Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Phương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Thanh Phương (RFI): Quan hệ Việt - Trung sau Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, ngày 23/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu lại ông Tập Cận Bình vào chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm kỳ thứ ba. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo có thế lực nhất ở Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Tập Cận Bình không ai khác hơn, chính là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 30/10/202, đã bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc Kinh đến ngày 02/11, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. 

Trước đó, vào ngày 23/10, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gởi điện chúc mừng Tập Cận Bình nhân dịp ông được bầu lại làm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong bức điện này, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ tin tưởng là, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, “ toàn Đảng và toàn dân Trung Quốc nhất định sẽ xây dựng Trung Quốc thành quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.”


Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Thanh Phương (RFI): Tổng thống Belarus lên tiếng về vụ chặn máy bay để bắt nhà đối lập

Hôm nay, 26/05/2021, tổng thống Belarus Alexander Loukachenko phát biểu trước Quốc Hội vào lúc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp kín về vụ vụ chặn ép máy bay hạ cánh để bắt một nhà đối lập.

Kể từ khi xảy vụ một máy bay của hãng Ryanair bị buộc phải đáp xuống Minsk hôm chủ nhật để chính quyền Belarus bắt giữ nhà báo đối lập Roman Protassevitch sống lưu vong ở Litva, ông Loukanchenko vẫn giữ im lặng trước những phản ứng phẫn nộ toàn thế giới, đặc biệt là phản ứng của châu Âu và Hoa Kỳ.

Theo hãng tin chính thức Belta, đáp lại những phản ứng đó của quốc tế, trước Quốc Hội hôm nay, tổng thống Loukachenko đã lên án điều mà ông gọi là « những vụ tấn công » nhắm vào Belarus, mà nay vượt quá « những lằn ranh đỏ ».

Ông Loukachenko khẳng định không hề có chuyện chiếc máy bay của Ryanair bị một chiếc Mig-29 ép đáp xuống Minsk, mà nhiệm vụ của chiếc máy bay tiêm kích chỉ là "hỗ trợ máy bay đáp xuống trong trường hợp khẩn cấp". Tổng thống Belarus tuyên bố :" Tôi đã hành động một cách hợp pháp để bảo vệ người dân của tôi".

Hôm qua, đài truyền hình Belarus đã phát một đoạn video trong đó Roman Protassevitch thú nhận đã gây « rối loạn » trong nước. Nhưng trả lời hãng tin AFP từ Ba Lan, nơi vợ chồng ông đang định cư, bố của nhà báo đối lập, ông Dmitry Protassevitch, tuyên bố : « Đoạn video này rõ ràng đã được dàn dựng, được thực hiện dưới áp lực và không đáng tin ». Ông Protassevitch lưu ý là là con trai ông dường như bị gẫy nhiều răng, và có những vết bầm trên mặt và cổ. Còn mẹ của nhà đối lập trẻ Belarus thì kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cứu lấy con bà.

Phe đối lập Belarus, mà đa số hiện đang sống lưu vong hoặc đang bị giam cầm, kêu gọi quốc tế ban hành những biện pháp trả đũa mới đối với chính quyền Loukachenko. Riêng cựu ứng cử viên tổng thống Belarus Svetlana Tikhanovskaïa, hiện sống lưu vong ở Litva, đã kêu gọi Hoa Kỳ cô lập chính quyền Minsk và gây áp lực với chế độ này bằng các trừng phạt.

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Thanh Phương (RFI): Quan hệ Úc-Trung thêm căng thẳng sau khi Canberra hủy một thỏa thuận về Con đường tơ lụa mới

Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc lại thêm căng thẳng sau khi chính phủ Canberra, hôm qua 21/04/2021, thông báo hủy bỏ một thỏa thuận mà chính quyền bang Victoria đã ký với Bắc Kinh để tham gia vào dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.

Dự án Con đường tơ lụa mới đã được khởi động từ năm 2013 theo sáng kiến của chủ tịch Tập Cận Bình, thế nhưng đối với Canberra, dự án này “không phù hợp” với chính sách ngoại giao của nước Úc.

