Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Trúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Trúc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

Thanh Trúc (RFA): Mỹ thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam - tín hiệu vui!

Mức kim ngạch xuất khẩu 2,04 tỷ USD chỉ trong 2 tháng đầu 2021, chiếm 33.05% thị phần, đã đưa Hoa Kỳ thành thị trường tiêu thụ lớn nhất của nông sản Việt Nam, vượt qua Trung Quốc.

Báo cáo đầu tháng này từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và được truyền thông trong nước loan tải cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản trên cả nước trong tháng một và tháng hai 2021 đạt gần 11 tỷ USD. Trong đó, nông sản xuất sang thị trường Mỹ chiếm 2,04 tỷ USD. Đây là mức tăng 57,3% so với cùng thời gian năm ngoái.

Vẫn theo số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm ước đạt 1,88 tỷ, trong lúc giá trị thương mại hai chiều, đặc biệt thương mại nông sản giữa Việt Nam và Mỹ, tăng trưởng liên tục trên dưới 30% trong những năm qua.

Theo chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Đại Học Nam Cần Thơ, được vậy là do sản lượng nông nghiệp, bao gồm vật nuôi và cây trồng, không những tăng đều trên nhiều loại mà còn bảo đảm chất lượng sạch nhiều năm trở lại đây:

“Các loại trái cây từ vải, xoài, sầu riêng, chôm chôm, thanh long, nhãn…trồng cũng sạch, tới đây tôi nghĩ mình còn xuất nhiều hơn nữa. Mình cũng có loại khoai tây nữa. Bên Mỹ tháng Hai là hết khoai tây tươi rồi, chỉ còn khoai tây đông lạnh thôi. Còn mình khoảng tháng Hai cho tới tháng Ba là mình thu hoạch khoai tây tươi, ăn rất ngon”.

Theo phân tích của Giáo sư Võ Tòng Xuân, một yếu tố quan trọng, có thể nói là cởi trói cho cả ngành nông lâm thủy sản, chính là Nghị quyết Chính phủ 120 cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng :

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Thanh Trúc (RFA): Sao Trung Quốc lại hứa chia sẻ dữ liệu nước quanh năm với Ủy hội Sông Mekong?

Thỏa thuận chia sẻ dữ liệu quanh năm với Ủy Hội Sông Mekong MRC về đoạn sông chảy qua phần đất Trung Quốc, mà Bắc Kinh gọi tên là Lan Thương, là tin được Reuters loan đi hôm 22/10 vừa qua.

Trung Quốc còn đồng ý thông báo với các quốc gia trong Ủy Hội Sông Mekong về tình hình nước lũ lên xuống bất thường của con sông quan trọng bậc nhất Đông Nam Á này.

Reuters trích dẫn lời ông An Pich Hatda, Giám đốc điều hành Ban Thư ký MRC, rằng thỏa thuận vừa ký là mốc lịch sử về sự hợp tác giữa Trung Quốc với MRC.

Ông nói thông tin về dòng chảy Mekong vô cùng quan trọng trong việc xử lý và điều hành nguồn nước, bên cạnh ngư nghiệp và nông nghiệp của 60 triệu dân các quốc gia Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam trước nay.

Chia sẻ dữ liệu về dòng chảy Mekong cũng là yêu cầu được các nước hạ nguồn, kể cả Hoa Kỳ, đưa ra với Trung Quốc vào khi Bắc Kinh liên tục bị chỉ trích đã ngăn chận dòng chảy Mekong đoạn chảy qua nước họ cho các đập thủy điện lớn mà họ đã xây, khiến hạ nguồn bị hạn hán nặng nề hai ba năm nay, là tin được Reuters nhắc lại khi loan tải thỏa thuận mới nhất mà Trung Quốc vừa ký với Ủy Hội Sông Mekong.

