Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu Hà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu Hà. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

Thu Hà: Hội nghị Trung ương 5 và nội tình của đảng

Hội nghị Trung ương 5 khoá 13 của đảng cộng sản Việt Nam sẽ nhóm họp vào ngày 4-5-2022 và dự kiến sẽ bế mạc sáng 10-5-2022. Thông tin cho hay, hội nghị lần này ngoài việc “lập trình” và định hướng các nội dung cho kỳ họp thứ 3 quốc hội khoá 15 diễn ra từ ngày 23-5 đến 17-6-2022, thì nội dung còn lại chỉ tập trung vào xây dựng tổ chức đảng, chỉnh đốn đảng và kỷ luật đảng. Ngoài ra, Bộ Chính trị trình đề nghị trung ương bàn và thông qua việc thành lập Ban phòng chống tham nhũng và tiêu cực cấp tỉnh.

Đúng như nhiều đồn đoán, ông Nguyễn Phú Trọng không có ý định chuyển giao quyền lực để rút lui khỏi chính trường lúc này. Ba lý do mà phe ông Trọng loan ra: Một là thời điểm chưa “chín muồi”, hai là chưa có được sự đồng thuận cao trong đảng cho nhân sự kế vị, ba là dân chúng mong ông Trọng ngồi hết nhiệm kỳ để “đốt lò”.

Sau cú đột quỵ ở Kiên Giang hồi tháng 4-2019, ngày 6-4-2022, ông Nguyễn Phú Trọng “vi hành” đoạn đường dài hơn…150km để thăm tỉnh Quảng Ninh. Có lẽ ông Trọng muốn minh chứng cho đồng đảng thấy được sức khoẻ của ông vẫn ổn, không vấn đề gì.

Thật ra, nguyên nhân lớn nhất buộc ông Trọng ở tuổi 78 phải ngồi lại là, do nội bộ đảng ở thượng tầng đang lục đục, các phe nhóm chính trị tranh quyền không nhượng. Trước thềm hội nghị 5, trong hai ngày 28 và 29-4-2022 khi Vương Đình Huệ thăm Trà Vinh, Vĩnh Long, thì Phạm Minh Chính cũng làm việc ở Sóc Trăng. Hình như cả hai nhân vật ứng viên sáng giá kế vị chiếc ghế Tổng Bí thư đang tranh thủ lấy lòng các đồng chí Nam Bộ.

Những cuộc “so găng” để hạ bệ lẫn nhau đã thành truyền thống trong đảng CSVN. Chỉ cần tung bằng chứng một trong ba yếu tố: Có vấn đề về lý lịch và lập trường, sai phạm trong đạo đức và lối sống, tham nhũng và bảo kê; thì lập tức một chính trị gia sẽ nhanh chóng trở thành tội đồ của đảng.

Hội nghị Trung ương 5 lần này, dự kiến là hai Uỷ viên BCH Trung ương Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long sẽ lên “thớt”, do dính vào đại án Việt Á. Nhẹ thì bị cách chức, nặng thì có thể bị đuổi ra khỏi Trung ương đảng khoá 13  như trường hợp Trần Văn Nam, bí thư tỉnh Bình Dương.


Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

Thu Hà: Hồi kết của đại tá tình báo Nguyễn Duy Linh và Vũ “nhôm”

Vụ án đại tá Nguyễn Duy Linh, cựu Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, đương kim Cục trưởng Cục B05, Bộ Công an, can tội “nhận hối lộ”, sắp vào giai đoạn cuối. Viện Kiểm sát Tối cao đang hoàn tất cáo trạng truy tố, để tống đạt cho các bị can và chuyển sang toà án xét xử. Các bị can bị truy tố gồm:

– Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4, Bộ luật Hình sự 2015, có khung hình phạt từ 12 dến 20 năm tù giam.

– Nguyễn Duy Linh, tội danh “Nhận hối lộ”, được quy định tại Điều 354, khoản 4, Bộ luật Hình sự năm 2015, có khung hình phạt 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.

– Hồ Hữu Hòa, tội “Môi giới hối lộ” theo quy định tại Điều 365, khoản 4, Bộ luật hình sự năm 2015, có khung hình phạt từ 8 đến 15 năm tù giam.

Quay ngược thời gian, vụ án ly kỳ này có nhiều điều bao phủ trong bức màn bí ẩn.

Nguyễn Duy Linh mang lon đại tá từ năm 2017, giữ chức vụ Phó tổng cục trưởng, Ủy viên Đảng ủy Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Tuy nhiên trước tháng 6/2017, thượng tá Vũ “nhôm” chỉ làm việc, báo cáo trực tiếp với các “đại ca” Đại tướng Trần Đại Quang, Thượng tướng Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành, Trung tướng Phan Hữu Tuấn… Vì vậy, tầm cấp phó như Linh, con một ông thứ trưởng Bộ Công an nghỉ hưu, có lẽ Vũ “nhôm” không mấy quan tâm.

Cho đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2017, thân thế Vũ “nhôm” bị bóc mẽ và hàng loạt văn bản “Tuyệt mật” giúp Vũ “nhôm” cướp công sản, đất vàng… bị lộ ra, bày công khai trên các trang “lề dân”, lúc ấy các “đại ca” và Vũ “nhôm” hốt hoảng. Có tin cho biết rằng, trước chuyến thăm cấp cao chính thức Cộng hòa Belarus (từ ngày 26 đến 28/6/2017) và Liên bang Nga (từ ngày 28/6 đến 1/7/2017) của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân, cùng đoàn đại biểu Việt Nam, Bộ Chính trị đã nhóm họp và có yêu cầu Trần Đại Quang không được can thiệp và tránh xa, để các cơ quan chức năng xử lý “vấn đề Phan Văn Anh Vũ”.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Báo Tuổi Trẻ phỏng vấn nhà phê bình Lại Nguyên Ân về "Ba người khác" – một tác phẩm mới của Tô Hoài

Nguồn : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=175952&ChannelID=10

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân.
Ảnh: Việt Dũng
Tuổi Trẻ - Không quá bất ngờ, nhưng vẫn là một sự ngỡ ngàng với khá đông bạn đọc: ở tuổi 86, nhà văn Tô Hoài vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình. 