Phát biểu trên đài phát thanh sáng nay, bộ trưởng Quốc Phòng Peter Dutton tuyên bố chính phủ Úc rất “lo ngại” khi thấy các chính quyền địa phương ký những thỏa thuận như vậy với Bắc Kinh. Bộ trưởng Dutton nói thẳng: “ Chúng tôi không thể cho phép ký loại thỏa thuận này, bởi vì chúng được sử dụng vào những mục đích tuyên truyền”.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Wang Wenbin) cho rằng việc chính phủ Úc hủy bỏ thỏa thuận nói trên gây ra “một sự tổn hại nghiêm trọng” cho quan hệ giữa hai nước. Phát ngôn viên Vương Văn Bân cảnh báo là phía Trung Quốc “bảo lưu quyền thi hành các biện pháp bổ sung về vấn đề này”.

Từ thành phố Perth, thông tín viên Grégory Plesse tường trình:

“Trái với chính sách ngoại giao của Úc”, đó là lý do mà ngoại trưởng Úc Marise Payne đưa ra khi thông báo quyết định hủy bỏ các thỏa thuận mà chính quyền bang Victoria đã ký với Trung Quốc về việc tham gia dự án Con đường tơ lụa mới.

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

Thanh Phương (RFI): Biển Đông - Trung Quốc "nắn gân" Biden giống như với Obama

Với việc tập trung hàng trăm tàu (nay giảm xuống còn hàng chục tàu) tại khu vực Đá Ba Đầu, Trung Quốc có vẻ như muốn trắc nghiệm quyết tâm của tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc thực hiện cam kết là Hoa Kỳ sẽ cùng với các nước đồng minh trong khu vực ngăn chận mọi hành động của Bắc Kinh nhằm lấn chiếm Biển Đông.

Theo phía Trung Quốc, các chiếc tàu đang neo đậu sát nhau tại khu vực Đá Ba Đầu, trên cụm đảo Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, chỉ là để tránh gió bão, chứ không phải là tàu dân quân biển như tố cáo của Philippines. Nhưng theo lời ông Carl Schuster, một cựu quan chức Trung tâm Tình báo Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, được hãng tin Bloomberg trích dẫn ngày 06/04/2021, không một ai lại đưa tàu đi tránh bão nhiều tuần trước khi bão ập đến. Nếu thật sự đó là những tàu thương mại, một ngày neo đậu, không có hoạt động gì, sẽ tốn mất hàng ngàn đôla.

Cho nên, người ta nghi là Bắc Kinh sẽ dùng chiến thuật giống như đã từng làm trong việc chiếm đóng bãi cạn Scarborough của Philippines vào năm 2012. Trên mạng Twitter vào tháng 1/2021, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã nhắc lại chuyện chính quyền Obama trước đây đã không có hành động gì ngăn chận được Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn này, mở màn cho việc thực hiện kế hoạch của ông Tập Cận Bình xây dựng các cơ sở quân sự trên khắp Biển Đông.

Theo lời ông Carl Schuster, việc Trung Quốc tập trung nhiều tàu ở khu vực Đá Ba Đầu là "một cuộc trắc nghiệm để xem chính quyền (Biden) phản ứng đến mức độ nào. Cách phản ứng của Mỹ sẽ quyết định cho cuộc trắc nghiệm kế tiếp".

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Thanh Phương (RFI) :Mỹ - Truyền thông Việt Ngữ Quận Cam trong cơn bão tin giả

Có thể nói cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Quận Cam (Orange County), bang California, giống như là một nước Việt Nam thu nhỏ. Những người sống ở những khu vực như Little Saigon không cần biết tiếng Anh mà họ vẫn có thể biết tin tức thời sự cộng đồng, Hoa Kỳ và quốc tế qua vô số các đài phát thanh, truyền hình phát 24 giờ/24, và qua một số báo giấy vẫn còn tồn tại.

Riêng về truyền hình, cách đây gần 20 năm có hai đài truyền hình là Little Saigon TV và Saigon TV và sau này có thêm đài SBTN, nhưng từ 5, 6 năm trở lại đây có hơn 30 đài tại Quận Cam. Các đài đều phát free to air, tức là không cần đăng ký thuê bao, hoặc phát qua hệ thống vệ tinh để phủ sóng trên toàn nước Mỹ và cả Canada, hoặc phát qua các ứng dụng và phát trên mạng.

Nhưng trong thời gian gần đây, nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, truyền thông Việt ngữ tại Hoa Kỳ đã phải đối phó với cơn bão tin giả tràn ngập các mạng xã hội, nhất là qua các Youtuber tự nhận là truyền thông, gây nhiễu thông tin và gây thêm chia rẽ trong cộng đồng người Việt.

