Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu Hằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu Hằng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Thu Hằng (RFI): Pháp đổi chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trước sự hung hăng của Trung Quốc

Từ hai năm nay, Pháp từng bước thay đổi chiến lược đối phó với Trung Quốc, một « đối thủ toàn diện » của khối 27 nước và được ngầm nêu trong « Chiến lược hợp tác của Liên Hiệp Châu Âu tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương » công bố hôm 19/04/2021. Paris nhận thấy chủ quyền, lợi ích của Pháp trong vùng biển rộng lớn này bị tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đe dọa.

Trước Hạ Viện Pháp ngày 19/02, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly không vòng vo lên án Trung Quốc « coi thường luật lệ về tự do lưu thông trên biển », « đầu tư ồ ạt vào vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương », nơi Pháp có 13 tỉnh, vùng và 1,5 triệu công dân sinh sống. Cụ thể hơn, « cứ bốn năm, Trung Quốc lại xây dựng lực lượng tương đương với Hải Quân Pháp, có nghĩa là mức tăng trưởng theo cấp số nhân. Rõ ràng là sự hiện diện và vũ khí trang bị có thể gây ra mối đe dọa », theo nhận định của chuẩn đô đốc Jean Mathieu Rey, chỉ huy vùng Thái Bình Dương của Hải Quân Pháp, trên đài RFI ngày 09/05.

Thắt chặt hợp tác ngoại giao


Chiến lược của Pháp được điều chỉnh trên hai mặt, ngoại giao và quân sự. Về mặt ngoại giao, lần đầu tiên Pháp họp cấp bộ trưởng với Ấn Độ và Úc (hai nước trong Bộ Tứ - QUAD) ngày 13/04 đề cập đến những lợi ích chung : bảo đảm tự do lưu thông hàng hải trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương nơi chiếm đến 60% GDP toàn cầu.

Ngoại trưởng ba nước còn ký chung một diễn đàn, bên lề hội nghị G7 tại Luân Đôn, về những cẳng thẳng trong khu vực rộng lớn này do « những tham vọng bành trướng ngày càng lớn, vi phạm luật pháp quốc tế và sự ổn định trật tự thế giới », đồng thời khẳng định đóng góp tiềm lực vững chắc để bảo vệ những lợi ích chung. Dù không nêu đích danh nhưng rõ ràng Trung Quốc là một bên được nhắc đến.

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

Thu Hằng (RFI): Đã đến lúc Úc chấm dứt hợp đồng cho thuê cảng Darwin 99 năm với Trung Quốc

Bộ Quốc Phòng Úc đang xem xét lại hợp đồng cho tập đoàn Trung Quốc Landbridge thuê cảng Darwin (miền bắc) trong vòng 99 năm. Thủ tướng Scott Morrison khẳng định “chính phủ sẽ hành động” nếu “cơ quan tình báo cho rằng có những rủi ro đối với ninh quốc gia” liên quan đến hợp đồng trị giá 506 triệu đô la Úc (390 triệu đô la Mỹ).

Cuối năm 2020, Úc thông qua một đạo luật cho phép chính phủ liên bang hủy bỏ các thỏa thuận được ký kết giữa các bang và nước ngoài. Nhờ biện pháp này, một biên bản ghi nhớ giữa chính quyền bang Victoria và Trung Quốc liên quan đến dự án Một Vành Đai, Một Con Đường đã được hủy bỏ.

Cảng Darwin, được tập đoàn Trung Quốc Landbridge ca ngợi trong một đoạn video quảng cáo năm 2019 là một trong những mắt xích của dự án hạ tầng đầy tham vọng của chủ tịch Tập Cận Bình, hiện trở thành một điểm chiến lược quan trọng đối với an ninh quốc gia Úc. Vì vậy, theo ông Peter Jennings, giám đốc điều hành của ASPI, “đã đến lúc chấm dứt hợp đồng cho thuê cảng Darwin” với bốn điểm thay đổi được nêu trong bài phân tích ngày 04/05/2021.

Thứ nhất, Trung Quốc, dưới thời Tập Cận Bình, ngày càng hung hăng tìm cách thống trị vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, hất Mỹ để trở thành lực lượng quân sự chính trong vùng, làm suy yếu các đồng minh của Hoa Kỳ và trừng trị mọi ý kiến đi ngược lại mong muốn của Bắc Kinh.

