếng quá, chợt nghĩ tới Bộ trưởng Y tế Mỹ. Thật tình là mình không biết Bộ trưởng Y tế Mỹ là ai, nên hỏi ông chồng. Mặc dù ông ấy rất quan tâm về chính trị ở Mỹ, nhưng ổng cũng không biết Bộ trưởng Y tế Mỹ là ai. Đành phải hỏi Google, thì ra chính là bà Kathleen Sebelius, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Con người (Secretary of Health & Human Services).
Mình chỉ biết bà Kathleen Sebelius thời bà làm thống đốc bang Kansas do có lần đọc một bản tin về bà, nhưng không biết bà đang giữ chức Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Con người. Thật ra ở Mỹ, ngoài các Bộ trưởng Ngoại giao (US Secretary of State), BT Quốc phòng (US Secretary of Defense), BT Ngân khố (US Secretary of the Treasury), BT Tư pháp (US Attorney General)... các bộ trưởng khác hầu như ít ai biết.
Ít khi thấy các bộ trưởng khác xuất hiện trên báo, đài, bởi vì họ bận làm việc. Họ làm việc thật sự, chứ không phải làm việc như mấy ông/ bà bộ trưởng xứ ta, làm việc cẩu thả rồi đi thắp nhang nghĩa trang liệt sĩ, cầu nguyện linh hồn người chết về phù hộ cho mình tiếp tục ngồi cái ghế đó. Họ cũng chẳng phải đến dự các lễ khởi công xây dựng như bà BT Tiến dự lễ xây dựng "Nhà tháp chuông Nghĩa trang Liệt sĩ Gio Linh", để mọi người thấy mình cũng biết ơn người chết, trong khi người đang sống, đang đau ốm thì không lo được: http://cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2008/5/204421.cand
Vào website của bà Kathleen Sebelius, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Con người, thấy hình ảnh bà đọc sách cho trẻ em, ngồi nói chuyện với chị em phụ nữ ở Baltimore, MD, chào đón nhân viên IOM...
http://www.hhs.gov/secretary/
Không chỉ lo cho sức khỏe và đời sống của người dân trong nước, bà Kathleen còn lo cho sức khỏe của dân chúng các nước khác. Được biết, bà Kathleen đã đến VN giữa tháng 6 năm nay, làm việc với các lãnh đạo VN, ký các thỏa thuận y tế và khoa học y học, giúp ngăn chặn dịch cúm và bệnh HIV/AIDS.
Mình không dám mơ tới chuyện các ông/ bà bộ trưởng VN có thể giúp được gì cho các nước khác, chỉ mơ quý ông, quý bà giúp đỡ người dân trong nước có cuộc sống tốt hơn, bớt đi những đau khổ mà họ đang chịu đựng hàng ngày.
Bộ trưởng Y tế Mỹ Kathleen Sebelius kết thúc chuyến thăm Việt Nam:
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Bo-truong-Y-te-My-Kathleen-Sebelius-ket-thuc-chuyen-tham-Viet-Nam/302264.gd
http://cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2008/5/204421.cand — with Hồ Ly Tiên and 17 others.
HHS Secretary HomePage | HHS.gov (www.hhs.gov0
Today, the House Appropriations Committee is considering a Fiscal Year (FY) 2014 Interior, Environment and Related Agencies appropriations bill which funds the Indian Health Service (IHS), the Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR), and the National Institute of Environmental
BLOG ĐÀO TUẤN
Không khó để thấy rằng, mỗi lần giá điện tăng, lại có thêm một “bức xúc xã hội”
Sáng 1.8, báo chí tràn ngập những tin tức về giá cả: Giá sữa tăng, từ 5-20% tùy loại. Giá gas tăng thêm 8.000 đồng/bình. Giá hàng thực phẩm tăng. Giá hàng phi thực phẩm tăng…Nhưng sốc nhất vẫn là tin giá điện, sẽ được “điều chỉnh” tăng 5%.
Những cái tin về giá, thật kinh ngạc, y sì như những bản tin của ngày 1.7, chỉ khác là “mặt hàng cơ bản”, lần này là điện, được “điều chỉnh”, thay vì xăng tăng giá. Thật thảm họa cho ngày 1 khi không rõ là từ bao giờ, không phải là chu kỳ mỗi 6 tháng hay mỗi quý, mà ngày mùng một của mỗi 30 ngày, kiểu gì cũng có tăng giá và kèm liền sau đó cái gọi là “bão giá” từ giá tâm lý. Đôi khi, lý do chỉ là “ngày mùng 1”.
Thật ra, tối 30.7, khi nghe Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định “Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải điều chỉnh giá điện”, người dân đã lờ mờ hiểu rằng điện sẽ tăng giá. Người phát ngôn chính phủ, trong buổi chiều hôm đó, còn nhắc đến “cái giá phải trả” khi tăng mặt hàng “vốn đóng vai trò là yếu tố đầu vào của sản xuất” giữa bối cảnh khó khăn sẽ khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng khó khăn hơn.
Thậm chí, Chính phủ cũng biết nếu điều hành không khéo thì việc giá điện tăng ngay lập tức sẽ tạo ra yếu tố tâm lý khiến lạm phát quay trở lại. “Chúng ta đều biết, tâm lý khi giá điện tăng thì lương tăng, mà lương chưa kịp tăng thì bát phở ngay đầu phố đã tăng rồi!”- Bộ trưởng Đam nói.
Giá điện cần được điều chỉnh, không thể khác được. Điều đó đúng khi giá điện Việt Nam đang thuộc vào loại thấp nhất khu vực, và qua đó, vô hình chung tạo lợi nhuận cho các nhà đầu tư bằng chính các khoản lỗ trong giá điện mà Nhà nước, thực ra là cũng bằng tiền thuế của dân, từ năm này qua năm khác phải bù lỗ.
Chỉ có điều, thật khó để chấp nhận một cú đánh úp như vậy.
Bởi giá điện tăng chỉ chưa đầy 24h sau tuyên bố Chính phủ yêu cầu EVN phải lấy ý kiến phản hồi từ người dân trước khi điều chỉnh giá.
Nào ai đã kịp có ý kiến gì khi cũng chỉ chưa đầy 12h sau khi công bố tăng giá điện, bản tin Tuổi trẻ cho biết ngành điện Thành phố đã rất nhanh nhảu đồng loạt ra quân chốt chỉ số công tơ để tính tiền điện theo…giá mới.
Không khó để thấy rằng, mỗi lần giá điện tăng, lại có thêm một “bức xúc xã hội”. Và những bức xúc trên diện rộng đó, có khi không phải từ những tác động của giá, mà phần nhiều từ cách thức tăng giá của ngành điện.
Vì sao ngành điện không chậm lại hẳn 30 ngày, chờ đến 1.9 chẳng hạn, để làm điều mà Chính phủ yêu cầu là lấy phản hồi từ người dân? Vì sao ngành điện không công bố rõ ràng giá điện tới giờ đã lỗ như thế nào và cần sự đồng thuận của xã hội ra sao? Vì sao EVN không giải thích rõ trong số lỗ đó, không hàm chứa yếu tố “lương ngành điện”- ở một tập đoàn luôn lỗ, nhưng xếp cao thứ 3 trong số 17 tập đoàn?
Một mặt hàng trọng yếu mà mỗi khi “hắt hơi”, lập tức tạo bão đối với cả nền kinh tế cũng như đời sống của ngót 90 triệu dân cần sự minh bạch và thông cảm từ phía người dân. Bởi chừng nào còn chưa minh bạch sẽ chẳng bao giờ tạo ra được sự đồng thuận trong dân chúng mỗi lần điện “hắt hơi”.
BLOG ĐÀO TUẤN
Nên lạc quan hiểu hai chữ “minh bạch” của Bộ trưởng Vinh trong một thông điệp: Chúng ta rất cần tiền, tất nhiên, nhưng không cần bằng mọi giá.