Hoàng Trọng Thụy, nhà báo kỳ cựu của Little Saigon TV, đài truyền hình đầu tiên của người Việt tại Quận Cam, hoạt động từ hơn 20 năm nay, cho biết, các phương tiện truyền thông tại đây cũng đã bị cuốn vào sự phân hóa trong cộng đồng người Việt về bầu cử tổng thống:

"Cuộc bầu cử này là vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ có một vị tổng thống tạo nên những vụ tranh cãi, ủng hộ thì cũng mạnh mẽ, mà chống cũng mạnh mẽ. Thêm một điểm nữa là chưa bao giờ hệ thống Facebook, Youtube, Instagram của nước Mỹ làm việc mạnh như vậy. Cho nên, người ta có đủ các phương tiện để lên đồn thổi với nhau các tin tức, rồi mắng chửi nhau.

Cơ quan truyền thông cũng bị kéo theo làn sóng phân hóa giữa người ủng hộ và người chống ông Trump. Nhiệm vụ của truyền thông là làm sao đưa những tin tức trung thực nhất, nhưng những người ủng hộ ông Trump thì lại không muốn nghe những tin này! Hễ đụng đến ông Trump là họ chửi rủa. Mặc dù cơ quan truyền thông chúng tôi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp những tin tức về ông Trump, nhất là trong cuộc bầu cử vừa qua. Nhưng "làm dâu trăm họ", chúng tôi phải chịu những lời răn đe, đủ hết mọi chuyện.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Thanh Phương (RFI): Việt Nam, "công xưởng mới của thế giới"?

Nhờ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và cũng nhờ đại dịch toàn cầu Covid-19, mà Việt Nam có vẻ như đang tiến nhanh hơn trên con đường trở thành “công xưởng của thế giới”, cụm từ cho tới nay vẫn được dành cho Trung Quốc. Do coi như đã thành công trong việc khống chế dịch virus corona, Việt Nam nay càng được xem là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều công ty muốn tránh các biện pháp trừng phạt thuế quan của Mỹ nhắm vào Trung Quốc.

Trong bài báo đăng ngày 09/12/2020, trang mạng Financial Review của Úc ghi nhận là xu hướng di dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đã bắt đầu từ vài năm qua, khi giá nhân công ở nước láng giềng phương bắc bắt đầu tăng cao. Tờ báo trích lời nhà phân tích Rob Subbaraman, thuộc tập đoàn tài chính Nomura của Nhật, nhận định là tiến trình này đã tăng tốc sau khi tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 làm chao đảo nền kinh tế thế giới trong suốt năm nay càng khiến cho các công ty đa quốc gia thấy cần phải đa dạng hóa dây chuyền sản xuất. Nhà phân tích Rob Subbaraman nhấn mạnh: “ Đây là một chuyển đổi về cấu trúc mà chúng tôi dự báo là sẽ tiếp diễn. Trong những năm tới, sẽ có một dòng vốn đầu tư lớn hơn chuyển từ bắc Á xuống nam Á”.

Theo ghi nhận của ông Subbaraman, tại vùng bắc Á ( bao gồm cả Nhật Bản, Đài Loan lẫn Trung Quốc ), dân số đang già đi, quỹ hưu trí ngày càng tăng và khi các nước này trở nên giàu hơn, thì mức lương cũng tăng theo, cho nên các nước ASEAN và Ấn Độ sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn.

Nhà phân tích của Nomura đưa ra các nhận định như trên vào lúc chính phủ Việt Nam vừa thông báo là công ty Pegatron của Đài Loan, chuyên sản xuất thiết bị cho các tập đoàn công nghệ như Microsoft, Apple hay Sony, xác nhận đã lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ đôla để xây dựng một cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Nam Định Vũ, gần Hải Phòng.