Hiện giờ Canberra “vỡ mộng” về “khả năng lớn mạnh của Trung Quốc chia sẻ trách nhiệm hỗ trợ an ninh trong khu vực và thế giới” được ca ngợi trong Sách Trắng Ngoại Giao của Úc năm 2017. Trung Quốc tung hoành ở Biển Đông và biển Hoa Đông, uy hiếp Đài Loan, đe dọa Úc... Theo nhà nghiên cứu Úc, Bắc Kinh tỏ rõ mục đích phá vỡ trật tự thế giới, thay vào đó là sự kiểm soát chuyên quyền.

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Thu Hằng (RFI): Việt Nam gia tăng hợp tác quân sự với Israel nhằm làm chủ công nghệ quốc phòng

Israel là nhà cung cấp vũ khí thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Nga, vào năm 2019, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhoml (SIPRI). Ngoài hợp tác quân sự, Israel còn là một trong những nước hiếm hoi chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại cho Việt Nam, ví dụ dây chuyền sản xuất súng bộ binh Galil ACE 31/32 tại Nhà máy Z-111 thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng.

Theo báo chí trong nước, đây là cơ hội cho Việt Nam “đi tắt đón đầu” để làm chủ công nghệ thiết bị quốc phòng vì không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng chia sẻ cho các đối tác chiến lược như Israel. Trong khi nhiều nước phương Tây dè chừng về việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam vì “lằn ranh đỏ” do Mỹ dựng lên, Israel đã biết lựa chọn những vũ khí có mức độ liên quan vừa phải đến những công nghệ nguồn của Mỹ để chuyển giao.

Binh chủng Hải quân đánh bộ (lính thủy đánh bộ) của Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều vũ khí Israel nhất. Hợp đồng thiết bị quân sự Việt Nam - Israel tập trung chủ yếu dưới ba hình thức : mua toàn bộ một hệ thống (1), mua thiết bị cho một hệ thống (2) và chuyển giao công nghệ (3).

Để hiểu hơn về hợp tác đối tác quốc phòng Việt Nam-Israel, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, chuyên gia về Việt Nam, giám đốc khu vực châu Phi - châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

*****

RFI : Việt Nam đã thay đổi quan điểm để thiết lập quan hệ với Israel như thế nào và từ khi nào, trong khi Hà Nội ủng hộ Palestine trong thời gian rất lâu ?

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Thu Hằng (RFI): Donald Trump có giữ được hào quang để trở lại năm 2024 ?

Hội nghị Chính trị Bảo thủ (CPAC) tại Orlando, bang Florida, Mỹ, là cơ hội để những người ủng hộ nhiệt thành được gặp lại « thần tượng » Donald Trump và là dịp để cựu tổng thống Mỹ đo lường mức độ tín nhiệm sau khi rời Nhà Trắng.

Vẫn khẳng định đã bị « cướp » chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020, ông Donald Trump để ngỏ khả năng « chiến đấu với (phe Dân Chủ) lần thứ ba ». Nhưng liệu ông Trump còn giữ được hào quang từ giờ cho đến bốn năm tới không ?

Hiện tại, ông Donald Trump vẫn giữ được ảnh hưởng trong lòng những người hâm mộ và trong nội bộ đảng Cộng Hòa. Theo một cuộc thăm dò của đại học Suffolk và báo USA Today, được trang The Guardian trích dẫn ngày 22/02, 46% cử tri của ông Donald Trump sẵn sàng theo ông nếu cựu tổng thống Mỹ lập đảng mới, còn 42% cho rằng vụ xử truất phế càng khiến họ ủng hộ ông Trump hơn.

Tuy nhiên, cựu tổng thống sẽ vẫn là « một người Cộng Hòa », là « tương lai của đảng Cộng Hòa », theo bài diễn văn ngày 28/02 của ông tại CPAC với khẳng định « phong trào yêu nước bền bỉ và tự hào của chúng ta mới chỉ bắt đầu và cuối cùng chúng ta sẽ chiến thắng ». Ông Trump tự tin rằng « với sự hỗ trợ của các bạn, chúng ta sẽ chiếm lại Hạ Viện, rồi Thượng Viện và sau đó là một tổng thống Cộng Hòa sẽ hân hoan trở lại Nhà Trắng ».

Tuy nhiên, « cần phải trụ được suốt bốn năm tới ». Đây là chuyện không dễ dàng, theo nhận định của Sylvain Cypel, nhà báo Pháp chuyên về Hoa Kỳ của tạp chí Le 1, khi trả lời France Info tối 28/02.

Bị truyền thông sao nhãng


Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Thu Hằng – RFI (Điểm báo Pháp): Biden muốn lập kế hoạch “tập thể”, “có tổ chức” đối phó Trung Quốc

Tái lập cân bằng quyền lực Trung-Mỹ là chủ trương của tổng thống Joe Biden, được báo Le Figaro dành hai trang đề cập. Nhật báo thiên hữu nhận định chủ trương cứng rắn của tổng thống tiền nhiệm Donald Trump sẽ vẫn được ông Joe Biden duy trì nhưng bằng một chiến lược khác.

