Hiển thị các bài đăng có nhãn Thoibao.de. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thoibao.de. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021
Nguyễn Duy - Thời Báo (Đức): Đi ăn mày nhưng thích làm kẻ cả, da mặt Vương Đình Huệ dày đến đâu?
Người ta nói, liêm sỉ và da mặt tỷ lệ nghịch với nhau. Liêm sỉ càng lớn thì da mặt càng mỏng, mà liêm sỉ càng bé thì da mặt càng dày. Cho đến nay, chính quyền CS Việt Nam đã không dùng tiền người dân để mua vaccine chích cho dân mà họ lại dùng tiền ấy để gởi ngân hàng và đi xin vaccine các nước khác. Nói chung là đi ăn mày các nước giàu. Phận nước nghèo luôn là vậy. Để cho đất nước này nghèo là do lỗi của ĐCS chứ không ai khác.
Chuyện chính quyền CS đi khắp nơi trên thế giới xin viện trợ từ các nước giàu rồi dùng số tiền đó làm những dự án mà quan chức có thể tham nhũng được. Đây là nỗi nhục quốc thể và là một trong các lý do nước Việt Nam bị thế giới xem thường. Tuy nhiên, quan chức CS đi ra nước ngoài thường rất thích lên giọng kẻ cả, muốn chỉ dạy cho thế giới rằng, đảng làm thế này đảng làm thế kia.
Ông Vương Đình Huệ là người có học hành tốt, tuy nhiên về cốt cách thì ông không thoát khỏi cốt cách láu cá của người CS. Vẫn không có liêm sỉ và thích thể hiện. Với xứ càng văn minh chừng nào thì những kẻ thích thể hiện lại càng bị coi thường.
Công luận hiện nay đang ngán ngẩm trước thái độ của vị chủ tịch Quốc hội CSVN một mặt đi xin xỏ vaccine nhưng vẫn lên giọng “chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với thế giới”. Có thể nói, việc chống dịch của chính quyền CS hiện nay có thể gói trong hai chữ đơn giản, đó là “đại bại”. Tệ hại đến mức, trang Nikkei Asia đã xếp khả năng chống dịch của Việt Nam ở vị trí đội sổ, vị trí 121/121. Nếu có liêm sỉ thì ắt ông Vương Đình Huệ đã thấy thành tích tệ hại đó là nỗi nhục. Tuy nhiên vì da mặt quá dày, dường như ông Vương Đình Huệ không thấy nỗi nhục đó. Thành tích tệ hại của ĐCS đã bị ông Vương Đình Huệ biến thành một thứ thành tích ảo diệu mà thế giới nên học hỏi.
Chuyến ăn mày Châu Âu và câu chuyện gã mặt dày
Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021
Ngọc Thảo: Hạt giống đỏ Nguyễn Chí Vịnh bị loại đau đớn, đâu là nguyên nhân?
Con trai của đại công thần chế độ Nguyễn Chí Vịnh được biết đến như là một hạt giống đỏ bất khả xâm phạm ở quân đội, tuy nhiên ngày 31/5 vừa qua đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp của ông tướng nhiều tai tiếng hơn danh tiếng này.
Nguyễn Chí Vịnh là con trai ông Nguyễn Chí Thanh, một công thần của chế độ. Thời ông Nguyễn Chí Thanh còn sống, ông này kèn cựa với Võ Nguyên Giáp chứ không phải dạng vừa.
Cũng vì là con trai của Nguyễn Chí Thanh nên Nguyễn Chí Vịnh đi vào đời binh nghiệp và tiến thân. Vấn đề là ông Vịnh nhận được nhiều sự nâng đỡ từ những người trước đây vốn là lính của Bố ông.
Là con nhà tướng nên ông Vịnh được đưa vào Học Viện kỹ thuật quân sự, để đào tạo làm sĩ quan và là dạng sĩ quan được cơ cấu lên cao. Những hạt giống đỏ như ông Vịnh dù là trong thời chiến cũng khó mà có cơ hội ra chiến trường. Chiến trường là nơi dành cho những người không có thân thế. Họ muốn liều mình để đổi lấy thành tích nhưng ông Vịnh thì không cần như vậy, cứ học hành như là một cậu ấm rồi sau đó được cơ cấu lên cao chứ không cần phải phấn đấu nhiều.
