Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời Sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời Sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Ngô Nhân Dụng: Đặt tên đường là viết sử

Dinh Gia Long nằm ngay góc đường Công Lý và Gia Long. Năm 1978, tòa nhà này được trưng dụng làm Bảo tàng Cách mạng TP.HCM, đến 1999 lại được đổi thành Bảo tàng TP.HCM như hiện nay. Sau năm 1975, hai con đường trên cũng được đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Lý Tự Trọng. Nguồn: Thời Xưa.

Một dấu hiệu cho thấy một quốc gia còn non trẻ, chưa trưởng thành, là mỗi lần thay đổi chính quyền thì người ta cũng thay đổi tên các đường, thậm chí đến tên các tỉnh, thành phố hoặc trường học. Xem như vậy thì nước Việt Nam còn rất non trẻ! Năm 1975, sau khi đảng Cộng Sản chiếm được miền Nam họ đã đặt thêm bao nhiêu tên đường mới – với những tên, họ mà người dân không ai từng nghe đến! Bao giờ chế độ cộng sản chấm dứt, chắc chắn sẽ còn một vụ đổi tên đường, đổi tên trường, đổi tên các thành phố nữa. Tản Đà còn sống chắc vẫn viết lại câu thơ, “Dân 25 triệu không người lớn – Nước 4 ngàn năm vẫn trẻ con!” (bây giờ chỉ đổi lại thành ‘dân gần trăm triệu’ không người lớn!)

Đổi tên đường là một cách sửa lịch sử. Các đảng Cộng sản từ thời Stalin vẫn liên tục sửa đổi sách sử theo nhu cầu giai đoạn. Sau khi Leo Trotsky chống Stalin rồi trốn ra nước ngoài, những tấm hình ông ta đứng bên Lenin bị bôi xóa hết. Tên những lãnh tụ cộng sản trong Bộ Chính Trị hay Trung ương đảng cũng biến mất trong sách vì đã bị Stalin thủ tiêu. Sau khi chế độ cộng sản sập tiệm, thành phố mang tên Stalingrad nằm bên sông Volga được đổi tên thành Volgagrad.

Võ Thị Hảo: Nghĩa là người ta có thể bất chấp đạo lý?

Hèn hạ nhất là trả thù người chết:

Đã hơn nửa tháng trôi qua sau đám tang nhà thơ dịch giả Dương Tường.

Cuộc đời dài và nhân cách của Dương Tường đã được nhà văn Phạm Xuân Nguyên “điêu khắc“ bằng những câu thơ xót xa cho thân phận những nhân tài chính trực tại Việt Nam. Chua xót đấy nhưng cũng đầy kiêu hãnh:

“...bán máu một thời sống gay go.

gay go vẫn sống đầy mộng mơ

mộng mơ cái đẹp cõi văn thơ

văn thơ viết nên bằng máu đỏ

máu đỏ của người của tự do…

…con người zương tường “phe nước mắt”

nước mắt “buông những tiếng thở dài”

thở dài “trả lãi bằng án sống”

sống để yêu người giữa trần ai...“.


Tương Lai: "Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông" (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 137)

Trong cơn lốc của những sự biến và hội họp biểu quyết liên miên với nhữn lời hùng biện đao to búa lớn, rồi thề thốt mùi mẫn, rồi tràng giang đại hải của những ngợi ca, bốc thơm bình luận của những “cây cao bóng cả”, rồi những “lũ ngẩn ngơ “Ong non ngứa nọc châm hoa rữa , Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa” của một “lũ ngẩn ngơ”* bỗng nhớ đến câu thơ của “thiên tài kỳ nữ” Hồ Xuân Hương “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông…”* nhằm nhẹ nhàng mượn hình tượng thơ để chuyển tải đôi điều suy ngẫm. Thế thôi.

 Đứng xem chuông thì có gì phải nói? Tịnh không có gì phải bàn bạc, xem xét chỉnh sửa quan điểm lập trường, hoặc soi xem liệu trong đó có cài cắm ý tưởng chống đối hay xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách gì không, hoặc có luận điệu phản động nào trong đó không? Câu tiếp theo là câu tường thuật nôm na, hiền hoà pha chút tinh quái của nụ cười nghịch ngợm của bà chị xoa đầu lũ trẻ ranh :“chúng bảo nhau rằng ấy ái uông”* ,không có chút gì nguy hiểm cho chế độ cả.  