Theo Le Figaro, từ khi lên nhậm chức, ông Joe Biden thể hiện ít nhất ba điểm khác biệt với người tiền nhiệm.

Thứ nhất, ông không vồ vập gọi điện ngay cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như tổng thống Trump từng làm, nhằm giữ khoảng cách với với nhà lãnh đạo từng bị ông gọi là “tên du côn” khi vận động tranh cử. Ba tuần, sau khi gọi điện hết cho các đồng minh, đối tác trên thế giới, ông gọi điện nguyên thủ Trung Quốc vào ngày 12/02, nhân dịp Tết Nguyên đán.

Mọi bất đồng đều được ông Biden nêu trong cuộc điện đàm dài hai tiếng. Washington đề cao “bảo vệ an ninh, sự phồn vinh, cách sống của dân tộc Mỹ”, duy trì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và mở” trong khi Trung Quốc liên tục tiến các quân cờ ở châu Á. Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” về “các biện pháp đối xử bất công và cưỡng bức” của Trung Quốc, trấn áp ở Hồng Kông, “vi phạm nhân quyền” ở Tân Cương…

Chủ tịch Trung Quốc công nhận “những bất đồng” nhưng nhắc đến “hợp tác” và “tôn trọng lẫn nhau”, đồng thời đặt ra vài lằn ranh đỏ mà Washington phải “thận trọng” : Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương là “chuyện nội bộ” của Trung Quốc.

Thứ hai, thời gian ba tuần còn được giải thích ở việc tổng thống Mỹ muốn tham khảo ý kiến của các đồng minh và đối tác về kế sách đối phó với Trung Quốc. Nói một cách khác, ông Joe Biden muốn có sức mạnh “tập thể” và phương sách “có tổ chức”, khác với thái độ khó lường, bốc đồng của ông Donald Trump.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

Thu Hằng: Hệ quả của việc Mỹ cáo buộc Trung Quốc "diệt chủng" người Duy Ngô Nhĩ

Chính quyền Mỹ cáo buộc Trung Quốc «diệt chủng» người Duy Ngô Nhĩ, phạm «tội ác chống nhân loại». Bắc Kinh lập tức bác bỏ «những lời dối trá phi lý», trả đũa Hoa Kỳ bằng cách trừng phạt 28 quan chức của chính quyền Trump, trong đó có cựu ngoại trưởng Mike Pompeo, người luôn kịch liệt chống Trung Quốc.

Hoa Kỳ trở thành nước đầu tiên lên án một quốc gia khác phạm tội «diệt chủng». Người Duy Ngô Nhĩ trở thành nạn nhân của «hàng loạt tội ác chống nhân loại» do chế độ Bắc Kinh gây nên ít nhất là từ tháng 03/2017. Trong thông cáo cuối cùng ngày 19/01/2021 với tư cách là ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo cáo buộc Bắc Kinh tìm cách «hủy diệt người Duy Ngô Nhĩ một cách hệ thống».

Theo giới chuyên gia nước ngoài, có gần 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, theo Hồi giáo, tại Tân Cương đã phải đi cải tạo chính trị trong những «trung tâm dạy nghề» được rào chắn bảo vệ nghiêm ngặt, hơn 500.000 người được cho là bị cưỡng bức làm việc trên những cánh đồng trồng bông, phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị ép triệt sản, các đền thờ Hồi Giáo bị phá hủy…

Biện pháp biểu tượng


Quyết định thể hiện rõ lập trường cứng rắn của Mỹ, và sẽ được tiếp tục dưới thời chính quyền mới, trong cuộc đối đầu chưa hồi kết với Trung Quốc, từ thương mại, đến cạnh tranh công nghệ, ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cũng như các hồ sơ Hồng Kông và Đài Loan.

Tuy nhiên, cáo buộc Bắc Kinh «diệt chủng» chỉ mang tính biểu tượng, một đòn «tấn công ngoại giao», làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh. Còn về mặt pháp lý, thì rất khó để trừng phạt chính quyền Trung Quốc, theo phân tích của giáo sư luật quốc tế Thibaut Fleury Graff, thuộc trường đại học Rennes (Pháp) với báo 20 minutes ngày 21/01.

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Thu Hằng (RFI): Người Duy Ngô Nhĩ - Quân tốt bị thí cho Bắc Kinh vì lợi ích kinh tế các nước Hồi Giáo

Số phận của khoảng 50.000 Duy Ngô Nhĩ sống ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị đe dọa với hiệp định dẫn độ song phương được Trung Quốc phê chuẩn ngày 26/12/2020. Hiệp định được ký vào năm 2017 đang chờ được đưa ra bỏ phiếu ở Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ để được tổng thống Recep Tayyip Erdogan ký phê chuẩn.