Trang web của Cục đầu tư nước ngoài, trong một bài tổng thuật về hoạt động của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh tại Mỹ có một câu rất đáng chú ý: Trong buổi làm việc với Coca Cola, bộ trưởng Bùi Quang Vinh hoan nghênh việc Coca cola tiếp tục việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam tăng thêm 300 triệu USD trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, ông cũng đề nghị Coca Cola nên thường xuyên cung cấp thông tin và minh bạch các hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.
Hoạt động ở 3 bang, tọa đàm với hàng chục doanh nghiệp ở đủ các lĩnh vực năng lượng, công nghệ cao, logistic…, tiếp xúc với những “người khổng lồ” tầm cỡ thế giới như Google, Intel, UPS, CNN và cả Coca Cola…nhiệm vụ của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng lại không hề dễ dàng: Vận động nguồn vốn WB và xúc tiến đầu tư với những tập đoàn lớn nhất Mỹ và thế giới.
Và trong khi thực hiện sứ mệnh đó, Bộ trưởng rõ ràng đã không quên “nghi án trốn thuế” khi nhắc đến hai chữ “minh bạch” trong buổi tiếp xúc với Coca Cola.
Hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng đã từng tuyên bố vô cùng thẳng thắn: “Chúng ta không chấp nhận việc Coca-Cola hay Adidas đầu tư thu lợi ở Việt Nam mà không mất một đồng tiền thuế nào, chúng ta không bằng lòng và chấp nhận chuyện này”.
Còn bây giờ là hai chữ minh bạch.
Có thể coi đó là một lời nhắc nhở, một lời cảnh báo hoặc một đề nghị hợp tác… Gì cũng được. Nhưng đó là một lời nhắc nhở cần thiết, ngay cả khi nghi án 20 năm không đóng một đồng thuế của một “người khổng lồ” như Coca Cola mãi vẫn là nghi án. Bởi vì 300 triệu dollar hay bao nhiêu đi nữa có đổ vào và Việt Nam vẫn không thu được một đồng tiền thuế, và tệ hơn, vẫn tồn tại mãi mãi những “nghi án” chưa biết bao giờ mới có kết luận thì đầu tư nước ngoài với bao nhiêu bao nhiêu triệu, tỷ dollar liệu có ý nghĩa gì đối với sự phát triển và đời sống người dân!?
Nhớ ngay sau phiên lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nhận lời chúc mừng từ PV Lao động về tỷ lệ số phiếu tín nhiệm cao rất lớn, bằng một câu trả lời giản dị, nhưng đầy tự tin, rằng ông cũng tin mình đạt tín nhiệm cao.
Có thể vẫn sẽ có ý kiến rằng một bộ trưởng, tư lệnh một ngành không thể chỉ đề nghị sự minh bạch từ doanh nghiệp. Nhưng với một người tự tin và biết hiệu quả tác động từ công việc của mình, hy vọng rằng, lời nhắc nhở, hay cảnh báo về sự “minh bạch” đối với Coca Cola sẽ trở thành những chính sách cụ thể trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đủ mềm dẻo để hấp dẫn nguồn vốn đổ vào Việt Nam, nhưng cũng đủ cương quyết để những nghi án Coca Cola không bao giờ xảy ra một lần nữa.
Còn bây giờ, nên lạc quan hiểu hai chữ “minh bạch” của Bộ trưởng Vinh trong một thông điệp: Chúng ta rất cần tiền, tất nhiên, nhưng không cần bằng mọi giá.
BLOG HIỆU MINH
Đọc tin về Hội nghị góp ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục diễn ra tại Hà Nội ngày 31/7, thấy chị Nguyễn Thị Doan tới dự với hai vai: giáo sư, tiến sỹ, đại diện cho giới trí thức, và phó chủ tịch nước, đại diện cho đảng và chính phủ, tôi xin có đôi lời của một người từng mang danh trí thức và nhà khoa học.
Chị có nói đại ý rằng, số học sinh ra trường ngày một đông, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, nhưng tại sao đất nước chậm đổi mới và có vẻ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực. “Tác động của giáo dục và đào tạo đối với vấn đề này như thế nào và chúng ta phải chăng đang lãng phí rất lớn một nguồn lực đối với giáo dục vào đào tạo?”.
Là một người từng làm khoa học, tôi hoàn toàn đồng ý với chị về nhận xét trên. Đúng là nước mình vô cùng pha phí chất xám. Từ sau 1975 lại càng pha phí. Biết bao trí thức miền Nam đã phiêu bạt khắp thế giới, người ở lại kiếm sống chưa xong. Thế hệ được học hành bài bản ở Đông Âu cũng chẳng hơn gì. Bao nhân tài uổng phí vì miếng cơm manh áo.
Ngô Bảo Châu, trên dưới 40 tuổi, được giải Fields chỉ khi anh làm việc cho Mỹ, Pháp. Trường cũ của anh là trường thực nghiệm của thấy Hồ Ngọc Đại điêu đứng trong những năm gần đây. Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn, sinh năm 1969, đang làm việc cùng thành phố Chicago với Ngô Bảo Châu đó.
Kể ra thì còn biết bao người trẻ có học thức và trình độ như các anh bỏ nước ra đi. Bởi những gì họ theo đuổi được quốc tế công nhận, hoặc chỉ môi trường ấy mới đơm hoa kết trái.
Tôi nhớ buổi nói chuyện của Bộ trưởng Bộ KHĐT, Bùi Quang Vinh, tại World Bank ở Washington DC. Hội trường khá đông, có gần hai chục người Việt, hoặc gốc Việt, nhiều bạn rất trẻ, tiếng Anh, tiếng Việt lưu loát, làm việc có uy tín trong hai tổ chức WB và IMF.
Có ba người Việt rất trẻ phát biểu trong hội thảo, hai em nói tiếng Anh, một em diễn giải bằng tiếng Việt. Đó là ba em Hoàng (luật sư IMF), Hà và Hương (chuyên gia kinh tế WB), tuổi đời ngoài 30, đều từ Việt Nam đi du học, sang Mỹ và ở lại. Những câu hỏi đi thẳng vào vấn đề kinh tế vĩ mô, môi trường tài chính và những giải pháp, chứng tỏ các em nắm rõ những gì mà thế giới hội nhập đã dạy.
Hôm đó vì thời gian hạn hẹp, nếu không, tôi sẽ hỏi Bộ trưởng Vinh một câu đơn giản. Ông nghĩ gì về mấy chục người Việt, người Mỹ gốc Việt, đang nghe dưới hội trường. Họ đang làm ở một trong những tổ chức tài chính lớn và uy tín nhất thế giới này. Liệu có cách nào giúp họ cống hiến cho Việt Nam nhiều hơn.
Mới đây, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, khi họp báo, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng dành đoạn khá dài cho người Việt bên Mỹ. Cả hai đều khẳng định, người Việt/gốc Việt đã đóng góp không nhỏ cho phát triển và tình thân giữa hai quốc gia. Chất xám đó chứ ở đâu xa, chỉ có điều sử dụng thế nào thôi.
Trong cương vị giáo sư-tiến sỹ, chắc chị Doan hiểu người trí thức cần vài ba thứ trong hành trang để giúp đất nước và cội nguồn: môi trường thông thoáng, độc lập trong tư duy và khả năng phản biện. Tiền nong và hưởng thụ chỉ là điểm sau cùng của họ khi xét nơi xin việc.
Chị còn nhớ viện IDS do một nhóm các trí thức có uy tín nhất nước, lập ra nhằm phản biện một cách xây dựng với các chính sách kinh tế vĩ mô của đảng và chính phủ. Kết cục thế nào thì ai cũng biết rồi.
Tôi có viết rằng, tiếng thét của kẻ thất phu không đáng sợ, mà đáng sợ là sự im lặng của các nhà hiền triết. Sau mấy năm, tiếng nói phản biện ít dần đi, kinh tế đang đi về đâu, chẳng cần phải nói gì nhiều. Để họ im lặng là đất nước mất đi những giá trị khó tính bằng tiền.
Hôm nay chị hỏi “Tại sao, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều….” Trong cương vị phó chủ tịch nước, lại có học hàm học vị cao nhất trong giới khoa học, chị đặt câu hỏi đó, tôi vô cùng ngạc nhiên. Câu hỏi đấy không thể dành người ngồi nghe chị và đang bàn về cải cách giáo dục toàn diện.