Ấy thế mà, đọc mấy cuốn sách do Nhà xuất bản Văn học trình làng từ cuối những năm 1982 cho đến 2002 [đấy là tạm dẫn trong 20 năm] trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương được dẫn ra đều không có câu thơ trên. Thậm chí, trong “Tác phẩm và Dư luận”  kể cả những “dư luận” được dẫn ra từ những bài viết của những cây bút có uy tín, có trách nhiệm và phóng khoáng trong tư duy nghệ thuật cũng không có câu thơ nói trên. 


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Trần Trung Đạo: Việt Nam buồn lắm em ơi

Nhạc phẩm Tình Bơ Vơ của Lam Phương được sáng tác trước năm 1975. (Hình Tài liệu)

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.

Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.

Nguyễn Văn Tuấn: Tị nạn là kỵ húy?

Diễn viên Hồng Châu (Wikipedia), Diễn viên Quan Kế Huy (Wikipedia). 

Chẳng rõ tại sao báo chí Việt Nam khi viết về hai diễn viên Quan Kế Huy và Hồng Châu đều không hề đề cập đến nguồn gốc 'tị nạn' của họ. Có báo sửa tài tử Quan Kế Huy từ 'gốc Việt' thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'.

Ít ai chú ý rằng trong danh sách được đề cử giải Oscar năm nay còn có tên của một minh tinh khác cũng gốc Việt: Hồng Châu. Cô ấy cũng là một người tị nạn. Hồng Châu (hình), theo các trang điện ảnh Mĩ, sanh ra ở trại tị nạn Thái Lan vào năm 1979. Trang wiki mô tả chuyến vượt biên đầy nguy hiểm: "Năm 1979, gia đình cô là một trong số những thuyền nhân rời bỏ đất nước, xuyên suốt chặng đường vượt biên, bố cô bị bắn đến suýt chết trong khi mẹ đã mang thai cô được sáu tháng."

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Chiến tranh, con đường ngắn nhất dẫn tới hòa bình trên biển Đông

Multinational task force led by USS Abraham Lincoln (CVN 72). at RIMPAC2022.
U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Dylan Lavin. Public domain

Lịch sử cho thấy, từ trên tang thương chết chóc, chiến tranh cũng đã mở ra một sinh lộ khác cho nhiều dân tộc. Nếu không có Thế Chiến Thứ Nhất, Đế Quốc Ottoman có thể còn tồn tại không biết bao lâu và các quốc gia như Tiệp Khắc, Ba Lan, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Estonia, Latvia v.v… chưa hẳn đã có mặt trên bản đồ thế giới.

Thế giới từ đó đã thay đổi quá nhanh và quá nhiều. Khoa học kỹ thuật đã bước một bước dài. Trái đất mỗi ngày một nhỏ lại vì dân số tăng nhanh, tuổi thọ kéo dài và tử vong do bịnh tật giảm.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Đài Loan bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc như thế nào?

Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill tại hội nghị ngày 25 tháng 11 năm 1943. Nguồn: National Portrait Gallery London


Một người bạn Facebook hỏi “Đài Loan bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc như thế nào?”

Trước áp lực, đe dọa của Trung Cộng, không ít người có thể đã cảm thông với Đài Loan, một “quốc gia” đang giữ vị trí thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An bỗng nhiên bị hất văng ra khỏi Liên Hiệp Quốc và mang khăn gói về nhà trước sự làm ngơ của đồng minh Hoa Kỳ cũng có quyền phủ quyết.