“Chống khủng bố là một trong phần quan trọng của hiệp định” nhưng “không nhắm đích danh một tổ chức hay một nhóm người cụ thể”, theo trấn an của một chuyên gia Trung Quốc thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại ở Bắc Kinh, được báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 26/12. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại, người Duy Ngô Nhĩ ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị quy chụp là “khủng bố” và bị dẫn độ về Trung Quốc, trừ khi họ đáp ứng một trong ba điều kiện : có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ, có giấy phép cư trú hoặc trong trường hợp chính quyền Ankara nghi ngờ Trung Quốc cho dẫn độ để xét xử về những tội chính trị.

Tuy nhiên, thông tín viên đài truyền hình France 24 tại Istanbul cho biết những người thuộc diện hai trường hợp đầu là rất hiếm. Riêng trường hợp thứ ba, có nhiều khả năng sẽ bị bỏ qua vì Thổ Nhĩ Kỳ đang rất cần hợp tác kinh tế với Trung Quốc, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ankara với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đang ở mức căng thẳng. 

Erdogan: Từ “người hùng” thành “đao phủ” đối với người Duy Ngô Nhĩ ?


Trả lời đài RFI ngày 28/12, chuyên gia Bayram Balci, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế (CERI), trường Khoa học Chính trị Pháp, cho rằng để cứu đất nước khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng với tỉ lệ thất nghiệp dao động 13% từ một năm nay, nếu “phải hy sinh người Duy Ngô Nhĩ, chính quyền của tổng thống Erdogan có thể sẽ làm vậy. Chính phủ muốn đặt lợi ích kinh tế, quyền lợi của quốc gia lên trước, rồi mới đến những chuyện khác”.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Thu Hằng (RFI): Việt Nam trước Đại hội Đảng - Yếu tố Trung Quốc và lá bài Hoa Kỳ

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng Cộng Sản Việt Nam dự kiến diễn ra vào tháng 01/2021. Khoảng 1.600 đại biểu toàn quốc sẽ bầu ra Ban chấp hành Trung ương đảng mới gồm 180 ủy viên. Ngoài khó khăn trong việc bầu ra “tứ trụ” lãnh đạo Việt Nam trong nhiệm kỳ 2021-2025, “yếu tố Trung Quốc” vẫn hiện hữu trong việc xây dựng chính sách đối ngoại của Việt Nam cho những năm tới.


Bắc Kinh khăng khăng đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, bất chấp phản đối của một số nước ASEAN, đặc biệt là các nước ven Biển Đông và nhiều nước trên thế giới. Hoa Kỳ lên án lập trường của Trung Quốc, gia tăng các chiến dịch vì tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông và yêu cầu tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Những điểm này được nêu trong Dự thảo Báo cáo chính trị chuẩn bị cho Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XIII : “Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. ASEAN có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn”.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, có ảnh hưởng lớn đến đường lối lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ nhiều năm gần đây, Hà Nội điều chỉnh chính sách để tránh quá phụ thuộc vào nước láng giềng phương bắc, mở rộng và cải thiện quan hệ ngoại giao, thương mại với các đối tác phương Tây và các nước dân chủ, đặc biệt là Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ có chính quyền mới vào tháng 01/2021 được Hà Nội hết sức chú ý. Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức một hội nghị trực tuyến ngày 12/11 để cập nhật cho các báo cáo viên, cũng như dự báo về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ mới và những tác động đối với tình hình quốc tế và khu vực.

“Yếu tố Trung Quốc” tác động như nào đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam cho những năm tới, trong bối cảnh thay đổi chính quyền ở Mỹ ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc khu vực châu Phi - châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

*****

RFI : Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XIII diễn ra vào tháng 01/2021. Liệu đây có phải là thời điểm tế nhị cho Hà Nội trong bối cảnh chưa rõ chính sách cụ thể của chính quyền mới của Hoa Kỳ đối với Biển Đông, cũng như trong khu vực ?

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Thu Hằng (RFI): Biển Đông - Lợi / thiệt gì nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa PCA ?

Những đòi hỏi của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông ngày càng bị nhiều nước phương Tây lên án vì trái với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Điều này cho thấy các nước không chấp nhận việc Trung Quốc ngang nhiên khống chế, gia tăng quân sự hóa vùng biển được coi là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới.

