Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023
Tại sao nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể phục hồi, The Economist, Trịnh Khải Nguyên-Chương biên dịch
– Một chính quyền ngày càng chuyên quyền độc đoán đang phạm phải những sai lầm nghiêm trọng
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023
Cái chết của Yevgeny Prigozhin có thể củng cố quyền lực của Putin, The Economist, Cù Tuấn biên dịch
BILL BURNS, giám đốc CIA, gần đây đã suy ngẫm về số phận của Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh lính đánh thuê đã gây ra một cuộc binh biến ngắn ngủi ở Nga vào tháng 6. Ông Vladimir Putin, Tổng thống Nga, “nói chung là người nghĩ rằng quân tử muốn trả thù thì 10 năm vẫn chưa muộn”, ông nói. “Theo kinh nghiệm của tôi, Putin là biểu tượng tốt nhất về sự trả thù nên tôi sẽ ngạc nhiên nếu Prigozhin thoát khỏi đòn đáp trả.” Vào ngày 23 tháng 8, đúng hai tháng sau cuộc binh biến đó, máy bay phản lực của ông Prigozhin đã lao xuống đất.
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023
Bài học từ Ukraine (tt), The Economist, Cù Tuấn biên dịch
Bài học từ Ukraine (P6): Các đại dương đã trở thành chiến trường của các công nghệ mới
Tóm tắt: Ukraine đã đẩy lùi Hạm đội Biển Đen. Nhưng máy bay không người lái dùng trong hải quân có thể là không đủ để đánh bại Hạm đội này.
![]() |
Chiến hạm Moscow của Nga, hình chụp năm 2012 |
![]() |
Chiến hạm Moscow bị đánh chìm vào ngày 14 tháng 4 năm 2022 trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga. |
Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023
Bài học từ Ukraine (tt), The Economist, Cù Tuấn biên dịch
Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ đang khiến người dân tham gia vào chiến tranh nhiều hơn
Tóm tắt: Phần này trong báo cáo đặc biệt của chúng tôi về tương lai của chiến tranh sẽ xem xét các câu hỏi pháp lý lớn xuất hiện khi hoạt động dân sự và quân sự đã hòa lẫn vào nhau.
Thời điểm đầu cuộc chiến, 20 xe chở nhiên liệu của Nga đã tiến vào Sedniv, một thị trấn nhỏ ở tỉnh Chernihiv, phía bắc Kyiv. Thiếu tướng Viktor Nikolyuk, chỉ huy quân Ukraine ở phía bắc kể lại: “Người dân địa phương gọi cho chúng tôi và nói: chúng tôi nên làm gì?” Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Rút hết xăng dầu của chúng đi.” Người dân địa phương liền cưỡi ngựa và máy kéo, mang theo chai lọ, thùng phuy và bình uống trà, đến lấy sạch nhiên liệu trên các xe này. Họ cũng hô khẩu hiệu Slava Ukraini—vinh quang cho Ukraine. Tướng Nikolyuk không thể tin nổi khi một đợt xe bồn chở xăng dầu khác xuất hiện ngay sau đó. Những chiếc xe chở nhiên liệu này cũng đã bị người dân hút lấy sạch.
Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023
Bài học từ Ukraine, The Economist, Nguyễn Thế Phương và Cù Tuấn biên dịch.
Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường, Nguyễn Thế Phương biên dịch.
Xe tăng T-72AV của quân đội Ukraine trong cuộc phản công của Ukraine tại Kharkiv năm 2022. Hình: Wikipedia.
Nhưng số
lượng vẫn quan trọng, theo Shashank Joshi trong bài đầu tiên của loạt 7 bài của
một báo cáo đặc biệt về tương lai chiến tranh
Vào thập
niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử,
đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính
xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các
mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi
công nghệ này với một khái niệm to lớn: “tổ hợp trinh sát-tấn công”
(reconnaissance-strike complex). Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến thắng
chóng vánh của Mỹ trước Iraq vào năm 1991, dường như đã trở thành một ví dụ chứng
minh cho khái niệm trên. Tại sao lại phải ẩn nấp trong những chiến hào khi bạn
có thể làm tê liệt kẻ thù với các đòn tấn công như đặt vào các sở chỉ huy và hậu
cần ở sâu trong hậu phương? Các chiến lược gia Mỹ đã ca ngợi bước ngoặt mới đó
là “cuộc cách mạng trong quân sự” (revolution in military affairs hay RMA).
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023
Alexander Gabuev : Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin (The Economist, Nguyễn Thanh Mai biên dịch)
Putin thích đóng khung cuộc tấn công của mình vào Ukraine như một hành động nổi loạn chống lại sự thống trị toàn cầu của Mỹ, và là một bước nhảy vọt hướng tới chủ quyền hoàn toàn của Nga. Nhưng thực tế không như vậy. Mười ba tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc như một thị trường xuất khẩu cho hàng hóa cơ bản của mình, một nguồn nhập khẩu quan trọng, cũng như đối tác ngoại giao thiết yếu nhất trong bối cảnh sự cô lập toàn cầu ngày càng tăng cao. Năm 2022, Trung Quốc chiếm gần 30% xuất khẩu và 40% nhập khẩu của Nga. Một phần của các giao dịch thương mại này được thực hiện thông qua đồng Nhân dân tệ Trung Quốc, vì Nga chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây trong việc sử dụng đồng đô la và đồng euro. Sự phụ thuộc này sẽ tiếp tục gia tăng, bởi phương Tây đang nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của Nga.
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023
The Economist: Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga? (Nguyễn Thanh Mai biên dịch)
“Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.
Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình
Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu.