Patricia M. Kim: Giới hạn của Quan hệ Đối tác “Không Giới hạn” (Foreign Affairs, Mặc Lý dịch)

Trung Quốc và Nga không thể bị chia rẽ, nhưng có thể bị chặn bớt - Patricia M. Kim

Vladimir Putin gặp Tập Cận Bình trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Nguồn: Wikipedia

(Ghi chú của ND – Đây là bản dịch bài viết của Patricia M. Kim, đăng trên tạp chí Foreign Affairs, số tháng 03 & 04, 2023. Tác giả là nhà nghiên cứu chính, chuyên về  Chính sách ngoại giao của Trung Quốc , quan hệ Mỹ - Trung và chính trị Đông Á tại Học viện Brookings, một cơ quan nghiên cứu vùng Washington DC, Hoa Kỳ. Quan hệ đối tác của Trung Quốc và Nga không nên xem nhẹ nhưng cũng không phải là không giới hạn. Trung Quốc có những lợi ích khác trên thế giới mà phương Tây có thể xem xét để cùng làm việc cho một nền hoà bình ở Ukraine.)


Ngày 4 tháng 2 năm 2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chào đón người đồng cấp Nga, Vladimir Putin, tại lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông ở Bắc Kinh. Sau những buổi nói chuyện, hai bên đã đưa ra một tuyên bố chung rằng việc hợp tác giữa Trung Quốc và Nga lớn hơn một liên minh truyền thống và tình bạn của họ sẽ “không có giới hạn”. Hai mươi ngày sau, Nga đổ quân vào Ukraine. Bước đi táo bạo này của Putin làm người ta lập tức nhìn kỹ lại Bắc Kinh; nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đã ủng hộ cuộc tấn công của Putin hoặc ít nhất, họ đã cố tình tảng lờ nó. Kể từ đó, việc Nga ôm chặt lấy Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên cả, do nước này rất cần các đối tác trước việc bị thế giới cô lập. Đáng chú ý hơn là việc Bắc Kinh nhất định không tách mình ra khỏi Moscow, mặc cái giá phải trả là cái nhìn tiêu cực của thế giới với Trung Quốc và lợi ích chiến lược của nước này bị thương tổn. Ngay cả khi Nga bị thế giới xa lánh, Bắc Kinh vẫn không ngưng việc trao đổi giữa hai bên, không ngưng tập trận chung hay không giảm bớt những lời hô hào công khai tăng cường phối hợp chiến lược với người bạn phương bắc.


Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình giấc mộng bất thành

Ông Tập Cận Bình có một giấc mộng nhỏ. Giấc mộng lớn của ông, “Trung Quốc Mộng” là đưa nước Trung Quốc lên hàng cường quốc số một về kinh tế và quân sự. Giấc mộng nhỏ, ông từng nói rõ ràng, là có ngày nước của ông sẽ đứng ra tổ chức Túc Cầu Thế Giới (World Cup), hoặc đội tuyển Trung Quốc chiếm giải vô địch. “Em ơi nếu mộng (nhỏ) không thành thì sao?” Tập Cận Bình phải ra tay cứu: Bài trừ tham nhũng!

Lệnh ban ra: Chủ tịch Hiệp hội Túc cầu Trung Quốc, kiêm phó thư ký đảng ủy, mới bị cất chức, tống giam để điều tra, sau khi đứng đầu từ năm 2019. Ngày 14 tháng Hai, cơ quan thể thao của nhà nước cho biết ông Trần Tất Nguyên (陈戌源), từng làm phu bến tàu Thượng Hải, đã “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp.” Trong ngôn ngữ quen dùng của Cộng sản Trung Quốc, đó là tội tham nhũng. Năm ngoái, huấn luyện viên trưởng tức ông bầu của đội banh toàn quốc đã bị vô tù vào tháng 11. Lý Thiết (李铁,Li Tie), 45 tuổi đã từng đấu cho Everton của Liverpool, nước Anh, khi còn tuổi 20. Tháng Giêng 2023, hai viên chức cao cấp của hội Túc cầu, kể cả tổng thư ký, cũng bị bắt.

Song Chi: Chuyện nhân sự ở cấp “Tứ trụ” và thái độ của người dân

 4 khuôn mặt “Tứ Trụ” hiện tại của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam

Từ trái qua phải: “Tứ Trụ” của đảng CSVN: Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai.

Trong 4 nhân vật đang nắm giữ những vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay, mà người dân vẫn thường gọi một cách nôm na là “Tứ trụ”, thì ba ông đều học hành từ các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ: ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học ở Liên Xô, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính từng học ở Romania, ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ học ở Slovakia, chỉ có ông Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là học trong nước.

