Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiếng Dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiếng Dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021
Jackhammer Nguyễn: Việt Nam - “Muốn chống được dịch thì phải đàng hoàng”
Sáng Chủ nhật, 30/5/2021, đường phố Sài Gòn vắng tanh như chiều 30 Tết, chỉ khác rằng đó không phải là Tết, mà là cơn đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở thành phố lớn nhất nước này.
Không chỉ Sài Gòn, mà ở Hà Nội và cả nước đang bị đợt bùng phát đại dịch lần thứ tư, kể từ đầu năm 2020, gieo rắc kinh hoàng.
Với những biện pháp khắt khe, Việt Nam đã kiểm soát được dịch trong năm 2020, nhưng điều đó không đủ để thoát khỏi cơn đại dịch thế kỷ này, vì Việt Nam không có thuốc chủng ngừa.
Việt Nam không có khả năng chế tạo thuốc, không có tiền để mua thuốc, và có lẽ cũng không đủ thân tình ngoại giao với các cường quốc khoa học để mà thủ đắc được thuốc cần thiết cho dân chúng của mình.
Những cái không có và không thể này của Việt Nam nhắc chúng ta nhớ tác phẩm Dịch hạch (La Peste) của nhà văn, nhà triết học Pháp Albert Camus. Trong đó ông viết như sau: Chẳng có kẻ nào là anh hùng cả (trong việc chống dịch) mà vấn đề nằm ở chỗ sự đàng hoàng. Nói ra thì có vẻ buồn cười, nhưng biện pháp duy nhất để chống dịch là sự đàng hoàng ( il ne s’agit pas d’héroïsme dans tout cela. Il s’agit d’honnêteté. C’est une idée qui peut faire rire, mais la seule façon de lutter contre la peste, c’est l’honnêteté).
Có nhiều chuyện không đàng hoàng ở Việt Nam, hoặc là liên quan trực tiếp với việc lây bệnh, hoặc là nguyên nhân sâu xa tạo nên những cái không có và không thể của Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam là một tổ chức trang trí của Đảng cầm quyền, ai cũng biết điều đó, bởi có Quốc hội hay không, người dân cũng chẳng có ảnh hưởng gì cả. Thế nhưng, đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt dân chúng xếp hàng đi bầu cử giữa cơn đại dịch. Đó là một chuyện không đàng hoàng mà chúng ta thấy rõ nhất.
Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021
Jackhammer Nguyễn: Đảng CSVN hy sinh sức khỏe dân, để đổi lấy sự trang trí cho chế độ
Chỉ hai ngày sau “ngày hội toàn dân nô nức đi bầu”, ngày 25/5/2021, Việt Nam ghi nhận thêm 369 người nhiễm Covid-19. Trong buổi chiều cùng ngày, báo chí Việt Nam loan tin, có 278 ca nhiễm mới, trong đó có 243 ca ở Bắc Giang.
Được biết, những người có xét nghiệm dương tính với Covid-19 hôm nay, đã nhiễm nó từ 5 – 14 ngày trước đó. Nguồn gốc của đợt dịch thứ tư này ở Việt Nam, cũng như một số nước Á châu khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Lào… xuất phát từ các nước rồi lan ra trong cộng đồng. Những đám đông trong cộng đồng trở thành những ổ dịch, phát tán rất nhanh qua các biến thể mới của virus, với tốc độ lây lan nhanh chóng.
Được biết, các đám đông ở Việt Nam đã vui chơi náo nhiệt nhân dịp lễ 30/4 và 1/5 và các ca nhiễm tăng nhanh sau dịp lễ này. Đây là điều mà nhà cầm quyền Hà Nội biết rất rõ, nhưng họ vẫn tiến hành tổ chức cái gọi là “cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp”, một hoạt động chỉ nhằm mục đích trang trí cho chế độ… “dân chủ tào lao” (Lời của ông Nguyễn Xuân Phúc).
Trong năm 2020, Việt Nam đã ứng phó tốt với đại dịch, sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo toàn tính mạng và sức khỏe cho dân, như đóng cửa một phần nền kinh tế và các đô thị lớn. Các chủng virus trong năm 2020 không lây nhiễm nhanh bằng các loại biến thể mới trong năm 2021, vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội bây giờ làm điều ngược lại, đó là hy sinh sức khỏe người dân, buộc người dân cả nước trực tiếp tham gia bầu cử “quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp”, để trang trí cho chế độ.