Ngoài phản đối của những nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc, lần đầu tiên Washington chính thức công bốLập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách tại Biển Đông” vào ngày 13/07/2020. Tiếp theo, Úc vào ngày 23/07 và ba nước châu Âu, Pháp, Đức và Anh vào ngày 16/09, đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc xác định những đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông của Bắc Kinh là “không có cơ sở pháp lý” và “không có giá trị” theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).


Bối cảnh hiện nay có thuận lợi cho Việt Nam nếu tính đến việc kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ? Việt Nam sẽ được gì, mất gì nếu kiện ? Hà Nội có sẵn sàng nhân nhượng để lập mặt trận chung với Philippines đối phó Trung Quốc không ? Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp, tiếp tục trả lời một số câu hỏi của RFI.


Tạp chí Việt Nam hôm nay, 12/10/2020, giới thiệu Phần 2 - "Biển Đông : Lợi - thiệt gì nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa PCA ?".

*****


RFI : Chúng ta đã đề cập phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 tác động như thế nào đến đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Giả  sử Việt Nam kiện những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ra trước Tòa Trọng Tài Quốc Tế, Việt Nam có thể phản đối những điểm nào ?


Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Thu Hằng (RFI): ASEAN chông chênh giữa Mỹ và Trung Quốc

Chưa bao giờ các nước ASEAN rơi vào tình trạng tế nhị và lưỡng nan như hiện nay trong mối quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ Biển Đông đến khu vực tranh giành ảnh hưởng, Đông Nam Á trở thành điểm nóng trong khi cả thế giới đang chống dịch Covid-19.

Tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông cho thấy rõ sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Chuyên gia Lucio Blanco Pitlo III, trên báo mạng Hồng Kông South China Morning Post ngày 07/05/2020, cho rằng Trung Quốc cần một « điểm nóng » để đánh lạc hướng công luận trong nước về cách xử lý khủng hoảng, bị công luận thế giới chỉ trích.

Bắc Kinh kích động tinh thần dân tộc thông qua các cuộc tập trận rầm rộ thể hiện sức mạnh quân sự được chiếu trên truyền hình Nhà nước để khẳng định không lơ là « bảo vệ chủ quyền » trước « những khiêu khích » của đối thủ, vừa được Hoàn Cầu Thời Báo (05/05) chỉ đích danh là Hoa Kỳ.

Washington, thông qua ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper, liên tục lên án Bắc Kinh « đục nước béo cò», lợi dụng cả thế giới chống dịch để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trong cuộc họp báo ngày 05/05, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ phát biểu : « Trong khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch tuyên truyền sai lệch nhằm chuyển hướng chỉ trích và đánh bóng hình ảnh, chúng tôi tiếp tục chứng kiến cách hành xử hung hăng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ đe dọa tầu hải quân Philippines đến đâm chìm tầu cá Việt Nam và đe doạ các nước khác phát triển dầu khí ngoài khơi ».

Tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải và thịnh vượng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh ngày 06/05. Trước đó, trang Taipei Times ngày 06/05, trích phát biểu của đại sứ Đài Loan ở Hoa Kỳ, cho biết đích thân tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho Hải Quân Mỹ tái lập vai trò kiểm soát và bảo đảm tự do hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương do lo ngại Trung Quốc chiếm ưu thế trong trật tự thế giới thời hậu dịch Covid-19. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực, liên minh an ninh giữa Mỹ các đồng minh, đối tác trong vùng sẽ bị xói mòn…

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Thu Hằng (RFI): Nhà báo Thụy Điển - Sẽ không có đồng thuận Việt-Trung về Biển Đông

Không quân Trung Quốc luyện tập bắn đạn thật ở Biển Đông. Ảnh do báo Japan Times chụp lại trên truyền hình Trung Quốc ngày 29/09/2018.Capture d'image www.japantimes.co.jp

Trên trang Asia Times ngày 15/11/2019, nhà báo Bertil Lintner nhận định : “Việt Nam và Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng thuận về Biển Đông”. Những lý do được nhà báo Thụy Điển đưa ra, có thể được tóm lược trong bốn ý chính, nhấn mạnh đến thái độ coi thường luật pháp quốc tế, thiếu trung thực của Trung Quốc, cũng như hành vi cậy lớn ăn hiếp các nước nhỏ trong vùng. 

UNCLOS 1982 : Trung Quốc ký nhưng từ chối áp dụng 


Lý do đầu tiên là bất đồng về việc áp dụng luật pháp quốc tế, cụ thể là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cả Việt Nam và Trung Quốc cùng ký. 