Chia sẻ dữ liệu nguồn nước cả năm thay vì một vài tháng mùa mưa ở thượng nguồn là một bước ‘nhân nhượng’ của Trung Quốc sau nhiều năm bất chấp tư cách một nước lớn có trách nhiệm ở đầu nguồn một con sông quốc tế, là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Đại Học Cần Thơ:

“Tuy nhiên bản tin này không nói rõ là việc chia sẻ loại thông tin gì như mực nước, lưu lượng, lượng mưa và chi tiết đến mức nào, như số liệu cập nhật hàng giờ hay chỉ là những số liệu trung bình nhiều ngày hoặc tháng. Hiện cũng chưa rõ việc chia sẻ thông quan MRC hay thông qua hợp tác Lancang - Mekong ( Lancang - Mekong Cooperation) mà Trung Quốc muốn lãnh đạo?”

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Thanh Trúc: Dân biểu Mỹ lên án Việt Nam sau vụ bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang

Việc bắt giữ nhà báo kiêm nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang chỉ vài giờ sau vòng đối thoại nhân quyền Mỹ Việt lần thứ 24 hôm 6/10 vừa qua khiến Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal cảm thấy bất bình và cần lên tiếng trên sóng RFA phát về Việt Nam. Bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện:

Dân biểu Alan Lowenthal: Sau vụ việc nhà báo trẻ tuổi Nguyễn Văn Hóa được tôi xác nhận bảo trợ mới rồi, nhưng  giờ tới lượt Phạm Đoan Trang bị bắt cùng ngày với vòng đối thoại nhân quyền Mỹ Việt hôm 6/10 khiến tôi vô cùng bất bình.


Tôi nghĩ rõ ràng Việt Nam đã lợi dụng tình hình bận rộn trước bầu cử trên chính trường Hoa Kỳ để tăng gia đàn áp giới bất đồng chính kiến mà mới nhất là nhà báo Phạm Đoan Trang, một tác giả, một  người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vinh danh hồi năm ngoái. Đây là một phóng viên từng làm việc cho báo Pháp Luật của chính phủ Việt Nam, sau này trở thành cây viết về tự do dân chủ trên mạng. Cô rõ ràng là người phát ngôn cho dân chủ và tự do nhưng lại là đối tượng cần bị dẹp bỏ trong mắt nhà cầm quyền Việt Nam.


Thanh Trúc: Thưa Dân biểu Lowenthal, Việt Nam thường gia tăng  trấn áp, bắt giữ  những tiếng nói bất đồng chính kiến, đặc biệt trước thời gian có những sự kiện quan trọng như Đại hội Đảng vào năm tới, ông nghĩ sao về xu hướng này của Đảng Cộng sản Việt Nam?


Dân biểu Lowenthal: Xu hướng bắt giữ những nhà hoạt động, đàn áp phong trào dân chủ, điển hình như khi vòng đối thoại nhân quyền Mỹ Việt năm nay vừa kết thúc cũng như trong bối cảnh chuẩn bị  Đại hội Đảng, càng khiến tôi tin rằng Việt Nam thực sự muốn dập tắt mọi tiếng nói, mọi chống đối trước khi Đại hội Đảng cộng sản diễn ra năm 2021. Nhà cầm quyền Việt Nam thấy rõ phong trào đòi dân chủ đang lớn mạnh trước Đại hội Đảng năm tới nên phải tìm mọi cách trấn áp.


Thanh Trúc: Dân biểu đã nhắc tới những nhà báo bị bắt giữ như Nguyễn Văn Hóa trước đây và Phạm Đoan Trang mới rồi, thì chắc ông cũng không quên blogger Trương Duy Nhất từng viết  bài cho RFA và các nhà báo độc lập khác. Ông nghĩ có thể làm được gì cho những người đang bị cầm tù đó?


Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Thanh Trúc (RFA): Kiến nghị Chính phủ cứu Đồng bằng Sông Cửu Long

Hình minh hoạ. Người bán trái cây trên thuyền green sông Mekong ở Cần Thơ hôm 2/4/2016

Bản Kiến nghị cứu Đồng Bằng Sông Cửu Long, với nơi gởi đích danh là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, được công bố trên trang mạng Tiếng Dân hôm thứ Hai 1/6 vừa qua.

