Hiển thị các bài đăng có nhãn Thụy Khuê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thụy Khuê. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

Thụy Khuê: Nhất Linh, từ Cẩm Giàng tới Xóm Cầu Mới

Bìa báo Văn Hóa Ngày Nay,
Tập ra mắt 17-6-1958, do Nhất Linh phác họa

Hôm nay là ngày 17-6-2021.

Tôi vẫn nhớ, một lần trò chuyện với Nguyễn Tường Thiết qua điện thoại, không rõ năm nào, anh đã nói với tôi: Văn Hóa Ngày Nay số 1 ra ngày 17-6-1958, là ông cụ tôi chọn ngày giỗ Nguyễn Thái Học đấy. Tôi rất ngạc nhiên vì chưa hề chú ý đến chi tiết này và cũng không thấy ai nhắc tới trong những bài viết mà tôi đã đọc về Nhất Linh. Hôm ấy, anh Thiết đã cho tôi biết, không chỉ một thông tin, mà còn hơn nữa: một chi tiết lịch sử liên quan đến một tổ chức văn học cách mạng. Chi tiết này làm tôi phải suy nghĩ thêm về mối liên hệ giữa Tự Lực văn đoàn và Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà từ trước đến nay, tôi chỉ coi như một kết hợp đảng phái có tính cách chiến lược trong một giai đoạn tranh đấu.

Về Tự Lực văn đoàn, khoảng năm 2000, sau khi viết xong loạt bài về Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo và Thạch Lam, tôi tưởng mình đã "làm tròn bổn phận", nhưng tôi đã lầm. Năm 2002, khi được nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, tặng bộ sách Khái Hưng, Kỷ vật đầu tay và cuối cùng, do ông biên soạn, tôi mới biết là mình chẳng biết gì, những gì mình biết và viết về Tự Lực văn đoàn chỉ là mảng nổi của tảng băng chìm, chưa khai phá.

Nhưng bộ sách này cũng chỉ cho tôi biết Khái Hưng còn làm nhiều việc nữa sau khi Phong Hóa Ngày Nay đình bản, riêng báo Phong Hóa Ngày Nay lúc đó, cũng chưa mấy ai biết mặt mũi ra sao, thì một kẻ ở ngoài nước đã bốn mươi năm, có cách gì khảo sát được?

Lại phải đợi thêm 10 năm nữa, khi toàn bộ sưu tập Phong Hóa Ngày Nay được số hóa và công bố trên internet, ngày 12-9-2012, nhờ công lao của nhóm Phạm Phú Minh, Nguyễn Trọng Hiền, Nguyễn Tường Giang, Phạm Thảo Nguyên và Thành Tôn.

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

Thụy Khuê: Bé Ký, nỗi hoài nhớ niềm vui đã khuất

Văn chương và hội họa là những nghệ thuật bắt nguồn bằng nét (dessin). Chữ viết khởi từ nét, ngay trong cách viết chữ nho, người ta đã muốn vẽ vũ trụ và con người qua ngôn ngữ. Cho nên, chúng ta không nói quá, khi cho rằng chính dessin mới là nguồn của văn chương và hội họa.

Các họa sĩ thường bắt đầu từ dessin rồi dựa vào dessin mới phóng ra các màu sắc khác nhau. Bé Ký dừng lại ở dessin. Dường như bà đã tìm thấy vùng đất Thánh và dứt khoát ở lại thiên đường nguồn cội của mình. Bà không lớn nữa. Có thể nói Bé Ký -như cái tên lựa chọn có ý tiên định của bà- đã lấy tuổi thơ làm quê hương, dừng lại ở thời điểm hàn vi, ngây thơ (naĩf) trong hội họa và trong đời. Bé Ký là hiện tượng không già, rất độc đáo trong hội họa Việt.

Nếu biết rõ dessin là gì, thì sẽ thấy sự lựa chọn này không dễ dàng, bởi con đường đơn giản bao giờ cũng là con đường khó khăn. Văn mà đạt tới mức không rườm là khó. Vẽ mà đạt tới mức giản dị tối đa không dễ.

Hội họa Bé Ký chỉ thuần túy nét, bà dùng mực Tàu, ở lối vẽ này cứ hoa tay lên là phải thành, phải đạt, không thể sửa. Trước khi vẽ, người họa sĩ phải xong bức họa rồi. Khi ngọn bút bắt đầu là bức tranh kết thúc. Ðây là một quy luật khác thường, vì trong hội họa, trước khi vẽ, có thể họa sĩ chưa biết mình sẽ đi đâu, đường nét và màu sắc sẽ dẫn lối cho họ; cũng như trong văn, ý nọ sọ ý kia, ý trước "đẻ" ra ý sau. Với Bé Ký, sự thể ngược lại: Trước khi vẽ, bức tranh đã phải "xong" rồi, và đặt bút là kết thúc tác phẩm.