Có vài cái dốt của vua quan thời xưa: tiểu dốt – có tiền mà không biết tiêu, trung dốt – có của quí mà không biết giữ, và có nhân tài mà pha phí – đó là đại dốt.
Trí thức mà sợ phản biện là trí thức dốt, nhưng chính thể mà để cho trí thức không dám nói gì, thì phạm tam dốt, bởi trí thức là nguồn tiền, là của quí, và là nguyên khí quốc gia.
Kết thúc entry, xin hỏi “Thạc sỹ và tiến sỹ nhiều, nhưng đất nước tụt hậu”, thì chị, trong cả hai vai, trí thức và lãnh đạo đất nước, chị tự thấy mình có lỗi không?
HM. 31-7-2013
BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH
Đọc lá thư của bác Phu Nguyen gởi cho ông Nguyễn Thanh Sơn mà thấy chua xót cho cái nền tảng văn hóa của quan chức cấp cao của nhà nước ta.
Gởi ông Nguyễn Thanh Sơn
Tôi sống tại thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland, nằm sát thủ đô Washington D.C.
Từ nhà tôi đến The White House chỉ 39 dặm, khoảng 40 phút lái xe.
Tôi đã đi biểu tình chống ông Nguyễn Minh Triết năm 2005.
Nhưng lần này, tôi đã không đến biểu tình chống ông Trương Tấn Sang vào ngày 25 tháng 7 vừa qua.
Không phải vì bận công lên việc xuống gì nên không có thì giờ. Tôi vốn đã về hưu mấy năm nay. Ở nhà đi ra đi vào chẳng biết làm gì cũng buồn.
Cũng không phải vì tôi đã thôi không còn chống chế độ độc đảng độc tài đang kềm hãm dân tộc tôi, không cho Việt Nam vươn lên so tài cùng Nhật Bản, Hàn Quốc
Nguyên thời gian gần đây, tôi coi trên RFA, thấy hình ông Thứ trưởng Ngoại giao VNCS Nguyễn Thanh Sơn đến thắp nhang tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, một cử chỉ rất mát lòng không chỉ cho các bạn tôi đang nằm ở đó, mà còn là niềm hy vọng mát lòng cho cả dân tộc Việt Nam.
Tôi cho đó là một ngôn ngữ chính thức đưa tay hoà giải với VNCH.
Lòng tôi đã mang mang một nỗi xúc động, nghĩ đến ngày toàn dân đoàn kết, quốc nội hải ngoại bắt tay nhau xây dựng lại cơ đồ nước Việt sạu 555 năm chia cắt.
Kể từ ngày Chúa Nguyễn – Chúa Trịnh chia cắt sông Gianh năm 1558.
Rồi 100 năm Pháp thuộc, Việt Nam trở thành 3 nước Tonkin – An Nam – Cochinchine.
Ngay khi người Pháp rời đi, họ cũng để lại giòng Bến Hải chia hai bờ Quốc – Cộng.
Và từ 1975 đến nay, người Việt hai bên bờ Thái Bình Dương chưa bao giờ bắt tay được với nhau như anh em một nhà.
Và lần này ông Trương Tấn Sang sau khi đi Bắc Kinh về, đã vội vàng đến Hoa Kỳ, làm tôi càng thêm lòng hy vọng vào sự thay đổi tư duy của đảng CSVN. Tôi nghĩ, nếu “HỌ” thực tâm muốn bắt tay với Hoa Kỳ, thì mình không nên chống “HỌ” nữa, còn về nhân quyền, ông Obama sẽ lên tiếng đòi hỏi.
Đó là tất cả nguyên do khiến tôi không có mặt trong đoàn biểu tình vừa qua.
Vậy mà ông Nguyễn Thanh Sơn đã phát biểu nhiều câu làm tôi rất bất bình.
Thưa ông Nguyễn Thanh Sơn !
1- Chúng tôi đi biểu tình không những không được đồng bạc nào, mà thực ra còn mất rất nhiều thời gian, sức khoẻ và tiền bạc nữa.
Nếu ở gần như tôi, thì phải đi rất sớm từ trước 6 giờ sáng mới có chỗ đậu xe, phải bỏ vào cột đồng hồ 2 dollars mỗi giờ. Và phải canh giờ quay lại bỏ tiền tiếp nếu không muốn bị phạt.
Nếu ở xa như bạn tôi từ California thì tốn $566 vé máy bay hai chiều đi và về, $389 cho 2 ngày khách sạn Days Inn, $110 tiền mướn xe, thêm tiền xăng, tiền đậu xe, ăn uống, tổng cộng không dưới $1.500.
Tôi quả quyết điều ông nói “có những người chỉ vì đồng tiền” là vu khống hoặc thiếu hiểu biết, chỉ nghe qua một vài kẻ lừa dối hay cũng kém hiểu biết như ông.
Ông đưa ra ví dụ về dân chủ qua việc CSGT phạt người vi phạm là chứng tỏ ông chưa biết gì về luật pháp Hoa Kỳ.
Khi CSGT dừng xe người phạm lỗi, chúng tôi không cần gì phải tranh cãi hay chất vấn, trong biên bản đã đánh dấu sẵn lỗi mục số mấy và ngày nào ra toà gì ở đâu nếu không nhận lỗi.
Khi người vi phạm nhận thấy mình không vi phạm gì thì cứ việc đến toà. Tại đó, lái xe không cần phải chứng minh mình không phạm lỗi, ngược lại Cảnh sát có nhiệm vụ phải chứng minh cho chánh án về sai phạm của người lái, chẳng hạn trưng ra máy thu hình chiếc xe số này, vào ngày giờ, tốc độ hiện trên màn hình. Nếu vì bất cứ lý do gì, người CSGT ghi biên bản không xuất hiện trước toà, người lái xe đương nhiên miễn phạt, bên Cảnh sát không được dùng người khác đến thay.
Tôi thật sự rất bất bình về thái độ nguỵ biện một cách kém cỏi của ông Nguyễn Thanh Sơn. Phát biểu của ông không chứng tỏ ông là người biết làm ngoại giao, mà trái lại chỉ phản tuyên truyền, làm cho cộng đồng người Việt chúng tôi vừa thất vọng, vừa khinh thường chính phủ của các ông.
Lần sau nhất định tôi lại đi biểu tình.
Nhất là nếu có ông Nguyễn Thanh Sơn !!!
(Phản hồi trên blog Ba Sàm)
Sau khi xem BBC đưa tin những trả lời phản cảm của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn về bà con Việt kiều biểu tình ở Mỹ phản đối chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, và sau khi xem bài phê phán Đài Việt ngữ BBC đã xuyên tạc “nó không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn trên Bolsa TV “của ngài Chủ tịch Ủy ban người Việt nam ở nước ngoài NTS, tôi rất muốn viết gửi ông Sơn vài điều.
Trước hết tôi phải nghe lại trả lời của ông NTS trên BolsaTV xem thực hư ra sao. Vâng trong gần 15 phút tức là thời gian rất dài, ông Sơn đã trả lời có thể nói là “thao thao bất tuyệt”chỉ có hai câu hỏi của nhà Đài : Đánh giá thành công chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước và thái độ của bà con Việt kiều biểu tình chống ông Sang. Nghe cách trả lời của ông bên một quán nhậu trên bờ sông Sài Gòn sau khi ông đã tham gia một sự kiện nào đó, tôi thấy BolsaTV giống như là truyền hình ANTV vậy. Đúng là Đài nhà nên mới trả lời thanh thoát, tự tin đến như vậy, chứ nếu Đài “địch” thì bố bảo ông cũng không dám ăn nói thoải mái vô tư đến như vậy.
Ông nói rất dài và trùng lặp về thắng lợi của chuyến thăm của chủ tịch nước. Điều này thì chả có gì phải bàn, nhưng nói ngắn thôi ông ạ, không người ta lại bảo ông cố ý tuyên truyền cho công lao của ngành ngoại giao. Nhưng khi trả lời phóng viên câu hỏi về cuộc biểu tình của bà con việt kiều ở DC thì ông hơi chủ quan. Chủ quan cho rằng mình quá hiểu bà con, cho rằng chỉ có một thiểu số người “cố tình giữ trong lòng một chút hận thù”, rằng đó chỉ là “ảo tưởng”, rằng “chỉ là hiện tượng”, rằng “có những người chỉ vì đồng tiền, thêm chút thu nhập”.
