Hiển thị các bài đăng có nhãn Thụy Mân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thụy Mân. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Thụy Mân: Mất Nước...

PHẦN l


Con người chúng ta không có quyền chọn lựa để được sinh ra đời. Hơn thế nữa, được chọn lựa để sinh ra là dân tộc này chứ không phải là dân tộc khác. Bởi lẽ nếu chúng ta được quyền chọn lựa, không biết được bao nhiêu phần trăm dân Việt Nam thực sự vẫn muốn chọn cái số phận của mình?

Nhiều lúc tôi nhớ về cái tuổi thơ của tôi vào cái thời trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Nơi gia đình tôi sống lúc ấy là một thị trấn nhỏ miền Trung, thuộc vùng Quốc gia, nhưng vẫn bị cộng sản quấy nhiễu luôn luôn. Ngôi nhà của gia đình tôi nằm ngay phía trước Tòa Hành Chánh Quận Lỵ, mục tiêu để cộng sản thỉnh thoảng nã pháo vào. Gặp tay chỉ điểm tồi, cung cấp tin tức sai, họ bắn lệch một chút thì xem như cả xóm nhà tôi được lên thiên đường sớm.

Hầu hết mọi nhà trong thị trấn đều có một cái "hầm cát". Các bạn thế hệ sau này chắc không hiểu nổi ý nghĩa của từ này. "Hầm cát" là một loại công sự để tránh mảnh bom, xây dựng lên từ những cây trụ sắt xây hàng rào và những bao chứa cát chiều dài độ 7-8 tấc, chiều ngang độ 3-4 tấc. Khi mảnh bom văng vào, cát trong bao sẽ làm giảm tốc độ của mảnh bom, giữ nó lại, và người ẩn náu bên trong sẽ không bị thương. Điều lạ lùng là cái công sự này được xây bên trong nhà, vì khi pháo kích thì người ta thường nã bất kể ngày hay đêm. Tiện lợi hơn hết là xây ngay trong một căn phòng chính của gia đình. Đôi khi nửa đêm nghe tiếng pháo kích, vừa lăn xuống giường thì bò được ngay vào hầm cát!

Hầm cát nhà tôi bên trong cao độ hơn một mét, chiều rộng 1 mét rưỡi, chiều dài hơn 2 mét. Một bên là tường, ba mặt còn lại là những bao cát chồng dựng lên nhau thành ba mặt như ba bức tường còn lại của căn hầm, với những thanh sắt chen ở giữa ,để giúp giữ vững cái công trình xây dựng kỳ quặc mà chỉ trong thời chiến tranh con người ta mới có đủ trí tưởng tượng để làm được.

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

Robert Reich, giáo sư ngành Chính Sách Công ở UCB (Đại học Berkeley California): Làm thế nào để Biden có thể hàn gắn đất nước khi Trump chỉ muốn xé nát nó ra? (Bản dịch của Thụy Mân)

Đã kết thúc. Donald Trump đã trở thành quá khứ.

Đối với hàng triệu người Mỹ, lúc này là thời gian để ăn mừng, để thở phào nhẹ nhõm. Sự tàn nhẫn, thù hận, dối trá triền miên, tham nhũng, bác bỏ khoa học, thiếu năng lực và tính cách tự tôn gớm ghiếc của Trump đã gây nên những điều tồi tệ nhất cho nước Mỹ. Ông ta đã thách thức các giới hạn của nền dân chủ và các giá trị tinh thần của người Mỹ. Trump là hiện thân gần gũi nhất cho một nhà độc tài mà chúng ta có thể thấy được.

Nền dân chủ Mỹ đã có một bước thối lui, một thời gian gần như dân chủ đã không có mặt trên đất nước này. Và giờ đây chúng ta đang có một cơ hội để duy trì và khôi phục những điều tốt đẹp của nước Mỹ.

Điều này thật không dễ dàng. Các mối liên lạc trong xã hội đã bị xé nát. Nếu Trump đã không coi nhẹ nạn dịch và chối bỏ trách nhiệm trong việc ngăn chặn nó, thì Joe Biden đã không phải thừa kế một đại dịch quá tồi tệ, và một cuộc khủng hoảng kinh tế lẽ ra đã có thể tránh được.

Di sản tồi tệ nhất trong nhiệm kỳ của Trump là một nước Mỹ bị chia cắt .

Đánh giá theo số phiếu bầu trong cuộc bầu cử, số người ủng hộ Trump có chừng 70 triệu (*). Họ đã tức giận ngay cả trước khi có cuộc bầu cử (những người ủng hộ Biden cũng tức giận không thua gì). Bây giờ, những người này có lẽ còn đang giận dữ hơn.