Tính chất này của hội họa còn gọi là ngẫu hứng hoặc trực giác, mà cũng là thiền: Trực giác định hình, khi người nghệ sĩ thấy được "ánh sáng", "ngộ" rồi thì họ hoàn thành tác phẩm. "Ánh sáng" ấy là chất liệu, là nguồn cội của ký họa.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Thụy Khuê: Phạm Duy và Văn Cao (Nhân đọc bài Phạm Duy nhìn từ phía con trai của Văn Cao)


Thời gian gần đây, trên các mạng truyền thông có phổ biến một bài tựa đề: Phạm Duy nhìn từ phía con trai của Văn Cao, phỏng vấn Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao. Bài phỏng vấn này có những lời liên quan đến hai nhạc sĩ Văn Cao, Phạm Duy và cả chính tôi qua bài Văn Cao (1923-1995)[1] nên tôi buộc lòng phải lên tiếng. 

1- Anh Văn Thao viết: 

"Thụy Khuê đã trích dẫn hồi ký của nhạc sĩ Văn Cao về bài Tiến quân ca in trên tạp chí Sông Hương số 26 tháng 7&8 năm 1987 để gán cho Phạm Duy là người có công tham gia trực tiếp trong những ngày Cách mạng tháng Tám - điều mà chính Phạm Duy cũng không dám nghĩ đến! "Cha tôi viết hồi ký "Tại sao tôi viết Tiến quân ca?" vào ngày 7-7-1976 tại Hà Nội. Một nhân vật trong hồi ký mà cha tôi viết tắt nguyên là chữ “Ph.Đ”. Do lỗi đánh máy, Sông Hương in mất dấu thành “Ph.D”. Vì vậy mới có chuyện để nhà văn Thụy Khuê suy diễn thành Phạm Duy…" 

Nhận xét: 

- Anh Văn Thao cho rằng tôi "gán" cho Phạm Duy cái "công tham gia trực tiếp trong những ngày Cách mạng tháng Tám" là điều mà "Phạm Duy cũng không dám nghĩ đến"

Thực ra, Phạm Duy chẳng màng gì đến cái "công" này cả, mà trong hồi ký ông còn cố tình viết trại đi, để độc giả hiểu là ông không hề có mặt trong ngày "Việt Minh cướp chính quyền", ông chỉ tham gia kháng chiến kể từ ngày "Toàn quốc kháng chiến" mà thôi. 


Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

TƯỞNG NIỆM HỌA SĨ PHẠM TĂNG 1924-2017

Vũ Trụ - họa phẩm của Phạm Tăng 
Tiểu sử hoạ sĩ Phạm Tăng
Hoạ sĩ Phạm Tăng sinh ngày 12/12/1924, tại Yên Mô, Ninh Bình và mất ngày 9/1/2017, tại Paris. Ngày sinh của ông, nhiều nơi ghi tháng 11/1925, theo giấy thông hành, nhưng giáo sư PKV cho biết, trên bản tử vi, ghi ông sinh hồi 22 giờ ngày 16/11/năm Giáp Tý (tức ngày 12/12/1924). Chúng tôi chọn ngày ghi trên số tử vi, bởi ngày này, do mẹ xác nhận, không thể sai; còn ngày Tây trên giấy tờ, khai sau, hoặc vì muốn rút tuổi, hay vì lý do gì khác, rất có thể sai lầm.  
Phạm Tăng học hội họa và kiến trúc tại trường Mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội, từ năm 1943. Ít lâu sau, ông bỏ ban kiến trúc để chỉ theo hội họa. Nhưng việc học cũng dở dang vì chiến tranh bùng nổ, ông về làm báo ở Nam Định cùng với Trần Lê Văn và Hữu Ngọc, Phạm Tăng vẽ tranh minh họa chống Pháp trong thời kháng chiến. Năm 1954, ông di cư vào Nam, cộng tác và vẽ hý họa cho báo Tự Do (1954-1959), Văn Nghệ Tự Do (1956) và Bách Khoa (1957-1959).
Theo lời Phạm Tăng kể lại: Ngày 27/1/1956, Văn Nghệ Tự Do (số 11 loại mới, bị tịch thu, Bộ thông tin ra lệnh điện thoại, theo yêu cầu của ông Trần Văn Lắm chủ tịch Quốc Hội và chủ tịch Bộ chiêu hồi, khởi tố Nguyễn Hoạt, Lưu Đức Sinh (Mặc Thu), một độc giả tên Nghiêm Phú Lưu (trong mục Tiếng bạn bốn phương) về tội «bình luận xuyên tạc có lợi cho hành động phản quốc gia, phá rối trị an» ; lúc đó Phạm Tăng có hai bức tranh, bị cảnh cáo, nhưng luật sư xin hoãn đến ngày 2/7/1956, nội vụ cũng xong.