Trong hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển khu vực”, diễn ra tại Hà Nội ngày 06-07/11/2019, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung cho rằng những xung đột gần đây ở bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cần được giải quyết theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Hà Nội không loại trừ khả năng đưa vụ việc ra Tòa Trọng Tài Thường trực La Haye. 

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Thu Hằng (RFI): Hà Nội qua cảm xúc của một cựu đại sứ Pháp

Phố cổ Hà Nội vào thu cây bàng lá đỏ

Ngày 14/07/2016, lần cuối cùng ông Jean-Noël Poirier chủ trì lễ Quốc khánh Pháp với tư cách là đại sứ Pháp tại Việt Nam. Tiếng nhạc rộn ràng, tiếng chúc mừng, cười nói, nhưng tâm trí của ông đồng thời hướng ra phía ngoài thành phố, nơi để lại cho ông biết bao kỉ niệm trong bốn năm làm đại sứ. 

Khác với đa số đại sứ thường viết hồi kí, ông Jean-Noël Poirier chọn làm phim Mon Hanoi - Hà Nội của tôi để lưu lại cảm xúc, cũng như chia sẻ quan sát của ông về người dân Việt Nam qua cách sống của họ ở Hà Nội. Vì những thước phim sống động, những lời tự sự thân mật, dễ đi vào lòng người và ít hàn lâm hơn, như giải thích của ông với RFI Tiếng Việt. 

“Ở Hà Nội, ngay lập tức tôi có cảm giác như đang ở nhà, tôi thấy rất thoải mái. Ở Hà Nội, tôi có cảm giác gần gũi, thân quen. Khi phân tích sâu hơn một chút cảm giác này, tôi thấy Hà Nội có gì đó hơi giống Paris khi tôi còn trẻ trong những năm 1960-1970. Đó là một thành phố còn rất bình dân, rồi sau đó phát triển nhanh chóng với những công trình được xây khắp nơi, nhưng lại luôn giữ được nếp sống dân dã ở góc phố. 

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Thu Hằng/RFI: Cuộc tấn công thương mại của Donald Trump thử lửa "tình bạn" với Tập Cận Bình

Donald Trump ký quyết định áp thuế nhập khẩu nhắm 
vào thép và nhôm ngày 08/03/2018.
REUTERS/Leah Millis TPX IMAGES OF THE DAY

Người Việt có câu : Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.Phải chăng tổng thống Mỹ Donald Trump đâm sau lưng « ông bạn » Tập Cận Bình khi cuối cùng chỉ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc ? Chủ nhân Nhà Trắng đã quyết định tạm ngừng áp dụng mức thuế mới với sáu nước và đồng minh (Liên Hiệp Châu Âu, Canada, Mêhicô, Úc, Achentina, Brazil và Hàn Quốc).

Quyết định tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh ông Donald Trump, nguyên là doanh nhân 71 tuổi, kể từ khi vào Nhà Trắng không ngừng ca ngợi « mối quan hệ tuyệt vời » với nhiều nhà lãnh đạo thế giới : tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, tổng thống Nga Putin hay tổng thống Achentina Mauricio Macri. Nhưng « mối quan hệ tốt đẹp nhất », có vẻ được ông Trump tâm huyết nhất, vẫn là với chủ tịch Tập Cận Bình, người trở thành nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông (1949-1976).

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Thu Hằng: Đầu tư Trung Quốc: Tại sao châu Âu phải theo dõi chặt chẽ hơn?

Ông Lý Thư Phúc (Li Shufu) - nhà sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn Geely
của Trung Quốc - đại biểu Quốc Hội Trung Quốc,
trả lời truyền thông trước lễ bế mạc kỳ họp Quốc Hội ngày 20/03/2018.
REUTERS/Stringer

Ngày 24/02/2018, tỉ phú Trung Quốc Lý Thư Phúc (Li Shufu), chủ tập đoàn công nghiệp Geely, sở hữu 9,6% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của Daimler, công ty mẹ Mercedes-Benz và Smart, đã khiến công luận Đức sững sờ.

Theo đánh giá trong bài phân tích của nhật báo kinh tế Les Echos (22/03/2018), thêm một thương vụ của Trung Quốc khiến nhiều nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại thực sự, đồng thời đặt câu hỏi « Các nhà đầu tư Trung Quốc : Tại sao châu Âu phải theo dõi chặt chẽ hơn ? »

Khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào châu Âu, 75 tỉ euro chỉ trong năm 2016, tương đương với cả tổng đầu tư của 10 năm trước đó. Nổi bật là cảng Pirée của Hy Lạp được bán cho tập đoàn Cosco ; nhà sản xuất robot Đức Kuka bị tập đoàn điện máy gia dụng Midea thâu tóm ; Club Med của Pháp nằm dưới sự điều hành của tập đoàn Phục Tinh (Fosun) ; cổ đông chính của tập đoàn Accor là Cẩm Giang (Jin Jiang) ; nhà sản xuất xe hơi Đông Phong (Dongfeng) chiếm 1/3 vốn của tập đoàn Peugeot ; Ý cũng không phải là trường hợp ngoại lệ với hãng lốp Pirelli cũng bị chuyển sang tay người Trung Quốc vào năm 2015.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Thu Hằng/RFI: Ký ức, thời gian dưới ngòi bút của Kazuo Ishiguro, Nobel Văn Học năm nay

Nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro, 
tân khôi nguyên Nobel Văn Học 2017, trả lời phỏng vấn 
bên ngoài nhà riêng tại Luân Đôn, 
ngày 05/10/2017.REUTERS/Toby Melville

“Bằng những cảm xúc dạt dào, văn chương của ông (Kazuo Ishiguro) đánh thức góc sâu thẳm, huyền bí trong chúng ta về mối liên hệ với thế giới” “Hãy lấy một chút từ Jane Austen, một chút từ Franz Kafka, thêm một phần của Marcel Proust và bạn có được điều gì đó giống phong cách viết của Kazuo Ishiguro”. Bằng những từ ngữ trên, Viện Hàn Lâm Thụy Điển nhận xét về tân khôi nguyên Nobel Văn Học 2017, nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro.

Theo cha mẹ đến Anh Quốc từ năm 6 tuổi, Kazuo Ishiguro (sinh ngày 08/11/1954 tại Nagasaki) chưa từng nghĩ một ngày sẽ theo nghiệp văn chương. Ông từng mơ biểu diễn ghi-ta trên sân khấu nhạc rock hơn là cầm bút, vì 5 tuổi, cậu bé Kazuo đã biết chơi piano và 14 tuổi, đã chơi thành thạo ghi-ta.
Suốt thời thanh niên trong những năm 1970, Kazuo Ishiguro không đoái hoài đến văn chương vì “có rất ít nhà văn gây phấn khích, ngoài Kerouac và Beat Generation”, như ông từng thổ lộ với tạp chí L’Express năm 1997 khi giới thiệu với độc giả Pháp cuốn The Unconsoled (tạm dịch : Kẻ không khuây khỏa).

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Thu Hằng/RFI: Quốc tế chuẩn bị tăng cường trừng phạt Bắc Triều Tiên

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasilly Nebenzia ( trái) 
nói chuyện với đại sứ Trung Quốc Lưu Kết Nhật ( giữa ) 
và đại sứ Mỹ Nikki Haley sau cuộc họp Hội Đồng Bảo An ngày 04/09/2017.
REUTERS/Joe Penney

Sau vụ thử hạt nhân ngày 03/09/2017 của Bình Nhưỡng, trong một dự thảo trừng phạt được trình bày ngày 06/09 trước 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ muốn cấm vận dầu lửa sang Bắc Triều Tiên, đồng thời cấm nước này xuất khẩu hàng vải sợi may mặc. Hãng tin AFP cho biết Washington cũng muốn phong tỏa tài sản do Kim Jong Un trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát và chấm dứt nguồn thu của lao động Bắc Triều Tiên trên khắp thế giới.

Về phía Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 07/09 tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Vương Nghị đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An « phải phản ứng hơn nữa bằng cách thông qua những biện pháp cần thiết » đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Vương Nghị cho rằng « trừng phạt và gây sức ép » đối với chế độ Kim Jong Un « chỉ là một nửa biện pháp chủ chốt để giải quyết » vấn đề Bắc Triều Tiên. Nửa còn lại « thông qua con đường đối thoại và đàm phán. Chỉ khi nào hội tụ được cả hai điều kiện đó mới có thể giải quyết được vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ».

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Thu Hằng/RFI: Bão Harvey : Tổng thống Trump và biến đổi khí hậu

Tổng thống Mỹ Donald Trump nghe báo cáo về hoạt động cứu trợ 
nạn nhân bão Harvey, tại Corpus Christi, Texas, ngày 29/08/2017.
-- REUTERS/Carlos Barria


Sau bang Texas, đến lượt bang Lousiana phải đối mặt với lụt lội vì mưa lớn từ cơn bão Harvey, hoành hành từ ngày 25/08/2017. Tổng thiệt hại về tài sản được ước tính từ 30 tỉ đến 100 tỉ đô la. Hiện có 33 người thiệt mạng vì bão, con số này ít hơn nhiều so với 1.836 người chết trong cơn bão Katrina, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương và liên bang.

