Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ: Bác kháng nghị án tử hình Hồ Duy Hải là khai tử Pháp chế xã hội chủ nghĩa (Kỳ 2)

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong phiên giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, ngày 5/5/2020. Photo PLO

Hội đồng thẩm phán xét xử trái pháp luật khi chỉ dựa trên chứng cứ gián tiếp


Bản chất của tố tụng hình sự là xác định có hay không có tội phạm, xác định kẻ phạm tội trong trường hợp có tội phạm. Việc xác định phải dựa trên chứng cứ. Không có chứng cứ hoặc chứng cứ không đủ thì không thể xác định có tội phạm và kẻ phạm tội. Lẽ dĩ nhiên, để được coi là chứng cứ thì phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Chứng cứ trong một vụ án hình sự gồm chứng cứ trực tiếp (phương tiện gây án, tài sản bị cướp, hình ảnh, giọng nói của kẻ đang thực hiện hành vi phạm tội, dấu vết sinh học (dấu vân tay, vết máu…) và chứng cứ gián tiếp (lời khai). Chứng cứ trực tiếp là cái phản ánh khách quan nhất tội phạm và kẻ phạm tội vì không bị điều chỉnh, tác động bởi ý chí chủ quan cũng như tâm, sinh lý của con người. Do đó, chứng cứ trực tiếp có tính chất quyết định trong việc giải quyết vụ án hình sự. Nói cách khác, không có chứng cứ trực tiếp thì không thể xác định được ai là kẻ phạm tội. Thực tế cho thấy không có lời khai của bị can, bị cáo, nhất là trong điều kiện bị can, bị cáo thực hiện “quyền im lặng” được quy định gián tiếp trong Bộ luật hình sự 2015 (1), các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể xác định được kẻ phạm tội dựa trên các chứng cứ trực tiếp.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ: Bác kháng nghị án tử hình Hồ Duy Hải là khai tử Pháp chế xã hội chủ nghĩa (Kỳ 1)

Bà Nguyễn Thị Loan từ Long An ra Hà Nội, nhưng không được vào phòng xử án giám đốc thẩm con trai Hồ Duy Hải. Photo Luật khoa Tạp chí.

Dẫn nhập


Đứng đầu các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự” được quy định tại Điều 7 (Chương II – Những nguyên tắc cơ bản) Bộ luật tố tụng hình sự. Theo nguyên tắc này, “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Một trong những nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự được quy định tại Điều 2 là “không làm oan người vô tội”. Một trong những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ này là “thủ tục giám đốc thẩm” quy định tại Chương XXV. Thủ tục tố tụng này nhằm “xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Các căn cứ để kháng nghị được quy định tại Điều 371, gồm: 1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Nguyễn Thị Dương Hà - Trại giam số 5 xếp loại thi đua cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Kính gửi Quý Báo,

Tối hôm qua, 26/3/2012, gia đình tôi nhận được một phong bì thư, có dấu ngày 23/3/2012 của bưu điện Thống Nhất (nơi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang bị biệt giam), không đề tên người hoặc cơ quan gửi. Bên trong phong bì là Thông báo tình hình chấp hành án phạt tù của Ts Cù Huy Hà Vũ ghi ngày 30/01/2012. Kính nhờ Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm đến Ts Cù Huy Hà Vũ được rõ.

Xin trân trọng cảm ơn Quý Báo.

Nguyễn Thị Dương Hà





Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Suy nghĩ của các chế độ độc tài

Lê Phan

Ngay trước khi Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ bị chính quyền Hà Nội kêu án bảy năm tù và ba năm quản chế, hôm Chủ Nhật vừa qua, Ngải Vị Vị, nghệ sĩ tạo hình và là một nhân vật tranh đấu nổi tiếng tại Trung Quốc bị công an bắt ngay khi ông đang dự định đáp phi cơ đi Hồng Kông.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Nghìn Lời Của Ảnh

Đinh Tấn Lực

40 năm sau khi bị ám sát, vị học giả uyên bác/lỗi lạc của VN là Phạm Quỳnh vẫn không hề có được một mục riêng trên Từ điển Văn học VN (1984, 2 quyển, dày hơn 1200 trang). Chỗ độc nhất có ghi tên ông (trang 121-123), trong đoạn viết về nhóm Nam Phong, đã cực lực bôi đen Phạm Quỳnh là một tay “bồi bút, phản động”.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Dám nói và dám làm