Thụy Khuê: Lời từ tạ hoạ sĩ Phạm Tăng (Ghi lại từ bài phát biểu ứng khẩu của tác giả trong tang lễ họa sĩ Phạm Tăng)

Bà Phan Thị Hoàng Anh, quả phụ của họa sĩ Phạm Tăng
tại tang lễ của chồng.
 
Anh Phạm Tăng,
Trong gần một thế kỷ, ngoài gia đình anh đã sống với hội họa, thi ca và cô đơn.
Sự cô đơn ở anh, cũng là yếu tố xây dựng và xác định nghệ thuật của anh, mang ba lớp áo: Nỗi cô đơn của người nghệ sĩ mà Nguyễn Tuân gọi là «pháp trường trắng», là nỗi cô đơn của nhà văn trước trang giấy trắng mà chữ không đến, của họa sĩ, trước giá vẽ, nhưng đường nét mầu sắc không hiển hiện. Đó là sự cô đơn siêu hình của bất lực, mà nghệ sĩ nào cũng trải qua. Lớp cô đơn thứ nhì, ở anh, là sự cô đơn của người lưu vong trên đất khách, không tìm thấy ở đâu một chỗ trọ cho tâm hồn. Và lớp áo thứ ba, là sự cô đơn của con người trước cuộc sống và cái chết: ta, cô đơn khi gia đình đoàn tụ, cô đơn giữa chợ, giữa lễ hội tưng bừng, bởi ta sinh ra một mình và ta chết cũng một mình, không một người thân nào có thể chia sẻ. Ở anh, ở tác phẩm của anh là sự hội tụ của ba niềm cô đơn tuyệt đối đó.
Rồi con đường anh đi, những mốc cuộc đời anh, vô tình hay hữu ý, đều gắn bó với những mốc lịch sử của đất nước.

Thụy Khuê: Vũ trụ Phạm Tăng


Hội họa và thi ca, hai ngành nghệ thuật có những tương quan mật thiết, nhưng hiếm hoi là những nghệ sĩ làm sáng tỏ được mối tương quan đó trong tác phẩm của mình, từ Vương Duy.
Họa sĩ Phạm Tăng vào thơ, theo lời ông "chỉ để trò truyện tâm sự với mình". Ông làm thơ tài tử. Sau hành trình hội họa dài của một họa sĩ Việt Nam, gây nhiều tiếng vọng bên trời Tây, tập thơ Phạm Tăng đầu tiên ra đời, như một món quà muộn.
Thơ kèm phụ bản: hai bức tranh tiêu biểu Phạm Tăng, tượng trưng quan niệm sống và sáng tạo nghệ thuật. Bức thứ nhất, họa sĩ đặt tên là Vũ Trụ, và bức thứ nhì, xin tạm gọi là Hữu Hình Vô Thể.
Người đọc sẽ không tìm thấy ở thơ Phạm Tăng những khám phá mới lạ về hình thức. Ông nói những chuyện đã cũ, cũ như trái đất, như hành tinh, như vũ trụ, như hạt cát, hòn sỏi, con người. Nhưng thơ ông có những tia "mắt sao" dõi buồn về một cố nhân xa:
Quê nhà từng mảnh con con
Khâu khâu vá vá đã mòn đường kim.

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Kết luận

Nhìn lại diện mạo phê bình văn học Âu châu thế kỷ XX, những khuynh hướng khác nhau trong nửa đầu thế kỷ, gần như đã phát triển một cách độc lập. Những "trường phái" ít có điều kiện trao đổi hoặc phối hợp với nhau, vì hai lẽ: Đại chiến thứ nhất và cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đưa đến hậu quả phân chia thế giới, lãnh địa. Việc dịch thuật chưa mở rộng kể cả ở những nước có truyền thống văn học như Pháp, Đức... Vì vậy, phê bình Nga và Đức hầu như không "biết" nhau. Thêm nữa, các thể chế độc tài Stalin và Hittler thống trị trên sự đàn áp tư tưởng, tác phẩm nghiên cứu của nhiều nhà phê bình bị vùi dập, bản thân nhà phê bình bị đe dọa. Để trốn tránh chế độ độc tài, một số nhà phê bình Nga và Đức phải chạy ra nước ngoài. Rồi đại chiến thứ hai gây thêm đổ vỡ, tan nát, làm khựng việc giao lưu tư tưởng một lần nữa. Đó là những lý do khiến những khuynh hướng phê bình nửa đầu thế kỷ XX, tuy phong phú, nhưng không liên lạc mật thiết với nhau. Mỗi cá nhân, mỗi xu hướng làm việc riêng rẽ, ít có sự kết hợp tư tưởng một cách "toàn cầu" như hiện nay.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Phụ Lục Hậu Hiện Đại Thực chất và ảo tượng (Bài 2)