Đây là bản kiến nghị với chữ ký của nhiều nhà báo, nhân sĩ trí thức, chuyên gia trong ngoài các tổ chức xã hội dân sự, kêu gọi trách nhiệm của lãnh đạo Việt Nam trước nguy cơ cạn kiệt, suy kém tại khu vực nông nghiệp và kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ này.

Về sự hình thành bản kiến nghị, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân, cho biết:

“Bản này được 3 vị Giáo sư, 3 vị Phó giáo sư, 5 vị Tiến sĩ , trong này có 8 người liên quan trực tiếp với Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đương nhiên có người soạn thảo rồi chuyển cho anh em đọc, góp ý, sửa chữa”

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Thanh Trúc, RFA: Luật sư của Trịnh Xuân Thanh hy vọng Đức tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam sau phán quyết của tòa án Đức

Hình minh họa. Ông Trịnh Xuân Thanh ra tòa ở Hà Nội hôm 22/1/2018. AFP

Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, vào ngày 28 tháng 1 ra thông cáo báo chí yêu cầu chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam trả tự do cho thân chủ của bà.

Thông cáo báo chí được đưa ra ngay sau khi bà này nhận được Quyết Định của Tòa Án Tối Cao Đức, bác bỏ đơn kháng án của Nguyễn Hải Long, người trước đó đã bị tóa án Đức kết án 3 năm 10 tháng tù giam vì tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 năm 2017.

Khi đó Bộ Ngoại Giao Đức cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trong lúc đang xin qui chế tị nạn tại Berlin. Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn Bộ Công an Việt Nam là không hề có chuyện bắt cóc ông Thanh từ Đức mà ông Thanh tự ý về đầu thú để mong được hưởng sự khoan hồng.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

Thanh Trúc - RFA: Thế lực nào đánh sập chế độ cộng sản?

Ông Trần Quốc Vượng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc hôm 25/12. Courtesy of Infonet

Nhân sự trong đảng! 


Mạng Infonet.vn trích dẫn nguyên văn lời ông Trần Quốc Vượng rằng “Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm”; bản thân hoặc vợ, chồng, con vi phạm.” 

Đến ngày 30 tháng Mười Hai, bài viết tựa đề “ Ba Điều Sáng Tỏ Từ Bài Phát Biểu Của Ông Trần Quốc Vượng” của tác giả Nguyễn Ngọc Chu được đưa lên trang baotiengdan.com, nêu bật 3 điều mà người viết cho rằng ông Trần Quốc Vượng đã xác định đúng. Thứ nhất là “Cơ đồ xây dựng 75 năm có nguy cơ sụp đỗ”. Thứ hai, “ Không ai mang máy bay, đại bác đền để lật đổ ta, ta không làm tốt thì ta tự lật đổ ta, chẳng phải do kẻ thù đâu”. 

Vẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Chu trên baotiengdan.com, ông Trần Quốc Vượng đang chỉ ra rằng thế lực thù địch phản động, thường bị Nhà Nước xử phạt theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự, chừng như không đến từ bên ngoài chính quyền mà ngay trong nội bộ, và chừng như trước giờ nhiều người trong chính quyền đã định nghĩa sai thế nào là ‘thù địch” là ‘phản động’. 

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

RFA Phỏng Vấn Bs Ngô Thế Vinh: Lào ‘Lấn Tới’ Với Thủy Điện Luang Prabang Và Ứng Phó Cho Việt Nam

Hôm 29.10.2019 Lào bắt đầu cho vận hành đập thủy điện Xayaburi và tiếp theo sẽ là con đập Don Sahong. Đây là hai đập thủy điện nằm trên dòng chính sông Mekong, đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa Lào, Thái Lan, Cambodia cũng như Việt Nam ở hạ nguồn Mekong. Nguồn tin đáng chú ý khác từ MRC Ủy Hội Sông Mekong cho thấy Lào đang chuẩn bị tham vấn dự án thủy điện Luang Prabang có công suất 1410 MW, nằm cách thị trấn Luang Prabang khoảng 30 cây số. Nếu không có gì đột biến, đập Luang Prabang được khởi công xây vào tháng 7/ 2020. Một chuyên gia sông Mekong, bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả hai cuốn sách ‘Cửu Long Cạn Dòng- Biển Đông Dậy Sóng’ và ‘Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch’, từng có bài tham luận về dự án Luang Prabang liên quan đến Việt Nam, trình bày sự việc qua bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện.