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất thân là dân học Văn, có bằng Cử nhân Ngữ văn, nhưng sau đó đi theo chuyên ngành Sử và Lý luận Mác Lê, bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Liên Xô, được phong Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng, mở miệng ra nếu không làm…thơ thì nói chuyện lý luận Mác Lênin. Vì vậy làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản là phải, vì ngoài việc quan tâm bảo vệ đảng thì ông Trọng không biết bất cứ lĩnh vực nào khác.


Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Điểm mặt kẻ thù

ĐIỂM MẶT KẺ THÙ: TỪ ĐẶNG TIỂU BÌNH-POL POT TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM VIỆT NAM 1979 ĐẾN TẬP CẬN BÌNH-HUN SEN TRONG XUNG ĐỘT NGÀY NAY.

Giống như bài trước, bài viết này tập trung vào các mối quan tâm về an ninh quốc gia, liên minh khu vực và quốc tế. 

Theo nhiều nguồn tin, năm 2017 một hiệp ước bí mật giữa Hun Sen và Tập đã được ký kết, qua đó, Trung Cộng có quyền sử dụng căn cứ Ream Naval Base trong ba chục năm. Hun Sen từ chối yêu cầu của Mỹ được vào xem tận mắt căn cứ cho dù đây là căn cứ do Mỹ giúp xây dựng. Trong những năm 2010, Ream Naval Base là trung tâm huấn luyện liên hợp Mỹ-Cambodia trong chương trình Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT) program. 

Các chính quyền Mỹ trong thập niên này cố gắng thuyết phục Cambodia duy trì vị trí “độc lập” nhưng đều thất bại. Lý do đơn giản là đi với Mỹ Hun Sen không có nhiều lợi lộc cho cá nhân ông ta và cho Cambodia. Trung Cộng không chỉ viện trợ kinh tế mà còn giúp duy trì chế độ Hun Sen, một chế độ độc tài do Cộng sản Việt Nam dựng lên và bảo vệ bằng xương máu suốt mười năm đầu.


Trùng Dương: Hai vụ án: Google, Fox News trên bàn mổ

Đầu năm nay giới quan tâm tới truyền thông có cơ hội theo dõi hai vụ án, một sẽ định đoạt ít ra là túi tiền của một cơ quan truyền thông cực hữu, và một sẽ định đoạt số phận của một sắc luật lâu nay bao che các hãng Internet trong đó có cả các diễn dàn xã hội (social media platform) đã ảnh hưởng sâu xa đến đời sống của nhiều nhóm và cá nhân, mà còn cả các thể chế chính trị không riêng tại Mỹ mà cả thế giới.

Đó là việc toà Tối Cao Pháp viện Mỹ tiến hành xét duyệt Section 230, một điều luật được thêm vào luật Communications Decency Act vào năm 1996 nhằm bảo vệ sự phát triển của các công ty Internet lúc ấy còn phôi thai, và hệ thống Internet còn đang bước những bước chập chững từ sau khi Bộ Quốc phòng chuyển kỹ thuật này qua giới tư nhân xử dụng năm 1995, bốn năm sau khi chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh. Việc xét duyệt này diễn ra do vụ kiện Gonzalez v. Google, do thân nhân của cô Nohemi Gonzalez, một sinh viên California 23 tuổi bị thiệt mạng trong số 130 người chết tại Paris trong một loạt khủng bố diễn ra khắp thành phố năm 2015. Vụ Gonzalez tập trung vào việc Google xử dụng thuật toán (algorithm) tạo nên những phần tử bị cực đoan hoá theo quân khủng bố ISIS.


Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Ngô Nhân Dụng: Ukraine: Tập Cận Bình ‘tọa sơn quan hổ đấu’?

Người Trung Hoa có thành ngữ: Ngồi trên núi coi cọp đánh nhau, tọa sơn quan hổ đấu. Tập Cận Bình đang ngồi trên núi coi những con cọp Nga, Ukraine và các nước Âu, Mỹ đấu với nhau. Tập có thể ngồi coi chiến tranh diễn ra càng lâu càng tốt. Vì trong lúc đó Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức mạnh quân sự, sẽ quan trọng hơn trên bàn cờ quốc tế, đóng vai trò một cường quốc luôn chủ trương hòa bình.