Kế hoạch mở rộng hoạt động của Pegatron tại Việt Nam (bao gồm cả việc chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển từ Trung Quốc sang Việt Nam) được công bố vào lúc có tin là Foxconn, một tập đoàn lớn khác của Đài Loan, cũng sẽ chuyển dây chuyền sản xuất các sản phẩm của Apple từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hãng tin Reuters vào tháng trước loan tin là Foxconn sẽ mở rộng nhà máy của tập đoàn này ở tỉnh Bắc Giang để xây dựng các dây chuyền lắp ráp mới.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Thanh Phương (RFI): Đồng Tâm, đỉnh điểm của tranh chấp đất đai tại Việt Nam

Phiên tòa sơ thẩm xử vụ Đồng Tâm đã chấm dứt ngày 14/09/2020 với hai hai bản án tử hình và các bản án khác từ 15 tháng cho đến chung thân. Như vậy là đã kết thúc một vụ được cho là đỉnh điểm của các tranh chấp đất đai giữa người dân với chính quyền, một vấn đề vẫn khuấy động thời sự Việt Nam suốt 40 năm qua. Vụ Đồng Tâm cũng đã thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế và các chuyên gia nước ngoài.

Theo nhận định chung của giới luật gia Việt Nam, vụ án Đồng Tâm là một vụ án tranh chấp đất đai gây chấn động dư luận, vì đã có đến 4 người chết trong vụ này (một dân làng và 3 công an).

Trong số 29 dân làng Đồng Tâm bị đưa ra xử, tòa đã tuyên án tử hình Lê Đình Chức và Lê Đình Công, hai người con trai của ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm khiếu kiện đất đai, đã bị bắn chết trong cuộc tấn công của hàng ngàn công an vào làng Đồng Tâm rạng sáng ngày 09/04/2020. Cháu nội của ông Lê Đình Kình là Lê Đình Doanh thì bị kết án tù chung thân. Cả ba đều bị cáo buộc tội “Giết người”, vì bị xem là đã gây ra cái chết bằng bom xăng của ba công an trong vụ tấn công, những cái chết mà cho tới nay vẫn còn gây nhiều nghi vấn. Cũng với tội danh “Giết người”, ba bị cáo khác lãnh án tù 16 năm, 13 năm và 12 năm. Một số bị cáo khác thì bị tuyên án tù về tội “Chống người thi hành công vụ”, với bản án từ 5 năm đến 6 năm tù. Trong 17 bị cáo còn lại, 3 người bị phạt mỗi người 3 năm tù, 14 người bị phạt tù treo từ 15 tháng đến 30 tháng, và được trả tự do ngay tại toà nếu không bị tạm giam trong vụ án khác.

Trả lời RFI Việt ngữ qua email ngày 18/09/2020, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc, chuyên gia về Việt Nam, nhận định :

“Qua cách thức độc đoán và mang tính chất răn đe mà Tòa án Nhân dân Hà Nội tiến hành phiên xử 29 người dân Đồng Tâm, vào lúc này không thể biết được tòa có xử đúng tội hay không. Trong bản án sơ thẩm có 6 người bị kết tội “Giết người”, hai người trong số đó lãnh án tử hình và bốn người kia lãnh án từ 12 năm tù đến chung thân. Bản án sơ thẩm này có thể được kháng cáo.

Tôi chưa thấy tòa đưa ra các bằng chứng có tính chất thuyết phục rằng cái chết của 3 công an là do cố tình gây ra, bởi vì cáo buộc của cơ quan công tố đã không được các luật sư bào chữa thẩm tra kỹ lưỡng. Thật vậy, quá trình tố tụng của tòa án dường như là một trường hợp “cai trị bằng pháp luật” nhằm che đậy sự thất bại có hệ thống của chính quyền địa phương trong việc giải quyết những khiếu kiện của nông dân một cách hợp pháp, công bằng và ôn hòa.


Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Thanh Phương (RFI): EVFTA giúp hồi phục kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

Quốc Hội Việt Nam sắp chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu EVFTA, một hiệp định được xem là sẽ góp phần giúp hồi phục nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19.

Với dân số hơn 500 triệu người, với GDP khoảng 15.000 tỷ đôla, chiếm 22% GDP toàn cầu, Liên Hiệp Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Một khi EVFTA có hiệu lực, hơn 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.

Trong báo cáo được công bố ngày 19/05, Ngân hàng Thế giới ước tính chỉ riêng việc tận dụng các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ hiệp định EVFTA sẽ có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 2,4% và xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030, đồng thời thêm 100.000 - 800.000 người thoát nghèo vào năm 2030.