Hình 1:Việt Nam nạn nhân và cũng là tòng phạm. Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch PetroVietnam Nguyễn Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào ngày 13/6/2016. Khuôn mặt trí tuệ không phải là Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào, lại càng không phải Chủ tịch PetroVietnam Nguyễn Quốc Khánh, mà là Viraphonh Viravong người đứng thứ hai từ phải; so với các đối tác Việt Nam thì Viravong là một người khổng lồ và cũng là đứa con trí tuệ kiên định về thủy điện của quốc gia Lào. [nguồn: PetroVietnam 2016](1

THANH TRÚC: Thưa ông, cách đây 12 năm, tức năm 2007, Việt Nam đã cho phép công ty quốc doanh PVPC / PetroVietnam Power Corporation ký Biên bản Ghi Nhớ MoU với chính phủ Vientiane để đầu tư xây con đập Luang Prabang lớn nhất của Lào. Như vậy có phải Việt Nam tự mâu thuẫn không khi lên tiếng phản đối kế hoạch 9 con đập của Lào trên dòng chính Mekong? Cũng xin ông giải thích về bài viết mà ông đặt tựa “Với Dự Án Luang Prabang Từ 2007 Việt Nam Đã Quy Hàng Chiến Lược Thủy Điện Lào”? 

NGÔ THẾ VINH: Bấy lâu Việt Nam cũng đã từng bày tỏ mối quan tâm đối với những con đập thủy điện dòng chính trên sông Mekong, từ Trung Quốc xuống tới hai quốc gia Lào và Cambodia do những tác động tiêu cực xuyên biên giới đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chính phủ Việt Nam đã từng kêu gọi Lào “hoãn lại 10 năm” dự án đập Xayaburi và các con đập dòng chính khác. Và gần đây nhất, chính Việt Nam kêu gọi sự quan tâm khai thác các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế cho thủy điện trong lưu vực sông Mekong, điều ấy có thể giúp “bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong, đồng thời tránh được những ảnh hưởng tác hại tiêu cực trên đời sống các cộng đồng cư dân ven sông.” 

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Thanh Trúc (RFA): Người Việt bỏ tiền nhập cư trái phép vào Anh để được gì?

Hình hai người được cho là nạn nhân trên chiếc xe chở người lậu từ Pháp sang Anh hôm 23/10/2019

Hôm 28 tháng Mười , Anh đã chuyển cho Việt Nam 4 hồ sơ đầu tiên trong số 39 người chết trong một chiếc xe tải đông lạnh ở vùng Essex của Anh quốc để xác định xem họ có phải là các nạn nhân người Việt Nam hay không. Đây là những người nhập cư trái phép vào Anh. Chiếc xe tải chở theo xác họ được phát hiện vào ngày 23/10/2019.

Hé lộ đường dây buôn người


Sau khi thông tin về những người thiệt mạng khi tìm đường vào Anh được loan tải rộng rãi trên báo chí, một số gia đình tại Hà Tĩnh đã thông báo về con mình cũng đang tìm đường sang Anh và đã mất tích trong khoảng thời gian chiếc xe tải bị phát hiện. Họ được cho biết đã vào Anh theo mộtđường dây nhập lậu người vào Anh quốc, người đi phải bỏ ra một số tiền không nhỏ, có lúc lên tới 30.000 Bảng Anh, chuyển qua nhiều chặng trước khi vào Anh là nơi họ sẽ trở thành những lao động bất hợp pháp.