Tập Cận Bình “tọa sơn quan hổ đấu,” biết rằng nếu cuộc chiến bất phân thắng bại kéo dài sẽ chỉ có lợi cho nước Trung Quốc. Vladimir Putin sẽ không thể chiến thắng dù được Trung Cộng tiếp sức bằng cách mua dầu, khí bán “đại hạ giá.” Nhưng nước Nga sẽ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc hơn. Ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, Stalin và những người kế vị vẫn coi Mao Trạch Đông là một đối thủ, nhưng không đáng sợ. Bây giờ, với dân số Nga so với Trung Quốc chỉ bằng một phần mười, kinh tế Trung Quốc đứng hạng nhì trên thế giới, Nga đứng hàng thứ 11, ngang với Tây Ban Nha. Tổng Sản Lượng Nội Địa của Nga chỉ bằng một phần 6 Trung Quốc, đến năm 2040 sẽ chỉ bằng một phần tám.

Nguyễn Gia Kiểng: Khi cuộc chiến Ukraine bước vào năm thứ hai

Cuộc chiến Ukraine vừa bước vào năm thứ hai. Giữa những thông tin và bình luận dồn dập hàng ngày từ suốt một năm qua có lẽ chúng ta cần một cái nhìn thật bao quát. Càng cần vì cuộc chiến này sẽ thay đổi hẳn và một cách nhanh chóng bối cảnh chính trị thế giới và nước ta.

Ukraine sẽ vươn lên trong khi Nga gục xuống

Điều đầu tiên cần được nhấn mạnh là cuộc chiến Ukraine đã chỉ trở thành một khúc quanh lịch sử trọng đại của thế giới vì người Ukraine. Nếu tất cả diễn ra như Putin dự định thì cuộc xâm lăng Ukraine đã chỉ là một cuộc "hành quân đặc biệt" như Putin gọi nó và thế giới dân chủ chỉ có thể lên án với sự phẫn nộ bất lực trước một sự đã rồi. Putin tin là có thể chiếm được thủ đô Kyiv trong một vài ngày và sau đó chinh phục cả nước Ukraine để thiết lập một chính quyền bù nhìn tay sai trong một vài tuần. Không chỉ một mình Putin tin như vậy. Tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã đề nghị giúp tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chạy trốn. Tình hình đã thay đổi hẳn nhờ sự dũng cảm của quân và dân Ukraine. Họ đã chặn đứng cuộc tấn công ồ ạt của Nga và khiến cả thế giới kinh ngạc.

Nguyễn Đức Tiến: Sự Sống, Con Người và Thiên Nhiên

Sự sống của con người nằm bên trong sự sống của thiên nhiên. Con người là thành phần của thiên nhiên, thiên nhiên là thành phần của con người. Thiên nhiên chuyển động qua từng hơi thở của con người, luân lưu trong từng mạch máu của con người. Thiên nhiên tạo ra sức sống cho con người, hiện ra qua từng tư duy của con người, tạo ra tri thức và xúc cảm cho con người. Ngược đãi thiên nhiên là ngược đãi chính mình, tàn phá thiên nhiên là tàn phá con người của chính mình qua từng mạch máu, từng hơi thở, từng tư duy và từng xúc cảm của chính mình. Con người không phải là một cái gì đó khác hơn với thiên nhiên, và ngược lại. Nhìn thiên nhiên qua một sự hiểu biết nhị nguyên là một góc nhìn phiến diện, là nguyên nhân đưa đến mọi hình thức xung đột và khổ đau.  HP Nguyễn Đức Tiến.

Tình cờ tôi được đọc bài viết Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên, một đồng bằng sông Cửu Long đang chết dần” của ông Ngô Thế Vinh và cũng chẳng biết nói gì hơn. Thực sự tôi đã trông thấy các hậu quả này từ nhiều chục năm về trước. 