Hồ Phú Bông

Đã nhiều lần tôi nghe ông Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn trên các đài phát thanh. Ông là Tiến sĩ Luật, tốt nghiệp từ Pháp, nên khỏi bàn đến tính lý luận nhưng âm sắc và cách lên giọng xuống giọng, thay vì đồng cảm, tôi bị phản cảm. Nôm na là, tôi có cảm tưởng ông có vẽ ngông ngông. Ngông có nhiều dạng. Hoặc dở dở ương ương vì bẩm sinh. Hoặc dở nhưng muốn làm khác người để được chú ý. Hoặc có biệt tài như cái ngông của nghệ sĩ, của nhà văn, nhà thơ. Cái ngông đó thoáng qua đôi khi thật khó chịu nhưng lúc đi vào chiều sâu trong công trình của họ lại cảm được cái Thiên phú. Từ đó, khó chịu biến ra phục. Như cái ngông của Thi sĩ Bùi Giáng, khó chịu rồi dễ thương, rồi từ dễ thương đến cảm phục, là một.

Oán giận ghê gớm!

Nghịch Nhĩ

Mới đây, nhiều trang mạng "lề phải" của Việt Nam như Vietbao, SGTT, Nguoiduatin giật tít "Trung Quốc: Dân chúng oán giận ghê gớm", "Thủ tướng Trung Quốc: Dân chúng oán giận ghê gớm" để đưa tin trong báo cáo của Chính phủ Trung Quốc được trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thường niên Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc vào ngày 5-3-2011, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận người dân Trung Quốc đang oán giận ghê gớm vì tỷ lệ lạm phát leo thang, giá nhà đất và lương thực quá cao, tình trạng tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo và nạn xâm chiếm đất đai gia tăng…

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Chuyện ô nhục và chuyện cao cả

(Trò chuyện giữa luật sư Dương Hà và nhà giáo Phạm Toàn)


Phạm Toàn – Chào Dương Hà. Đừng buồn. Đời còn nhiều người buồn hơn mình. Phải tự ra lệnh: cấm buồn!… Nào, bây giờ nói chuyện bình tĩnh. Thật nực cười. Mỗi lần tôi gọi điện cho Dương Hà, đều thấy nhạc hiệu “Mời anh hãy đến quê hương chúng tôi”. Đó là một giai điệu đẹp chứa đựng những tình cảm đẹp của cả một dân tộc khi vẫn còn hăm hở đi theo tiếng gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hôm nay, liệu Dương Hà còn nghĩ là mình sẽ hăm hở như thế không?

Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí

Nguyễn Đình Đăng

“Trận đánh Chernobyl” là nhan đề bộ phim tài liệu sản xuất năm 2007 nói về tai nạn hạt nhân lớn nhất trong lịch sử do con người gây ra. Đó là vụ nổ lò phản ứng tại nhà máy điện nguyền tử (NMĐNT) Chernobyl (Ukraine) xảy ra vào ngày 26/4/1986. Vụ nổ đã khiến hơn 40 ngàn dân trong vùng giáp nhà máy bị nhiễm bụi phóng xạ gấp 100 lần phóng xạ của hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản, và mây phóng xạ lan khắp châu Âu. Ngoài những tai hoạ khủng khiếp do phóng xạ gây ra, bộ phim còn phát hiện một “nguyên tố” nguy hiểm không kém các nguyên tố phóng xạ như iodine 131, hay cesium 137. Nguyên tố đó có tên là Lie 86 (Dối trá năm 1986). Trong lời giới thiệu của bộ phim có đoạn: “Dựa trên những tài liệu tối mật quốc gia chỉ mới được tiết lộ vào thập niên 1990 khi Liên Xô sụp đổ, bộ phim đã phát giác một sự che giấu có hệ thống sự thật của thảm họa, bao gồm cả khả năng xảy ra một vụ nổ thứ hai do magma nóng chảy trong lò gây ra, mà đám mây phóng xạ có thể biến toàn châu Âu thành vùng đất không thể sinh sống được. Cố gắng của nhà nước Xô Viết nhằm ngăn chặn tai họa này đã kéo dài hơn 7 tháng và đã phải hy sinh số phận của hàng ngàn binh sĩ, thợ mỏ và các công nhân khác.”

NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐƯỢC GHI TRƯỚC CỔNG PHIÊN TOÀ XỬ CÙ HUY HÀ VŨ