Mặc đù đến lúc này giới chức Anh vẫn chưa xác định chính xác có người Việt Nam nào trong số 39 nạn nhân hay không, nhưng đã có những nghi ngờ cho rằng có một số người Việt đến từ các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An nằm trong số các nạn nhân này.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Thanh Trúc, RFA: Lấy lại niềm tin, tình yêu thương của dân - Có quá trễ?

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 tại Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 2016.

"Giữ vững kỷ cương, kỷ luật của đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quí trọng của nhân dân" là khẳng định của tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở phần cuối bài phát biểu bế mạc Hội Nghị Trung Ương Khóa 11 chiều 12 tháng Mười vừa qua. Đây là hội nghị chuẩn bị cho đại hội đảng 13 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2021. 

Không ai tin? 


Bản tin sau đó trên báo Thanh Niên phát hành trong nước cho thấy khi nói về công tác cán bộ, ông Nguyễn Phú Trọng đôi ba lần nhắc lại cũng như nhấn mạnh việc “củng cố” nhằm “lấy lại niềm tin, tình thương yêu của nhân dân đối với đảng”. 

Theo ông, dù có nhiều thời cơ và thuận lợi trong thời gian qua, thì khó khăn và thách thức vẫn là phải tiếp tục tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Báo chí còn trích dẫn nguyên văn phát biểu của ông là “Phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cả về văn kiện lẫn nhân sự để Đại Hội thành công tốt đẹp, thật sự là đại hội đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo và phát triển”. 

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Thanh Trúc, RFA: Mô hình Nhà nước kiến tạo có là tối ưu cho Việt Nam?

Một bức tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hôm 29/9/2016. AFP photo

Nhà Nước kiến tạo phát triển: mô hình tối ưu cho Việt Nam, là phát biểu của nguyên phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội, tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, tại phiên thảo luận về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập diễn ra trong tháng Chín vừa qua. 

Nhà nước vẫn đang loay hoay 


Bài nhận định của nguyên phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Nguyễn Sỹ Dũng, được báo chí trong nước đăng tải lại, cho thấy ý kiến nguyên văn của ông là “Các mô hình thể chế đưa lại thành công và thịnh vượng không thiếu trên thế giới, vấn đề là phải lựa chọn cho được mô hình phù hợp với Việt Nam. 

Vẫn theo lời ông, Việt Nam là nước có nền tảng văn hóa Đông Bắc Á nên mô hình Nhà Nước kiến tạo phát triển có thể là “tối ưu cho Việt Nam”. Ông nói thực tế trong thời gian gần đây Việt Nam đã lựa chọn mô hình Nhà Nước kiến tạo phát triển rồi, tuy nhiên điều đáng băn khoăn là nỗ lực đạt tới đó có vẻ đang đi chệch khỏi mô hình Nhà Nước kiến tạo phát triển sang mô hình Nhà Nước điều chỉnh. 

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Thanh Trúc (RFA): Lãnh đạo Việt Nam vẫn im tiếng trong căng thẳng Bãi Tư Chính với Trung Quốc

Hình minh họa. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 12/11/2017 . AFP

Trong những ngày qua, khi đề cập đến những hành động có tính cách xâm phạm lãnh hải và chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam đã nêu đích danh Trung Quốc với lời lẽ cứng rắn, không còn dùng từ “tàu lạ” để ám chỉ tàu Trung Quốc như trước nữa. 

Cụ thể trong 2 ngày 19 tháng Bảy và 25 tháng Bảy, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chính thức lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời gửi công hàm phản đối tới phía Trung Quốc. 

Từ trung tuần tháng Sáu đầu tháng Bảy 2019 này, Trung Quốc đã điều hàng chục chiếc gồm các tàu Hải cảnh có trang bị vũ khí hạng nặng, tàu dân quân biển và tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 ra khu vực Bãi Tư Chính và bắc Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Tàu Trung Quốc đã quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở lô 06.1 thuộc bể Nam Côn Sơn, liên doanh giữa Việt Nam với công ty Rosneft của Nga. 