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Ngô Nhân Dụng: Chiến tranh Ukraine sau một năm

Chuyến đi của Tổng thống Joe Biden đến Kiyv, thủ đô Ukraine đầu tuần này có lẽ là những giờ phút đáng nhớ nhất trong cuộc đời chính trị của ông. Biden đi xe lửa suốt đêm trong 10 tiếng đồng hồ, tất cả các điện thoại di động phải tắt hoặc bị tạm tịch thâu. Trong lúc ông cùng Tổng thống Volodymyr Zelensky đứng trước cửa nhà thờ St Michel thì nghe tiếng còi báo động, cho biết một oanh tạc cơ của Nga mới cất cánh, có thể bay đến trong vòng mấy phút.

Chiến tranh giống như đánh vật, luôn luôn là một cuộc tranh hùng coi bên nào ý chí mạnh hơn. Putin vốn làm mật vụ không ngại giết người, ý chí sắt đá, tin tưởng sẽ thắng người đàn ông gần 80 tuổi này. Joe Biden rất dễ bị đánh giá thấp. Ông không có tài hùng biện mà lại thích nói, cứ trông đã thấy là một cụ già. Bị tật nói lắp từ nhỏ, kiên nhẫn tự chữa được nhưng vẫn hay nói sai, nói nhịu khiến bị nghi ngờ cả khả năng phán đoán.

Nhưng một năm sau, các nước Âu châu đoàn kết giúp Ukraine, Biden nghiễm nhiên được chấp nhận đóng vai dẫn đầu. Còn Putin như cá mắc cạn trong cuộc chiến hoàn toàn vô vọng, địa vị có thể lung lay.

The Economist: Ukraine có ý nghĩa gì đối với thế giới (Hải Di Nguyễn lược dịch)

Kết quả của cuộc xung đột sẽ quyết định quyền lực của phương Tây

Hải Di Nguyễn lược dịch một trong loạt bài của The Economist nhân kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, 24/2.


Chuyện Vladimir Putin xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022 làm hồi sinh NATO. Lần đầu kể từ năm 1967, NATO đặt mục tiêu mới, và hiện được xây dựng lại để ngăn chặn Nga trong thời bình và đáp trả ngay lập tức và bằng vũ lực khi nước này đe dọa xâm phạm lãnh thổ các thành viên.

Cuộc chiến còn thay đổi Ukraine nhiều hơn. Ông Putin lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng nhằm lật đổ chính phủ, là đỉnh điểm của chiến dịch xâm lược và gây bất ổn đã bắt đầu từ năm 2014 ở Crimea và vùng Donbas. Thay vào đó, giữa đống hoang tàn, Ukraine đã rèn giũa thành một nước dân chủ thống nhất hơn, thân phương Tây hơn, và kiên cường hơn. Trong khi đó nước Nga lại bị định hình quanh cuộc chiến và sự thù ghét của Putin với NATO, và các biện pháp trừng phạt cũng như sự bỏ đi của nhiều công dân có học thức làm ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế về lâu về dài của quốc gia này. Chuyện Nga rơi vào chủ nghĩa quân phiệt, NATO thêm sinh lực, và Ukraine chuyển đổi đã khiến cuộc chiến trở thành phép thử các hệ thống ý thức hệ đối địch.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Nguyễn Quốc Khải: Ôn Lại Lịch Sử: Cựu Tổng Thống Jimmy Carter Và Việt Nam

Cựu Tổng Thống Jimmy Carter 
Hình Wikimedia
Khi tác giả đang viết bài báo này, cựu Tổng Thống Jimmy Carter, năm nay đã 98 tuổi, đang nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết sắp đến. Ông là một người bình dị, chân thật và đạo đức. Ông tận tình giúp người tị nạn Đông Nam Á. Tôi còn nhớ một buổi chiều vào ngày 19-7-1979, chúng tôi biểu tình trước Nhà Trắng để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp thuyền nhân tị nạn do ca sĩ Joan Baez và Refugees International tổ chức. Tổng Thống Carter đã mở cửa sổ vẫy tay chào đón chúng tôi và nói với đám đông rằng ông đã ra lệnh cho Hạm Đội 7 cứu vớt những thuyền nhân.