Tướng Lê Đức Anh, Đặng Vũ Chính là người dưới quyền Nguyễn Chí Thanh. Khi Nguyễn Chí Vịnh vào quân đội, ông được hai người này nâng đỡ. Được biết, Lê Đức Anh là một người có thực quyền, cho đến ngày ông ngồi vào ghế chủ tịch nước thì thực quyền của ông cũng rất lớn. Ngay cả khi về hưu tiếng nói của Lê Đức Anh cũng rất có trọng lượng. Sở dĩ ông Lê Đức Anh có quyền lực như vậy cũng bởi ông nắm trong tay tổng cục tình báo quân đội, còn gọi là tổng cục 2.
Sau khi ra trường một thời gian ông Vịnh lên được thượng úy thì sau đó được Lê Đức Anh và Đặng Vũ Chính đưa về Cục-2, tiền thân của TC2. Trong 10 năm ông Vịnh lên làm Tổng cục trưởng Tổng Cục Tình Báo quân đội.
Nguyễn Chí Vịnh một thời làm mưa làm gió
Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021
Hương Nhung: Mất quyền lực, bà Nguyễn Thị Kim Ngân “nghẹn ngào” nhìn đàn em bị xử
Nguyễn Thị Kim Ngân là một cái tên mà nhiều người sẽ còn nhắc nhiều. Là một phụ nữ từng giữ chức vụ cao nhất trong ĐCS, là người phụ nữ đầu tiên vào được tứ trụ và bà cũng là người miền nam đầu tiên nắm chức bí thư một tỉnh miền Bắc – tỉnh Hải Dương.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân gốc Bến Tre và được điều ra trung ương rất sớm. Năm 1995 bà được điều ra Hà Nội làm chức thứ trưởng Bộ tài Chính là phó cho ônh Hồ Tế và sau đó là làm phó cho Nguyễn Sinh Hùng. Chính vì ra trung ương sớm nên có thể nói bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người phụ nữ có mối quan hệ rộng nếu so với những nữ chính khách trước bà và sau bà. Đến năm 2002 bà Ngân được điều về Hải Dương – Quê Hương của ông Nguyễn Văn Linh làm bí thư tỉnh ủy.
Người mà từ trung ương được bổ về làm bí thư tỉnh là dạng luân chuyển cấp bộ, sau khi hoàn thành vai trò lãnh đạo địa phương, bà Ngân về Trung ương sẽ được bố trí vị trí cao hơn.
Sau khi thôi làm bí thư tỉnh Hải Dương bà Ngân về chính phủ làm thứ trưởng bộ tài chính 1 tháng, sau đó làm thứ trưởng bộ thương mại 18 tháng và sau đó là lên chức bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội từ năm 2007 đến 2011.
Sau khi hết làm bộ trưởng bà chuyển sang Quốc hội và đã leo lên chức cao nhất trong Quốc hội như mọi người đã biết.
Như vậy thì bà Nguyễn Thị Kim Ngân có mối quen biết ít nhất 2 địa phương, thứ nhất là Bến Tre quê hương của bà, thứ nhì là tỉnh Hải Dương – nơi bà làm bí thư tỉnh.
Ở Trung ương, bà Ngân làm chủ yếu ở Chính Phủ và Quốc hội. Bà làm trong chính phủ từ thời ông Võ Văn Kiệt với vị trí là thứ tưởng Bộ Tài Chính. Bà Ngân đã làm việc ở Chính phủ trải qua 3 đời thủ tướng, đó là thủ tướng Võ Văn Kiệt, thủ tướng Phan Văn Khải và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau này bà là người thuộc phs cánh Nguyễn Tấn Dũng. Nói thế để thấy, bà Ngân có mối quan hệ rộng như thế nào.