Hậu hiện đại được Jean-François Lyotard đưa ra hai định nghiã khác nhau: 1/Hậu hiện đại là thân phận của tri thức trong những xã hội phát triển nhất và 2/Hậu hiện đại là sự hoài nghi các siêu văn bản. Ông chỉ định hậu hiện đại bắt đầu từ cuối thập niên 1950 và trước đó là hiện đại. Nội dung tác phẩm Điều kiện hậu hiện đại bàn về những vấn đề sau đây: 
Thân phận tri thức
Theo Lyotard, từ cuối thập niên 50 trở đi, những phương pháp khoa học và kỹ thuật sắc sảo và tân kỳ nhất đều dựa trên căn bản ngôn ngữ, đặc biệt như ngữ âm học và các lý thuyết về ngữ học, hoặc sự dịch thuật và chuyển tải ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ máy móc, như vấn đề lưu trữ các kho dữ kiện và truyền thông tin học, vv.; qua những sự chuyển thể này, bản chất tri thức (savoir) không còn nguyên vẹn nữa. Ngoài ra, một kiến thức (connaissance) chỉ được đưa vào kênh truyền thông và "dùng được" nếu người ta có thể "phiên dịch" hay số hóa nó thành thông tin. Như vậy, chắc chắn một phần tri thức (phần không thể số hóa được) sẽ bị bỏ rơi, và hướng đi của nền nghiên cứu mới, trong thời đại tin học, sẽ tùy thuộc vào sự số hóa. Với độc quyền của tin học thì chỉ có một thứ "tri thức" được chấp nhận, được thực sự ngự trị, được chính thức hóa, qua ngả tin học[1].


Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Phụ Lục: Hậu Hiện Đại Thực chất và ảo tượng (Bài 1)

Thuyết hậu hiện đại (postmoderne) của Jean-François Lyotard ra đời cách đây gần bốn mươi năm, nhưng đối với độc giả Việt Nam, dường như vẫn còn là vấn đề thời thượng. Một đề tài dễ gây tranh luận, tuy được nói đến rất nhiều, nhưng thử tìm một chuyên luận giải thích rõ ràng, tường tận không dễ. Có người cho rằng đó là một chủ nghĩa, một trường phái; có người cho đó là một lý thuyết suông. Phần đông những người bênh vực lý thuyết này, thường xem nó như một chủ thuyết văn học mới nhất, vượt xa những trường phái, chủ thuyết văn học cũ như: lãng mạn, siêu thực, hiện sinh, đã lỗi thời. Hậu hiện đại (posmoderne) của Lyotard mặc nhiên biến thành "chủ nghiã hậu hiện đại" (postmodernisme), và thường được coi như một chủ nghiã có khả năng hướng dẫn sáng tạo cho toàn bộ nghệ thuật tân tiến thời này. Đối với người đọc bình thường, một số câu hỏi được đặt ra: có một thứ "chủ nghĩa hậu hiện đại" thực không? Và nếu có, thì đường hướng sáng tác của chủ nghĩa ấy như thế nào? Những chữ hậu hiện đại nghĩa là gì? Có từ bao giờ? Do ai đề xướng?... Tựu trung, những câu hỏi cơ bản về bất cứ một khái niệm văn học hay triết học nào.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 13: Phê bình Ký hiệu học Roland Barthes (1915-1980)