Nhưng hiệp định EVFTA đã được phê chuẩn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và đặc biệt châu Âu vẫn là khu vực có số ca nhiễm cao nhất thế giới. Dịch bệnh dĩ nhiên sẽ gây khó khăn trong ngắn hạn cho việc thực thi hiệp định EVFTA, nhưng sẽ tạo cơ hội lâu dài cho trao đổi thương mại giữa hai bên, nhờ xu hướng của các nước Âu Mỹ dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, như nhận định chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội ngày 21/05 vừa qua :

Phạm Chi Lan: Dịch bệnh chắc chắn là có tác động, bởi vì nhu cầu tiêu dùng giảm trên một loạt các sản phẩm, rồi nguồn cung cũng bị đứt gẫy, khả năng tài chính về đầu tư của các doanh nghiệp bị hạn chế đi. Tuy nhiên, tôi nghĩ là hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định, chứ không lâu dài, bởi vì, về cơ bản, Liên Hiệp Châu Âu vẫn là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Cho nên, (hai bên) sẽ dần dần qua được thách thức lần này và điều chỉnh lại.

Khi đã điều chỉnh lại được tốt, thì tôi tin là sức bật mới sẽ còn lớn hơn, ví dụ như khi bớt được sự lệ thuộc vào Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu điều chỉnh lại một phần chuỗi cung ứng của mình, chuyển một phần sang các nước như Việt Nam, thì có thể là chuỗi cung ứng mới sẽ bền vững hơn, tạo được giá trị tốt hơn, tạo được những liên kết vững chắc, tin cậy lẫn nhau hơn, giữa các thành viên mới trong chuỗi cung ứng đó, từ đó làm cơ sở để bật lên tốt hơn. Cho nên, thách thức là rất lớn, nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy ở đấy một tương lai tốt hơn.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Thanh Phương (RFI): Thêm một nhà hoạt động ra tòa vì các bài trên Facebook

Ông Nguyễn Ngọc Ánh biểu tình chống nhà máy Formosa năm 2016.HRW/@2016 Private
Tổchức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch hôm 04/06/2019 ra thông cáo phản đối vụ xét xửmột nhà hoạt động môi trường tại Việt Nam vào ngày 06/06, do các bài đăng trên mạng xã hội Facebook.

Theo Human Rights Watch, ông Nguyễn Ngọc Ánh sẽ bị đem ra xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre, với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tổ chức nhân quyền Mỹ yêu cầu Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.

Theo Human Rights Watch, ông Nguyễn Ngọc Ánh, 39 tuổi, là một doanh nhân sở hữu đầm nuôi tôm ở thị trấn Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ông đã tham gia biểu tình bảo vệ môi trường phản đối công ty Formosa thải chất độc xuống biển và gây ra nạn sinh vật biển bị chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung Việt Nam vào tháng 04/2016. Ông Nguyễn Ngọc Ánh cũng đã nhiều lần lên tiếng ủng hộcác tù nhân chính trị như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Văn Hải và những người khác.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Thanh Phương - RFI: Tổng kết tình hình Việt Nam 2018

Biểu tình phản đối dự luật Đặc khu kinh tế ngày 10/06/2018, tại Sài Gòn. Kao NGUYEN / AFP

Ông Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực và đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới qua việc gia nhập CPTPP và chuẩn bị ký hiệp định tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu, nhưng chính quyền vẫn tiếp tục trấn áp những tiếng nói đối lập. Đó là một số điểm nổi bật của thời sựViệt Nam trong năm 2018.

Năm 2018 là năm đánh dấu một thay đổi lớn trong cơ cấu quyền lực của Việt Nam, với việc tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng ngày 23/10 chính thức được Quốc hội được bầu làm chủ tịch nước, thay thế ông Trần Đại Quang qua đời vào tháng 9. Đây là lần đầu tiên kể từ thời ông Hồ Chí Minh, một lãnh đạo đảng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước. Trong một bài viết đăng trên mạng ngày 04/10/2018, tức là sau khi có tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm chức chủ tịch nước, Asia Times đã nhận định đây là một sự củng cố quyền lực chưa từng có, đưa ông trởthành một Tập Cận Bình của Việt Nam. Ông TậpCận Bình hiện cũng là tổng bí thư kiêm chủ tịch Trung Quốc.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Thanh Phương/RFI: Biển Đông: Trung Quốc triển khai tên lửa chính là nhằm mục đích tấn công

Ảnh vệ tinh chụp ngày 29/03/2017: Tiêm kích Trung Quốc J-11 
trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Biển Đông -- (Internet)

Với việc triển khai tên lửa trên ba đảo nhân tạo ở Trường Sa, Trung Quốc như vậy là đã vượt qua một ngưỡng mới tiến đến việc kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, nhất là vì những tên lửa này được cho là nhằm mục đích tấn công, chứ không hề mang tính phòng thủ hay tự vệ.