Như vậy BBC đã đưa tin đúng. Họ không cần đưa việc ông đánh giá thắng lợi của chuyến đi, họ chỉ cần “chộp” những phát ngôn hớ hênh, phản cảm của ông để hạ bệ uy tín của ông, một tiến sĩ, một thứ trưởng, một chủ tịch mà ngu như bò.
Không tự biết mình ngu, lại đăng đàn chê bai Ban Việt ngữ BBC hành xử không đúng với uy tín của một cơ quan truyền thông có uy tín thì càng nói lại càng bộc lộ cái ngu của mình. Ông nói ”Trong rất nhiều người Việt nam đã về VN, chúng tôi đã gặp và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia các cuộc biểu tình trước đây từ cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết.
Chúng tôi có hỏi “một vài người” tại sao lại tham gia như thế thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi. Đấy là chuyến đi của ông Triết, còn chuyến đi của ông Sang thì thứ trưởng đã gặp ai chưa mà quy chụp như vậy?
Ừ thì cứ cho là có tổ chức nào đó phát tiền cho bà con đi biểu tình chống cộng sản thỉ “Trong rất nhiều người VN đã về VN và chúng tôi đã gặp” khi nói ở trên lại mâu thuẫn với thú nhận “chúng tôi có hỏi một vài người”. Vậy “một vài người ” là mấy người, tên họ địa chỉ đâu. Họ là Việt kiều thực sự hay cá chìm? Nếu không có tức là ông thứ trưởng bịa ra để bêu xấu bà con Việt kiều ở Mỹ.
Đến cái đoạn ông “so sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu” thì lố bịch và nực cười quá. Ông giải thích “Ở Mỹ, không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông, chỉ biết chấp hành và nộp phạt" "Nhưng ở VN thì người dân có quyền chất vấn Cảnh sát tôi phạm lỗi gì luật gì, tại sao dừng xe của tôi".
Ha ha, ông này toàn đi nước ngoài nên không biết cảnh sát giao thông VN chặn xe ăn tiền như thế nào và người dân căm thù họ như thế nào. Chất vấn là nhẹ đấy, họ còn nện cho CSGT, hất lên cabo xe kia. Giọng điệu này chả khác gì giọng bà Phó chủ tịch nước ”dân chủ XHCN gấp vạn lần dân chủ TBCN”. (Thực ra câu này đâu của bà Doan, bà lặp lại một giáo trình nào đó như một con vẹt mà thôi). Không biết con trai con gái của ông đang học ở Việt Nam hay theo học ở Mỹ, một đất nước chưa chắc dân chủ bằng Việt Nam. Và học xong liệu chúng có về VN phục vụ đất nước như ông không thưa ngài tiến sĩ, thứ trưởng. Ở Việt nam có một vị thứ trưởng đại ngu ở Bộ Giáo dục, bây giờ lại có thêm một thứ trưởng đại ngu mà còn hãnh tiến nữa chứ ở ngành ngoại giao. Buồn thay cho đất nước nằm trong tay các nhà lãnh đạo vừa thiếu tầm vừa không có tâm như thế này.
FACEBOOK NGUYỄN VĂN TUẤN
Mới đọc một phát biểu [phải nói là sốc] về mại dâm và du lịch của một quan chức TP Đà Nẵng. Tôi dám chắc đây là một slip of the tongue của anh quan chức trẻ. Đành rằng du lịch và mại dâm có khi song song với nhau, nhưng đề cập đến bầy hầy hay sang trọng thì tôi thấy thật khó nghe, vì nó quá graphic, quá thấp, không thích hợp trong một phát biểu trước công chúng. Chẳng hiểu sao khi đọc câu phát biểu đó làm tôi lan man sang một tấm biển quảng cáo phụ nữ VN với giá tính bằng Nhân dân tệ bên China. Cái dân tộc China đó cũng chẳng có gì hơn người mà nó đem phụ nữ VN mình ra quảng cáo như một món hàng! Còn gì nhục hơn. Nếu đặt câu phát biểu đó trong bối cảnh phụ nữ Việt Nam bị đem đi trưng bày như là những món hàng của đàn ông Tàu, Đài, Hàn, v.v. thì bức tranh chung rất ư là ảm đạm.
Tôi đang ở Đà Nẵng trong một hội nghị quốc tế, với nhiều khách từ Úc, Canada, Mĩ, và hầu hết các nước trong khối ASEAN. Đó là chưa kể hàng 200 người từ các vùng miền khác thuộc VN đến đây để dự hội nghị suốt 2 ngày liền. Tôi nghĩ chẳng ai trong chúng tôi đến đây vì … gái gú cả. Chúng tôi chọn Đà Nẵng để tổ chức hội nghị là muốn đem du khách đến đây để biết/thấy một VN đang vươn mình và hội nhập quốc tế, mà Đà Nẵng là một ví dụ tiêu biểu (và sạch sẽ nhất). Chọn Đà Nẵng, với cá nhân tôi, còn là một cách đem du khách đến đây để họ sau khi xong hội nghị thăm Hội An, một địa điểm văn hoá quan trọng của VN. Ngay cả trong lời khai mạc Hội nghị, chị Khuê cũng nhắc đến Hội An. Chúng tôi không bao giờ nghĩ đến -- cho dù là 1 giây trong đầu -- rằng đến Đà Nẵng là vì phụ nữ ở đây xinh đẹp hay gì gì đó (nghĩ như thế thì mình cũng thấp chẳng khác gì những tên đang trương biểu ngữ quảng cáo phụ nữ Việt bên China!)
Tuy đường phố Đà Nẵng tươm tất hơn nhiều các thành phố khác ở VN, nhưng vẫn còn có những đặc điểm rất … Việt Nam và còn một khoảng cách xa so với các đô thị phương Tây. Nhưng có một điều mà Đà Nẵng có thể tự hào: biển. Đêm qua có buổi ăn tối (chưa phải là gala dinner) và tôi nghe bạn bè quốc tế khen bãi biển Đà Nẵng. Chị JC (một giáo sư người Úc), mới đến VN lần đầu tiên, nói rằng thức ăn Việt Nam “wonderful” và biển ở đây đẹp một cách “stunning”. Chị ấy nói với một người bạn ngoại quốc khác, và tôi đứng sau nghe được. Đó có thể xem là lời khen khách quan. Mà, chị ấy nhận xét quá đúng: biển Đà Nẵng đẹp thật. Bãi biển nổi tiếng Bondi của Úc chẳng có nghĩa lí gì nếu so với Đà Nẵng.
Nhân đây, xin có lời cám ơn các bạn đã cho “advice” về quán ăn ngon ven biển. Chúng tôi đã làm theo đề nghị của các bạn và đến quán Mỹ Hạnh. Rất ư là đẹp và lịch sự. Không thể chê được. Mới đây, có bạn trong hội nghị “phát hiện” rằng Nguyễn Cao Kỳ Duyên có một quán cà phê ở đây, cũng thuộc loại lịch sự và văn hoá (có ca nhạc nhẹ). Hôm qua tôi nói với 2 khách là “tụi bay có thể lấy 0.5 ngày đi thăm Viện bảo tàng Chăm và uống cà phê đi, vì buổi chiều mới đến lịch giảng của tụi bay”. Đêm qua gặp lại tôi hỏi: sao, tụi bay có ấn tượng gì? Hai người bạn quốc tế khen Đà Nẵng quá trời, viện bảo tàng rất tốt, còn quán cà phê ở đây thì chắc hơn Sydney cả ngàn năm ánh sáng! Tôi mỉm cười, và nghĩ chắc là có sáo ngữ gì ở đây, nhưng trong thâm tâm thì cũng muốn ghi nhận rằng hai tay này có cặp mắt tinh đời. Ít ra là tinh đời và nhân văn hơn ông quan chức địa phương nói về yếu tố gái gú trong du lịch ở Đà thành.
Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013
Blogger Điếu Cày tuyệt thực trong tù
SÀI GÒN (NV) .- Ông Nguyễn Văn Hải, 61 tuổi, một blogger có nick name là Điếu Cày đã tuyệt thực gần một tháng để phản đối sự ngược đãi của công an trong trại giam.
Nhà báo tự do Điếu Cày bị y án 12 năm tù ở phiên tòa phúc thẩm ngày 28/12/2012 tại Sài Gòn mà các luật sư tố cáo cơ quan tư pháp CSVN vi phạm luật tố tụng hình sự và vu cáo cho ông cũng như hai người cùng vụ là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải “tuyên truyền chống nhà nước”. (Hình: VTV)
Nguyễn Trí Dũng (con trai ông Hải) cùng với mẹ tới trại giam chiều ngày Thứ Ba 16/7/2013 để thăm gặp nhưng bị ban giám thị trại tù số 6 đuổi về dù đợi nhiều giờ giữa trời nắng. Khi về tới Sài Gòn ngày hôm sau thì được bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gọi điện thoại báo cho biết “Ông Hải đã tuyệt thực 25 ngày”.
Ông Hải bị đưa từ nhà tù Long Khánh ở miền Nam tới giam giữ tại Trại giam số 6, tọa lạc ở xã miền núi Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cùng với một số tù nhân chính trị khác bị đưa từ nhà tù Nam Hà (miền Bắc) tới giam chung như Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Anh Kim.
Trên mạng xã hội facebook, một đoạn tin ngắn tường thuật lời thông báo của bà Nguyễn Thị Nga về chuyến thăm chồng (nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa) ít phút ngắn ngủi chỉ vì ông Nghĩa nói với vợ tin ông Nguyễn Văn Hải tuyệt thực:
“Bà Nga gặp ông Nghĩa lúc 15h40 ngày 17/7/2013, sau 15 phút ông Nghĩa nói to cho bà Nga: “Anh Điếu Cày tuyệt thực 25 ngày cho đến hôm nay”. Ông Nghĩa bị hai giám thị trại giam bịt miệng và lôi đi rất bạo lực ra khỏi phòng thăm gặp ngay lập tức.
Hai giám thị có tên Hùng và Phương đã lập biên bản và bảo bà Nga ký vào vì vi phạm nội quy. Bà Nga không chấp nhận và khiếu nại rằng ông Nghĩa chỉ nói thông tin trong phòng giam mà các cán bộ trại giam ngăn cấm không cho gặp. Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Nhàn bị hai thanh niên cùng buồng giam đánh bầm tím mặt. Ông Nhàn có báo cáo với cán bộ trại giam 3 lần nhưng họ đều không giải quyết.”
Trên mạng Facebook, anh Nguyễn Trí Dũng tường thuật chuyến đi thăm nhưng bị từ chối cho gặp. Anh kể rằng chờ đợi khoảng 3 tiếng, họ được một nhóm người mặc thường phục, không rõ họ tên, cấp bậc mời vào “làm việc”. Nhóm này loan báo không thể cho thân nhân gặp mặt ông Hải vì ông “bị kỷ luật” do “gây mất trật tự trong phòng giam”.
Nhóm này giải thích rằng, sở dĩ họ không thông báo trước cho gia đình để thân nhân ông Hải khỏi mất công đi từ Nam ra Bắc thăm ông vì “kết quả cải tạo chỉ thông báo mỗi quý/lần”. Nhóm này nói thêm rằng, sở dĩ họ bắt thân nhân ông Hải đứng chờ nhiều giờ dưới nắng vì họ cần phải hội ý và cuối cùng đã chấp nhận cho thân nhân ông Hải gửi “đồ tiếp tế” vì “lý do nhân đạo”.
Thân nhân ông Hải tin rằng, việc không cho họ gặp mặt ông Hải theo định kỳ là bất thường. Ông Hải đang bị giam cùng phòng với ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Trần Anh Kim. Cả hai đều là tù chính trị nên việc ông Hải “bị kỷ luật” vì “gây mất trật tự trong phòng giam” là không hợp lý.
Ông Hải bị bắt năm 2008, bị hệ thống tòa án Việt Nam kết án ba năm tù về tội “trốn thuế”. Bản án này bị cả dư luận Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế chỉ trích vì có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đó là sự ngụy tạo. Trước khi bị bắt, ông Hải là một trong những người sáng lập “Câu lạc bộ Nhà báo tự do” và là một trong những người tích cực vận động cho các hoạt động chống ảnh hưởng của Trung Quốc trên vận mệnh Việt Nam.
Năm 2011, tuy đã thi hành xong bản án 30 tháng tù về tội “trốn thuế” nhưng ông Hải không được trả tự do. Công an Việt Nam tiếp tục cầm giữ ông để điều tra về các hành vi liên quan đến cái gọi là hoạt động “tuyên truyền chống nhà nước”.
Năm 2012, hệ thống tòa án Việt Nam đưa ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), bà Tạ Phong Tần (blogger Công lý và sự thật), ông Phan Thanh Hải (blogger Anh Ba Sài Gòn) ra xử. Ông Nguyễn Văn Hải bị phạt thêm 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần bị phạt 10 năm tù, ông Phan Thanh Hải bị phạt 4 năm tù.
Kể từ khi bị bắt, tên của ông Nguyễn Văn Hải luôn xuất hiện trong các văn bản của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, gửi chính quyền Việt Nam, yêu cầu phải phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện các tù nhân lương tâm. Ông được xem như một bằng chứng rõ ràng, cụ thể về việc chế độ Hà Nội thẳng tay đàn áp những tiếng nói đối lập, bóp nghẹt dân chủ.
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực nhiều lần trong tù và thân của ông thường bị cấm thăm gặp. Gần đây, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cũng tuyệt thực 25 ngày và chỉ ngưng vào ngày 21/6/2013 vừa qua để phản đối ban giám thị nhà tù số 5 ở Thanh Hóa vi phạm luật lệ. (G.Đ)
Gia đình blogger Điếu Cày quyết tìm ra sự thật
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Thông tin blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, tuyệt thực trong tù 25 ngày được đưa ra vào ngày 17 tháng 7 vừa qua khiến cho gia đình ông này hết sức lo lắng và họ quyết tâm phải tìm cho ra sự thật.
Chính quyền bưng bít sự thật
Bà Nguyễn thị Nga, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vào ngày 17 tháng 7 vừa qua vào trại thăm chồng. Nhân dịp này bà được chính ông thông báo cho biết việc người từng bị giam chung là ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, tuyệt thực đến hôm đó là 25 ngày rồi.
Bà Nguyễn thị Nga cho biết lại thông tin mà bà nhận được từ chồng về ông Nguyễn Văn Hải:
Trước đây tôi có nhiều chuyện cho qua, không muốn có chuyện gì để giữa trại giam và chồng tôi trở nên to tát; thế nhưng càng ngày họ càng đối xử với những người trong đó càng thậm tệ. Khi ông Nghĩa ra chỉ hỏi han qua về sức khỏe; tôi có nói hôm qua vợ anh Điếu Cày có vào gửi đồ cho anh ấy, thì anh ấy có nhận được chưa. Họ nói vi phạm nội qui, họ định dừng nhưng không hiểu sao vẫn cho tôi nói; nhưng tuyên bố chỉ được nói 15 phút. Nói chuyện qua cửa kính rất lờ mờ.
Sau đó tôi hỏi chồng tôi ăn với ai, còn ở với anh Điếu Cày không. Tôi sợ trong quá trình có sự di chuyển, có thể hôm nay anh Nghĩa ăn với anh Kim, bữa sau ăn với anh Nhàn. Tôi sợ họ chuyển ở với ‘đầu gấu’ tôi không yên tâm; vì thế tôi rất quan tâm đến chuyện ăn ở trong đó. Anh nói với tôi anh ăn một mình. Khi đến gần cuối anh thét lên nói ‘em biết không anh Hải tuyệt thực hôm nay là ngày 25 rồi’. Thế là lập tức họ bịt mồm chồng tôi như bịt mồm Cha Lý, và lôi anh ấy vào trong ngay. Trông thấy cảnh ấy rất uất ức.