Nhờ Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tiến lên ghế chủ tịch quốc hội
Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021
Ngọc Thảo: Mới lên thủ tướng, Phạm Minh Chính liền về Miền Tây hợp sức cùng Ba Dũng
Việc Phạm Minh Chính phớt lờ đề xuất của nhóm lợi ích Hà Tĩnh gạt Đặng Quốc Khánh chọn Nguyễn Thanh Nghị cho ghế bộ trưởng Bộ Xây Dựng thì rõ ràng, Phạm Minh Chính đã ngầm ủng hộ ai rồi.
Việc Phạm Minh Chính càng ngày càng tỏ thái độ ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng ắt hẳn làm cho ông Nguyễn Phú Trọng khó chịu, tuy nhiên thế lực của ông Phạm Minh Chính hiện nay không phải là thế lực mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm gì được. Cũng tựa như thời Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, thì thời ông Phạm Minh Chính cũng vậy, cũng là thế lực ngang ngửa với thế lực Nguyễn Phú Trọng chứ không hề kém cạnh. So với Nguyễn Xuân Phúc, ông Phạm Minh Chính hơn rất xa.
Thế lực Thanh Hóa có 6 ủy viên trung ương đảng, trong đó có một ủy viên Bộ Chính trị chính là ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính thì rất mạnh. Trong các ủy viên trung ương đảng gốc Thanh Hóa, có ông Lê Ngọc Quang làm tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Ông này rất quan trọng, đài truyền hình Việt Nam là một trong 4 ông lớn của truyền thông nhà nước trong đó có Báo Nhân Dân, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền Hình Việt Nam VTV và Thông Tấn Xã Việt Nam. Mỗi bước đi chiến lược của Phạm Minh Chính đều được dọn đường bởi đài truyền hình Việt Nam. Đây là lợi thế.
Thanh Hóa là địa phương thuộc miền Bắc, như vậy nhóm lợi ích Thanh Hóa được làm đại biểu quốc hội đại diện cho miền bắc mang thông điệp của thủ tướng truyền đến chính quyền mà những người này đại diện. Còn miền nam xa xôi, ông Phạm Minh Chính cần phải nắm những địa phương này để sức ảnh hưởng của ông Chính trải đều khắp đất nước. Đó là điều cần thiết. Khi còn làm thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho Hải Phòng để nắm thành phố phía Bắc này, thì tương tự hiện nay ông Phạm Minh Chính cũng muốn làm đại diện cho đơn vị hành chính miền nam để gây ảnh hưởng của ông lên khu vực này.
Cần Thơ là thành phố lớn thứ nhì ở Miền Nam sau TP. HCM
Nếu nói TP. HCM là trái tim của cả miền nam thì Cần Thơ là trái tim miền tây nam bộ. Cả khu vực miền nam chỉ có 2 thành phố trực thuộc trung ương, đó là Sài Gòn (chính quyền Việt Nam gọi là TP.HCM) và thành phố Cần Thơ.
Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021
Thời Báo (Đức): Để vượt Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính tạo “đế chế riêng” như thế nào?
Để thắng đối thủ thì phải củng cố sức mạnh phòng thủ trên sân nhà. Với Nguyễn Phú Trọng, thì sân nhà là ban bí thư, với ông Phạm Minh Chính thì sân nhà là chính phủ. Với ông Trọng, sân nhà của ông đã được ông chăm lo vun đắp từ hơn 10 năm qua, tuy nhiên với ông Phạm Minh Chính thì Chính phủ là ngôi nhà mới, tuy đông người nhưng sự gắn kết nhau chưa có. Vì vậy việc họp hành, giao trách nhiệm và quyền hạn cho ai là rất cần thiết. Các ban bộ ngành của chính phủ rất đông, nếu tạo nên một khối đoàn kết thì chính phủ có thể lấn lướt được ban bí thư chứ không đơn giản.
Trong chính phủ thường ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ có cài người của ông vào đấy. Việc này như gầy dựng thế lực “nội gián” vậy. Năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã cấy Vương Đình Huệ vào chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhưng không ổn, chỉ hơn 1 năm, ông Vương Đình Huệ bị buộc phải rời khỉ chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng về ban bí thư nắm trưởng ban kinh tế trung ương.