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Thanh Trúc, RFA: Những trí thức không an phận

Từ trái qua: Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận, Phạm Toàn.

Những ngày này, thông tin về tình hình sức khỏe của một số nhà trí thức lão thành ở Việt Nam tràn ngập mạng xã hội. 

Đó là những người từ trong lòng chế độ cộng sản như trí thức đối kháng Nguyễn Thanh Giang, cựu chiến binh miền Bắc Vũ Cao Quận, nhà giáo Phạm Toàn Châu Diên với giấc mơ cải cách giáo dục. 

Bây giờ thì các vị ấy không còn ăn nói lưu loát rõ ràng như ngày trước, nhưng di sản họ để lại thì vô cùng quí báu mà bao người sau muốn nhắc nhở lại. 

Không an phận 


Người đầu tiên là tiến sĩ địa vật lý học Nguyễn Thanh Giang, tiếng nói và cây viết phản biện, từng gởi cho RFA những bài như “ Đừng Nhân Danh Đảng Để Vô Hiệu Hóa Quân Đội”, hoặc trên những bài khác nữa, qua đó tố cáo Trung Quốc đã và đang tiếp tục xâm lấn Việt Nam, đã đoạt Mục Nam Quan, Thác Bản Giốc cùng hơn 1.000 cây số biên giới phía Bắc và hơn một vạn kilomét vuông Vịnh Bắc Bộ, chưa kể việc cướp Hoàng Sa, Gạc Ma rồi còn xây sân bay trên Đảo Chữ Thập thuộc Trường Sa của Việt Nam. 

Năm 2006 tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cũng đã tham gia Khối Dân Chủ 8406 trong tư cách cố vấn. 

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Thanh Trúc (RFA): Được Gì Sau 10 Năm Khai Thác Bauxite Tây Nguyên?

Hình minh họa dự án Bauxite

Năm 2001, dự án khai thác Bauxite ở khu vực Tây Nguyên được Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam chuẩn thuận thông qua trong đại hội đảng lần 9. Sau đó vào tháng 11/2007, Thủ tướng chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt, qui hoạch phân vùng , thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 với tầm nhìn đến 2025. 

Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn Bauxite, quặng nguyên liệu chính để luyện nhôm, sẽ mang lại thu nhập lớn với trữ lượng bauxite ở Đak Nông được ước tính khoảng 3,4 tỷ tấn và tại Lâm Đồng là 1 tỷ tấn. 

Bất chấp mọi tranh cãi, kiến nghị, thỉnh nguyện thư cùng phản ứng gay gắt từ giới khoa học, các chuyên gia môi trường, các nhà địa vật lý cũng như các nhân sĩ trí thức trong nước, cho rằng không thể tiến hành dự án bởi nhiều mối nguy về môi trường, xã hội, quốc phòng, dự án bauxite Tây Nguyên vẫn tiến hành hoạt động. Hai cơ sở khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên là nhà máy Alumin Nhân Cơ tại tỉnh Dak Nông và nhà máy Alumin Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư cho các dự án này đến năm 2029 được ước tính tối đa lên 250 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách ước tính khoảng 850 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động. 

Yếu tố Trung Quốc 


Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Thanh Trúc/RFA: Tình hình tự do tôn giáo VN trong phúc trình mới của Mỹ

Ngoại trưởng Rex Tillerson, trong một cuộc họp báo. AFP
Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới, do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thực hiện, phần đề cập đến Việt Nam nói rằng Hà Nội tiếp tục dành quyền kiểm soát, răn đe, trừng phạt, thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự chấp thuận của Nhà nước.
Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới 2016 được đương kim Ngoại trưởng Rex Tillerson công bố sáng thứ Ba ngày 15 tháng Tám năm 2017 ở Wahington D.C.
Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới phần nói về Việt Nam nhấn mạnh rằng Hiến pháp Việt Nam qui định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phương theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Thanh Trúc/RFA: Khi nhà báo phải làm đúng ý đảng

Các phóng viên tham dự một cuộc họp báo về các hoạt động 
tìm kiếm người mất tích chuyến bay Malaysia Airlines 370 
ở đảo Phú Quốc vào ngày 12 Tháng 3 năm 2014. 