Hôm đó có rất nhiều Mỹ cũng tham gia, nhân dịp họ vào thủ đô để nghe ca sĩ Joan Baez hát trước Lincoln Memorial cho người tị nạn Đông Nam Á dưới tiêu đề “A Plea, Not a Protest” với khoảng 10,000 người tham dự. Hàng ngàn người chết trên biển đã đánh động lương tâm người Mỹ, ngay cả những người từng chống chiến tranh, bênh vực cộng sản, như Joan Baez. Cầu mong cựu Tổng Thống Carter ra đi bình an.

***

Chính luận Trần Trung Đạo: Điểm mặt kẻ thù: Đặng Tiểu Bình và Norodom Sihanouk trong trận Núi Đất (Lão Sơn) 1984

Cao điểm 772, Hà Giang – nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 12-7-1984
– Ảnh: Hoàng Điệp

Trong bài này, người viết tạm gác qua bên các vấn đề thuộc phạm vi ý thức hệ mà chỉ bàn đến đến các yếu tố an ninh lãnh thổ và quyền lợi lâu dài của dân tộc.

Đặng Tiểu Bình, sau thất bại trong cuộc chiến biên giới lần thứ nhất tháng 2, 1979, đã tiến hành hàng loạt thay đổi nhân sự bằng cách trẻ trung hóa cấp chỉ huy và nâng cấp kỹ thuật chiến tranh trong Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. 

Hơn một triệu lính và sĩ quan già các cấp bị giải ngũ. Yếu tố phẩm chất được nhấn mạnh thay vì số lượng. Đặng Tiểu Bình có quan hệ gần gũi với quân đội và am hiểu các vấn đề quân sự. Bản thân ông ta đã từng là Chính Ủy Đệ Nhị Lộ Quân và sau 1949 là Chính Ủy Quân Khu Tây Nam Trung Quốc. Sau 1975, Đặng là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội và lãnh đạo Quân Ủy Trung Ương. Sau 5 năm cải tiến, Đặng Tiểu Bình muốn thử nghiệm chính sách “hiện đại hóa quốc phòng”. 

Họ Đặng không dám phát động một cuộc chiến Việt-Trung khác vì xác suất bị thua lần nữa rất cao. Nhưng với tâm địa độc ác và chủ nghĩa bá quyền nước lớn, họ Đặng không muốn để Việt Nam yên. 

Đặng Tiểu Bình cũng cần một chiến trường trong phạm vi hẹp để thử nghiệm khả năng của quân đội Trung Cộng cũng như tầng lớp sĩ quan chỉ huy vừa nâng cấp.


Ben Hodges, Cưu Trung Tướng, Cựu Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại châu Âu: Chiến tranh Ukraine có thể kết thúc trong năm nay (DW News, Nguyễn Quốc Khải dịch)

Cựu Trung Tướng Hoa Kỳ Ben Hodges
Hình Wikipedia
DW News, 10-2-2023.

Tóm tắt tiếng Việt: NQK


Đài truyền hình Đức DW News phỏng vấn cựu Trung Tướng Hoa Kỳ Ben Hodges về cuộc chiến xâm lăng của Nga tại Ukraine. Ông từng là tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Âu châu. Sau đây là những điểm chính của bài phỏng vấn.


Nga có nhiều quân hơn trước đây và dự tính một cuộc tấn công sắp tới, nhưng tôi không tin rằng Nga có khả năng tổ chức được một tấn công quy mô về phương diện kỹ thuật. Họ không có lực lượng thiết giáp, một khả năng đột phá. Thành công giới hạn sẽ không thay đổi được môi trường hành quân. Ukraine có đủ sức mạnh để hạn chế sự thành công của Nga. Dĩ nhiên Nga sẽ phải chịu nhiều tổn thất về sinh mạng và quân cụ.


Cần vài tuần nếu không phải là vài tháng trước khi xe tăng sẽ tới Ukriane và sẽ cần nhiều tuần để huấn luyện và tổ chức tiếp liệu. Quyết định của Tây phương gửi xe tăng cho Ukraine là trễ nhưng không quá trễ về mặt tổng thể.