Phạm Minh Chính là một lãnh đạo trẻ hơn so với ông Trọng rất nhiều, có bản lĩnh và học hỏi những ưu điểm của Nguyễn Phú Trọng trong vấn đề đấu đá trên chính trường cũng rất hiệu quả. Cách đây 5 năm, ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng và ngồi ghế thủ tướng một cách hiền lành để được an phận, kết quả là ông Phúc không bị víu lạ tấn công như Trần Đại Quang nhưng ông ta cũng không thể ngồi được chiếc ghế thủ tướng sang nhiệm kỳ thứ hai.
Ông Phạm Minh Chính thì hoàn toàn khác ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Chính có năng lực hơn và có tham vọng hơn. Với kết quả đấu đá ở đại hội 13 cho thấy ông Phạm Minh Chính hoặc bằng hoặc hơn ông Nguyễn Tấn Dũng chứ không thể thua. Với một con người như vậy thì ông Phạm Minh Chính ắt có kế hoạch xây dựng cho mình một sức mạnh ngay trong nội bộ chính phủ. Lần này trong chính phủ ông Phạm Minh Chính có cả con trai ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy dù muốn hay không, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng phải ủng hộ Phạm Minh Chính vô điều kiện.
Cuộc họp đầu tiên của chính phủ
Ngày 15/4 ông Phạm Minh Chính có cuộc họp đầu tiên của chính phủ. Cuộc họp này ông Phạm Minh Chính ưu tiên 8 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021
Thời Báo (Đức): Không “gãi ngứa” được Lê Thanh Hải, Nguyễn Phú Trọng đem Tất Thành Cang ra trút giận
Tánh của ông Nguyễn Phú Trọng là hay “đánh chó đá mèo”. Trường hợp này người dân Việt Nam đã chứng kiến cách hành xử của ông Trọng với Đinh La Thăng.
Có thể nói vụ án Đinh La Thăng là vụ điển hình cho cách hành xử như vậy. Đã 10 năm, trong đó có 5 năm ông Nguyễn Tấn Dũng tại chức và 5 năm ông Dũng đã nghỉ hưu mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa đưa được Nguyễn Tấn Dũng vào lò. Không đốn cây thì ông Trọng cho tỉa cành.
Thuộc hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng bị trút giận cũng bởi đơn giản tại vì người đó là thuộc hạ ông Dũng, người mà từng làm ông Trọng nuốt không trôi khi phải nghẹn ngào khóc ở hội nghị trung ương 6 khóa 11.
Nỗi hận đó có lẽ giờ đây ông Nguyễn Phú Trọng đã trút hết lên đầu Đinh La Thăng. Càng bất lực trước ông Dũng thì ông Nguyễn Phú Trọng càng hành hạ Đinh La Thăng nhiều hơn. Giờ đây, ông Đinh La Thăng đã bị lôi ra tòa 4 lần và bị buộc phải bồi thường thiệt hại số tiền rất lớn 830 tỷ đồng.
Tính ra Đinh La Thăng còn may, chứ Trần Bắc Hà thì không được như vậy. Trần Bắc Hà là đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng nắm mảng ngân hàng. Khi ông Nguyễn Phú Trọng cho bắt giam Trần Bắc Hà thì không biết vì lí do gì, có phải là do “trút giận quá tay” hay không mà ông Hà chết tại đơn vị tạm giam thuộc Bộ Quốc Phòng.
Được biết, đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng có 3 người, đó là Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải và Trần Bắc Hà. Trong đó Trần Bắc Hà thì chết khi tạm giam, Đinh La Thăng thì bị lôi từ tòa án này đến tòa án khác. Chỉ còn một mình Hoàng Trung Hải là tương đối an toàn. Sở dĩ Hoàng Trung Hải tránh được sự hành hạ của ông Nguyễn Phú Trọng là bởi vì, Hoàng Trung Hải có dính đến yếu tố Trung Quốc mà làm ông Trọng chùn tay?!
Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021
Hương Nhung: Cha “thất sủng”, nhưng vì sao Phạm Bình Minh lại thăng tiến?
Phạm Bình Minh, sang nhiệm kỳ thứ 2 làm ủy viên Bộ Chính Trị đã nắm chức phó thủ tướng thường trực. Trong các phó thủ tướng, nếu không có gì đột biến thì chiếc ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ là của Phạm Bình Minh. Rất Thuận Lợi.
Cho tới nay, Phạm Bình Minh là thái tử đảng có lý lịch minh bạch mà tiến thân cao nhất trong bộ máy chính quyền CS. Đến con ông Lê Duẩn, con ông Lê Đức Anh còn chưa tiến thân cao đến thế.
Từ xưa đến nay, để tiến thân cao hầu hết là những thái tử đảng có lý lịch mơ hồ thôi như ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và mới đây là ông Võ Văn Thưởng.
Trước ông Phạm Bình Minh thì thái tử đảng có lí lịch minh bạch thường tiến không cao, ví dụ như Nguyễn Chí Vịnh, Lê Mạnh Hà, Nguyễn Xuân Anh vv… vì sao có những trường hợp trớ trêu như vậy?
Bởi đơn giản lý lịch ngầm thừng là được cha mẹ thật gởi gắm cho một ai đó. Và chỉ người đó biết và nâng đỡ. Lý lịch ngầm của những thái tử đảng không được ghi ra giấy trắng mực đen nên không bị soi xét kỹ. Ví dụ như sự tiến thân của ông Nguyễn Tấn Dũng là do bàn tay ông Võ Văn Kiệt và ông Lê Đức Anh. Trong lý lịch công khai, người ta ghi cha của ông Nguyễn Tấn Dũng là người tên Nguyễn Tấn Thủ nào đó, một nhân vật vô danh. Tuy nhiên nhân vật vô danh đó lại gởi gắm tương lai con mình cho cả ông Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh chăm sóc? Thấy vô lý không?
Khi có một lý lịch ngầm như vậy thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ né được bàn tay đối thủ cha mình đì. Trong khi đó những nhân vật mà nhận lời gởi gắm cứ nâng đỡ và Nguyễn Tấn Dũng đã tiến thân không ai cản nổi là vậy. Nguyễn Tấn Dũng có lí lịch mơ hồ, nhưng ông lại tiến thân nhanh hơn cả con trai ông sau này. Nguyễn Thanh Nghị có lý lịch công khai, nhưng khổ nỗi, ông Dũng bị ông Trọng xem là cái gai nên ông Trọng đổ hết những sự bực tức đó lên đầu cậu con. Thế là Nguyễn Thanh Nghị tiến thân cứ trầy trật, đến giờ vẫn chưa vào Bộ Chính Trị.
Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021
Bích Ngọc: Lê Thanh Hải lập liên minh chống đỡ nhóm Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Văn Nên?
Phải nói Lê Thanh Hải là một con cá bự, chỉ riêng Tất Thành Cang – một thuộc hạ của Lê Thanh Hải thôi thì ông Nguyễn Phú Trọng đành bất lực, ông phải đợi khi bổ nhiệm Nguyễn Văn Nên và làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chính Minh mới thực hiện được.
Đến nỗi mất 2 năm, ông Nguyễn Phú Trọng cho Tô Lâm bắt em trai Lê Thanh Hải là Lê Tấn Hùng mang ra Hà Nội khai thác cũng không ăn thua. Và mới đây, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Văn Nên đã rảnh tay thì ông đã cho báo chí réo tên ông Lê Thanh Hải. Việc làm đó được hiểu là phát súng lệnh mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động.
Được biết, khi mới về nắm chức bí thư thành ủy chưa được bao lâu, bản thân thì chưa có chức ủy viên Bộ Chính Trị nhưng ông Nguyễn Văn Nên đã phát biểu mạnh miệng trên báo, mà người ta cho rằng đó là lời tuyên chuyến với Thế Lực Ngầm tại TP. HCM, mà cụ thể là người đứng đầu nhóm Lê Thanh Hải.