Theo kênh truyền hình Mỹ CNBC, loại tên lửa mà Trung Quốc bố trí trên ba đảo nhân tạo Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn là tên lửa chống hạm YJ-12B, có thể bắn trúng tàu thuyền trong phạm vi 400 km, và tên lửa địa đối không tầm xa HQ-9B, có thể bắn hạ các phi cơ hay tên lửa trong phạm vi 200 km. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bố trí các tên lửa ở khu vực Trường Sa. Các hệ thống tên lửa tương tự đã được Bắc Kinh lắp đặt ở quần đảo Hoàng Sa.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Thanh Phương/RFI: Trục xuất người Việt tại Mỹ: Rắc rối pháp lý và ngoại giao

Phạm Chí Cường, một người Việt lai Mỹ 47 tuổi, bị trục xuất 
về Việt Nam. Ảnh chụp tại Sài Gòn ngày 20/04/2018.Reuters

Trả lời hãng tin Reuters này 12/04/2018, cựu đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius tố cáo Hoa Kỳ muốn trục xuất về nước hàng ngàn người Việt, mặc dù trên nguyên tắc đa số những người này được bảo vệ, không thể bị trục xuất, chiếu theo một hiệp định song phương giữa hai nước. Ông Osius khẳng định là một số nhỏ những người theo lẻ được hiệp định đó bảo vệ đã bị đưa về Việt Nam.

Những lời tố cáo trên của cựu đại sứ Mỹ khiến vấn đề trục xuất người Việt tại Mỹ bổng trở thành một đề tài nóng, vào lúc chính quyền Donald Trump thi hành chính sách ngày càng cứng rắn hơn với người nhập cư.

Theo lời nhà báo Hà Ngọc Cư ở Texas, không chỉ riêng đối với cộng đồng người Việt, vấn đề trục xuất về quốc gia nguyên quán những người phạm tội tại Hoa Kỳ đang gặp rất nhiều rắc rối về pháp lý, vì không có quy định cụ thể, rõ ràng là phạm những tội hình sự gì thì có thể bị trục xuất.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Thanh Phương: Pháp hỗ trợ truyền thông độc lập của Việt Nam


Từ trái sang phải: Ông Abdul Manan, Chủ tịch Liên hiệp các nhà báo độc lập, Indonesia, Đại sứ Pháp tại Jakarta Jean-Charles Berthonnet, ông David Hivet, Giám đốc châu Á, CFI, tại Diễn đàn 4M ASIA, Jakarta, 07/04/2018.Ảnh : RFIin

Trong khuôn khổ dự án 4M ASIA, trong hai ngày 7 và 8/04/2018, CFI đã tổ chức một diễn đàn để các nhà báo Đông Nam Á và các nhà báo châu Âu có dịp trao đổi kinh nghiệm với nhau về làm truyền thông độc lập, truyền thông cộng đồng.Cơ quan Pháp về hợp tác truyền thông ( CFI ), một cơ quan trực thuộc bộ Châu Âu và Ngoại Giao Pháp, từ nhiều năm qua vẫn tích cực hỗ trợ cho truyền thông của các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó dĩ nhiên có cả Việt Nam, đặc biệt là trong khuôn khổ dự án có tên là 4M ASIA. Đây là một dự án nhằm hỗ trợ cho những người làm truyền thông độc lập tại các quốc gia Đông Nam Á, nơi mà quyền tự do báo chí ít được tôn trọng hoặc hoàn toàn không có.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Thanh Phương: Chính sách mới của Mỹ về vũ khí hạt nhân gây lo ngại

Các nhà tranh đấu phong trào chống vũ khí hạt nhân quốc tế ICAN 
biểu tình với mặt nạ tổng thống Mỹ Donald Trump 
và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, 
trước Đại sứ quán Bắc Triều Tiên, Berlin, ngày 13/09/2017. 
-- Britta Pedersen / dpa / AFP

Vào tuần tới, Lầu Năm Góc sẽ công bố chính sách của tổng thống Donald Trump về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Một bản dự thảo của chính sách mới này vừa được báo chí Mỹ tiết lộ và đang gây lo ngại cho các chuyên gia, vì họ sợ nó sẽ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang mới và làm tăng thêm nguy cơ tính toán sai lầm dẫn đến chiến tranh nguyên tử.