Hội Nhà Báo Việt Nam hôm 16 tháng 12 công bố 10 qui định đạo đức nghề nghiệp mà người làm báo phải cam kết và có trách nhiệm thực hiện, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.
Qui định mâu thuẫn với đạo đức nhà báo
Buổi họp báo chiều ngày 16 tháng 12 do Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức để thông báo chương trình hành động của hội đối với Nghị Quyết Trung Ương IV khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng  chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đây cũng là dịp để Hội Nhà Báo Việt Nam công bố 10 điều qui định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, trong đó điều thứ nhất là trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa dưới  sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Thanh Trúc/RFA - Lớp tiếng Anh miễn phí của những bà giáo đã về hưu

Một buổi học tiếng Anh của một trường tiểu học ở Hà Nội.
Ấp 3, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành , tỉnh Bến Tre, có lớp dạy tiếng Anh miễn phí, học trò không trả tiền nhưng giáo viên thì dạy có lương hàng tháng.
Chưa được một năm, lớp Anh ngữ có hơn 30 người đủ mọi thành phần, từ học sinh, sinh viên, cô lái đò, nhân viên du lịch địa phương, công nhân, nông dân... tham gia. Chương trình học gồm Khóa Vỡ lòng 6 tháng, Khóa Đàm Thoại 3 tháng, đều đặn một tuần 3 ngày Hai, Tư và Sáu.
Người đặc biệt cảm nhận được sự tiến bộ về trình độ Anh ngữ của mình khi theo học lớp Anh ngữ đàm thoại ở nhà bà Năm là cô Ngọc Thu, nhân viên một nhà hàng ở Tân Thạch thường đón khách ngoại quốc ghé qua:
Sinh viên cũng có, học sinh phổ thông cũng có, rồi những cô lái đò đưa khách là khách du lịch nước ngoài ...cho nên tụi em phải cần biết thêm tiếng Anh. Nói chung tiếp xúc với khách nước ngoài hàng ngày thì cũng hiểu nhưng học thêm vừa lý thuyết vừa thực hành cũng lợi ích cho mình lắm. Cũng không phải đóng học phí hay tiền nọ tiền kia nên tụi em ai cũng thích học hết.

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Thanh Trúc/RFA - Báo chí chính thống chế nhạo phong trào dân chủ trong nước

Lễ tưởng niệm chiến sĩ Hoàng Sa ở Hà Nội hôm 19/1/2016,
một hoạt động của phong trào dân chủ trong nước.
Báo chí trong nước, đặc biệt báo do nhà nước chỉ đạo, gọi các tổ chức đấu tranh dân chủ trong nước là "vỡ tuồng dân chủ”,  những thành viên trong những hội hay những nhóm đó là “bầu dân chủ” hoặc “chăn dắt dân chủ”.

Với tiêu đề “Tuồng dân chủ” và “bầu dân chủ” viết trong ngoặc kép, bài xã luận trên báo Nhân Dân, tiếng nói chính thức  của chính phủ Việt Nam, số ra ngày 30 tháng Giêng 2016 có  đoạn mở đầu nguyên văn như sau:
“Vài năm trở lại đây, từ sự xuất hiện một số hội, nhóm, tổ chức tự xưng “đấu tranh cho dân chủ”, “thể hiện lòng yêu nước “chủ yếu là chủi bới, hò hét trên in-tơ-nét (internet), tụ tập, gây rối xã hội....mà trên internet đã ra đời  một khái niệm là “tuồng dân chủ”, và đi kèm với khái niệm này là “bầu dân chủ”! Ngưng trích.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Thanh Trúc/RFA - Người Việt thích rượu bia hay sách báo?