Khi bắt cá, tất nhiên người ta bắt con dễ bắt trước, sau đó mới tìm lưới, tìm phương tiện, tìm đủ người thì người ta sẽ săn cá bự. Ông Nguyễn Văn Nên đã bắt Tất Thành Cang trong lúc ông ta đang là ủy viên trung ương đảng. Nghĩa là ông Nguyễn Văn Nên là đương kim ủy viên trung ương đảng cho bắt một cựu ủy viên trung ương đảng. Một thành tích đáng nể của ông bí thư thành ủy người gốc Tây Ninh.
Như vậy, đến hôm nay khi mà ông Nguyễn Văn Nên đã vào được Bộ Chính Trị. Nguyễn Phú Trọng đã trao cho ông quyền lực lớn hơn thì ắt ông Nên cần phải có trách nhiệm cao hơn và cần có thành tích lớn hơn. Ông Nên cần phải bắt được Lê Thanh Hải, đó là cái giá cho ghế ủy viên bộ chính trị và chức bí thư thành ủy đầy quyền lực.
Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Biên dịch và tổng hợp): Đảng Xanh yêu cầu hoãn lại việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và bãi nhiệm Ủy viên báo cáo ZAHRADIL
![]() |
Nghị sĩ Jan Zahradil và Lê Hồng Quang (ngồi đầu bàn chủ tọa, phía ông Zahradil) tại Đại hội thành lập Liên hiệp các hội người Việt Nam tại châu Âu |
Sáng ngày 09/12/2019 tờ EU Observer, một tờ báo chuyên về châu Âu, đã đăng tải một bài báo tố cáo ông Jan Zahradil, một nghị sĩ của Nghị viện châu Âu, người dẫn đầu các cuộc đàm phán về hiệp định Thương mại tự do EU với Việt Nam (hiệp định EVFTA).
Bài báo cho biết, bất chấp các quy tắc của Nghị viện Châu Âu, ông Jan Zahradil đã không thông báo với Nghị viện châu Âu về vai trò của mình trong các tổ chức gắn liền với một chế độ đàn áp - nhà nước cộng sản tại Hà Nội.
Cùng ngày 09/12/2019, Đảng Xanh châu Âu đã gửi một bức thư đến Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra ông Zahradil để đánh giá về khả năng cũng như mức độ vi phạm chuẩn mực quy tắc ứng xử và xung đột lợi ích.
Nếu kết quả điều tra cho thấy những cáo buộc là đúng và cần thiết có một sự điều chỉnh, thì Nghị viện EU phải có biện pháp thích ứng như bãi nhiệm ông Zahradil ở vị trí Ủy viên Phụ trách Báo cáo của hồ sơ EVFTA.
Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018
Washington Post: Hiểm họa toàn cầu từ nền chuyên chế kỹ thuật số của Trung Quốc (Hoàng Trang dịch)
![]() |
Trung Quốc đã xây dựng hệ thống theo dõi các công dân của mình để quản lý mọi hoạt động của đời sống |
Dù cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung chỉ tập trung vào các mặt hàng từ nông sản cho đến đồ gia dụng, thì Hoa Kỳ và các nước dân chủ khác cũng nên lo lắng về một loại hàng hóa xuất khẩu khác của Trung Quốc, đó là: nền chuyên chế/chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số (digital authoritarianism).
Giới chức Bắc Kinh đang cung cấp công nghệ và các khóa huấn luyện cho các chính phủ trên khắp thế giới để họ có thể kiểm soát công dân nước họ. Trong khi các công ty Trung Quốc đang cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo và dịch vụ mạng 5G, thì quy tắc dân chủ, vốn đã thống trị mạng Internet toàn cầu bấy lâu, dường như đang dần thất thế. Khi đề cập đến vấn đề tự do Internet, rất nhiều chính phủ đã háo hức mua ngay các mô hình kiểm soát mà phía Trung Quốc đang rao bán.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)