Các ví dụ về sự lây truyền Covid-19 do các lãnh đạo tạo ra, từ tháng 3/2020 đến nay, không hề thiếu. Hai ví dụ được truyền thông nói đến nhiều nhất là hai tay dân túy Donald Trump ở Mỹ và Narendra Modi ở Ấn Độ.
Bất chấp sức khỏe dân Mỹ, ông Trump tập trung hàng ngàn người trong các cuộc vận động tranh cử. Kết quả là, Mỹ có trên dưới 200.000 ca mỗi ngày, hậu bầu cử.
Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021
Jackhammer Nguyễn: Thấy gì qua chuyến đi của ông Phạm Minh Chính đến Jakarta?
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, không phải là Trung Quốc, hay Nhật Bản, Hàn Quốc, mà là Indonesia. Ông Chính bay qua Jakarta, dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của khối Đông Nam Á (ASEAN) về Miến Điện.
Kết quả của hội nghị này không ngoài dự đoán của mọi người, tướng Min Aung Hlaing đang cầm quyền ở Miến Điện, đồng ý sẽ thương lượng với các nhóm đối lập, các nhóm dân chúng ủng hộ chính quyền dân sự hợp pháp bị ông ta lật đổ và bắt giam vào ngày 1/2/2021.
Với nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước thành viên ASEAN, kết quả hiển nhiên phụ thuộc vào “đương sự” Min Aung Hlaing mà thôi. Đương sự có thương lượng hay không thì hồi sau sẽ rõ.
Dĩ nhiên như thường lệ, báo chí Việt Nam nói rằng, Việt Nam có sáng kiến này sáng kiến kia. Lần này, khổ thân ông Chính là không có gì để nói, nên báo chí Việt Nam bèn tung ra chủ đề vô thưởng vô phạt: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN phối hợp tìm giải pháp cho Myanmar. Rõ khổ, không phối hợp tìm giải pháp thì họp với nhau để làm gì!
Các ông tướng Thái Lan có quan hệ mật thiết với các ông tướng Miến Điện (Tướng Min Aung Hlaing là con nuôi của tướng Prem Tinsulanonda, cựu thủ tướng Thái vang bóng một thời), nhưng lãnh đạo Thái còn không thèm tới, vì có mặt họ, kết quả cũng như thế mà thôi.
Chuyện ông Chính đi xuất ngoại là một biểu hiện của quyền lực chính trị nội bộ đảng cầm quyền tại Việt Nam, hơn là một sự cần thiết đối ngoại với các lân bang, càng ít hơn đối với việc giải quyết khủng hoảng Miến Điện, nơi nhiều công ty Việt Nam đang làm ăn với quân đội Miến (dĩ nhiên Việt Nam cũng chẳng mong Miến Điện rối loạn để yên ổn mà làm ăn).
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020
Lê Thiếu Nhơn (Tiếng Dân): Làm sao ứng xử với Tổng Biên tập quyết giữ ghế?
Sau khi Thời báo Kinh tế Việt Nam tuyên bố kết thúc hoạt động, lập tức xuất hiện đơn kêu cứu của 200 cán bộ, nhân viên công tác tại đơn vị này. Một lời kêu cứu khẩn thiết và nhức nhối, nhưng chắc chắn không có kết quả gì. Vì sao?
Nguyên nhân công khai: Cơ quan chủ quản là Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam dựa theo quyết định thu hồi giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Thông tin Truyền thông đối với Thời báo Kinh tế Việt Nam ban hành ngày 26/6/2020, và cam kết giải quyết mọi chế độ theo Luật Lao động.
Nguyên nhân khó nói: Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam muốn chấm dứt vương triều Đào Nguyên Cát. Bởi lẽ không dễ ép ông Đào Nguyên Cát bàn giao chức Tổng Biên tập. Ông Đào Nguyên Cát không chỉ cậy có công với cách mạng, mà còn cậy có công gầy dựng Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Khởi sự của Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông Đào Nguyên Cát đã trưng dụng nhà mình và trưng dụng cả vợ con cùng làm, nhưng vẫn thua lỗ. Cú nhấn ga ngoạn mục nhất của Thời báo Kinh tế Việt Nam, chính là việc ông Đào Nguyên Cát đã đi xin được chữ ký của 13 vị Ủy viên Bộ Chính trị lúc ấy, để đồng ý cho hợp tác với Tập đoàn xuất bản Ringier AG (Thụy Sỹ) . Chính nhờ sự tài trợ từ phía Ringier AG mà Thời báo Kinh tế Việt Nam mới có nguồn tài chính hùng hậu để phát triển.