Đất nước chúng ta đã có mầm mống chia rẽ ngay cả trước khi Trump trở thành tổng thống – chia rẽ giữa các chủng tộc và dân tộc, giữa các tiểu bang ủng hộ các đảng phái khác nhau, chia rẽ giữa khác biệt về học vấn, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo và giai cấp. Nhưng Trump đã khai thác những chia rẽ này để lợi dụng cho mục đích riêng. Không những chỉ đổ muối vào vết thương của chúng ta, ông ta còn cài vô đó những trái lựu đạn!

Di sản ông ta để lại là một thứ di sản thấp hèn. Mặc dù người Mỹ chúng ta thường xuyên có những bất đồng với chính phủ về công việc họ làm, nhưng ít nhất chúng ta cũng chấp nhận sự ràng buộc trong xã hội với các quyết định của chính phủ. Thỏa thuận căn bản này đòi hỏi sự tin tưởng giữa mọi người trong xã hội để chúng ta có thể thành tâm xem xét đến quan điểm và lợi ích của những người không cùng chính kiến, và cũng coi trọng điều đó như quan điểm của chính chúng ta. Nhưng Trump liên tục ném bỏ niềm tin đó để nuôi cái tôi quái dị của mình.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

Timothy L. O'Brien (Người dịch : Thụy Mân): Vì sao Trump sợ việc rời Nhà Trắng (Why Trump Fears Leaving the White House)

Lời người dịch :

Mua lầm chứ bán không lầm!
Ông Trump chỉ lừa người ủng hộ, chính bản thân ông ta không nghi ngờ gì kết quả của kỳ bầu cử vừa qua. Không có lý do gì để ông ta nghi ngờ chính cái hệ thống bầu cử đã mang mình vào White House cách đây bốn năm. Hơn thế nữa, trong chính cùng một kỳ bầu cử, người ta hoàn toàn không thấy gì sai trái và chấp nhận kết quả cho Thượng viện và Hạ viện, thì tại sao ông ta lại ồn ào phản đối cái kết quả cho Tổng thống?

Việc ông Trump ăn nói càn quấy lâu nay thật ra đã làm cho người dân có thói quen xấu là bỏ ngoài tai lời ông ta. Ngay cả trước khi bầu cử ông đã nói sẽ không chấp nhận bất cứ kết quả nào khác, trừ cái kết quả ông là người thắng cuộc. Ở các xứ sở tự do, khi một vị nguyên thủ quốc gia nói như vậy thì chỉ có thể được xem là nói đùa vô duyên, nhưng thật ra ông Trump đã nói thật từng chữ trong câu đó.

Các tổng thống trước đây, khi không được dân tín nhiệm nữa đều nuốt sự thất vọng mà chuẩn bị cho bàn giao đúng cách thức, đúng phong cách của một tổng thống Mỹ. Ông Trump thì không. Ngoài việc ai cũng rõ Trump là một trường hợp ngoại lệ cho tất cả mọi tổng thống đời trước hay đời sau này của Mỹ, còn những lý do vì sao ông rất sợ phải ra khỏi vòng bảo vệ của White House, Blomberg Opinion có một bài để giải thích dưới đây.

TM

*

Donald Trump là một trong những người may mắn nhất còn sót lại. Không như hầu hết chúng ta, ông ta được bảo vệ, không phải chịu hậu quả sai lầm của chính mình trong suốt cuộc đời.

Sinh ra trong một gia đình giàu có, ông ta được ngó lơ khi không màng gì đến việc học hành và với một chuỗi thất bại trong hoạt động kinh doanh bằng tiền của cha. (“Tôi thường nói rằng tôi là thành viên của câu lạc bộ tinh trùng may mắn”, đó là cách ông ta mở đầu cho một trong những quyển sách của mình.) Nổi lên như một ngôi sao trên TV vào đầu những năm 2000, Trump phát hiện ra sự nổi tiếng cho phép ông ta trở thành một kẻ săn gái tùy hỷ mà không bị tố cáo. (“Khi bạn là một ngôi sao, họ để cho bạn làm điều đó.”) Và việc ông ta vào được White House năm 2016 đã làm cho Trump thấy được quyền lực pháp lý của mình, mà ông ta thường hiểu nó một cách quá đà và thiếu chính xác (“Tôi có Điều Khoản thứ Hai trong tay, sẽ giúp tôi có quyền làm bất cứ điều gì tôi muốn với tư cách là tổng thống.”)