Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Thanh Nam: Spring Poem Written In Exile - “Thơ Xuân Đất Khách” (Đàm Trung Pháp dịch)

 Spring Poem Written In Exile

“Thơ Xuân Đất Khách”

Vietnamese poem by Thanh Nam (1977)                                                                                                                                                    English translation by Đàm Trung Pháp (2020)  

 

THANH NAM (1931-1985)

One of the most cherished literati in pre-1975 Saigon was the writer and poet Thanh Nam [1]. This popular author of more than twenty novels was also noted for his exquisite poetry. People loved Thanh Nam because of his intellectual probity – he wrote about life as he had actually lived it. Thus, his prose and his poetry were all about real life. “Thanh Nam’s real soul penetrates his literary works,” noted Bình Nguyên Lộc [2]. “The style is the man himself. This saying fits Thanh Nam perfectly,” declared Mai Thảo [3]. Although his first novel was published in Saigon in 1957, he started writing in Hanoi in the early 1950s. In 1952, he moved to Saigon and flourished in the literary circle there until the collapse of South Vietnam in 1975. If we needed just one publication to introduce Thanh Nam, that would be his 1983 poetic collection “Đất khách (“In exile”); and if we needed to read just one poem typical of him, that would be his “Thơ xuân đất khách” (“Spring poem written in exile”). Thanh Nam penned “Thơ xuân đất khách” in Seattle on February 18, 1977, which was also the first day of the Lunar Year of the Snake (Đinh Tỵ). This first day of the lunar year is a most solemn time, during which the Vietnamese honor their ancestors, visit relatives and friends, wear their nicest clothes, and rejoice. His suffering from culture shock and nostalgia imbues the content of this poem [4].

    

SPRING POEM WRITTEN IN EXILE

THƠ XUÂN ĐẤT KHÁCH

Nonchalantly dropped the calendar leaf marking the new year

 Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ

Which reminded me that seasons had changed

 Mới hay năm tháng đã thay mùa

Since the day I left as an expatriate

Ra đi từ thuở làm ly khách

Two springs of homesickness had willy-nilly gone by

 Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ

Drifting from the East to the North


Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Đàm Trung Pháp: Hội Chứng Xung Khắc Văn Hóa Trong Một Bài Thơ Xuân

THANH NAM tên thật là Trần Đại Việt, sinh năm 1931 tại Nam Định và mất năm 1985 tại Seattle.Ông là một trong những người viết văn và làm thơ được yêu chuộng nhất tại Saigon trước 1975. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết được nhiều người đọc, Thanh Nam còn sáng tác những bài thơ mượt mà thắm thiết tình người. Người ta quý mến ông vì tính trung thực trí thức với ngòi bút – Thanh Nam viết về cuộc đời mà ông đã thực sự sống, không giả tạo không cường điệu. Có thể nói văn và thơ của Thanh Nam phản ánh cuộc đời thực sự. Nhà văn Bình Nguyên Lộc nhận xét là linh hồn Thanh Nam đã “thấm sâu” vào văn thơ của mình (theo Tuần báo nghệ thuật số 36 năm 1966), và nhà văn Mai Thảo từng xác nhận câu “văn là người” áp dụng đúng nhất trong trường hợp Thanh Nam (theo cuốn Chân dung xuất bản năm 1985). 

Trong số những tác phẩm văn chương nhiều người đọc của Thanh Nam, ta có thể kể Bầy ngựa hoang (1965), Những phố không đèn (1965), Mấy mùa thương đau (1968), và Đất khách (1983). Nếu ta cần đọc một tác phẩm để giới thiệu Thanh Nam, tác phẩm đó là thi tập Đất khách xuất bản năm 1983; và nếu ta cần đọc một bài tiêu biểu nhất của thơ Thanh Nam, bài đó là Thơ xuân đất khách mà tôi đề cập đến trong bài viết này.

Thanh Nam sáng tác Thơ xuân đất khách tại Seattle ngày 18 tháng 2 năm 1977, tức là ngày mồng một Tết Đinh Tỵ. Trong văn hóa Việt, ba ngày Tết là thời gian long trọng nhất trong năm mới để dân chúng thờ cúng tổ tiên, viếng thăm bà con và bạn hữu, mặc quần áo đẹp nhất, và vui chơi. Nội dung của bài thơ này lột tả đích thực hội chứng của sự xung khắc văn hóa nơi quê người, cũng như lòng nhung nhớ biếng khuây cho quê mình.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Buồn Ga Nhỏ

Thanh Nam


Nếu một ngày nào, người ta sẽ bóc những con đường sắt này đi, những con tàu sẽ không qua lại nữa và ta vẫn phải sống ở đây...

Rất nhiều lần, Hảo nhìn lên cái chòi nước cao lênh khênh đứng ở cuối sân ga và nghĩ như vậy. Hảo không cần tìm hiểu xem tại sao mình đã có ý nghĩ đó cũng như chẳng bao giờ thắc mắc đến cái nếp sống tẻ nhạt của mình kéo dài từ ngày này qua ngày khác giữa một nơi hẻo hút. Cuộc đời của Hảo từ lúc bé dại cho đến khi trưởng thành đã bị gắn liền vào cái ga trạm nhỏ bé này, như những con tàu bám lấy những con đường sắt.