Khác với người tiền nhiệm Cộng Hòa Georges W. Bush, tổng thống Donald Trump đã không đánh giá thấp cơn bão Harvey và nhanh chóng đến vùng bị thiên tai để chia sẻ và động viên người bị nạn và lực lượng cứu trợ. Là người luôn nghi ngờ về biến đổi khí hậu, tổng thống Donald Trump nghĩ gì về cơn bão Harvey, có sức tàn phá hơn do nhiệt độ trên vịnh Mêhicô cao hơn rất nhiều vì hiện tượng trái đất nóng lên ?

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Thu Hằng/VOA: Bắc Triều Tiên, cường quốc hạt nhân mới

Áp phích của Bắc Triều Tiên lên án các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ 
và các nước thù địch: "Không gì cản được chúng ta", ngày 17/08/2017.
-- KCNA/via REUTERS


Bắc Triều Tiên, cường quốc hạt nhân mới

Thu Hằng/VOA


Ngày 15/08/2017, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố « tạm ngừng » kế hoạch bắn tên lửa đến gần đảo Guam của Mỹ, nằm ngoài khơi Thái Bình Dương và sẽ « quan sát thêm thái độ ngu xuẩn và ngớ ngẩn của người Mỹ ». Theo nhật báo Le Monde (17/08/2017), quyết định này làm hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực, nhưng cũng cho thấy một thực tế : « Bắc Triều Tiên gia nhập nhóm các cường quốc hạt nhân » trên thế giới.

Sau 5 vụ thử hạt nhân từ năm 2006, trong đó có hai vụ diễn ra trong năm 2016, Bắc Triều Tiên không còn nằm ở « ngưỡng » sở hữu hạt nhân, mà đã trở thành một nước hạt nhân được trang bị khả năng tên lửa đạn đạo. Giới chuyên gia phương Tây bất đồng về số lượng đầu đạn mà Bình Nhưỡng có thật sự (khoảng 60 theo báo cáo mới nhất của Cơ quan tình báo quân sự Mỹ, DIA, hoặc 20 theo một số chuyên gia khác) và về khả năng hoạt động của các tên lửa. Nhưng tất cả đều nhất trí về « sự phát triển đáng báo động » trong những tiến bộ đạt được của Bắc Triều Tiên.

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Thu Hằng/RFI: Trung Quốc cam kết với Philippines không bành trướng thêm ở Biển Đông

Ảnh minh họa : Phiên họp Quốc Hội Philippines, ngày 22/07/2017.
REUTERS/Dondi Tawatao

Trung Quốc bảo đảm với Philippines sẽ không chiếm thêm thực thể hay lãnh thổ tại Biển Đông trong một thỏa thuận giữ « nguyên trạng » đàm phán với Manila. Hai bên đồng thời nỗ lực tăng cường hợp tác song phương.

Phát biểu trước các nghị sĩ tại phiên họp Quốc Hội ngày 14/08/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, Delfin Lorenzana, cho biết : « Trung Quốc sẽ không chiếm thêm thực thể mới tại Biển Đông và cũng không xây thêm công trình trên bãi cạn Scarborough ».

Tuy nhiên, ông Lorenzana không đưa ra bình luận trước các nghị sĩ về sự kiện ngày 12/08 khi 5 tầu Trung Quốc áp sát đảo Thị Tứ (Pag-asa) do Philippines kiểm soát trong quần đảo Trường Sa.

Trong khi đó, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano tuyên bố Manila đang nghiên cứu với Bắc Kinh một « thỏa thuận thương mại » để thăm dò và khai thác dầu khí tại các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông với mục đích thương mại và kéo dài trong vòng một năm.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Thu Hằng: Trung Quốc muốn độc chiếm Mêkông

Quá trình xây dựng đập trên sông Mêkông 
ở tỉnh Xayaburi, Lào. - @International Rivers

Loạt chủ đề nhẹ nhàng dành cho mùa hè tiếp tục được đưa trên trang nhất các tuần báo Pháp. “Ai làm gì trong cuộc sống vợ chồng?” là câu hỏi lớn của L’Obs, “Homère, bậc thầy tư duy của nền văn minh chúng ta” được Le Point đề cập trên trang nhất, L’Express đưa độc giả khám phá “Những bí mật của làn da” còn trang nhất của Courrier international là hình ảnh như thây ma của “Jeff Bezos, phù thuỷ của Amazon”.

Liên quan đến châu Á, tuần báo Courrier international đăng bài “Dòng sông Mêkông được vẽ lại”, trích dịch từ báo Bangkok Post. Bắc Kinh muốn biến dòng sông này thành một tuyến đường trong mạng lưới vận tải, vốn đã chằng chịt, để chuyển hàng hóa Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á.