Roland Barthes sinh tại Cherbourg ngày 12/3/1915 và mất tại Paris vì tai nạn xe hơi ngày 26//3/1980. Cuộc đời và tác phẩm của ông được chính Roland Barthes nhận định trong cuốn Roland Barthes viết về Roland Barthes (Roland Barthes par Roland Barthes), 1975. Xuất thân trong một gia đình trưởng giả thanh bạch tỉnh lẻ, một tuổi mồ côi cha. Đỗ cử nhân văn chương trước thế chiến. Tại đại học, Barthes phải nằm viện một thời gian dài vì bệnh lao. Vào nghề, ông làm giáo sư Pháp văn tại Bucarest và Alexendrie trước khi dạy Trường Cao đẳng Thực hành (Ecole Pratique des Hautes Études). Năm 1976, ông được bầu vào Collège de France, học viện cao quý nhất nước Pháp và ông đã khai trương giảng đàn ký hiệu học văn chương đầu tiên của Pháp tại đó.
Vẫn trong cuốn Roland Barthes viết về Roland Barthes, ông đề nghị chia tác phẩm của ông làm bốn thời kỳ: Thời kỳ huyền thoại xã hội, thời kỳ ký hiệu, thời kỳ văn bản, và thời kỳ tu thân. Thời kỳ đầu, dưới ảnh hưởng của Bachelard (về thực tại tưởng tượng) và của Bertolt Brecht (về phê bình xã hội), ông viết hai tác phẩm Độ không của lối viết (Le degré zéro de l'écriture) 1953 và Huyền thoại (Mythologies), 1957. Sau đó, Barthes khám phá ra ngữ học Saussure và ký hiệu học cấu trúc, ông có hai định hướng: định hướng khoa học, dùng ký hiệu để trình bày những dữ kiện xã hội, với các cuốn: Những yếu tố ký hiệu học (Éléments de sémiologie), 1964 và Hệ thống thời trang (Système de la mode),1967. Định hướng thứ nhì là tham vọng xây dựng một ngành "khoa học văn chương" và "một ngành khoa học văn bản". Ngoài ra ông tích cực giải thích và bảo vệ những khuynh hướng nghệ thuật đương thời như: tiểu thuyết mới, nhạc của Boulez, nhiếp ảnh, hội hoạ vô thể. Barthes phê phán tinh thần khoa học hoá triệt để trong khoa học nhân văn và đề cao những khái niệm như: sự thưởng thức (la jouissance), lối viết (l'écriture), liên văn bản (l'intertexte) và sự biểu âm, biểu hình (la signifiance) trong các tác phẩm: Đế quốc ký hiệu (L'empire des signes) và S/Z, 1970; Thú đọc sách (Le plasir du texte), 1973...

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 13: Phê bình ký hiệu học Umberto Eco (1932-1916)

  1. Chương 1- Ý thức phê bình
  2. Chương 2 - Sơ lược tiến trình phê bình trong thế kỷ XX 
  3. Chương 3- Thi học Aristote
  4. Chương 4: Phê bình cũ - Phê bình mới  hay Marcel Proust chống Sainte-Beuve
  5. Chương 5: Phê bình phân tâm học (bài 1)
  6. Chương 5 Phê bình phân tâm học (bài 2)
  7. Chương 6: Ngôn ngữ học
  8. Thụy Khuê - Phê bình văn học thế kỷ XX Chương 6 Ngôn ngữ học
  9. Chương 7: Trường phái Hình Thức Nga (bài 1)
  10. Chương 7:  Trường phái Hình thức Nga (bài 2)
  11. Chương 8  Những nhà cấu trúc Nga
  12. Chương 9: Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 1)
  13. Chương 9: Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 2)
  14. Chương 9 :Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 3)
  15. Chương 10: Phê bình bác ngữ học Đức (Bài 1)
  16. Chương 10: Trường phái Bác ngữ học Đức (Bài 2)
  17. Chương 10 Trường phái bác ngữ học Đức (Bài 3)
  18. Chương 11 : Phê bình ý thức (Bài 1)
  19. Chương 11: Phê bình ý thức (Bài 2)
  20. Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Jean-Paul Sartre (1905-1980) (Bài 1)
  21. Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Jean-Paul Sartre (1905-1980) (Bài 2)
  22. Chương 12: Jean- Paul Sartre (1905-1980) - (Bài 3)
  23. Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Maurice Blanchot (1907-2003): Sự im lặng của văn chương
  24. Chương 13: Phê bình ký hiệu học Umberto Eco (1932-1916)
Umberto Eco, nhà ký hiệu học và nhà văn Ý, sinh ngày 5/1/1932, tại Alessandria, vùng Piémont, tây bắc nước Ý. Là giáo sư đại học, ông bắt đầu dạy mỹ học tại Turin, rồi Florence và Milan. Từ 1971, nhận chức giáo sư ký hiệu học có giảng đàn ở Bologne. 1975, làm giám đốc ngành giáo dục truyền thông và trình diễn, và tiếp nối nhiều hoạt động khác, trong đó có việc dạy học ở Mỹ. Năm 1962, cuốn Tác phẩm mở (L'œuvre ouverte) ra đời ở Ý, được coi là tác phẩm xây dựng những nền móng đầu tiên về lý thuyết phê bình ký hiệu học, lập luận sẽ được củng cố trong cuốn Chuyên luận về ký hiệu học đại cương (Traité de sémiotique générale), in năm 1975, xác định Eco là một trong những người tiên phong trong nền phê bình ký hiệu học. Về mặt đại chúng, ông nổi tiếng qua hai cuốn tiểu thuyết trinh thám-lịch sử Tên đoá hồng (Le nom de la rose), 1980 và Quả lắc Foucault (Le Pendule de Foucault), 1988. 
Khái niệm ký hiệu học, như ta biết, đã có từ trước, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhà ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure (1857-1913), đã tiên đoán và định nghiã khái niệm này như sau:
"Ta có thể quan niệm một nền khoa học khảo sát đời sống của những ký hiệu (signes) trong lòng đời sống xã hội; nó là một phần của tâm lý học xã hội, vậy nó ở trong địa hạt tâm lý học tổng quát, ta gọi nó là ký hiệu học (tiếng Hy Lạp là Sẽmeion "Signe").
Môn học này dạy cho ta biết những ký hiệu vốn là gì? Bị những lề luật nào chi phối? Vì chưa có môn học này, nên ta không thể nói nó sẽ như thế nào, nhưng nó có quyền hiện hữu, chỗ của nó đã được xác định trước (...) Nhà tâm lý sẽ qui định địa vị chính xác của ký hiệu học."[1]