Trước khi bà Nguyễn thị Nga và bà Ngô thị Lộc vợ ông Nguyễn Kim Nhàn đi thăm hai ông này tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An, bà Dương thị Tân liên lạc với bà Nga và nhờ nhắn lại là gia đình có đến thăm và gửi quà nhưng không được gặp.
Nguyễn Trí Dũng, con trai của ông Nguyễn Văn Hải, nói lại điều này:
Gia đình chỉ nghe thông báo, chỉ được gửi đồ và không có cách nào vào được nên gia đình quyết định đi về. Nhưng tâm trạng rất lo; lúc đó em và mẹ có gọi cho cô Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa ở cùng phòng với bố, nhờ là lúc nào đi thăm vui lòng báo giúp với ông Nghĩa gia đình có gửi đồ và hỏi thăm xem bố em đang bị gì. Cô Nga nói tin rất bất ngờ và vui là sẽ đi thăm ông Nghĩa ngay ngày hôm sau.
Không may ngày hôm sau là ngày mà em và mẹ em phải bay về Sài Gòn theo vé đã đặt trước. Khi về tới Sài Gòn thì nghe cô Nga báo một tin mà cô vừa vào trong ra rất sốc là bố em đã tuyệt thực 25 ngày và chồng cô cũng rất nguy hiểm vì đã báo tin đó ra ngoài. Cô Nga có nói chi tiết là chưa bao giờ gặp chồng mà phải chuẩn bị lâu đến như vậy: hơn nửa tiếng đồng hồ và bốn công an đứng canh; và khi cô Nga đề cập đến việc vợ ông Điếu Cày có gởi quà thì cán bộ gạt phăng nói chỉ được nói chuyện gia đình không được nói chuyện ngoài.
Ông Nguyễn Văn Hải tuyệt thực phải có lý do
Theo con trai ông Nguyễn Văn Hải thì khi được tin ông này đang tuyệt thực trong trại giam đến ngày 17 tháng 7 là đã 25 ngày thì gia đình rất hoang mang lo lắng. Dù vừa mới bị từ chối thăm nuôi hôm ngày 16 tháng 7, gia đình đã chuẩn bị để ngày 19 tháng 7 ra lại Nghệ An đến trại để hỏi cho ra lẽ về thông tin được cho biết.
Anh Nguyễn Trí Dũng nói về điều đó:
Quay lại để làm cho ra nhẽ về chuyện an nguy của chính người tù trong đó và phải gặp bố để xem tại sao ông lại tuyệt thực, vì đã tuyệt thực chắc chắn phải có chuyện gì rất nghiêm trọng ông mới phải tuyệt thực như vậy. Lần đầu tiên bố em tuyệt thực là vào tháng hai đến đầu tháng ba năm 2012, ông chỉ tuyệt thực được 28 ngày. Sau 28 ngày đó, cơ thể của ông đã bị tổn hại rất nhiều. Lần này đã 25 ngày, và chuyện ông có vượt qua được 28 ngày như trước hay không em rất lo lắng về chuyện đó.
Theo em nghĩ, người đã có những tổn hại trong cơ thể như vậy rồi không thể vượt qua giới hạn mà người đó đã vượt qua lúc ban đầu. Bởi vậy gia đình rất lo lắng cho tính mạng của ông Nguyễn Văn Hải. Thứ hai gia đình phải đến để làm cho ra nhẽ chuyện mà những người cán bộ buông những lời dối trá; nói những điều làm như đúng luật lệ đó. Tại sao làm như vậy với ông Nguyễn Văn Hải, nhằm mục đích gì?
Theo anh Nguyễn Trí Dũng ý định của gia đình khi quyết định phải gặp cho được ông Nguyễn Văn Hải tại trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An có thể không như ý nguyện; nhưng đó là lựa chọn cuối cùng trong tình huống này:
Tất cả những chuyện này gia đình đều đã nghĩ đến hiệu quả và hậu quả rồi. Nhưng việc này rất cấp bách dù hiệu quả thấp và hậu quả cao, gia đình vẫn phải làm để được gặp ông Hải và được trả lời cho thích đáng và đúng theo pháp luật. Em không cần yêu cầu gì khác ngoài đúng theo pháp luật về những gì họ nói dối gia đình; và ông Hải đang trong tình trạng nguy kịch phải cho thăm gặp; tối thiểu phải báo cho gia đình biết.
Mong muốn của gia đình lúc này là cần được sự ủng hộ của mọi người về việc làm của ông Nguyễn Văn Hải, người vì lên tiếng cho thực trạng của đất nước giống như các nhà đấu tranh khác mà chịu cảnh tù tội bấy lâu nay. Nguyễn Trí Dũng trình bày:
Em rất mong mỏi mọi người có thể cùng cất lên tiếng nói của sự thật để nhìn rõ vào chuyện này. Bố em hy sinh như vậy không phải vì bản thân của ông, không phải vì danh tiếng gì cả. Ông muốn mọi người thấy được chuyện gì đang xảy ra; thậm chí lúc ông ở bên ngoài cũng như khi ở trong tù. Những chuyện gì đang xảy ra trong tù, những chuyện gì đang xảy ra với những tù nhân chính trị. Em không yêu cầu gì sâu xa cả, em chỉ yêu cầu ý thức của mọi người thôi : hiểu được rằng vì sao ông Hải dấn thân vào con đường này, không vì điều gì khác chỉ để cho mọi người thấy được sự thật.
Trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đây được xem là một nơi giam giữ xa xôi khiến cho gia đình những tù nhân một lần đi thăm phải gặp nhiều gian nan, trắc trở. Hiện tại đó đang giam giữ một số tù chính trị gồm những người như ông Nguyễn Văn Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Kim Nhàn, cựu trung tá Trần Anh Kim.
Những người này đều là những nhà đấu tranh kiên cường cho dân chủ, nhân quyền, quyền lợi của người dân oan và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trước mối nguy bị Trung Quốc xâm lược.
Gia đình của những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An cho biết người thân của họ bị đánh đập trong tù … Vào ngày 18 tháng 7, bà Ngô thị Lộc sau khi đi thăm chồng là ông Nguyễn Kim Nhàn về cho hay ông này ra gặp bà trong tình trạng mắt còn thâm tín do bị đánh trước đó.
Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013
NVO - Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, thọ 93 tuổi
NVO
Nhạc sĩ Phạm Duy, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, vừa qua đời tại Sài Gòn hôm 27 Tháng Giêng, thọ 93 tuổi, theo nhiều nguồn tin trong nước.
Nhạc sĩ Phạm Duy (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Trước đây, ông bị bệnh tim và từng được giải phẫu hai lần.
Ông sinh ngày 5 Tháng Mười, 1921, tên thật là Phạm Duy Cẩn.
Nhạc sĩ Phạm Duy là tác giả của hàng ngàn bản nhạc, trong đó có nhiều bài rất nổi tiếng trước năm 1975 và sau này ở hải ngoại, như “Tình Ca,” “Tình Hoài Hương,” “Con Ðường Cái Quan,” “Mẹ Việt Nam,” “Áo Anh Sứt Chỉ Ðường Tà,” “Minh họa Kiều"... Ông cũng phổ nhạc rất thành công nhiều bài thơ, cũng như đặt lời Việt một cách xuất sắc cho nhiều bản nhạc ngoại quốc.
Nhạc của ông rất đa dạng, từ dân ca, tình ca, đạo ca, hòa bình ca, chiến ca, trường ca, du ca...
Ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau đó về thành và vào Nam năm 1951.
Năm 1975, ông định cư tại Midway City, California, và tiếp tục sáng tác.
Tại Việt Nam, tất cả các tác phẩm của ông đều bị cấm hát một thời gian rất lâu.
Năm 2005, ông trở về Việt Nam sinh sống, và một số ít bản nhạc của ông được phép phổ biến trong nước một cách “nhỏ giọt”.
Hồi tháng trước, ca sĩ Duy Quang, con trai trưởng của ông, qua đời tại Orange County, California.