Trong bản Đánh giá Khả năng Hạt nhân ( Nuclear Posture Review ), bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ muốn xem xét lại kho vũ khí hạt nhân của nước này và muốn phát triển một loại vũ khí nguyên tử mới, có cường độ hạn chế. Như vậy là Washington nay có chính sách khác hẳn chính sách của cựu tổng thống Barack Obama, người mà vào năm 2009 ở Praha đã ra lời kêu gọi tiêu hủy hoàn toàn các loại vũ khí hạt nhân.

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Thanh Phương: HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho một nhà hoạt động nhân quyền

Ngư dân Hà Tĩnh tới Tòa án huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 
đưa đơn kiện đòi bồi thường vụ ô nhiễm môi trường biển FORMOSA 
tháng 9/2016. -- REUTERS

Trong một thông cáo ra hôm nay, 24/01/2018, tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch HRW kêu gọi Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền Hoàng Đức Bình và một bị cáo khác là Nguyễn Nam Phong và trả tự do cho họ ngay lập tức. Hai nhà hoạt động này sẽ ra tòa ngày mai tại Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Theo HRW, cả hai người đều bị cáo buộc chiếu theo Bộ Luật Hình sự vì đã tham gia các cuộc biểu tình và vận động phản đối thảm họa môi trường biển quy mô lớn do công ty Formosa của Đài Loan gây ra dọc bờ biển miền trung Việt Nam hồi tháng 04/ 2016.

Trong bản thông cáo, ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của HRW nói : “Lại một lần nữa chính phủ Việt Nam sử dụng bộ luật hình sự hà khắc để trừng phạt những người dân chỉ hành xử quyền biểu tình và tự do ngôn luận. Phiên tòa này chứng tỏ điều mọi người đã biết từ lâu: các nhà lãnh đạo Việt Nam không tôn trọng các quyền của chính người dân nước mình.”

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Thanh Phương: Việt Nam thành lập Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng

Việt Nam nâng cao khả năng đối phó chống tin tặc. Ảnh minh họa.

Theo hãng tin Reuters, ngày 08/01/2017, Việt Nam thông báo thành lập một Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng. Mục tiêu nhằm góp phần “bảo vệ chủ quyền quốc gia”, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc vẫn gay gắt.

Theo một báo cáo của bộ Quốc Phòng được đăng trên trang điện tử của chính phủ Việt Nam cho biết Bộ Tư Lệnh Tác Chiến sẽ có nhiệm vụ “phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng”, đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên không gian mạng.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Thanh Phương/RFI: Pháp muốn tăng cường hiện diện ở Vùng Ấn Độ Dương

Tại Vùng Ấn Độ Dương hiện nay, ngoài La Réunion, 
với dân số 850 ngàn, Pháp còn có tỉnh hải ngoại Mayotte 
với 215 ngàn dân. -- Getty Images/hemis/Jean-Pierre Degas

Là một quốc gia đang kiểm soát nhiều lãnh thổ ở cả Ấn Độ Dương lẫn Nam Thái Bình Dương, Pháp đang muốn tăng cường hiện diện ở cả hai vùng biển này trong bối cảnh những hoạt động của Trung Quốc, đặc biệt tại Biển Đông, đang gây lo ngại cho cả thế giới.

Vùng Ấn Độ Dương là một khu vực rất rộng lớn, có thể được chia thành 5 tiểu vùng : Trung Đông và vùng Vịnh, Hồng Hải và Đông Bắc Phi, Tây Phi và châu Phi hạ Sahara, Nam Á, Đông Nam Á- châu Đại Dương.