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Maurice Blanchot (1907-2003): Sự im lặng của văn chương

  1. Chương 1- Ý thức phê bình
  2. Chương 2 - Sơ lược tiến trình phê bình trong thế kỷ XX 
  3. Chương 3- Thi học Aristote
  4. Chương 4: Phê bình cũ - Phê bình mới  hay Marcel Proust chống Sainte-Beuve
  5. Chương 5: Phê bình phân tâm học (bài 1)
  6. Chương 5 Phê bình phân tâm học (bài 2)
  7. Chương 6: Ngôn ngữ học
  8. Thụy Khuê - Phê bình văn học thế kỷ XX Chương 6 Ngôn ngữ học
  9. Chương 7: Trường phái Hình Thức Nga (bài 1)
  10. Chương 7:  Trường phái Hình thức Nga (bài 2)
  11. Chương 8  Những nhà cấu trúc Nga
  12. Chương 9: Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 1)
  13. Chương 9: Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 2)
  14. Chương 9 :Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 3)
  15. Chương 10: Phê bình bác ngữ học Đức (Bài 1)
  16. Chương 10: Trường phái Bác ngữ học Đức (Bài 2)
  17. Chương 10 Trường phái bác ngữ học Đức (Bài 3)
  18. Chương 11 : Phê bình ý thức (Bài 1)
  19. Chương 11: Phê bình ý thức (Bài 2)
  20. Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Jean-Paul Sartre (1905-1980) (Bài 1)
  21. Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Jean-Paul Sartre (1905-1980) (Bài 2)
  22. Chương 12: Jean- Paul Sartre (1905-1980) - (Bài 3)
  23. Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Maurice Blanchot (1907-2003): Sự im lặng của văn chương
Về những câu hỏi xoay quanh vấn đề bản chất của văn chương, Maurice Blanchot là người đã có những cách trả lời sâu xa, lạ lùng và độc đáo, tìm đến nguồn cội của hai hành động chính của tư tưởng là viết và đọc.
Là một nhà văn, tác giả gần 20 tác phẩm, khó xếp loại, sáng tác của Maurice Blanchot có tính cách từng mảng, bắc cầu giữa tiểu thuyết và tiểu luận, lý thuyết văn chương của ông đi đôi với sáng tác. Trong những nhà phê bình Pháp, Maurice Blanchot người đã đưa phân tích phê bình đến mức độ đào sâu chưa từng thấy. Tuy nhiên, lối viết của ông chọn lọc độc giả, cho nên ông được ít người biết đến, trừ giới chuyên môn về văn học, rất khâm phục ông.
Maurice Blanchot sinh năm 1907 tại Quain, thuộc vùng Saône-et-Loire, Pháp. Học xong đại học, ông bắt đầu làm báo với các tờ Journal des débats (1933), Combat (1936), L'Insurgé (1937), Écoutes (1938). Từ 1941 đến 1944, giữ mục bình luận văn học trên Journal des débats, và từ đấy, bắt đầu hành trình văn chương trong lặng lẽ đến cuối đời.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 12: Phê bình văn học Pháp Gaston Bachelard (1884-1962): Phê bình phân tâm tưởng tượng vật chất