Nguyễn Thượng Long

Sáng 4 tháng 4 / 2011 tôi trở dậy sớm hơn mọi ngày, đảo qua vài băng sóng trên chiếc radio cũ rích để nắm bắt tin tức, chưa kịp tắt đài thì đã có người gọi cửa. Vợ tôi ra mở cửa và trở vào cho tôi biết có người muốn gặp tôi. Tôi bảo: Bà ra mời người ta vào, chắc lại chuyện về phiên toà xử CHHV rồi đây. Đúng như tôi phỏng đoán, khách là một nhân viên an ninh trẻ, người đã tham gia bắt giữ tôi ngày nào tại cửa hàng photo trên đường Quang Trung của Quận Hà Đông. Anh ta rất lịch sự hỏi tôi: Chú định đi đâu bây giờ đấy? Tôi bảo: Sao ông cứ quan tâm đến việc riêng của tôi thế nhỉ? Không biết tôi có còn chút tự do cá nhân nào nữa không? Nói vậy, tôi cũng chẳng việc gì phải dấu anh ta, tôi bảo: Tôi muốn qua chia sẻ với Luật Sư Trần Lâm về sự bất hoà giữa cụ với vợ và em gái của Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, người lẽ ra sẽ là thân chủ của cụ trong phiên toà sáng nay, sau đó tôi sẽ ra phiên toà ít nhất cũng để hít thở cái không khí pháp đình dù chắc chắn sẽ chỉ dặt dẹo ngoài đường! Viên an ninh trẻ vẫn kiên nhẫn: Ra đó là quyền của chú thôi, theo cháu chú không nên ra đó làm gì, chắc chắn chú không thể đến gần toà được.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Vợ TS Cù Huy Hà Vũ: ‘Chắc chắn chúng tôi sẽ kháng án’

Nam Phương/Người Việt

 LTS: Ngày 5/4/2011 nhật báo Người Việt phỏng vấn luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Hôm 4/4/2011 ông Vũ, 54 tuổi, bị tòa án thành phố Hà Nội kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế mà các luật sư biện hộ đều nói phiên tòa sai hoàn tòan thủ tục hình sự tố tụng. Trên hết, ông không làm gì trái với hiến pháp và luật pháp Việt Nam. Bà Hà bị tước quyền luật sư biện hộ cho chồng và chỉ được ngồi theo dõi phiên xử ngắn ngủi.


Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà.

Dính bẫy việt vị

Nguyễn Huệ Chi

Đã có quá nhiều lời chê trách, bực bội, thậm chí chửi bới đốp chát về một phiên tòa gọi bằng công khai mà chẳng ra công khai, gọi bằng dân chủ mà chẳng ra dân chủ, được trình diễn ngay giữa một Thủ đô bắt buộc phải có cách ứng xử văn hóa thế mà rõ là thiếu văn hóa thậm tệ. Không khí ở ngoài Tòa án thì cho vây bọc bằng đủ loại quân vàng quân xanh với giày mũ mới cứng, áo quần nguyên nếp láng bóng, với hàng rào sắt, xe cộ, dùi cui, thiết bị chặn sóng truyền tin… quan trọng hóa đến mức làm người ta ngỡ như sắp xảy ra quang cảnh Thiên An Môn năm nào – Chắc trong tâm lý cấp điều khiển từ khi bắt ông Tiến sĩ đến nay luôn luôn thấp thỏm bất an và không còn biết tin vào ai nên đã… bé cái nhầm! Người viết mấy dòng này xem đi xem lại tin tức dồn dập trên Internet muốn phát bộn, nay mà chen vào nói nữa e chỉ nhàm tai độc giả.

Chuyện của một nhà báo tác nghiệp tại phiên tòa Cù Huy Hà Vũ

Đào Tuấn

Cảm giác đầu tiên của mình về phiên xử Cù là hình như khâu tổ chức đã “nghiêm trọng hoá vấn đề” quá mức cần thiết. Tại sao lại không coi chính xác nó là một phiên toà hình sự, dù tội danh là “tuyên truyền chống nhà nước”. Mấy thằng mình đứng hút thuốc, nhổ râu vặt trước cổng toà thống kê thấy có đủ sắc lính: Đông nhất là “Dê cu dê ka”, cảnh sát áo xanh, giao thông, cơ động đứng kín mấy ngã tư. An ninh- đương nhiên- và cũng đương nhiên là complet, cà vạt. Bảo vệ mũ vuông đứng chật sân. Quãng hơn 9h, thấy có mấy chục tay đeo băng đỏ kiểu vệ binh tàu, đi hàng 4 lượn qua trước toà. Chả hiểu sao, lại có cả 3 đồng chí cảnh sát PCCC. Xe đặc chủng cũng có mấy loại: Bịt bùng biển xanh. Đen xì đóng số 80B. Xe ò oe. Rồi thì cứu thương, cứu hoả. Xe 3 cột ăng ten râu nom rất quái. Và lạ nhất là có tới 3 chiếc bus túc trực sẵn ngay trước cổng toà. Tới 8h30 thì đoạn phố Hai Bà bị chặn hoàn toàn khiến ngay cả những người chưa từng nghe cái tên CHHV cũng cảm thấy rằng đây là một vụ rất rất nghiêm trọng. Rồi báo chí được tận mắt chứng kiến cảnh một thanh niên bị xốc nách lôi đi, chắc do mất trật tự trị an.