Những người tham dự lễ hội bia hàng năm của địa phương
tại Hà Nội vào ngày 07 Tháng Mười Hai 2014.
Theo báo cáo tổng kết năm 2015, được báo chí trong nước đăng tải lại, người Việt đã chi ra trên sáu chục ngàn tỷ đồng vào bia rượu nhưng chỉ hai ngàn tỷ đồng để mua sách đọc.

Nên hay không nên dựa vào số liệu này để cho rằng người Việt ngày nay thích ăn nhậu hơn là thích đọc sách ? Thanh Trúc tìm câu trả lời tromg bài sau đây:
Báo cáo tổng kết 2015 và chương trình công tác trọng tâm 2016 của Cục Xuất Bản, In Và Phát Hành thuộc Bộ Thông Tin –Truyền Thông, cho thấy tính đến lúc này toàn ngành đã xuất bản được hơn 24.000 cuốn sách với trên 270 triệu bản, bên cạnh 375 loại văn hóa phẩm với hơn 22 triệu bản.

Và theo đó tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Trong khi đó theo số liệu mới nhất của Bộ Công Thương, tính đến tháng Mười Một 2015 thì sản lượng bia các loại ở trong nước đạt 3 tỷ lít, tăng 6,8% so với cùng thời gian năm ngoái.

Như vậy, theo các chuyên gia, với hơn 3 tỷ lít bia hàng năm trị giá 63.000 tỷ đồng, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng hàng thứ ba Châu Á tức chỉ thua Nhật Bản và Trung Quốc.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Thanh Trúc/RFA - Chương trình Việt Ngữ đầu tiên tại trường trung học vùng đông bắc Hoa Kỳ

Giáo viên Yến Weiner, người trực tiếp đảm nhận lớp Việt Ngữ 
đầu tiên tại trung học Falls Church. - RFA PHOTO
Tiểu bang Virginia miền Đông Bắc Hoa Kỳ có đông người Việt cư ngụ, có trung tâm thương mại EDEN của người Việt, có một số trường Việt Ngữ mở ra đều đặn mỗi mùa hè, nhưng lại chưa có một chương trình giảng dạy tiếng Việt chính thức góp mặt trong các trường học giòng chính dù như Việt Ngữ là một trong số 11 ngôn ngữ tại khu vực đa văn hóa này.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Thanh Trúc/RFA - "We Are Here" - Tự truyện của thế hệ người Việt thứ hai

Nguyễn Cát Thảo và tự truyện We Are Here ra mắt tại Úc năm 2015

Nguyễn Cát Thảo, luật sư trẻ Australia gốc Việt, ra đời trong trại tị nạn Sikiew ở Thái Lan sau  khi ba mẹ cô vượt đường bộ từ Việt Nam sang Kampuchia rồi đến được Thái Lan năm 1979.

Ba tháng sau khi cô chào đời, gia đình Nguyễn Cát Thảo được Australia nhận cho định cư. Năm 2004, khi đang còn học Trung Học, Nguyễn Cát Thảo là người đầu tiên gốc tị nạn được chọn làm đại diện giới trẻ Australia đến diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York.

Năm 2015, kỷ niệm 40 năm người Việt bỏ xứ đi tị nạn, Nguyễn Cát Thảo ra mắt cuốn tự truyện We Are Here mà cô ấp ủ bao năm:
Đó là giọng đọc của Nguyễn Cát Thảo với đoạn văn mở đầu mà cô nghĩ có thể nói lên lý do thôi thúc cô phải viết tập truyện We Are Here bằng Anh ngữ này:
Gia đình Thảo định cư ở Sydney, tiểu bang  New South Wales. Hiện Thảo là một luật sư. Từ nhỏ tới lớn Thảo đã chứng kiến sự hy sinh của cha mẹ. Những khó khăn không phải thuộc  về gia đình Thảo thôi nhưng mà thuộc về rất nhiều gia đình Việt Nam ở bên Úc và  cả cộng đồng Việt Nam mình ở khắp nơi trên thế giới.