  1. Chương 1- Ý thức phê bình
  2. Chương 2 - Sơ lược tiến trình phê bình trong thế kỷ XX 
  3. Chương 3- Thi học Aristote
  4. Chương 4: Phê bình cũ - Phê bình mới  hay Marcel Proust chống Sainte-Beuve
  5. Chương 5: Phê bình phân tâm học (bài 1)
  6. Chương 5 Phê bình phân tâm học (bài 2)
  7. Chương 6: Ngôn ngữ học
  8. Thụy Khuê - Phê bình văn học thế kỷ XX Chương 6 Ngôn ngữ học
  9. Chương 7: Trường phái Hình Thức Nga (bài 1)
  10. Chương 7:  Trường phái Hình thức Nga (bài 2)
  11. Chương 8  Những nhà cấu trúc Nga
  12. Chương 9: Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 1)
  13. Chương 9: Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 2)
  14. Chương 9 :Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 3)
  15. Chương 10: Phê bình bác ngữ học Đức (Bài 1)
  16. Chương 10: Trường phái Bác ngữ học Đức (Bài 2)
  17. Chương 10 Trường phái bác ngữ học Đức (Bài 3)
  18. Chương 11 : Phê bình ý thức (Bài 1)
  19. Chương 11: Phê bình ý thức (Bài 2)
  20. Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Jean-Paul Sartre (1905-1980) (Bài 1)
  21. Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Jean-Paul Sartre (1905-1980) (Bài 2)
  22. Chương 12: Jean- Paul Sartre (1905-1980) - (Bài 3)
  23. Chương 12: Phê bình văn học Pháp Gaston Bachelard (1884-1962)
Khoảng thập niên 40 của thế kỷ XX, trong khi phần lớn những nhà phê bình hiện đại ở Âu châu đều trực tiếp khảo sát văn bản, thì Gaston Bachelard lại chiếu ống kính vào hai yếu tố: vật chấttưởng tượng, và coi đó là hai đối tượng nguồn cội của sáng tác cần khảo sát. Gaston Bachelard xuất hiện cùng thời với Sartre, và hai người đều gọi phê bình của mình là phân tâm, với Sartre là phân tâm hiện sinh (psychanalyse existentielle) với Bachelard là phân tâm tưởng tượng vật chất (psychanalyse de l'imagination matérielle), nhưng lý thuyết của họ không liên quan gì đến phân tâm học của Freud. Chính chữ phân tâm này đã khiến nhiều người chỉ nhìn lướt qua mà không đọc, đã lầm tưởng Sartre và Bachelard đều là "đệ tử" của Freud, kể cả một số tác giả Pháp.


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 12: Jean-Paul Sartre (1905-1980) (Bài 2)

Vấn đề tưởng tượng, nền móng của sáng tác, đã được Sartre đề cập từ 1936, trong cuốn sách đầu tiên, Trí tưởng tượng (L'Immagination). Ông phê phán những lý thuyết về hình ảnh của các triết gia Descartes, Spinoza, Leibniz, Taine, Bergson... tất cả đều coi hình ảnh như một sự vật, và trí tưởng tượng thuộc vào địa hạt thụ động của thân thể.
Sartre cho rằng cần phải phân biệt rõ ràng hình ảnh (image) và nhận thức (perception) trong mọi lý thuyết về tưởng tượng. Sartre hỏi ý kiến Husserl về phương pháp để xây dựng một lý thuyết như vậy. Husserl khuyên trước khi vào việc, nên đặt câu hỏi: Hình ảnh là gì? Và hướng sự phân tích về phiá: hình ảnh là một cấu trúc có ý hướng, chủ động -khác với nhận thức thụ động- nhắm vào một vật không còn ở trong ý thức mà đã được thăng hoa (transcendant). Bốn năm sau, Sartre cho in cuốn Thực tại tưởng tượng (L'imaginaire) và ông đã phân tích hình ảnh bằng hiện tượng luận theo chiều hướng đó.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 12: Phê bình văn học Pháp: Jean-Paul Sartre (1905-1980) (Bài 1)

Nhóm thứ nhất gồm những triết gia độc lập, phi trường phái như Jean-Paul Sartre, Gaston Bachelard, Maurice Blanchot... Tác phẩm chính của họ xuất hiện khoảng thập niên năm mươi.
Nhóm thứ nhì, thường được gọi chung là Phê bình mới, như Phê bình ký hiệu học, Phê bình liên văn bản v.v. xuất hiện thập niên bẩy mươi, xây dựng lý thuyết văn học trên các ngành khoa học như ký hiệu học, liên văn bản, văn học so sánh, với những tên tuổi như Roland Barthes, Gérard Genette, Julia Kristeva... ở Pháp hoặc Umberto Eco, ở Ý.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX - Chương 11: Phê bình ý thức (Bài 2)