Công to như vậy, nên ông Đào Nguyên Cát nghiễm nhiên xem mình là ông chủ của Thời báo Kinh tế Việt Nam. Thậm chí, ông Đào Nguyên Cát hồn nhiên bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập bằng cách vỗ vai cấp trên: “Các cậu không chuẩn y, thì tớ tự chuẩn y”.
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019
Mạc Văn Trang: Phạm Nhật Vũ và tấn trò đời
1. Phạm Nhật Vũ, một chiến binh trên Thương trường
Wikipedia ghi tiểu sử PNV như sau: “Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, quê tại Hà Tĩnh. Ông là em của Phạm Nhật Vượng và đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.
Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại”…
“Tháng 1/2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh tra Chính phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng”(1)…
Qua vụ đạo diễn bán AVG cho MobiFone của Nhà nước, được lời hơn 7.000 tỉ đồng và mua được cả một dàn quan chức cấp cao, chứng tỏ óc kinh doanh và tài buôn quan của PNV quá siêu, xứng đáng một chiến binh siêu thiện chiến trên Thương trường!
2. Phạm Nhật Vũ, một dũng sĩ trên Tình trường
Nhiều tiền để làm gì? Nhất là những đồng tiền kiếm được quá dễ, quá nhiều thì phải tiều xài cho đã. Và khỏan “tình phí” của PNV chắc là không tính xuể. Có vậy ông mới giữ lại đến 6 cô vừa ý làm vợ. Nghe nói ông rất chung thủy với cả 6 người vợ, nên tất cả đều hoan hỉ sống chung quây quần bên ông với 12 người con, thành một đại gia đình hiếm có thời nay. Cánh mày râu kháo nhau: Không biết lão Vũ có bảo bối gì mà làm cho 6 bà vợ cả Tây lẫn Ta lúc nào cũng vui tươi hơn hớn?
Hồng Hà: Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực
Tô Huy Rứa sinh ngày 4/6/1947 tại làng Đồn Điền, tổng Thủ Hộ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hoá; nay là xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình dân chài ven biển. Làng Đồn Điền, nơi “chôn nhau, cắt rốn” của Tô Huy Rứa thuở xưa vô cùng nghèo khổ, còn có tên là “làng ăn mày”.
Giai thoại cho rằng, ông tổ của làng Đồn Điền là một ông lão ăn mày. Nơi đây có ngôi đền thờ ông tổ cái bang, thờ một cây gậy và một cái bị, cũng như lưu truyền những tập tục về xin ăn. Hàng năm, ba ngày Tết cả làng có lệ bỏ đi ăn xin, bất kể già trẻ, nam nữ và những người quyền cao, chức trọng… Sau Tết mới về, khi trở về, những gì xin được phải mang ra đền làm lễ tế.
Chuyện xưa thực hư không rõ, nhưng điều này thì có thật: Những năm 1980, mưa bão triền miên, mất mùa thất bát. Để có thể sống sót, rất nhiều người dân làng Đồn Điền bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn. Phong trào tha phương cầu thực cũng bắt đầu từ đó. Những năm 1982-1983, Quảng Thái có hàng trăm người bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Nhiều gia đình, vợ chồng con cái đều dắt díu nhau đi ăn xin. Đặc biệt, những năm sau đó, tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đi học bỏ học đi lang thang khắp nơi.
Thống kê những năm 1993-1994, cả xã có hơn 700 em nhỏ đi lang thang, có gia đình 3-4 trẻ đi lang thang đánh giày, bán báo, ăn xin… Một tư liệu cho biết: “Trong số hơn 400 hộ dân ở Quảng Thái, có 249 hộ có người ăn xin chuyên nghiệp. Năm 1995 có 571 lượt, năm 1998 có 167 lượt người đi ăn xin“. Các nhà nghiên cứu gọi chuyện dân Quảng Thái đi ăn xin là “hiện tượng Quảng Thái”.
Năm 2012, khi Tô Huy Rứa tái cử Bộ Chính trị khoá XI, yên vị trên chiếc ghế Trưởng Ban tổ chức Trung ương, vinh quang và cực kỳ quyền lực. Lúc này tiền của bắt đầu đổ về nhà Tô Huy Rứa không đếm xuể, mệnh phụ phu nhân Trương Tuyết Nhung về quê chồng ở Đồn Điền tạ ơn, công đức kinh phí trùng tu tôn tạo đền thờ Thành hoàng của làng trở nên hoành tráng.
![]() |
Đền thờ Thành hoàng làng Đồn Điền, quê hương Tô Huy Rứa. Ảnh: báo Dân Trí |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)