Vợ ông là danh ca Thái Hằng, qua đời năm 1999.
Một số con cái ông cũng là những ca sĩ thành danh, như Thái Hiền, Thái Thảo và Duy Cường.
Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012
Trà Mi - Cần giải pháp và đường lối ngoại giao tích cực đảm bảo hòa bình cho Biển Đông
Trà Mi, VOA
Biển Đông tiếp tục là một đề tài nóng tại Châu Á, với các tranh chấp ngày càng leo thang giữa những nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng.
Tiếp sau Hoa Kỳ, Australia vừa lên tiếng kêu gọi một giải pháp ôn hòa cho vùng biển giàu tài nguyên này và thúc giục các bên nhanh chóng tiến tới một thỏa thuận chung quyết. Australia cũng khuyến khích Việt Nam củng cố vai trò trong vấn đề an ninh khu vực giữa những bất hòa giữa Việt Nam với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Đài phát thanh Australia ngày 30/8 trích phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith nhân chuyến công du Việt Nam nhấn mạnh Australia muốn nhìn thấy các tranh chấp được hòa giải theo đúng tinh thần luật quốc tế và luật biển, đặc biệt là công ước Liên hiệp quốc.
Lời kêu gọi của Australia được đưa ra giữa lúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ khởi sự chuyến công du 6 nước Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 30/8 để thảo luận về những căng thẳng ở Biển Đông và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới Bắc Kinh vào giữa tháng 9 tới đây.
Chuyến đi của bà Hillary Clinton và ông Leon Panetta một lần nữa làm nổi bật sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với Châu Á trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và một số nước trong khu vực đang căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Victoria Nuland, nhấn mạnh:
“Vấn đề Biển Đông sẽ được Ngoại trưởng Clinton nêu lên trước tiên là trong chặng dừng chân ở Đông Nam Á tại Jakarta và có thể là tại Brunei. Hoa Kỳ đang khuyến khích ASEAN đạt quan điểm thống nhất và làm việc với Trung Quốc dựa trên một lập trường đoàn kết. Dĩ nhiên, vấn đề Biển Đông cũng sẽ được Ngoại trưởng Clinton nêu ra khi ghé thăm Trung Quốc trong chuyến đi này. Mỹ tiếp tục thúc giục một cuộc đối thoại đa phương về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông theo luật quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về luật biển quốc tế. Chúng tôi vẫn nghĩ đây là phương cách tốt nhất để giải quyết các tranh chấp.”
Mỹ-Trung đang bất đồng về cách xử lý các tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Mỹ đang nỗ lực cổ võ cho một giải pháp đa phương và khuyến cáo Trung Quốc chớ nên dùng sách lược ‘chia để trị’ trong vấn đề Biển Đông.
Ngược lại, Trung Quốc nhất mực theo đuổi cách giải quyết song phương với từng nước một có tranh chấp và liên tục có các hành động bị coi là ‘gây hấn’ ở Biển Đông.
Mới đây, Washington đã chính thức chỉ trích Bắc Kinh khi Trung Quốc đơn phương thành lập thành phố và khu cảnh bị Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
Đáp lại, Trung Quốc không ngừng sử dụng truyền thông đả kích và cảnh cáo Mỹ không được can thiệp vào chuyện Biển Đông.
Tân Hoa xã ngày 29/8 đăng bài xã luận tiếp tục tố cáo Hoa Kỳ dùng các phương tiện ngoại giao, kinh tế, và chiến lược để gây xáo trộn trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương và gây chia rẽ Trung Quốc với các nước xung quanh Biển Đông nhằm kiềm hãm sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc để giành lại bá quyền trong khu vực.
Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc khuyến cáo Mỹ rằng cản chân Bắc Kinh và xem Trung Quốc là đối thủ là một việc làm thiếu khôn ngoan.
Ngày 30/8, tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc cáo giác rằng hai yếu tố đang gây tác động xấu cho tranh chấp Biển Đông là các nước tranh chấp trong khu vực cứ tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc và sự can thiệp tích cực của các thế lực bên ngoài.
Hoàn cầu thời báo cũng kêu gọi cần có sự ngoại giao tích cực để bảo đảm hòa bình cho các ‘quần đảo của Trung Quốc’ ở Biển Đông, theo lời bài báo mô tả.
Cùng với lời kêu gọi ấy, Hoàn cầu thời báo cũng cho biết là Trung Quốc đang dự tính triển khai máy bay không người lái (UAV) trên biển giữa lúc tranh cãi về lãnh hải với các nước láng giềng tiếp tục tăng cao.
Báo này dẫn lời lời ông Vũ Thanh Tùng, giới chức thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cho biết kế hoạch này cũng bao gồm việc xây dựng 11 căn cứ UAV do các cơ quan hàng hải cấp tỉnh phụ trách. Quan chức này không tiết lộ chi tiết nhưng cho biết ít nhất mỗi căn cứ sẽ có một UAV.
Gíơi chuyên môn Trung Quốc nói việc thành lập các căn cứ UAV dọc bờ biển có thể giúp Bắc Kinh bảo vệ lãnh hải về lâu dài.
Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012
BBC - Xác nhận thủ tướng chỉ đạo vụ Bầu Kiên
BBC
Hiện đang có nhiều đồn đoán vụ việc ông Kiên là nhằm vào phe của Thủ tướng Dũng
Lại có thêm một xác nhận nữa rằng chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người chỉ đạo chiến dịch bắt giữ và điều tra ông Nguyễn Đức Kiên, cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB).
Lời xác nhận lần này được đưa ra từ chính trưởng ban chuyên án của vụ án Nguyễn Đức Kiên là Trung tướng Phan Văn Vĩnh.
Chủ nhật ngày 27/8, báo Công an nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, đã đăng ý kiến Trung tướng Vĩnh khẳng định vai trò của Thủ tướng Dũng trong vụ bắt giữ này.
Trung tướng Vĩnh đồng thời cũng là thủ trưởng của Tổng cục phòng chống tội phạm và Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an. Ông được Bộ giao chỉ đạo chuyên án ông Nguyễn Đức Kiên.
Theo ông Vĩnh thì Ban chuyên án của ông nhận được sự ‘lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp’ của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương mà hiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là trưởng ban.
“Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo lực lượng công an cần khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng,” ông Vĩnh nói trong bài phỏng vấn với báo Công an nhân dân.
Bài phỏng vấn này, vốn nhanh chóng được các báo chí khác trong nước đăng tải lại, rõ ràng là nỗ lực của chính quyền để xóa tan mọi đồn đoán về một cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam xung quanh vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên.
Chỉ đạo thường xuyên
Bên cạnh đó, ông Vĩnh cũng cho biết Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và các lãnh đạo khác của bộ đã ‘chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên và chặt chẽ’ đối với Ban chuyên án.
Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ án ông Kiên, Trung tướng Vĩnh cũng đã hai lần nhấn mạnh đến vai trò của Thủ tướng Dũng.
“Đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách mà Bộ chính trị, Ban bí thư và thủ tướng Chính phủ đã giao cho lực lượng công an,” ông nói.
Ông cũng nhắc lại là vụ bắt giữ ông Kiên đã được Thủ tướng Dũng biểu dương, khen ngợi tại phiên họp lần thứ 18 của Ban chỉ đạo trung ương về chống tham nhũng hôm 22/8.
Ông khẳng định là với tư cách trưởng Ban chuyên án, ông không phải chịu ‘bất kỳ sức ép nào’ trong điều tra vụ án.
“Sai phạm của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải sẽ được điều tra, kết luận sớm, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật,” ông nói.
Như vậy, kể từ khi vụ việc Bầu Kiên bùng nổ, chỉ trong vòng một tuần lễ các vị lãnh đạo trong Bộ Công an đã hai lần lên tiếng xác nhận vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc bắt giữ Bầu Kiên.
Trước ông Vĩnh, hôm 24/8, Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế và là người phó của ông Vĩnh tại Cơ quan cảnh sát điều tra, tuyên bố cả thủ tướng, bộ trưởng và một thứ trưởng Công an đã tham gia chỉ đạo vụ án.