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, người đọc bản thảo Ba người khác từ rất lâu, đã chia sẻ những suy nghĩ khi cầm trên tay ấn bản cuốn tiểu thuyết vừa được Nhà xuất bản Đà Nẵng làm “bà đỡ”.

* Thưa ông, thêm một cuốn sách viết trực diện về cải cách ruộng đất. Và lần này thì được ký bằng một cái tên đầy trọng lượng “Tô Hoài”, ông có nghĩ là cuốn sách sẽ tạo nên một dấu ấn mới trong văn học VN hôm nay?

- Tôi tin thế. Mỗi tác phẩm của Tô Hoài bao giờ cũng có một giá trị nhất định, dù ít hay nhiều. Nổi bật nhất là giá trị tư liệu. Hiếm người nào có được những thông tin chính xác và tinh tế như ông về phong tục, tập quán, về những chi tiết, lề thói, về phong cảnh hay sự vật của VN xưa kia, không chỉ thành thị mà còn cả nông thôn, miền núi. 

Trong cuốn tiểu thuyết này, vượt trên những điều đó rất nhiều là chân dung sinh động, chân thực và cuốn hút một cách buồn thảm về một thời kỳ không thể quên trong lịch sử hiện đại VN. Ông viết với tâm thế của người vừa trong cuộc, vừa có độ lùi để quan sát, chiêm nghiệm, rút tỉa. Tôi thấy cuốn tiểu thuyết này sẽ hấp dẫn được nhiều đối tượng độc giả: đọc vì tò mò xem thời ấy nó thế nào, đọc để thấm thía, và cả người đọc để xem “cụ Tô Hoài” đổi mới phong cách thế nào.

* Nhà văn Tô Hoài vốn được coi là bậc thầy trong việc miêu tả chi tiết. Trong Ba người khác, các chi tiết ngồn ngộn và trần trụi đến mức người ta có cảm giác nó đã trở nên “tự nhiên chủ nghĩa”, ông có thấy điều đó cần thiết cho tác phẩm không?


Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Thu Hà : Cựu Bí thư thành Hồ - “Vô sản lưu manh” (báo Tiếng Dân ngày 7, 10, 12 tháng 3, 2020)

Lê Thanh Hải sinh năm 1950, xuất thân từ ấp Điều Hoà, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Năm 13 tuổi, một chữ bẻ đôi không có, cậu bé gốc Hoa tên Lê Thanh Hải lang thang, lần mò lên Sài Gòn kiếm sống. Một lão hàn gò người Tàu ở quận 5 thương tình, cho phụ việc và dạy cho Lê Thanh Hải nghề thợ hàn. 

Khi quân lực Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam để kìm chân Trung Cộng và ngăn chặn Cộng sản Bắc Việt nam tiến, những thằng bé vô học, du thủ du thực, như Lê Thanh Hải được lực lượng cộng sản nằm vùng lôi kéo vào đội quân có tên “Biệt Động thành”. Nhiệm vụ chính được giao là ném lựu đạn giết lính Mỹ và binh sĩ VNCH, ám sát các thành phần trí thức viên, chức phục vụ nền Đệ Nhị Cộng hoà. 

Cứ giết được nhiều người thì sẽ được phong là “dũng sĩ”. Tàn sát càng nhiều người, gây kinh hoàng, ghê sợ, vang dội khắp miền Nam, những người lập được “chiến công” đó sẽ được phong “anh hùng”. Máu của dân miền Nam và lính Sài Gòn đã được những kẻ như Lê Thanh Hải đổi thành những tấm huy chương đỏ rực, gắn trên ngực áo sau này. 

Khái niệm “vô sản lưu manh” do Karl Marx và Friedrich Engels đặt ra đầu tiên trong quyển “Ý thức hệ Đức”, xuất bản năm 1845. Hai ông Mác và Ăng-ghen dùng nguyên văn là “Lumpenproletariat”, trong đó “Lumpen” có nghĩa là “giẻ lau; giẻ rách” còn “Proletariat” là “[giai cấp] vô sản”. “Lumpenproletariat” có nghĩa là “vô sản khố rách áo ôm”, gọi tắt là “vô sản khố rách”, mà Trung Quốc cũng dịch “Lumpenproletariat” thành 流氓无产阶级(lưu manh vô sản giai cấp). Và Lê Thanh Hải đã sớm ghi tên mình vào danh sách “vô sản lưu manh” như thế.

“Vô sản lưu manh” Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy thành Hồ. Ảnh: Zing

Là một con người cơ hội, năm 1980, Lê Thanh Hải cậy người mai mối, tiếp cận, tán tỉnh Trương Thị Hiền, em gái của Trương Mỹ Lệ, khi đó là Bí thư Thành đoàn. Hiền là con gái của bà Sáu Hòa, là một trùm biệt động thành. Trương Thị Hiền được cả Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt nhận làm con nuôi, vì thế từ khi cưới được Trương Thị Hiền, Lê Thanh Hải lên như diều gặp gió.