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023
The Economist: Ukraine có ý nghĩa gì đối với thế giới (Hải Di Nguyễn lược dịch)
Hải Di Nguyễn lược dịch một trong loạt bài của The Economist nhân kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, 24/2.
Chuyện Vladimir Putin xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022 làm hồi sinh NATO. Lần đầu kể từ năm 1967, NATO đặt mục tiêu mới, và hiện được xây dựng lại để ngăn chặn Nga trong thời bình và đáp trả ngay lập tức và bằng vũ lực khi nước này đe dọa xâm phạm lãnh thổ các thành viên.
Cuộc chiến còn thay đổi Ukraine nhiều hơn. Ông Putin lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng nhằm lật đổ chính phủ, là đỉnh điểm của chiến dịch xâm lược và gây bất ổn đã bắt đầu từ năm 2014 ở Crimea và vùng Donbas. Thay vào đó, giữa đống hoang tàn, Ukraine đã rèn giũa thành một nước dân chủ thống nhất hơn, thân phương Tây hơn, và kiên cường hơn. Trong khi đó nước Nga lại bị định hình quanh cuộc chiến và sự thù ghét của Putin với NATO, và các biện pháp trừng phạt cũng như sự bỏ đi của nhiều công dân có học thức làm ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế về lâu về dài của quốc gia này. Chuyện Nga rơi vào chủ nghĩa quân phiệt, NATO thêm sinh lực, và Ukraine chuyển đổi đã khiến cuộc chiến trở thành phép thử các hệ thống ý thức hệ đối địch.
Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022
The Economist: Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev ( Nguồn: “Mikhail Gorbachev has died”, The Economist, 30/08/2022. Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy)
Mikhail Gorbachev có hai người hùng trong suy nghĩ, đều là những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 19: Alexander Herzen và Vissarion Belinsky. Các tác phẩm của hai ông tập trung vào phẩm giá cá nhân, và Gorbachev hầu như thuộc lòng tất cả những cuốn sách của họ. Khi chúng được chuyển thể lên sân khấu Nga trong vở kịch ba phần “The Coast of Utopia” [Bờ biển xứ Không tưởng] của Tom Stoppard vào năm 2002, đích thân ông đã đến xem. Và khi buổi diễn kết thúc, ông được mời lên sân khấu để nhận một tràng pháo tay nhiệt liệt, từ những khán giả mà có lẽ vẫn chưa ra đời khi ông nhậm chức tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô vào năm 1985.
Perestroika (cải tổ) do ông khởi xướng đã không bao giờ đi đến cái đích như ông muốn, về một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo – có lẽ vì đích đến đó là một điều Không tưởng. Đối với giới tinh hoa Nga hiện đại, ông là một kẻ kỳ quặc nếu không muốn nói là kẻ phản bội: một kẻ ngu ngốc đã khiến Liên Xô sụp đổ, nhưng lại không tranh thủ kiếm chác từ quá trình đó. Có quyền lực, một cuộc sống thoải mái và số phận của hàng trăm triệu người trong tay, nhưng Gorbachev đã buông tất cả khi từ chức tổng thống Liên Xô vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.
Trước đó, Gorbachev đã họp suốt tám giờ với Boris Yeltsin, tổng thống Nga và đối thủ truyền kiếp của mình, về quá trình chuyển giao quyền lực. Sau cuộc gặp, ông nằm nghỉ trong văn phòng – một lần cuối cùng. Khi đồng nghiệp thân cận Alexander Yakovlev bước vào, ông ta thấy Gorbachev nhỏ nước mắt. “Anh thấy đấy, Sasha, đó là cách mọi chuyện diễn ra”, Gorbachev nói.
Rõ ràng ông không muốn nhìn Liên Xô chết như vậy. Người đàn ông đã kết thúc Chiến tranh Lạnh, người đã thay đổi tiến trình lịch sử thế kỷ 20, không phải là nhà bất đồng chính kiến hay nhà cách mạng. Ý định ngay từ đầu của ông là cải tổ Liên Xô, chứ không phải phá hủy nó. Nhưng thái độ ác cảm với bạo lực và niềm tin của ông vào sự Khai sáng là đủ để kéo sập một hệ thống mà bản thân nó được tạo nên bởi đàn áp và dối trá.
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
The Economist: Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ (Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng)
Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020
Người Biết Sự Thật (The Economist February 15th 2020 - Bản dịch của Trần Thế Kiệt)
Bác Sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng) 33 tuổi, người đầu tiên báo động về một coronavirus mới, đã mất ngày 07 tháng Hai, 2020 bởi chính virus này.
Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017
The Economist, 15/7/2017/Phan Trinh dịch: Cái chết của Lưu Hiểu Ba: Thông điệp cho Trung Quốc và phương Tây
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014
The Economist - Xã Hội Dân Sự: Ngầm Dưới Sông Băng
Giới thiệu của người dịch: Bài này tuy nói về xã hội dân sự Trung Quốc, nhưng cũng gợi ra nhiều điều đáng suy nghĩ về xã hội dân sự Việt Nam. Dù sao, Trung cộng và Việt cộng đều là bạn cùng “tàu”, và có chung nhiều tật.
Chỉ cần nhìn cách Đảng Cộng sản Việt Nam đàn áp dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trong nhiều năm, rồi đùng cái cho biểu tình ngày 11/5, rồi đùng cái đàn áp trở lại ngày 18/5 là có thể thấy quan hệ giữa Đảng và dân là một thứ “quan hệ bất trắc, luyến ái phập phồng” (dangerous liaison).
Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013
The Economist - Tập làm Giông
Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013
The Economist - Tới luôn, cược hết gia tài vào vụ này đi bác
The Economist