Bản thân Thủ tướng Dũng cũng lên tiếng gián tiếp xác nhận vai trò của mình trong phiên họp Ban chỉ đạo chống tham nhũng trung ương như Tướng Vĩnh đã nhắc lại.
Những lần lên tiếng liên tiếp về vai trò của ông Dũng cho thấy chính quyền Việt Nam dường như quyết tâm đập tan mọi tin đồn về cuộc đấu tranh quyền lực và dường như những tuyên bố liên tiếp vẫn chưa đủ làm cho công chúng tin tưởng.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Công an nhân dân, Tướng Vĩnh cũng cố gắng giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vụ việc Nguyễn Đức Kiên.
“Vụ án là một việc làm bình thường của lực lượng cảnh sát kinh tế trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm,” ông nói và cho biết vụ việc đang trong quá trình điều tra và chi tiết điều tra thuộc diện ‘bí mật nhà nước’ nên không thể công bố cho công chúng.
Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012
Mặc Lâm - Lổ hổng nào trong hệ thống tạo nên bầu Kiên?
Mặc Lâm
Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên không những gây biến động xấu trong thị trường tài chánh, chứng khoán mà còn tác động tới nhiều lĩnh vực khác khi quyền hạn và đường giây của ông này chằng chịt và quá lớn gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
Tổng giám đốc tập đoàn tài chính ACB Nguyễn Đức Kiên. - AFP file photo
Câu hỏi lỗ hổng nào trong hệ thống đã tạo nên những đại gia này đang được dư luận đặt ra.
Cả hệ thống lung lay
Chưa bao giờ một cá nhân bị bắt lại tác động đến xã hội và chính phủ như vụ bắt giữ bầu Kiên. Ngay sau khi tin ông bị bắt tung ra, người dân đổ xô mua vàng và thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh.
Quốc hội họp và đòi Thống đốc Ngân hàng nhà nước giải trình liệu vụ bắt giữ này có liên quan gì tới tình trạng nợ xấu cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần có biểu hiện thao túng thị trường tín dụng hay không.
Sau vụ bắt giữ ba ngày, cổ phiếu của Eximbank mất 4,5% tại sàn giao dịch tp Hồ Chí Minh sau khi mất 4,9% vào hai ngày trước đó. Để cứu vãn tình trạng người dân ào ạt rút tiền, Ngân hàng nhà nước phải bơm 5 nghìn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng như một nguồn hỗ trợ khẩn cấp nhưng người dân vẫn lo sợ đồng tiến tiết kiệm của họ sẽ theo chân bầu Kiên nên tiếp tục rút tiền để làm việc khác và điều này tiếp tay cho thị trường chứng khoán có lý do để tiếp tục đỏ sàn.
Theo tin tức từ cơ quan điều tra cho biết ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt là do thành lập ba công ty con và các công ty này có hành vi kinh doanh trái pháp luật. Những thông tin này không thể thuyết phục người hiểu chuyện vì lý do để bắt ông Kiên quá yếu ớt, khó áp dụng cho một người nổi tiếng và nhiều quyền lực như ông.
Lợi ích nhóm và quyền lực
Không phải vô cớ khi dư luận nổi lên câu hỏi đây có phải là vấn đề thanh trừng nội bộ hay không vì sự quen biết của ông Kiên đối với Thủ tướng đương nhiệm đã nhiều lần công khai trên báo giới, đặc biệt là sự liên hệ mật thiết giữa ông Kiên với bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng, trong những thương vụ ngân hàng bạc tỷ được người dân xem như là điều hiển nhiên giữa bối cảnh đại gia và quyền lực như một cặp bài trùng được đồn thổi trên báo chí như thời gian vừa qua.
Vấn đề nổi cộm này đưa đến câu hỏi phải chăng những thỏa thuận ngầm trong hệ thống đã tiếp tay tạo nên những khối u mà khi vỡ ra sẽ gây hậu quả không nhỏ cho khu vực mà nó lũng đoạn.
Lợi ích nhóm và quyền lực vô giới hạn là hai thực thể song hành với nhau tạo ra những đại gia giàu có nhanh chóng như bầu Kiên đang ngày càng lộ rõ sự nguy hiểm của nó khi một người bị bắt kéo theo các hệ lụy không lường trước cho một nền tài chính vốn yếu ớt vì thiếu những ràng buộc pháp lý.
Thống kê cho thấy chỉ một thời gian ngắn sau đổi mới, Việt Nam là nước có số người giàu cao nhất trong khu vực.
Trong một nền kinh tế chưa thật sự thoát khỏi hệ thống quốc doanh nhưng lại phát sinh nhiều người giàu có quá nhanh do quan hệ tốt với lãnh đạo cao cấp trong chính phủ gây cho dư luận rất nhiều câu hỏi về các lỗi hệ thống đã tạo ra những khối u trong cơ thể kinh tế tài chánh Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên giám đốc Viện nghiên cứu phát triển IDS cho biết nhận xét của ông:
“Việt Nam đang theo mô hình Tư bản chủ nghĩa man rợ. Vai trò nhà nước trong Chủ nghĩa tư bản phát triển ở thời gian đầu nó rất lộn xộn. Lúc đó nhà nước, công đoàn, người lao động họ đấu tranh và dần dần xảy ra như cuộc khủng hoảng vừa rồi.
Tôi nghĩ nhà nuớc cần phải tăng cường vai trò giám sát, vai trò làm cho minh bạch như thế nào đó để không có những người có khả năng khuynh đảo như vậy.”
Mô hình mà TS Nguyễn Quang A chỉ ra đang làm cho hệ thống kinh tế tài chánh Việt Nam lúng túng trong cách điều hành các chính sách điều tiết vĩ mô trong các tập đoàn quốc doanh, kể cả các tập đoàn tài chánh ngân hàng.
Từ sự lúng túng này nó cho phép nhiều người có quan hệ tốt với các ngân hàng trở nên giàu có rất nhanh do thu tóm cổ phiếu và nắm giữ các vai trò chủ chốt.
Vấn đề gì cần giải quyết?
Ông Nguyễn Đức Kiên từng là phó chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại Á Châu gọi tắt là ACB do đó khi ông bị bắt khách hàng phản ứng rất nhanh là xếp hàng rút tất cả tiền bạc của họ tại ngân hàng này mặc dù ông Kiên không còn liên hệ gì tới ngân hàng ACB từ hai năm qua.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết nhận xét của bà về vần đề này:
“Dù sao về danh tiếng thì ông ấy là một nhân vật chính của ACB vì vậy khi nói tới ACB thì người ta gằn với tênt uổi của ông ấy và vì vậy khi ông ấy bị bắt có thể ảnh hưởng tới danh tiếng hoạt động của ACB và đìêu đóp đòi hỏi một sự giám sát mạnh mẽ hơn và nhất là tính minh bạch pahỉ cao hơn của hệ thống ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp lớn liên quan đến ngân hàng hiện nay.”
Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã trấn an công chúng trên báo chí rằng Ngân hàng nhà nuớc sẽ theo dõi sát những diễn biến của ngân hàng ACB.
Ông Nghĩa cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo khả năng chi trả các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân chúng tại ngân hàng này.
Sau khi ông Kiên bị bắt hai ngày, chiều 22 tháng 8 Tổng Giám đốc ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải bị triệu tập “làm việc” với cơ quan điều tra.
Cũng từ sự bắt giữ khẩn cấp này nảy sinh thêm nhiều câu hỏi về các cấu kết giữa những ngân hàng với nhau tạo nên sự mất thăng bằng trong vấn đề vay và cho vay.
Phải chăng đã đến lúc nhà nước cần mạnh tay hơn trong việc cắt bỏ những khối u mà từ lâu nhiều nhóm lợi ích đã tạo ra trong cơ thể của chế độ dẫn tới việc sản sinh những đại gia tương tự như bầu Kiên, một người do quan hệ tốt lại có khả năng làm lung lay cả hệ thống bởi sự giàu có khó kỉểm soát vì được bao che, nâng đỡ từ nhiều phía?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)