Những đóa hoa tặng Hà Vũ

Ngô Nhân Dụng

Văn phòng của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã nhận được rất nhiều bó hoa do người Hà Nội đem tặng trong buổi chiều ngày Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị xử, theo lời thuật của Mạng Người Buôn Gió. Khi nghe tuyên án, ông Cù Huy Hà Vũ đã nói: “Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam sẽ phá án cho tôi.” Những chùm hoa tặng là bằng chứng: Nhân dân xóa bỏ phá bản án phi lý đó.

Ls. Nguyễn Thị Dương Hà lên tiếng sau vụ xử Ts. Cù Huy Hà Vũ

Tuyết Đan – Radio CTM

Tuyết Đan: Tuyết Đan xin kính chào quý thính giả và xin kính chào luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Thưa Luật sư, chúng tôi được biết là vào trưa ngày hôm nay, ngày 4 tháng 4, nhà cầm quyền Việt Nam đã tuyên án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam và 3 năm quản chế. Xin Luật sư có thể tường thuật lại diễn tiến của phiên toà này đã xảy ra như thế nào cùng quý thính giả của đài không ạ.

Phản ứng quốc tế về vụ xử Cù Huy Hà Vũ

1. Tin tổng quát – Quốc tế lên án phiên xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Thanh Phương


Trụ sở của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DR)

Việc Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù trong phiên xử ngày hôm qua tại Hà Nội đã gây phản ứng mạnh của quốc tế, đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Tuyên chiến với pháp quyền?

Hoàng Hưng

Tôi không thể tin vào mắt mình khi đọc những bài tường thuật nhanh vụ xử luật gia Cù Huy Hà Vũ với bản án đã được sắp sẵn rất nặng dành cho anh: 7 năm tù giam + 3 năm quản chế.

Vì đây là vụ án chính trị chưa từng có trong chế độ do Đảng Cộng sản cầm quyền, xét về nhiều mặt:
- xét xử một người xuất thân từ gia đình cách mạng lớn, nổi tiếng cả về chính trị lẫn văn hóa.

Phản ứng của giới trí thức VN về phiên tòa

Quỳnh Chi (RFA)
Phiên tòa xử TS Luật Cù Huy Hà Vũ vừa chấm dứt với bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế cho con trai nhà thơ Cù Huy Cận.


Bên ngoài TAND Hà Nội, nơi xử TS Luật Cù Huy Hà Vũ
ngày 04/04/2011 - AFP photo


Mặc dù phiên tòa đã khép lại nhưng dư luận về nó còn chưa lắng dịu. Những người trí thức phản ứng như thế nào về phiên tòa này?

Làm luật sư cho chính mình

Quỳnh Chi: Trước tiên là một số nội dung trao đổi giữa Quỳnh Chi và GS Phạm Toàn từ Hà Nội.
Ông nhận xét như thế nào về phiên tòa cũng như về kết quả bản án?

GS Phạm Toàn: Đó là một phiên tòa lưu manh, ô nhục.

Phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer về bản án đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Beattie và Trà Mi  (VOA)


Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trước tòa ở Hà Nội, 04/04/2011

Hình: Reuters

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Thông tín viên Beattie của Đài VOA, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, giáo sư Carl Thayer thuộc Đại Học New South Wales ở Australia, nói rằng vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có phần chắc đã được mang ra thảo luận tại các cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, và hình phạt coi như đã được ấn định sẵn.

Cảm xúc về bản án dành cho con trai hai nhà thơ Huy Cận – Xuân Diệu

Hà Đình Sơn

Hôm nay, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã “xuống tay” 07 năm tù giam và 03 năm quản chế với con ruột nhà thơ Huy Cận, cháu ruột đồng thời là con nuôi nhà thơ Xuân Diệu, hai nhà thơ Việt Nam.

Theo Chủ tọa phiên tòa thông báo tại tòa rằng phiên tòa xét xử công khai nhưng quyết định xét xử không ghi là xử công khai hay xử kín vì do lỗi của thư ký “đánh máy”. Các Luật sư và bị cáo đều yêu cầu Chủ tọa phiên tòa cho công bố toàn văn từng tài liệu của vụ án (Điều 214 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định) để bên buộc tội và bên gỡ tội làm căn cứ tranh tụng, còn bị cáo từ đó cũng biết rõ những tài liệu đó có phải đúng 100% là của mình hay không, sau đó Hội đồng xét xử sẽ nghị án. Một phiên tòa xét xử đúng thì phải làm như vậy. Nhưng Chủ tọa phiên tòa nhất định không thực hiện yêu cầu đã được pháp luật quy định rõ ràng này.