Georges Poulet sinh tại Chênée (Liège), Bỉ, ngày 29/11/1902, và mất tại Bruxelles ngày 31/12/1991. Sau khi tốt nghiệp đại học Liège, ông giảng dạy tại nhiều đại học trên thế giới: Edimbourg, Baltimore (1952), Zurich (1956), Nice (1968). Georges Poulet coi Marcel Raymond như một người bạn, một người cha của trường phái ý thức. Khi được nhận chức giáo sư danh dự tại đại học Genève, trong thư gửi Marcel Raymond, Poulet viết:
"Đúng là tôi thấy mình có liên hệ chặt chẽ với đại học Genève, vì đó là trường của anh, nhờ anh (...) mà một trường phái phê bình đã phát sinh tại đây, và có thể nói, mỗi ngày tôi đều cảm thấy mình hân hạnh và sung sướng đã có phần đóng góp".[1]

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX : Chương 11 : Phê bình ý thức (Bài 1)

Đôi dòng về Phê bình mới
Trong nửa đầu thế kỷ XX, phê bình văn học thể hiện sự đổi mới với những đặc tính:
- Đoạn tuyệt với nền phê bình cũ của thế kỷ XIX, dựa trên tiểu sử và những yếu tố ngoài văn bản.
- Xây dựng một nền phê bình mới, trực tiếp phân tích văn bản, chủ yếu dùng phương pháp ngữ học và bác ngữ học.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 10 Trường phái bác ngữ học Đức (Bài 3)

Erich Auerbach sinh ngày 9/11/1882 tại Berlin và mất ở Wallingford, thuộc tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ, ngày 13/10/1957, được coi là nhà phê bình lớn nhất của Đức trong thế kỷ XX.
Là giáo sư bác ngữ học tại đại học Marburg, năm 1935, ông bị chế độ Nazi cách chức, chạy sang Istanbul tiếp tục dạy học trong vòng 10 năm. Chính trong thời gian lánh nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Auerbach đã viết tác phẩm chủ yếu Mimésis (in tại Berne, Thụy Sĩ, năm 1946), trong điều kiện thiếu thốn tài liệu. Mimésis được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của nền phê bình hiện đại. Năm 1947, Auerbach sang Hoa Kỳ dạy bác ngữ học Rô-man ở đại học Pennsylvania. Năm 1950, ông chuyển sang dạy đại học Yale cho đến lúc mất.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 10: Trường phái Bác ngữ học Đức (Bài 2)

Leo Spitzer cùng Ernst-Robert Curtius (1886-1956) và Erich Auerbach (1892-1956) được coi là ba nhà phê bình lớn nhất của Đức trong thế kỷ XX. Spitzer, Curtius và Auerbach đều nhận mình là những nhà cổ điển học (humaniste).
Một trước tác đồ sộ gồm 33 tác phẩm, 88 bài viết bằng năm thứ tiếng: Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Người đọc khâm phục kiến thức uyên bác bách khoa văn chương kim cổ và khả năng sáng tạo những phương pháp phê bình cho mỗi tác giả mà ông tiếp cận, Leo Spitzer được coi là người khai sinh ra nền Văn phong học (stylistique) hiện đại.
Leo Spitzer sinh tại Vienne (Áo) ngày 7/2/1887 và mất tại Forte dei Marmi, Ý, ngày 16/9/1960. Học ở Berlin và Halle. Dạy đại học Marburg và Cologne. Năm 1933, khi chế độ Hitler phát triển, ông phải rời nước Đức, sang Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ba năm sau, 1936, ông sang Mỹ ở hẳn, dạy đại học John Hopkins, Baltimore. Ông sống những năm cuối cùng tại Ý và mất ở Forte dei Marmi, gần Lucca, thuộc Toscane, miền trung nước Ý.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Thụy Khuê - Tết này chưa chắc em về được...


Tôi không biết viết điếu văn. Cũng không thích viết bài phúng giỗ.
Những lời này chỉ là một email dài ngoại lệ gửi anh, như mỗi mùng một Tết, sau khi nhận được email của anh, thường chỉ mấy dòng, như:
- Bao giờ TK về uống café?
Hoặc:
- Mậu truyện ư? Có thực chăng?
Khi tôi đặt tên truyện của anh là Mậu truyện.
Mấy chữ ngắn gọn này, thường khiến tôi vui cả buổi, niềm vui có khi kéo dài mấy ngày Tết. Và đã bao nhiêu Tết trôi qua, mỗi lần anh nhắc: Bao giờ vế uống café, tôi lại khất anh bằng câu thơ Nguyễn Bính: Tết này chưa chắc em về được... 
Sáng nay nhận được email của anh Minh. Anh Minh lúc nào cũng là người báo tin cho tôi sớm nhất, những người tôi quý mến lần lượt ra đi, gần đây: Quỳnh Giao, Đinh Cường, anh Nguyễn Ngọc Bích... rồi anh Dương Nghiễm Mậu...