Tại Vùng Ấn Độ Dương hiện nay, Pháp kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Từ các đảo đang quản lý, Pháp hiện có một vùng đặc quyền kinh tế rộng tới hơn 2.600 km2. Ngoài La Réunion, với dân số 850 ngàn, Pháp còn có một tỉnh hải ngoại khác là Mayotte với 215 ngàn dân.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Thanh Phương/RFI: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức nhất quyết đòi Việt Nam đáp ứng các yêu cầu

Ảnh chụp ông Trịnh Xuân Thanh trên đài truyền hình Việt Nam VTV 
nói ông đã tự ra đầu thú ở Hà Nội ngày 03/08/2017. - REUTERS/Kham

Chính phủ Đức hiện vẫn còn rất bực tức về vụ một cựu quan chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin để đưa về Việt Nam. Phía Đức dứt khoát đòi Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu của họ về vụ này, trong khi Hà Nội thì đang cố xoa dịu.

Bên lề Hội nghị về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, diễn ra tại Cần Thơ, hôm qua, 26/09/2017, đã có một sự kiện đáng chú ý đó là phó thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ đã tiếp Bí thư thứ nhất của sứ quán Đức tại Việt Nam. Tham gia tiếp bà Luisa Bergfeld, đặc trách hợp tác kinh tế và phát triển của sứ quán Đức, có cả bộ trưởng bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Thanh Phương/RFI: Con đường xóa bỏ vũ khí nguyên tử còn rất dài

Beatrice Fihn, Giám đốc điều hành và Grethe Ostern, 
thành viên ban điều hành và Daniel Hogsta điều phối viên, 
họp báo sau khi giải Nobel Hòa bình 2017 được công bố. 
- REUTERS/Denis Balibouse

Thứ sáu tuần trước, 06/10/2017, chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, bà Berit Reiss-Andersen thông báo giải Nobel Hòa bình 2017 được trao tặng cho ICAN, Chiến dịch quốc tế hủy bỏ vũ khí hạt nhân, vì những nỗ lực của liên minh này hướng tới mục tiêu xóa bỏ các vũ khí hủy diệt hàng loạt.

ICAN là một liên minh quy tụ hàng trăm tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực nhân đạo, bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, đấu tranh cho hòa bình và phát triển, tại khoảng 100 quốc gia. Từ 10 năm nay, ICAN vẫn liên tục báo động về nguy cơ của các vũ khí nguyên tử và vận động đòi hủy bỏ loại vũ khí này.

Nhân dịp loan báo giải Nobel Hòa bình, chủ tịch Uỷ ban Nobel Na Uy kêu gọi các cường quốc hạt nhân tiến hành các cuộc « đàm phán nghiêm túc » để hướng tới việc loại trừ hoàn toàn vũ khí nguyên tử. Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Chiến dịch quốc tế hủy bỏ vũ khí hạt nhân cho rằng đã đến lúc thế giới cấm hoàn toàn vũ khí nguyên tử, do nguy cơ xung đột bằng loại vũ khí hủy diệt này ngày càng lớn. Phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc thì tuyên bố việc trao giải Nobel Hòa bình cho ICAN là một « dấu hiệu tốt » cho khả năng ký kết và phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Nhưng con đường đi đến mục tiêu đó hãy còn rất xa, nếu không muốn nói là không thể được.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Thanh Phương/RFI: Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu nổ ra xung đột Triều Tiên


Nếu căng thẳng về hạt nhân Bắc Triều Tiên tiếp tục leo thang và cuối cùng dẫn đến xung đột trên bán đảo Triều Tiên, không chỉ riêng Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, mà cả một số nước khác cũng bị tác động lây, nặng nhất là Việt Nam và Nhật Bản. Đó là dự báo mà công ty xếp hạng tín nhiệm Moody’s đưa ra ngày 03/10/2017. Ngân Hàng Thế Giới hôm 04/10 cũng đưa ra cảnh báo tương tự.

Theo Moody’s, nếu xung đột xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, nạn nhân đầu tiên dĩ nhiên sẽ là Hàn Quốc, nhưng một số quốc gia khác cũng sẽ bị tác động dây chuyền, trong đó có Việt Nam. Đơn giản chỉ là vì nhiều tập đoàn của miền nam Triều Tiên như Samsung hay LG đã đưa Việt Nam vào dây chuyền sản xuất của họ, qua việc xây nhiều nhà máy lắp ráp điện thoại thông minh và hàng điện tử tại Việt Nam, lợi dụng giá nhân công còn rất thấp.